Trong khi Giang Thanh là một thành viên thụ động nhất trong chuỗi cộng tác viên gần gũi nhất của Mao, thì Diệp Tử Long lại là một kẻ đắc lực nhất.Người nào xung quanh Mao cũng đều có một chức năng nhất định.Thông thường thì Diệp chính thức là người phụ trách Văn phòng thư ký riêng và đặc biệt, ông còn là Trưởng ban thư ký riêng của Mao. Ông lo thu xếp các cuộc họp, hoàn thành các biên bản và với tư cách là người trợ lý cao nhất của Mao, ông thường xuyên quan tâm đến những việc sinh hoạt cá nhân của Mao, như ăn, mặc và tiền nong.Sau này tôi được biết từ Uông Đông Hưng và từ chính Diệp Tử Long rằng, ông cũng đã kiếm gái cho Mao. Ông không những lấy gái từ Văn phòng thư ký riêng do ông phụ trách, từ Văn phòng bảo mật hoặc là từ các đội văn hóa thuộc Cục bảo vệ trung ương. Mà ông còn hay để mắt đến những cô gái trẻ, thơ ngây, không có ý thức chính trị và tuyệt đối trung thành với Mao.Việc ông Diệp ở ngay trong tư dinh của Mao là để ông thực hiện nhiệm vụ cần vụ cho Mao dễ dàng hơn. Nhưng ông lại dùng nhà ở của ông để giấu các cô gái, trước khi ông đưa họ đến gặp Chủ tịch. Khi Giang Thanh vừa chìm vào giấc ngủ và Mao đã sẵn sàng tiếp các nữ tú, thì Diệp Tử Long dẫn các cô gái rón rén đi qua phòng ăn, rồi lẻn vào phòng ngủ của Mao. Đến gần sáng, ông mới quay trở ra và đưa các cô theo.Ông Diệp còn là người trông nom một tài khoản đáng kể mà Mao dành để chi cho những công việc đặc biệt trong văn phòng.Vào năm 1966, trước khi có cuộc Cách mạng văn hóa ít lâu và ngay trước khi hàng trăm triệu quyển sách nhỏ bìa đỏ trích những câu nói của Mao được bán ra, thì chỉ riêng Tuyển tập của mình, Mao đã kiếm được ba triệu nhân dân tệ. Trong những năm 1950, ông là một trong những người giàu nhất Trung quốc và ông cũng là người rộng rãi trong chuyện tiền nong. Ông đã giúp đỡ những giáo viên, bạn bè và những đồng chí cũ của ông, để họ có thể có một cuộc sống dễ chịu hơn trong tương lai sau khi họ bị chính quyền cộng sản mới tước mất quyền sở hữu và khả năng hành nghề của họ. Ngoài ra, ông còn dùng tiền để trả ơn những phụ nữ đã ngủ với ông. Việc này do Diệp Tử Long thu xếp một cách kín đáo. Tổng số tiền đó dao động từ một vài trăm đến một vài nghìn nhân dân tệ. Diệp Tử Long là một người bẳn tính, ít học và hầu như mù chữ. Ông là một trong những nông dân theo đảng từ khi còn trẻ và đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Sau cuộc Vạn lý trường chinh ít lâu, ông bắt đầu làm cần vụ cho Mao. Trước khi đến Bắc Kinh vào năm 1949, ông chưa hề đặt chân đến một thành phố lớn nào. Việc đảng nắm quyền tại Bắc Kinh chính là sự giải phóng thực sự đối với ông và Diệp đánh giá cao Mao ở chỗ, Mao đã đưa ông từ bóng đêm nghèo đôi ở nông thôn tới nơi thiên đường thịnh vượng. Nhưng Diệp không thuộc loại nông dân ngờ nghệch, dễ bị lóa mắt trước ánh đèn rực rỡ ở thành phố. Tôi chắc rằng, trước khi đến Bắc Kinh, từ lâu ông đã thiếu những cá tính mạnh. Có điều trước đây ông chưa có điều kiện để tham nhũng.Tôi làm quen với Diệp Tử Long ở bệnh viện trong khu Trung Nam Hải, trước khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu. Lúc đầu tôi không có cảm tình đối với ông. Tôi vẫn còn nhớ, năm 1951 ông đã xin tôi năm lọ kháng sinh penicillin để cho người bà con của ông chữa bệnh giang mai. Khi đó, Trung quốc vẫn chưa sản xuất được penicillin và chúng tôi phải bảo quản những lọ penicillin nhặp ngoại này ở bệnh viện, nên thứ thuốc này rất quý. Ông Diệp khá ngạc nhiên, vì tôi đã từ chối lời đề nghị của ông. Cô y tá trưởng của bệnh viện cũng ngạc nhiên. Lúc đó, người ta đều biết, ông Diệp rất gần gũi và có ảnh hưởng lớn đối với Chủ tịch. Hầu hết mọi người đã phải đáp ứng yêu cầu của ông để lấy lòng ông, nên cô y tá nghĩ, tôi đã xúc phạm ông.Tôi không hề nghĩ ràng, đường đi của chúng tôi lại một lần gặp nhau và hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Như tất cả chúng tôi, vào đầu những năm năm mươi, Diệp Tử Long cũng được hưởng chế độ bao cấp. Ông thèm khát một cuộc sống xa hoa, vậy mà ông không có tiền.Nhưng là thư ký riêng của Mao, ông có thể có được tất cả những gì mà ông muốn. Ai muốn Mao ban cho ân huệ, thì chỉ cần nịnh thư ký riêng của Mao. Trong khi ông kêu gọi phải sống thanh bạch và tiết kiệm thì ông Diệp lại sống xa hoa và phung phí.Sau khi một câu lạc bộ khá lịch sự được xây dựng dành cho các quan chức cao cấp, Diệp Tử Long đã kết bạn với nhiều người quản lý và thường xuyên tham dự những bữa tiệc lớn mà chẳng phâi trả một xu nào.Những nhân viên an ninh không cho thường dân Trung quốc bén mảng đến những nơi mà ông Diệp thường lui tới, như câu lạc bộ dành riêng cho các quan chức cao cấp hoặc khách sạn Bắc Kinh, lại không hề hỏi giấy tờ ông. Ai cũng cho rằng, ông là một nhân vật quan trọng, một cán bộ cao cấp của đảng. ít ra ông cũng có vẻ thanh lịch. Da ông sáng và bóng. Trong khi ở Bắc Kinh mọi người mặc quần áo bằng vải bông bạc màu, vá víu, thì ông Diệp lại ưa diện bộ đồ kiểu Mao được cắt may. Khi Mao nhận được một bộ quần áo mới vừa vặn, thì ông Diệp có mặt ở đó và người thợ may của Mao cũng xúc động dành cho ông một bộ quần áo, mà ông không phải trả tiền, để tạ ơn ông.Là người cần vụ cao nhất của Mao, ông có trách nhiệm lớn đối với kho riêng của Mao. Trong kho cất giữ nhiều quà biếu Mao nhận được từ khắp nơi. Diệp Tử Long mau chóng thuộc hết tên các hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng của nước ngoài, ngay cả khi ông không thể đọc nổi tên nước sản xuất trên bản đồ hay tên của các vị nguyên thủ quốc gia.Ông Diệp là người rất hợp với câu ngạn ngữ cổ: lầm nghề gì ăn nghề đó. Ông liên hệ được thực phẩm không mất tiền từ trại cải tạo Duyên Hà. Sauớc. Ông rất mê chơi cờ. Những lúc không có bạn chơi, ông thường rủ con trai tôi làm một ván. Chu Đức luôn cư xử lịch lãm, ân cần đối với tôi và cũng rất lưu tâm đến sức khỏe của Chủ tịch.Ngoài Chu Đức ra, còn có Lưu Thiếu Kỳ, dáng cao, gầy, tóc hoa râm, hơi gù, là lãnh tụ đảng duy nhất thường tới thăm Mao trên bãi cát. Ông thường xuất hiện vào khoảng từ ba đến bốn giờ chiều. Ông Lưu Thiếu Kỳ vốn dè dặt, đeo kính và tỉnh táo hồi đó được coi là mẫu người kế nhiệm Mao, là nhân vật số hai trong đảng, phụ trách những việc chính trị nội bộ. Mặc dù Mao và Lưu cộng tác chặt chẽ với nhau, nhưng họ có vẻ là đồng chí, chứ không phải là bạn của nhau. ở Bắc Kinh họ rất ít gặp nhau và gần như chỉ liên lạc với nhau qua thư từ. Nếu trung ươg đảng soạn thảo một tài liệu cần sự chuẩn y của Mao, thì trước tiên người ta phả gửi cho Lưu. Ông xem xét, ghi lời góp ý bên lề, rồi chuyển qua phòng bảo mật để chuyển cho Mao.Sau đó, Mao lại gửi tài liệu trở lại cho Lưu, kèm theo những phê chuẩn của mình.Người vợ sau cùng của Lưu là Vương Quang Mỹ thường theo chồng đi nghỉ mát ở Bắc Đới Hà. Như nhiều phu nhân của các vị lãnh đạo đảng khác, bà trẻ hơn chồng một chút. Hồi đó bà Vương khoảng ba mươi, tóc đen, dày, khuôn mặt dài và răng hơi hô. Bà không đẹp nhưng có vẻ quyến rũ và dễ làm quen và là một phụ nữ ưa ánh đèn sân khấu. Hễ gặp Mao là bà chào đón sởi lởi, thậm chí có lần bà còn bơi với Mao ra tận bè. Giang Thanh không hề giấu diếm mối ác cảm đối với vợ Lưu và tôi nhận thấy cả sự ghen tuông của bà. Vương trẻ hơn Giang Thanh nhiều, thoải mái bơn và dễ gần. Giang Thanh chẳng thích ra bãi cát. Không bao giờ bà chịu tập bơi và bà thấy khó chịu với bàn chân phải có sáu ngón của bà. Vì thế, mỗi khi xuống nước, bao giờ bà cũng giấu đôi bàn chân trong ủng cao su.Lưu để lại vô số con cái sau nhiều cuộc hôn nhân và trong mùa hè này, một số người trong cuộc cũng có mặt ở Bác Đại Hà. Lưu Đạo, cô con gái 16 hay 17 tuổi gì đó của Lưu với Vương Tiền cũng là người sôi nổi. Thỉnh thoảng, cô bơi với Mao ra bè. Và trong các buổi dạ vũ được tổ chức mỗi tuần hai lần, cô thường mời Mao nhảy với tất cả sự trinh bạch của mình. Đối với cô, không bao giờ Mao tự cho mình thoải mái như đối với nhiều thiếu nữ khác. Mặc dù vậy, Giang Thanh bực tức với Lưu Đạo ra mặt, tuy vẫn cố giữ vẻ thân mặt. Nhưng ở Bắc Đới Hà thơ mộng, tôi không thể ngờ những vụ ghen tuông lặt vặt và những hồ nghi của bà, mười năm sau lại có thể biến thành sự thù hận, đến nỗi bà đã tìm cách xóa sổ cả gia đình Lưu Thiếu Kỳ.Vào mùa hè năm 1956 ấy, không ai có linh cảm, sau này chính Mao chống lại người mà tất cả chúng ta đều cho là người tin cậy nhất của Mao.Nhưng sự đổ vỡ này đã được định trước vì giữa Mao và Lưu có sự bất đồng về vai trò của Lưu trong bối cảnh chính trị của đất nước. Mao tự cho mình là lãnh tụ tối cao, lời nói của ông là mệnh lệnh cao nhất. Ông coi Lưu Thiếu Kỳ như một người phụ tá của ông trong việc giải quyết công việc hàng ngày của đảng. Nhưng theo cách nhìn của mình, Lưu Thiếu Kỳ coi mình ngang bằng, hay ít ra cũng sàn sàn với Mao, và đất nước không thể thiếu ôngLưu càng tỏ ra muốn ngang hàng với Mao bao nhiêu, thì Chủ tịch càng không vừa lòng bấy nhiêu.Mùa hè năm 1956 đã đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ của Mao đối với Lưu. Mãi tới khi chính mối quan hệ của tôi đối với Mao đột ngột xấu đi thì tôi mới phát hiện ra điều này.