ở Bắc Kinh, Mao tìm cách lôi kéo tôi nhiều hơn. Càng ngày ông càng tin tôi và ông muốn tôi tham gia vào chính trị nhiều hơn, chứ không chỉ là bác sĩ riêng của ông. Ông nói: - Tôi vẫn khỏe, đồng chí không phải làm gì nhiều. Tôi nghĩ, đồng chí là người trung thực Ông muốn giao cho tôi công việc tương tự như đã giao cho Lâm Khắc. Ngoài những tài liệu thông tin nội bộ, tôi còn phải tự tìm hiểu về chính trị, viết báo cáo như là cố vấn của MaoĐề nghị trên chẳng lấy gì làm hấp dẫn đối với tôi. Nếu tôi đảm nhiệm công việc của một thư ký tôi sẽ bị cuốn vào một cơn xoáy lốc chính trị, hiểm nguy khôn lường.Tôi chẳng biết gì về chính trị và cũng không muốn dính dáng đến chính trị. Uông Đông Hưng khuyên tôi nên chấp nhận đề nghị của Mao, vì như vậy quan hệ của Uông đối với Mao Chủ tịch cũng sẽ được củng cố. Nhưng tôi cũng thừa hiểu, những thành viên khác trong nhóm Một sẽ ganh tị và họ sẽ chám chọc, gièm pha thêm. Chỉ cần vướng một sai lầm nhỏ, cũng đủ làm những kẻ đố kỵ nhảy bổ vào công kích tôi.Là bác sĩ của Mao tính mạng tôi chưa hẳn là đã an toàn, huống hồ khi làm thư ký cho Mao, tôi sẽ luôn phải đối mặt với những nguy nan.Tôi đã phải từ chối đề nghị của Mao.Thế là tôi lấy cớ tôi không đủ trình độ làm những công việc hành chính và càng không thể là một thư ký đắc lực như Lâm Khắc được. Vì vậy tôi chỉ muốn được tiếp tục là bác sĩ riêng của Mao. Tuy vậy, Mao vẫn không chịu. Ông ve vãn tôi và gia đình tôi. Mùa hè năm 1956, khi kỳ nghỉ hè hàng năm của chúng tôi ở Bắc Đới Hà sắp tới ông đề nghị tôi đưa cả hai đứa con trai tôi cùng đi nghỉ.Tôi viện cớ con trai út của tôi còn quá nhỏ, còn John đứa lớn lại là đứa trẻ hiếu độngMao phê bình:- Đồng chí kỹ tính quá. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Giang Thanh nói đồng chí là người thận trọng. Nếu Lý Nạp, Lý Minh và Viên Tân có thể đi thì tại sao con đồng chí lại không đi được. Những đặc ân Mao dành cho tôi đã đẩy tôi vào tình trạng khó xử đối với nhóm Một. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều có vẻ bực tức. Diệp gắt gỏng khi tôi kể cho ông ta nghe đề nghị của Mao:- Nếu thế thì chúng ta cho bọn trẻ đi theo. Tôi cũng cảm thấy khó chịu.Uông Đông Hưng cứ ngỡ tôi đã ưng thuận đề nghị của Mao. Đồng thời ông cũng lo ngại về thái độ không vui của những nhân viên an ninh khi các con tôi được đi mà con những người khác lại không được đi. Ông ta khuyên tôi nên để cho bộ phận y tế ở Trung Nam Hải lo việc chuẩn bị. Như vậy, những nhân viên bảo vệ sẽ đỡ gây khó khăn.Từ trước tới nay, tôi vẫn làm việc cho hai nơi - văn phòng An ninh dưới trướng Uông Đông Hưng và bộ phận y tế ở Trung Nam Hải, nơi tôi chính thức là bệnh viện trưởng. Vì hầu hết những lãnh tụ của đảng cộng sản Trung quốc đều nghỉ hè ở Bắc Đới Hà, nên nhân viên của bộ phận y tế cũng đi theo. Các cô y tá sẵn sàng chăm sóc các con tôi trên đường đến Bắc Đới Hà.Cuối cùng tôi chỉ cho con trai tôi là John, hồi đó mới 6 tuổi, đi cùng. Erward, Lý Liên và mẹ tôi ở lại Bắc Kinh.Trước khi đi, trong khi nói chuyện với Uông Đông Hưng, Giang Thanh đã gợi ý tôi nên dạy dỗ Lý Minh, cô con gái riêng 19 tuổi của Mao với Hạ Tử Trân khi chúng tôi ở Bắc Đới Hà. Lý Minh là cô gái ngay thật, giản dị, gia giáo và lễ phép, nhưng không thông minh lắm. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, cô sống ở Liên-xô và cũng không được học hành đến nơi đến chốn.Năm 1956 Lý Minh học trung học và phải học thêm các môn toán, lý và hóa. Uông Đông Hưng đã biến tôi thành gia sư của cô mà chẳng thèm hỏi ý kiến tôi.Tôi đồng ý dạy riêng cho Lý Minh. Nhưng Giang Thanh còn có một đề nghị. Bà nghe nói vợ tôi rất giỏi tiếng Anh, nên bà muốn Lý Liên dạy tiếng Anh cho Lý Nạp. Uông cũng đồng ý như vậy.Tôi phát bực, bởi vì tuy mới 16 tuổi, nhưng Lý Nạp, con gái của Giang Thanh rất hỗn xược và đáng ghét. Ngược lại, Lý Liên là một phụ nữ cởi mở và đáng yêu, thì làm sao có thể chịu đựng được Lý Nạp.Uông nói:- Tôi đã hứa với đồng chí Giang Thanh rồi. Đồng chí đừng làm tôi khó xử.Nhưng tôi vẫn kiên quyết nói: - Không! Lý Liên rất bận.Vợ tôi làm ở ngoại giao đoàn và thường đưa các phái đoàn nước ngoài đi đây đó khắp Trung quốc. Tôi nói tiếp.- Cô ấy không phải là đảng viên. Nếu cô ấy cứ ra vào nhà Mao chủ tịch thì sẽ không tiện lắm. Vả lại, cha mẹ cô đã từng là địa chủ và anh chị cô ấy hiện đang sống ở Đài Loan. Cô ấy có nhiều vấn đề về chính trị khiến chúng ta lưu tâm.Uông nổi giận. Nhưng rồi ông nhượng bộ: - Thôi được. Đồng chí không cần phân vân. Tôi sẽ đích thân nói chuyện với vợ đồng chí. Đồng chí bảo cô ấy đến gặp tôi.Tôi tức tốc về nhà và khẩn khoản yêu cầu Lý Liên đừng lùi bước. Cô ấy hứa với tôi và đi ngay đến chỗ Uông. Tôi bồn chồn đợi cô ấy trở về.Một tiếng sau, Lý Liên trở về. Cô có vẻ bình tĩnh. Vẻ mặt cô đã phá tan mọi sự lo ngại của tôi. Cô kể: Em và Uông nói chuyện với nhau rất thoải mái. Em kể cho thứ trưởng Uông về công việc của em, về những vị khách nước ngoài mà em đưa họ đi du lịch kháp đất nước. Bởi vậy, em không thể thu xếp thời gian để dạy Lý Nạp.Tôi nhẹ hẳn người và khen: Em khá lắm. Thế đồng chí ấy nói gì?- Đồng chí ấy chăm chú lắng nghe. Sau đó đồng chí ấy cũng thừa nhận là công việc n!!!368_15.htm!!!
Đã xem 959651 lần.
http://eTruyen.com