Chương 2

Úi da! Đau lưng quá. Lại thêm cái bụng đói như cào. Dùng tay chơi, Tâm Như vừa đấm đấm vào lưng, vừa than thầm trong bụng. Mổi sáng chưa ăn giá làm sao cô quét nỗi cái chung cư rộng thênh thang, cao nhưng bốn tầng này?
Từ nhỏ, vốn được mẹ nuông chiều, chẳng phải làm gì, chỉ toàn ăn với học, nên việc quét và gôm rác ở chung cư này với Tâm Như quả là một cực hình, ngoài khả nạng chịu đựng.
Cô có thể không làm, nhưng ông vừa xuất viện, bác sĩ bảo cần nghỉ ngơi, tịnh dưởng. Sao cô có thể để cho ông làm chứ?
Ráng lên! Ông già thế còn làm nỗi huống chi mình. Tâm Như tự động viên mình rồi cúi xuống quét nhanh. Thật tội nghiệp cho ông quá. Bệnh hoạn, từng tuổi đó còn xui xẻo vậy. Cái bóp tiền của ông đúng là đã mất thật rồi. Mấy ngày ông nằm viện, cô đã lang thang khắp công viên tìm kiếm cũng như dò hỏi xem có ai nhặt được. Sông, câu trả lời là con số không to tướng. Tiu nghỉu trở về bệnh viện, cô kể rõ hoàn cảnh thương tâm của ông với hết thẩy mọi người. Nhờ vậy mà... được miển tiền bệnh viện.
Xuất viện về nhà, mổi lần nhớ đến bóp tiền, ông lại lên cơn thở dóc, lại khọc tấm tức như đứa trẻ. Tâm Như phải dổ dành, an ủi mãi, ông mới chịu nguôi.
Mình sẽ ở lại với ông. Tâm Như thầm nghỉ. Cô không thể bỏ ông đi giửa lúc ngặt nghèo này. Cả hai ông cháu đều không có một xu dính túi. Mấy bữa nay, tạm cầm cự bằng mấy kỳ gạo của ông mua còn lại.
Chưa bao giờ Tâm Như thấy mình bế tắc thế. Không giấy tùy thân, cũng không bằng cấp, cô đi rã cập chân cũng không tìm được một chổ làm. Bây giờ chỉ trong mông vào tiền lương của ông thôi, nghe đâu là hai triệu. Cao như vậy vì ông gánh hết công việc của ca hai người đó.
- Này, cô kia! Cô là ai sao tự nhiên vào chung cư quét dọn vậy hả? Bác Mẫn đâu rồi?
Giọng một người đàn bà chợt vang lên, cắt ngang dòng suy nghỉ của Tâm Như. Ngẩng đầu lên, thấy bà ta nhìn mình bằng ánh mắt nghi ngờ, cô hoảng quá, nói đại.
- Dạ.. dạ cháu là cháu của bác Mẫn ạ. Bác b.i bệnh, nên cháu phải làm thay.
- Cháu của bác Mẫn ư?
- Đôi mày câu lại, bà ta như chưa tin
- Sao tôi không nghe bác ấy nhắc bao giờ vậy?
- Dạ...
- Tâm Như liếm môi
- Tại cháu là bà con xa. Cháu đau ông... nên ít gặp.
- Thế cô lên ở chơi hay ở luôn với bác ấy?
Đôi mắt bà dò xét, Tâm Như ngập ngừng nói dối:
- Dạ, ban đầu cháu chỉ định lên chơi thăm bác vài bữa rồi về. Nhưng nay thật tình cảnh bác ấy như vậy, chắc phải ở lại lâu chăm sóc cho bác.
- Đúng rồi.
- Người đàn ba vui ngây nét mặt
- Cháu nên ở lại trong chừng bác ấy. Già rồi lại đau tim, không biết xỉu lúc nào. À, mà này!
- Như chớt nhớ, bà mò bóp lấy ra một chai thuốc tro im
- Ta lên thăm bác ấy. Nhưng thôi, giữa đường gặp cháu, ta gửi luôn. Hôm khác sẽ đến thăm bác ấy. Hôm nay, ta không rảnh.
- Dạ. Nhưng mà...
- Tâm Như còn ngần ngại.
Bà đặt luôn chai thuốc vào tay cô:
- Đừng ngại! Tại cháu mới đến chưa biết thôi. Ta vẫn thường mua thuốc cho bác Mẫn. Tội nghiệp! Già mà còn bị quả báo.
- Quả báo ư?
- Tâm Như lạ lẫm. Có chuyện gì thế nhỉ? Muốn hỏi lại thôi. Cô sợ người đàn bà kia sẽ nghi ngờ.
- Vâng, cảm ơn dì.
- Thế hiện cháu đang làm gì, hả?
Vừa dỏm bước đi, người đàn bà bổng quây đầu lại noí với vẻ quan tâm.
- Dạ.. cháu...
- Tự nhiên nghe mến người đàn bà nhân hậu, Tâm Như không giấu giếm
- Dạ, cháu thất nghiệp, hiện đang tìm một chổ làm.
- Vậy sao? - bà quây hẳn người trở lại, mắt long lanh sáng.
- May mắn quá! Ta cũng đang cần tìm một người để thay thế cho của mình đây. Cháu có muốn làm không?
- Dạ muốn.
- Tâm Như gật đầu nhanh
- Dì chỉ cho con đi. Là việc gì hả dì?
- Được - Bà gật đầu
- Công việc nhẹ nhàng thôi, chỉ là giúp việc nhà.
- Giúp việc nhà ư?
Tâm Như không kềm được tiếng kêu thất vọng. Cô không chuẩn bị tâm lý làm người ở cho người. Trong thâm tâm, cô thầm nhủ: Mình sẽ đi tiếp thị, cùng lắm làm một nhân viên bán hàng thôi.
- Ừ. Giúp viếc nhà, nhưng không cực lắm đâu,
- Người đàn bà ngọt ngào
- Mổi ngày, cháu chỉ cần bỏ ra một tiếng. Ông chủ không có mặt trong lúc làm việc. Công việc của cháu chỉ là quét dọn, chăm sóc chổ căn biệt thự của ông ta. Việc ít, sông lương cao lắm, đến một triệu đồng lận.
- Một triệu một tháng ư?
- Tâm Như lại kêu to với vẻ bất ngờ.
- Phải.
- Bà gật đầu
- Mức lương cao nên nhiều người ham làm. Họ luôn dẫn ta bao giờ nghỉ thi `cho họ làm thay. Tại vì thương hoàn cảnh bác Mẫn nên mới ưu tiên cho cháu. Nếu cháu không đồng ý thi `thôi vậy.
- Dạ không. Cháu đồng ý. Cháu đồng ý.
Thấy bà dỏm bươc đi, Tâm Như hoảng quá kêu to không suy nghỉ. Bà mỉm cươi gật đầu:
- Được. Nếu thế thì ngày mai, đúng mười giờ cháu đến địa chỉ này để gặp ta. Ta sẽ dắt cháu trình diện với quản gia của ông chủ. Biệt thự cháu làm là biệt thự "Tường Minh" nỗi tiếng nhất thành phố đó.
- Vâng.
- Tâm Như chià tay nhận địa chỉ.
Người đàn bà mỉm cười, nhẹ vổ vai cô rồi vui vẻ bước đi. Mấy phút rồi, Tâm Như vẫn còn thừ người ra bất động.
Vậy là... cô sẽ trở thành một người giúp việc nhà. Công việc dành cho những người không trình độ, thiếu tay nghề. Ôi! Thực nức cười! Thật phi lý và uổng phí bao nhiêu với một bác sĩ thiên tài tương lai quá. Nhưng biết làm sao, khi không giấy tờ tùy thân, cũng chẳng bằng cấp... Thôi thì đành vậy.
+++++++++++++
- Tâm Như! Xong chưa? Vào ăn cháo đi con. Ta nấu chín nảy giờ rồi đó.
- Từ phía sau, giọng ông Mẫn gọi to đầy trìu mến.
Tâm Như quây đầu lại, chợt giật mình:
- Chết! Bác chưa khỏe, sao không nằm trên giường tịnh dưỡng. Dậy nấu cháo rồi còn ra đây nữa... Để cháu dìu bác vào.
- Khỏi đi
- Ông không cho Tâm Như chạm đến người mình - Ta đã khỏe lại rồi. Thôi, để ta giúp cháu làm cho nhanh rồi cùng vào ăn cháo nhé?
Nói xong, ông xăn cao tay áo, xẳng xàng cầm chỏi quét nhanh. Thái độ hoạt bát, tươi tỉnh như người hoàn toàn khỏe mạnh. Thật khác hẳn hôm qua, trong ông hảy còn phờ phạc, yếu đuối lắm.
- Đừng giương mắt nhìn ta như vậy.
- Bắt gặp tia nhìn lạ lẫm của cô, ông bật cười
- Ta đã quyết định rồi. Từ nay không thèm buồn nữa. Có lẽ... số trời đã muốn ta trọn đời này không hoàn thành tâm nguyện của mình. Ác lai, ác báo. Công lý tuân hoàn. Cái giá ta phải trả cho sai lầm của mình thôi.
- Cái gì là ác lai ác báo, công lý tuân hoàn?
- Tâm Như nghiêng nghiêng đầu khó hiểu
- Bác đã phạm sai làm gì hả?
- Đừng tò mò.
- Lảng tia nhìn sang nơi khác, ông đưa nhanh một đường chỏi
- Ta sẽ không bao giờ nhắc lại đâu.
- Vâng.
- Cụt hứng, Tâm Như cúi đầu quét theo ông. Một lát, cô lại khoe
- Bác à! Cháu vừa tìm được việc làm.
- Vậy là... cháu sắp bỏ rồi ta ư?
- Giọng ông đầy lo lắng.
Tâm Như lắc đầu nhanh:
- Không có. Cháu sẽ không bỏ bác đâu, cũng không bỏ cái nghê quét chung cư này. Mỗi ngày, cháu chỉ phải xa bác một tiếng để đi làm thôi.
- Cháu làm nghề gì mà nhàn thế?
- Ông tò mò.
- Cháu sẽ giúp việc nhà bác à.
- Chợt buồn rồi vui ngây, Tâm Như cười giởn
- Cháu sẽ là cô giúp việc ở biệt thự "Tường Minh", căn biệt thự sang trọng và nỗi tiếng nhất thành phố. Ôi! Bác sao vậy?
Đang nói, bỏng thấy ông loạng choạng té vào cạnh băn công, mắt xanh lè, tái mét. Tâm Như với đở lấy người ông. Sẳn chai thuốc trợ tim trên tay, cô nhỏ luôn vào miệng ông mười giọt. Vài giây sau, thấy hơi thở ông dan ổn định, Tâm Như mới càu nhàu:
- Đó! Cháu đã nói mà bác có nghe đâu. Thôi, để cháu dìu bác trở vào. Cháu nói thật đó. Lần này, nếu bác còn cải lợi, tự tiện đi khỏi giường nữa là cháu giận luôn. Cháu không thèm ỏ lại với bác nữa đâu.
Đem điêu ông sợ nhất ra dọa, vẫn không thấy ông có phản ứng gì. Thây đôi mắt ông xa xâm, chẳng buồn nghe mình nói, Tâm Như hờn dỗi dìu ông bước hẳn vào nhà. Linh tính như báo cho cô biết bốn chữ: "Biệt thự Tường Minh" đã làm cho trái tim ông sai nhịp đập. Nhưng tại sao lại thế? Cô chịu, không đoán nỗi. Nó lập lờ, khó hiểu cũng như câu chuyện bí ẩn của ông. Thật là phức tạp. Thật là điên đầu óc. Không biếtt cuộc phiêu lưu này cuối cùng sẽ đưa cô đến đâu? Tương lai của cô sẽ ra sao? Giá mà có thể tâm sự cùng ai đó... Bảo Ngọc ơi! Sao mà chị nhớ em, nhớ em nhiều quá.
++++++++++++++++
Khâu xong mũi kim cuối cùng trên vết mổ bệnh nhân. Ân Tuấn thong thả bước đến bàn, rửa sạch bàn tay đầy máu, mặc cho các y tá bác sĩ lau chùi, chăm sóc bệnh nhân, cũng như bỏ mặc sau lưng những ánh mắt trầm trồ đầy thán phục.
Cuộc phẩu thật đã thành công tốt đẹp. Anh vừa giật khỏi tay thần chết một linh hồn. Nhưng... Ân Tuấn lại không thấy vui, thấy tự hào một chút nào. Ở đây, hàng ngày anh và các bạn đồng nghiệp cứu hàng trăm sinh mạng. Nếu cứ vui mừng, cứ tự hào thì... có lẽ, trái tim nhỏ bé của anh và họ vỡ tung ra mất.
- Ồ! Bác sĩ Ân Tuấn ra rồi kìa.
- Bác sĩ! Xin bác sĩ vui lòng cho chúng tôi phỏng vấn vài câu.
Vừa đẩ cửa phòng phẫu thật bước ra, mắt Ân Tuấn phải nhắm lại ngay vì hàng loạt ánh đèn flash từ tay các phóng viên lóe sáng. Hơn môt chục phóng viên đang nóng lòng chờ anh tự bao giờ. Thấy anh, họ lao đến ngay.
- Được thôi
- Chớp mắt Ân Tuấn gật đầu điềm đạm
- Nhưng xin qúy vị vui lòng chờ tôi uống xong hớp nước.
- Vâng.
Đám đông ký giả trật tự lại ngay. Một cô y tá bưng một ly nước lọc đến trao cho Ân Tuấn. Anh cầm lấy uống ngay. Bao giờ cũng vậy. Xong cuộc phẫu thuật nào, việc đầu tiên của Ân Tuấn là uống một ly nước lọc thật đầy.
-Xong rồi
- Đặt cái ly không trả lại khay cho cô y tá, Ân Tuấn ngẩng đầu lên
- Xin mời qúy vị bắt đầu. Nào! Qúy vị muốn hỏi gì nào?
- Dạ, thưa bác sĩ
- Một phóng viên lêng tiếng
- Có tin đồn rằng, hai ngày nữa bác sĩ sẽ khánh thành bệnh viện đa khoa cũng mang tên “Hy Vọng”. Chúng tôi muốn biết tin đồn này đúng hay sai?
- Đúng.
- Ân Tuấn gật đầu ngay.
- Là đúng ư?
- Đám phóng viên quay nhìn nhau lạ lẫm.
Một người hỏi tiếp:
- Xin bác sĩ cho biết. Đây là bệnh viện được đầu tư bằng kinh phí của riêng bác sĩ, hay được hợp tác với nước ngoài?
- Là kinh phí của riêng tôi.
- Đôi mày khẽ cau lại. Ân Tuấn không thích những câu hỏi như điều tra đến cá nhân mình. Để tránh bị hỏi lôi thôi, phiền phức anh nói luôn
- Bệnh viện đa khoa “Hy Vọng “ là một bệnh viện tự do tôi thành lập. Cũng như viện tim, bệnh viện Đa Khoa được trang bị hiện đại tối tân về máy móc. Được tập hợp các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao nhất nên... giá viện phí cũng rất cao, nếu không muốn bảo là cao nhất. Đối tượng chúng tôi phục vụ sẽ là bệnh nhân nước ngoài, những người có thu nhập cao trong nước.
- Lật tay xem đồng hồ, Ân Tuấn nói luôn trước khi các phóng viên lên tiếng hỏi.
- Những thông tin qúy vị cần biết, tôi đã tiết lộ cả rồi. Xin lỗi, tôi có việc cần phải đi ngay. Nếu có gì cần hỏi thêm, xin mời qúy vị trở lại vào ngày bệnh viện Đa Khoa được khánh thành.
Nói xong, vạch đám đông, Ân Tuấn bước đi ngay. Đám phóng viên chụm vào nhau bàn tán:
- Chuyện bệnh viện đa khoa là thật rồi. Chà! Tự mình làm, không hợp tác, vị bác sĩ này tiền đâu mà lắm thế?
- Còn phải hỏi. Thì từ tiền lời của viện tim mà ra. Không nghe ông ta bảo giá viện phí của mình cao nhất hiện tại sao?
- Kinh khủng thật. Các bạn có tin nổi không? Giá phòng một đêm là tám trăm ngàn. Giá khám 1 lần là hai trăm ngàn đó.
- Trời đất! Sao cắt cổ dữ vậy?
- Không cắt cổ lắm đâu.
- Một y tá bước ngang qua tình cờ nghe đám phóng viên ca thán, liền dừng chân, biệt bạch
- Tại qúy vị chưa nhìn thấy đó thôi. Bệnh viện của chúng tôi được trang bị toàn hệ thống hiện đại vào hàng tối tân nhất thế giới. Chỉ nói đến vấn đề vô trùng thôi, bệnh viện chúng tôi đã tốn đến hàng tỷ đồng để đầu tư. Hiện nay, ngoài bệnh viện của chúng tôi ra, không có bệnh viện nào được vô trùng trăm phần trăm, kể cả hàng lang và toilet.
- Cả toilet cũng được vô trùng ư?
-Một phóng viên như không tin.
Cô y tá gật đầu:
- Xin mời qúy vị cùng cúng tôi vào tham quan một phòng bệnh nhân thì sẽ rõ ngay.
Đám phóng viên đưa mắt nhìn nhau hội ý, rồi cũng bước theo cô y tá. Cánh cửa phòng bật mở. Đám phóng viên dù đã chuẩn bị trước tinh thần vẫn không nén nổi tiếng “ồ” kinh ngạc. Đây mà là phòng bệnh ư? Phải gọi là một phòng của khách sạn năm sao mới đúng. Sang trọng, sạch sẽ, đầy đủ tiệm nghi. Bệnh nhân nằm trên trước giường là được săn sóc tận tình chu đáo. Không một mùi hôi, mùi thuốc sát trùng. Mỗi người lại còn được riêng một cô y tá chăm lo.
Còn toilet? Đúng là không thể tưởng. Không có mùi hôi thậm chí không có một vết bẩn nào. Nước sử dụng ở đây đều được xử lý qua tia cực tím. Chẳng những vô trùng mà lúc nào cũng âm ấm, tiện dụng cho sức khỏe của bệnh nhân.
- Bây giời tôi sẽ đưa qúy vi tham quan phòng khám. phòng phẫu thuật, phòng hồi sức cấp cứu, phòng ăn và nhiều phòng khác nữa.
- Cô y tá lên tiếng và đám phóng viên chỉ còn biết ngơ ngẩn bước theo cô.
Đúng là trăm nghe không bằng mắt thấy. Từng nghe đồn về sự sang trọng cũng như về tiện nghi, hiện đại của viện tim "hy Vọng", nhưng mãi đến bây giờ tận mắt chứng kiến các phòng viện mới hiểu hết sự cách biệt của nó với các bệnh viện thông thường. Nơi đây, họ được chứng kiến những thành tựu nhất của y học. Có những thứ đơn giản như cái nhiệt kế, mà nếu không được cô y ta nói ra thì họ cũng không biết được bởi hình dạng kh''ac thường của nó.
Bây giờ thì họ mới hiểu vì sao phần lớn các cuộc phẩu thuật phức tạp thực hiện ở đây tỉ lệ thành công lại cao hơn các bệnh viện khác. Bác sĩ gỉai phau là một lẻ, được hỗ trợ bằng các phương tiện hiện đại cũng không kém phần quan trọng.
-Chúng tôi không cắt cổ, đập đổ bệnh nhân.
Dắt đoàn phóng viên tham quan hết một vòng, cô y tá mới dừng chân, nhã nhặn:
-Chúng tôi chỉ lấy tương xứng với những gì đã bỏ ra thôi. Qúy vị xem, tiền lương trả cho các y bác sĩ đây cũng cao hơn nơi kh''ac gấp ba lần. Thời buổi kinh tế thị trường, nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày một cao, trong đó có cả nhu cầu về trị bệnh. Bệnh viện của chúng tôi được thành lập để điều trị những bệnh nhân giàu. Còn những người nghèo, họ đã có bệnh viện kh''ac không có sự đầu tư lớn thế này. Qúy vị và mọi người không thể lên án chúng tôi. Và bây giờ thì quý vị hài lòng rồi chứ.
Hài lòng, dĩ nhiên là đám phóng viên rất hài lòng. Cuộc phỏng vấn đã cho họ nhiều thông tin hơn mong đợi. Ngày mai này, trong một số báo mới phát hành, thiên hạ sẽ được biết thêm một kiểu kinh doanh mới. Một kiểu làm giàu từ sự sống còn từ những căn bệnh ngặt nghèo của nhân gian.