Mao muốn tôi là người đầu tiên chứng kiến chiến dịch chống những người thiên hữu sau khi chúng tôi trở về Bắc Kinh. Ông nói với tôi: Đồng chí cứ như là đạo sĩ, ẩn dật nơi rừng sâu núi thẳm. chẳng biết gì sự đời. Vì vậy, ông đề nghị tôi ghé thăm bệnh viện đa khoa Bắc Kinh và báo cáo tình hình ở đó cho ông hay.Trước đây, Hiệp hội y khoa Bắc Kinh là một bệnh viện có nhiều khoa nhất ở Trung quốc, có đội ngũ bác sĩ giỏi nhất và được trang bị hiện đại nhất. Tuy nhiên, từ năm 1949, bệnh viện này được tổ chức lại hoàn toàn mới theo kiểu Liên-xô. Người ta đã thay thế một số bác sĩ nổi tiếng và sự điều hành được đặt dưới sự kiểm soát của đảng. Bí thư thứ nhất Trương Trí Thường nắm toàn quyền lãnh đạo bệnh viện. Đảng coi ông như một bác sĩ, vì trong chiến tranh ông đã được những bác sĩ quân y cộng sản đào tạo. Nhưng những bác sĩ được đào tạo ở các nuớc phương Tây làm việc trong bệnh viện tất nhiên không công nhận ông. Trương là một người thô lỗ, vô học, một nhà cách mạng lão thành hồi đó được xem là có đủ trình độ.Những bác sĩ thực sự, trong đó có cả những bạn bè và thầy dạy cũ của tôi, lo ngại trước những thay đổi về tổ chức. Họ phàn nàn rằng, ông bộ trưởng Bộ y tế, cơ quan có trách nhiệm quản lý chung các bệnh viện, đã can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Một số bác sĩ khi được khuyến khích phê bình trước công luận trong thời gian phong trào Trăm hoa đua nở đã bày tỏ suy nghĩ của họ. Tôi đã viết báo cáo về những ưu tư của họ, Mao bác bỏ sự trình bày của tôi, ông khiển trách tôi đã nhận xét quá hấp tấp và lại cử tôi đi tìm hiểu tiếp.Tôi đã tham dự một cuôc họp phê phán các thành phần thân hữu trong bệnh viện. Mục tiêu phê phán chủ yếu trước hết là hiệu trưởng trường Đại học y khoa Lý Tống Ân và giám đốc bệnh viện Lý Khắc Hồng.Những người phê phán hầu hết là các nhân viên trẻ ở phòng thí nghiệm và những y tá chẳng có khái niệm gì về việc điều hành một bệnh viện hiện đại. Vì tôn trọng những đồng nghiệp già, nên những bác sĩ trẻ không tham gia chiến dịch này. Cả hai bác sĩ họ Lý đều bị buộc tội đã âm mưu khước từ sự lãnh đạo của đảng và lạm dụng quyền hành can thiệp vào những công việc nhân sự, tài chính và hành chính. Mọi người sửng sốt và tức giận. Tuy tôi có cảm tình với hai vị bác sĩ này, nhưng tôi cho việc phê bình đảng một cách thẳng thắn của họ là sự ngu xuẩn. Tôi đã làm việc cho Mao từ ba năm nay và tôi vẫn kính trọng ông. Tôi chẳng cần phải kiềm chế hoặc nuôi ý nghĩ chống lại ông, vì quan điểm của Mao cũng là của tôi.Saư cuộc họp, tôi tới thăm bác sĩ Trương Tiểu Kiều, một trong nhưng bác sĩ giàu kinh nghiệm mà đáng lẽ đã khám bệnh cho Mao ở Bắc Đới Hà. Ông cũng là người tỉnh Hồ Nam như Mao. Trước giải phóng ông là hiệu trưởng trường Đại học y khoa Yale và được coi là một trong những bác sĩ giỏi nhất Trung quốc. Hồi đầu năm bác sĩ Trương cũng đã lên tiếng công kích và phê bình bí thư đảng ủy nhà trường vì ông này đã độc đoán điều động các bác sĩ ở khoa của Trương. Vì vậy chiến dịch chống những người thiên hữu đã làm cho bác sĩ Trương vô cùng lo lắng. Ông nói: Tôi đã nói quá nhiều, đó thật là một sai lầm nghiêm trọng. Lẽ ra, tôi nên im lặng. Ông khẩn khoản xin tôi tiến cử ông đến một nơi tin cậy, ý ông muốn ám chỉ Mao. Mao cười khi tôi báo cáo với ông về chuyến viếng thăm bệnh viện lần thứ hai của tôi, vì ông nghĩ rốt cuộc tôi đã hiểu được tình hình. Quyền lực của đảng đều được thể hiện trong những vấn đề nhân sự, tài chính và hành chính. Sau hàng năm ròng nội chiến với vô số người hy sinh, chúng ta mới giành được chính quyền. Vậy mà giờ đây bọn cánh hữu lại muốn đoạt lấy chính quyền của chúng ta. Nhưng ông đã tha thứ cho Trương Tiểu Kiều: Bác sĩ Trương không phải là người cánh hữu. Đồng chí ấy chỉ dại dột và để cho người khác lợi dụng Trương Tiểu Kiều không bị truy bức vì hành động của ông.Các bác sĩ Lý Tống Ân và Lý Khắc Hồng ít gặp may hơn. Vài tuần sau chuyến viếng thăm của tôi, họ đã bị quy là thiên hữu và bị đày đi cải tạo ở nông thôn. Lý Khắc Hồng, một trong những bác sĩ giỏi nhất Trung quốc, phải làm người thủ thư trong một trường y khoa nhỏ ở Vân Nam, nơi tận cùng miền Tây Nam Trung quốc. Bác sĩ Lý Tống Ân cũng là một bác sĩ chuyên môn nổi tiếng, thì bị đày đi Quí Châu xa xôi. Cả hai đã chết sớm sau khi bị đi đày một thờì gian ngắn.Ngay cả khi chiến dịch chống nhưng người thiên hữu lan rộng, tôi vẫn chưa lường được tầm mức của sự kiện này. Tôi không biết bao nhiêu người đã bị kết án đi cải tạo lao động và như thế có nghĩa họ sẽ phải chịu đựng những cục hình gì. Theo Mao nói, thậm chí tôi có cảm tưởng rằng Chủ tịch rất độ luợng đối với kẻ thù của ông và muốn dành cho họ một cơ hội để hối hận. Khi Mao cho tôi biết rằng ông không nghĩ đến việc hành quyết những đối thủ của ông, thì tôi tin ông ngay. Tôi đã ủng hộ Mao và chiến dịch chống những người thiên hữu. Mao tốt, đảng cộng sản tốt và cà hai đã cứu Trung quốc.Mãi tới năm 1960, nghĩa là ba năm sau, khi bộ trưởng ngoại giao Trung quốc Trần Nghị kể cho tôi người ta đã quy cho nửa triệu người là thiên hữu. tôi mới vỡ ra rằng chiến dịch đã biến bao người vô tội trở thành nạn nhân. Tôi ái ngại nhất là ở các cơ sở sản xuất người ta phải hoàn thành một chỉ tiêu nhất định. Môi đơn vị phải quy được 5% thành viên của mình là thuộc thành phần cánh hữu, bất kể đúng hay sai.Đến bây giờ tôi mới rõ, bao nhiêu người đã bị mất việc và bị đẩy vào những trại cái tạo lao dộng. Thực tế thì Mao không ra lệnh tử hình những đối thủ của ông, những sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần của những biện pháp cải tạo của ông thường dẫn đến cái chết dần, chết mòn và đầy đau đớn. Cho đến khi có lần bản thân tôi phải lao động cật lực suốt hai tuần liền, tôi mới hiểu được cuộc sống trong trại cải tạo. Chẳng hạn, đàn ông chỉ vác được tối đa là 20 Jin (đơn vị đo khối lượng của Trung quốc) đá đã buộc phải khuân tới 40 Jin. Nếu họ gục xuống vì kiệt sức, thì người ta ép họ phải nhận tội của họ và khai ra những người khác.Đáng lẽ tôi phải biết điều đó rõ hơn mới đúng. Chính Mao đã nhiều lần tiết lộ với tôi Một lần ông nói: - Nếu chúng ta tính gộp tất cả những tên địa chủ, phú nông, những tên phần cách mạng, những thành phần không trong sạch và thành phần cánh hữu, thì ít nhất là 30 triệu người. Nếu chúng ta gom tất cả bọn chúng vào một chỗ duy nhất, chúng sẽ lập ra được cà một quốc gia mà mọi vấn đè rắc rối đều có thể từ đó mà ra. ở các cấp ủy đảng và các cơ quan chính quyền riêng lẻ, chúng sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Với dân tộc 600 triệu dân của chúng ta, thì chúng chỉ là một phần hai mươi. Vậy thì chúng ta chẳng cần phải sợ. Tuy nhiên, một số cán bộ đảng không nhận ra điều này. Tôi đã khuyên họ rằng, trong trường hợp họ bị tấn công, thì hãy đứng vững, để cho vấn đề tự nó được giải quyết. Một số người hầu như không chịu được khi bị tấn công và thậm chí một số còn muốn bỏ đảng và chạy sang hàng ngũ bọn cánh hữu. Bây giờ chúng ta đã lột mặt nạ của tất cả bọn chúng và chính chúng ta lại tấn công chúng.Khi đó, lần đầu tiên tôi được nghe con số 30 triệu kẻ thù nhân dân - một con số lớn không thể tưởng tượng được. Nhưng đồng thời, tôi cũng biết rằng Mao ít khi nói bừa. Con số của ông hẳn là từ các nguồn tin đáng tin cậy. Sau này tôi phòng đoán con số đó còn nhiều hơn thế.Có cả bằng chứng về việc Mao coi sinh mạng của đồng bào ông chẳng có nghĩa lý gì ông thường nói: Chúng ta đã quá đông dân. Chúng ta có thể loại bớt một số. Điều đó có sao đâu?Tôi vui mừng vì hồi đó tôi chẳng hiểu Mao. Mừng vì tôi chẳng thấy hết được những gì chất chứa trong chiến dịch thanh trừng của ông, mừng vì tôi chẳng biết gì về sự khủng khiếp mà những người trí thức khác phải chịu đựng và biết bao người đã phải bỏ mạng. Tôi đã bao lần tìm cách thoát khỏi Mao, còn ông lại muốn kéo tôi trở lại. Báy giờ tôi tuyệt vọng ngồi trong bẫy. Tôi có thể làm gì được, nếu tôi biết những gì đang xảy ra bên ngoài cái kén bảo vệ của tôi? Theo lối nói của người Trung quốc là nande hum, có nghĩa là ra vẻ ngớ ngẩn không phải lúc nào cũng đơn giản, ngu si có khi lại hưởng thái bình. Ngày nay do nhìn nhận như vậy, tôi biết rằng hồi đó tôi thật ngớ ngẩn và cần phải ngớ ngẩn. Đó là cơ hội để sống còn duy nhất của tôi.