Ngày 10-7, ngày họp thứ 8 ở Lư Sơn. Mao triệu tập một cuộc gặp gỡ với những người lãnh đạo địa phương. Ông nhấn mạnh, đảng chỉ có thể giải quyết các vấn đề của mình bằng sự thống nhất về tư tưởng. Đường lối chung - kế hoạch đại nhảy vọt nhằm mục đích đuổi kịp nước Anh trong vòng 15 năm tới - vẫn luôn luôn đúng đắn. Trong những năm qua, chúng ta đã thu được nhiều thành quả. Mặc dù xảy ra một số trục trặc, nhưng điều đó không đáng kể. Mao hỏi: Mỗi người có 10 ngón tay phải không? Chúng ta cần 9 ngón để đếm những thành quả của chúng ta và có mỗi một ngón là sai lầm. Ông cảnh cáo tư tưởng cho rằng Trung quốc đang đứng trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa cộng sản. Dựa vào mức độ phát triển hiện nay, người ta chỉ nên coi công xã nhân dân là một loại hình hợp tác xã nông nghiệp thuần túy, phát triển ở mức độ cao chứ chưa phải là một tổ chức theo kiểu chủ nghĩa cộng sản. Tất cả mọi người - từ cán bộ cho đến người dân bình thường - đã có quá nhiều ảo vọng về công xã nhân dân. Trong khi làm cách mạng, chúng ta phải, trả giá đáng kể. Đất nước đã mất khoảng hai tỉ nhân dân tệ để làm các lò luyện kim. Nhưng bù lại nhân dân cả nước đã học được cách luyện thép. Số nên tỉ này thực ra được coi như khoản chi phí để học một nghề thủ công.Mao không đợi người ta bình luận về lời phát biểu của mình, rời khỏi phòng họp ngay. Tôi phải đi theo ông. Nhưng sau đó Điền Gia Anh kể với tôi rằng, bài phát biểu của Mao đã làm mọi người lặng đi. Người ta hiểu đó là lời cảnh cáo đối với những ai còn muốn lên tiếng chỉ trích kế hoạch đại nhảy vọt.Tuy nhiên, Bành Đức Hoài vẫn tiếp tục cuộc tranh luận một cách kín đáo. Với tư cách cá nhân, ngày 14-7 ông đã gửi cho Mao một lá thư viết tay khá dài. Mặc dù lúc đầu tôi không biết nội dung của lá thư, nhưng tôi nghĩ, nó đã ]àm cho Mao rất bực bội. Ông trằn trọc cả đêm. Sau này tôi được đọc lá thư đó. Đoạn đầu Bành ca ngợi thành tựu của kế hoạch đại nhảy vọt, sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Ông đề cập đến công xã nhân dân và bày tỏ rằng những thiếu sót của chúng đã được khắc phục bởi những chính sách mới về tổ chức từ tháng 11-1958. Theo đánh giá của ông, những lò luyện kim gia đình có những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng đã huy động tìm kiếm những khoáng sản cần thiết cho việc luyện thép trong cả nước. Nhiều người lĩnh hội được kỹ thuật mới và cán bộ được trau đồi thêm khả năng tổ chức của họ. Đó là mặt tích cực. Mặt khác, một số lượng lớn người được huy động tìm kiếm khoáng sản đã dẫn đến tình trạng phung phí quá nhiều sức lao động. Đó là mặt tiêu cực. Bành Đức Hoài còn cho rằng tiêu cực nhiều hơn tích cực.Trong phần thứ hai của lá thư. Bành Đức Hoài nhấn mạnh đến việc cân thiết phải rút kinh nghiệm từ kế hoạch đại nhảy vọt ông diễn giải rằng, kế hoạch này đã khuyến khích những khuynh hướng quá tả: bóp méo ghê gớm những con số thống kê trong sản xuất và sự lạc quan tếu. Cuối thư, ông kêu gọi trong tương lai, đảng phải phân định rạch ròi đúng sai, và nâng nhận thức về tư tưởng lên một mức độ cao hơn. Tuy nhiên, ông không muốn đổ lỗi cho một cá nhân nào, bởi vì điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất và những chính sách sau này của đảng.Lá thư thật chân thành, sâu sắc và đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Bành Đức Hoài không phải là một chính trị gia, mà là một người chất phác, mau miệng, một chiến sĩ can đảm, không thể thực hiện được một âm mưu chính trị nào, ông chỉ nói lên sự thật, trong khi những người khác thường nói dối. Khác với đa số cán bộ lãnh đạo của đảng lúc đó là ông không sợ Mao. Ngày 16-7, mặc độc chiếc quần ngủ trắng, chân đi dép, không tất. Mao đã họp với ủy ban thường vụ Bộ chính trị tại biệt thự của ông. Lưu Thiếu Kỳ. Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân là những thành viên duy nhất của ủy ban đang có mặt ở Lư Sơn lúc đó. Đặng Tiểu Bình đang nằm trong Bệnh viện Bắc Kinh, vì ngày 2-5 ông bị trượt ngã và gãy chân trong khi ông chơi bi-a tại Câu lạc bộ dành cho cán bộ cao cấp ở phía bắc Trung Nam Hải. Tôi đưa ông đến bệnh viện để người ta bó bột cho ông. Đặng nằm bệnh viện vài tuần và lúc nào cũng được một cô y tá trẻ trông nom. Thực ra, người ta cử cô y tá này từ Thượng Hải đến để làm việc cho Mao. Theo lời Thạch Thụ Hán, chánh văn phòng y tế trung ương cho tôi biết, thì người phụ nữ trẻ này đã có thai trong thời gian làm việc ở đây, nên có rất sợ vợ Đặng. Người ta đã đuổi cô ta về Thượng Hải và ép cô phải phá thai.Lâm Bưu vắng mặt trong cuộc họp. Ông vẫn mắc bệnh suy nhược thần kinh và ốm đau luôn. Sau này, tôi được biết ông rất sợ nước, sợ gió và sợ lạnh. Mây mù, những cơn mưa thường xuyên và gió lộng ở Lư Sơn sẽ làm ông rất khó chịu. Trong cuộc họp của ủy ban thường vụ còn có các nhân viên của Mao tham dự. Mao tuyên bố, đã từ lâu bọn hữu khuynh không phải là đảng viên vẫn chỉ trích kế hoạch đại nhảy vọt và bây giờ ngay cả trong đảng, những tiếng chỉ trích cũng ngày một nhiều hơn. Một số người cho rằng đại nhảy vọt là lợi bất cập hại. Ví như bức thư của Bành Đức Hoài cho thấy ông ta thuộc nhóm người này. Mao nói, ông sẽ đưa thư của Bành cho những người tham dự hội nghị đảng ở Lư Sơn xem, để họ có thể tự đánh giá được nội dung của nó. Ông còn dọa, nếu đảng bị chia bè kéo cánh, ông sẽ thành lập một đảng mới của nông dân. Nếu quân đội bị phân hóa, ông cũng sẽ xây dựng một đội quân khác.Các ủy viên của ủy ban thường vụ Bộ chính trị bắt đầu thảo luận về bức thư của Bành. Mao đã chỉ cho họ thấy hết ý nghĩa quan trọng của sự việc này, nên các đồng chí của ông rất dè đặt nêu ý kiến. Sau cuộc họp này, lá thư của Bành được gửi đến đảng bộ địa phương các cấp để thảo luận. R!!!368_43.htm!!!
Đã xem 959680 lần.
http://eTruyen.com