Trong khi nạn đói đang lan đi dễ sợ, thì nạn tham nhũng, trụy lạc trong đảng không giảm thậm chí còn gia tăng hơn nữa. Đầu tháng 1 nám 1960, vài ngày sau sinh nhật Mao, chúng tôi rời Hàng Châu đi đến Thượng Hải, nơi một hội nghị mở rộng của Bộ chính trị sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 1. Mao ở lại trên tàu của ông, còn những người tham dự hội nghị và đoàn tùy tùng của ông ở trong khách sạn Tấn Giang sang trọng được Pháp xây dựng trước đây. Trong các cuộc họp của hội nghị, người ta đã đưa ra hết báo cáo tuyệt vời này đến đề nghị hay khác và Bộ Chính trị càng ngày càng ngả sang tả. Sản lượng thép được nâng lên 18 triệu tấn và người ta muốn thành lập những doanh nghiệp nhỏ trong phạm vi các tỉnh và công xã nhân dân. Hệ thống thủy lợi được mở rộng và các xí nghiệp chăn nuôi lợn cỡ lớn được thành lập. Ban ngày, các nhà lãnh đạo đảng của Trung quốc ngồi nghĩ ra những kế hoạch kinh tế không tưởng. Tối đến, họ lại vui chơi giải trí. Các nhóm biển diễn nhào lộn, các đoàn ca múa nhạc, các đội khiêu vũ từ khắp đất nước cũng như những ngôi sao kinh kịch nổi tiếng của Bắc Kinh và của các nhà hát địa phương được người ta đưa về đây biểu diễn. Người ta đổ xô đi mua sắm. Đến lượt Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải, biểu diễn một màn kịch tốn kém để mê hoặc Mao và giới lãnh đạo cao cấp của ông. Trong khi toàn dân đang lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực và hàng tiêu dùng trầm trọng, thì các quầy hàng của khách sạn Tấn Giang đầy ắp đủ các mặt hàng có chất lượng cao với giá bán rất phải chăng như: xe đạp, giầy da, hàng len dạ, những mặt hàng không bao giờ người ta mua được trong những cửa hàng ở các địa phương khác. Các nhà lãnh đạo của Trung quốc, các nhân viên của Trung Nam Hải và chúng tôi, những thành viên của nhóm Một thi nhau mua sắm như điên loạn. Cả tôi cũng bị hút vào cơn sốt mua hàng. Một buổi chiều tôi gặp Dương Thượng Côn và Diệp Tử Long ôm một đống hàng ra khỏi cửa hàng. Diệp Tử Long bắt đầu sao nhãng công việc của ông ta và đây là một cơ hội đối với Lý ẩm Kiều. Do tác động của Giang Thanh. Mao đã không cho Diệp quản lý tiền của ông nữa mà giao việc này cho Lý ẩm Kiều.Diệp Tử Long bực tức, phàn nàn với tôi:- Tôi đã dàn xếp những chuyện bẩn thỉu của ông ta hàng năm nay, thế mà bây giờ tôi được trả công như thế đấy.Tôi tìm cách an ủi ông ta:- Theo tôi, Chủ tịch tốt với đồng chí lắm.Diệp phản đối:- Làm gì có chuyện đó. Ông ta muốn kiếm chuyện để đuổi tôi. Như thế khác gì giết người ta cơ chứ.Sự thận trọng hàng ngày của ông ta biến mất. Bỗng nhiên ông ta phun ra hết những chi tiết về đời tư của Mao: chính ông ta đã dàn các tì thiếp của Mao trong đêm tối đến chỗ Mao như thế nào và cất giấu họ cho đến khi Mao sẵn sàng ra sao. Ông ta đã lấy tiền từ tài khoản của Mao để trả cho những người đàn bà này thế nào và ông ta đã bí mật đưa họ đi mà Giang Thanh không hề hay biết.Từ giờ tôi không thể giả ngô giả ngọng được nữa mỗi khi Mao tiếp những vị khách nữ của ông. Diệp Tử Long đã giúp tôi xác nhận điều mà nhiều năm tôi còn nghi ngờ, chưa dám tin. Sau khi tôi trở lại nhóm Một, Mao không tìm cách che đậy bê bối của ông nữa. Trong khi tôi nằm viện, Mao làm quen với một cô nhân viên của Phòng bảo mật. Cô ta là một phụ nữ trẻ, trắng trẻo, có cặp mắt đen láy, đôi lông mày cong. Cô ta đã gây ấn tượng mạnh đối với Mao bằng lời quả quyết là từ hồi còn đi học, cô đã bênh vực Mao trước những kẻ chỉ trích ông, và vì thế cô đã bị các bạn học đánh. Sau đó cô ta thường ở bên Mao và người ta cũng biết mối quan hệ này. Cô đi Thượng Hải cùng ông, ban ngày cũng như ban đêm đều kề kề bên ông và thường nhảy với ông cho đến sáng. Mao không biết mệt và chỉ quay về đoàn tàu của ông khi cô đã kiệt sức. Cô gái này là người tình đầu tiên của Mao mà không cần giấu giếm Giang Thanh về quan hệ của cô ta với Mao. Cô ta còn tỏ ra hãnh diện vì được làm tì thiếp của Mao và cư xử với bà vợ già của Chủ tịch như một người bạn gái. Giang Thanh tỏ vẻ đáp lại tình bạn đó. Sự tha thứ của Giang Thanh đối với Mao - sau khi bà bắt quá tang ông ngủ với y tá của bà rõ rằng là tín hiệu bà đã chấp nhận những vụ bê bối của ông. Việc Bành Đức Hoài bị đi đày làm cho lòng tin của tôi đối với Mao bị giảm sút. Và khi tôi đã biết tường tận về đời tư của Mao, thì tôi chỉ còn cảm thấy ghê tởm con người mà tôi đã từng kính trọng.Việc Mao giao cho Lý ẩm Kiều trách nhiệm quản lý những vấn đề riêng tư của ông cũng không làm cho tệ tham nhũng trong nhóm Một giảm đi. Lý ẩm Kiều cũng đồi bại như Diệp Tử Long. Năm 1958, Lý ẩm Kiều cặp bồ với một cô trong đám nhân viên của Mao. Cả hai vì đam mê mà sao nhãng công việc. Việc này đã không thoát khỏi mắt Mao. Trong khi Mao đang ngủ trên tàu thì Lý bí mật gặp gỡ cô bồ của ông ta trong khách sạn Tấn Giang. Một hôm, khi Kha Thanh Thế muốn tới đón Mao đi họp đảng thì chẳng thấy người hộ tống của Mao đâu. Mãi sau, Lý mới xuất hiện. Mao điên tiết nói:- Lý ẩm Kiều anh cứ la cà suốt cả ngày lẫn đêm. Anh tự coi anh là cái thớ gì hả. Kha Thanh Thế lo lắng. Lý ẩm Kiều chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Chủ tịch, còn Kha Thanh Thế có nhiệm vụ chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của Mao. Kha đem chuyện này kể cho đồng nghiệp của ông là Bành Chân, thị trưởng Bắc Kinh. Những nhà lãnh đạo cao cấp khác của đảng cũng được trưng cầu ý kiến. Tất cả đều cho rằng phải làm một việc gì đó, bởi vì sự an toàn của Mao đang bị coi nhẹ. Khi chúng tôi rời Thượng Hải đi Quảng Châu, sự việc trở nên rắc rối hơn. Ba ngày sau khi chúu tôi xin được việc tại một bệnh viện nào đó ở Nam Kinh hoặc ở Thượng Hải, tôi sẽ mang theo bình tro của mẹ tôi. Sau khi mẹ tôi mất, việc giữ lại 5 căn phòng trong ngôi nhà ở trong thành phố đối với chúng tôi trở nên khó khăn hơn. Tôi muốn rời Trung Nam Hải và chuyển về ở trong ngôi nhà của mẹ tôi. Nhưng La Đạo Nhương, người phụ trách mới của Phòng An ninh đã không đồng ý, ông ta tưởng tôi muốn bỏ nhóm Một. Là bác sĩ riêng của Mao, tôi phải sống ở Trung Nam Hải. La đề nghị tôi chuyển cả gia đình vào ở trong Trung Nam Hải và hứa sẽ cho tôi thêm một phòng cho hai đứa con trai tôi:- Đồng chí nghĩ kỹ đi, bác sĩ Lý ạ. Khi đồng chí về nhóm Một, đồng chí phải đi công tác liên miên. Cho nên nếu vợ con đồng chí ở lại ngôi nhà của mẹ đồng chí, đồng chí sẽ chẳng còn cuộc sống gia đình nữa đâu. La nói đúng. Tôi và Lý Liên chẳng còn cách nào khác là chuyển cả nhà vào Trung Nam Hải. Đứa con lớn của chúng tôi đã có thể đạp xe đi học, còn đứa bé hồi đó mới ba tuổi hàng ngày chúng tôi sẽ gửi nó nhà trẻ ở Bắc Hải. cuối tuần thì đón cháu về nhà. Hai chúng tôi và đứa lớn có thể ăn ở nhà ăn công cộng ở Trung Nam Hải. Theo đề nghị của Lý Liên, tôi ra viện một thời gian ngắn để giúp gia đình chuyển nhà, rồi sau đó lại vào viện. Lý liên thường đến thăm tôi vào những ngày cuối tuần. Cô cho cả hai đứa con đi theo. Tôi sắp phải quay về nhóm Một và cô muốn nhìn thấy tôi trong trạng thái hoàn toàn bình phục trước khi tôi lại phải chịu đựng những căng thẳng của công việc. Sở nhà đất Bắc Kinh phát hiện ra ngay các căn phòng của mẹ tôi bỏ không và đòi chúng tôi nhượng lại toàn bộ ngôi nhà. Không còn cách nào khác. Sau mười năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa và sau hơn một thập kỷ, từ khi tôi còn là một thanh niên có lý tưởng trở về để phục vụ đất nước tôi đã trở thành một thành viên của giai cấp vô sản, khi Nhà nước đã sung công toàn bộ tài sản của gia đình tôi.Tinh thần tôi dường như bị suy sụp. Đối với một người có lý tưởng, việc ti bỏ ngôi nhà thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác rất đỗi thân thiết của gia đình tôi không phải là dễ dàng. Sau khi người Nhật xâm lược Trung quốc, tôi và mẹ tôi đã phải chạy đến Tô Châu và xa quê hương suốt 17 năm. Nhưng tôi đã sống thời thơ ấu trong ngôi nhà này và sau khi trở về Trung quốc ngôi nhà này đã chứng kiến rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ trong đời tôi. Pháo đài cuối cùng của sự ấm cúng, bình yên và hòa thuận của chúng tôi, nơi duy nhất chúng tôi được tự do nói cười và đùa nghịch, đã vĩnh viễn không còn nữa.