Chương 59
Đêm cuối cùng vợ chồng ngăn cách
Chị Thanh buồn ông khách vô duyên

Đêm nay là đêm cuối cùng, sáng mai anh Ba sẽ lên đường. Đường xa vạn dặm, từ Nam ra Bắc, biết bao giờ mới tới? Và có được trở vào Nam không? Vợ chồng chẳng nào tái hợp? Đó là những thắc mắc lo âu của chị Thanh. Chị tính trong đêm sẽ nói tất cả những lo toan của mình, nhưng một sự kiện bất ngờ làm đảo lộn chương trình của chị. Có một ông khách tới thám bất ngờ.
Cuộc chia tay lẽ ra phải có rượn “tống hành” nhưng anh Ba khỏng uống được rượu nên đành uống trà vậy. Thấy chị Thanh có vẻ buồn ông khách nói:
- Chị Ba cứ yên tám. Chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo cho anh Ba. Có đội bảo về chăm sóc sức khỏe anh Ba, có ngựa cho anh Ba cưỡi. Có người đi tiền trạm từng chặng để nắm rõ tình hình. Sẽ không có bất trắc trên đường hành quân đâu!
Chị Thanh được dịp tỏ bày:
- Đường đi nguy hiểm, nhưng là tướng, anh Ba biết đi đứng an toàn. Tôi chỉ thắc mắc là ra Trung ương rồi anh Ba có trở vào Nam không? Vợ chồng tôi có còn gặp lại...?
Ông khách nói ngay:
- Chuyện đó do Trung ương quyết định. Phân công cho một vị trung tướng phải do Bộ Tông tư lệnh. Còn chuyện thứ hai thì chúng tôi sẽ bố trí cho chị Ba về thành để đi theo đường công khai ra Bắc. Chị có giấy tờ hợp pháp thì đi ra Hà Nội dễ dàng, từ đó sẽ bắt liên lạc về vùng giải phóng không khó.
Chị Thanh gật gù nghĩ ngợi, nỗi lo âu của chị đã được giải toả. Chị tính chừng ông khách ra về chị sẽ bàn thêm với anh Ba. Nhưng ông khách lại nẩy ra sáng kiến giăng võng nằm đàm đạo trong đêm với anh Ba. Nhiều lần chị nháy mắt làm ám hiệu nhưng anh Ba không có phản ứng, có thể vì mắt kém, mà cũng có thể anh Ba không tiện cắt đứt cuộc đàm đạo. Vì vậy ông khách vô tình nghỉ đêm tại nhà anh Ba. Chỉ tội cho chị Ba ấm ức không được tự do tâm sự với chồng trong đêm cuối.
Trong đêm chị nghe hai người trao đổi. Ông khách cho chị Ba biết về tiểu đội bảo vệ: Có Vũ Tùng trước ở Ban công tác thành. Vũ Tùng là người Bắc, một thiện xạ chuyên bắn súng Colt 12, ngoài ra còn thủ một tiểu liên Ý Mosqnito, nòng dài có nhiều lỗ hãm nhiệt, báng súng có khắc chữ “bộ đội Hoàng Thọ” chứng tỏ cây súng này do Vũ Tùng cướp được của địch lúc còn ở trong bộ đội Hoàng Thọ. Chỉ có bộ đội này mới có sáng kiến khắc tên vào chiến lợi phẩm: Kế đó là Nguyễn Văn Bổn. Chị Thanh nghe nói Bổn theo bảo vệ anh Ba thì yên trí. Bổn là thanh niên khả ái mà chính chị đã làm mai cưới con nuôi của ông bà luật sư Lê Đình Chi là Ngân. Ngân về ở với chị Thanh trước khi được ông bà Chi gả cho Bổn. Người thứ ba được chọn đi trong đoàn là y tá Liên, là người Miền Nam. Đó là ba người có trách nhiệm săn sóc anh Ba trong chuyến đi. Ngoài ra trong đoàn còn có ông Võ Bá Nhạc, chánh văn phòng của anh Ba trong nhiều năm. Ông Nhạc lớn tuổi nên cũng được cấp một con ngựa như anh Ba. Người được giao chức trưởng đoàn là ông Nguyễn Văn Sĩ cũng được gọi là Sĩ Kiếng. Ông còn là cán bộ trung đoàn được chọn ra Bắc học khoá quân sự trung cao cấp. Tiện dịp, anh Sĩ được giao nhiệm vụ trưởng đoàn với nhiệm vụ bảo vệ anh Ba...
Đêm trong rừng Đất Cuốc vào đầu thu khá lạnh. Chị Thanh cứ thao thức. Niềm kia nỗi nọ cứ ẩn hiện trong đầu! Bỗng chị nhớ tới Hoàng Thọ. Chị không thể nào quên ngày ấy có giấy bắt Hoàng Thọ, yêu cầu anh Ba ký. Lúc đó anh Ba vô cùng khổ tâm. Hoàng Thọ là đầu bò đầu bướu, tuy nói năng lung tung nhưng là người trung thực. Đã có lần cứu anh Ba tại Cần Giè, khi Vũ Tam Anh và Sáu Section mưu sát anh Ba tại Lò Đường. Anh Ba đã không ký và tìm cách cứu Hoàng Thọ. Anh khuyên Hoàng Thọ ra Bắc "làm lại cuộc đời”. Rất tiếc Hoàng Thọ đi được ba chặng, lại nghe lời bạn bè đổi ý quay trở về Đồng Tháp. Trong cơn phẫn chí, Hoàng Thọ đã làm lung tung lên, nói năng chửi bới bừa bãi. Đến nước đó thì khó thể bao che cho em út được nữa rồi. Lần nầy thì anh Ba phải ký giấy bắt Hoàng Thọ. Vào trại quân lao - gọi là đề lao binh - Hoàng Thọ lại đánh lính gác. Vậy là bị đưa ra toà. Với những tội ấy, không ai ngờ toà Quân khu 9 lại kết án tử hình. Tin này tới tai anh Ba vào tháng 4-1951, hai tháng trước khi có điện gọi anh Ba về Bắc. Anh Ba buồn vô hạn. Làm sao cứu được Hoàng Thọ? Anh đã nhiều lần uốn nắn Hoàng Thọ như có lần Hoàng Thọ lấy dao săn toan khử chánh uỷ Hai Trí mà Hoàng Thọ cho là "tay mưu sĩ không chơi được". Anh Ba đã quắc mắt điểm mặt:
- Chú đã nhiều lần làm cho tôi mang tai tiếng. Người ta đã tố tôi đung túng chú làm nhiều điều xằng bậy. Hãy bỏ tánh ngông muốn làm đao phủ ấy đi. Công việc đó đã có ngành tư pháp đảm trách, không phải việc của chú.
Hoàng Thọ thấy anh Ba nổi nóng, lặng lẽ bỏ đi. Nhưng sau đó Hoàng Thọ nói riêng với chị Thanh:
- Tôi đã nói với anh Ba là phải nhìn đời bằng hai con mắt mới thấy rõ kẻ tốt người xấu, kẻ nịnh người trung.
Chị biết anh Ba đã nghĩ ngợi nhiều về ngã rẽ quan trọng trong đời mình. Nhưng anh Ba không để lộ ra ngoài cho bất cứ người nào, kể cả chị. Anh chỉ nói mí mí thôi. Chị nhất định phải tìm hiểu đằng sau bức điện gọi anh Ba ra ngoài ấy là cái gì. Chị tính sẽ hỏi anh Ba trong đêm nay. Nhưng anh Ba và ông khách cứ mải miết trò chuyện như một đôi bạn chí thân trong đêm cuối cùng trước chuyến viễn du không hẹn ngày về.
Gà rừng đã gáy, đêm sắp tàn, ngày gần rạng. Chị Thanh ấm ức nuối tiếc cái đêm cuối cùng anh Ba ra Bắc vợ chồng không sao tâm tình được. Chị hoàn toàn không ngờ đấy là đêm cuối cùng chị sống bên anh Ba Bình.
Khởi thảo 1978 tại Tân Uyên (chiến khu Đ)
Hoàn chỉnh 1995 tại Đông Triều (Đệ Tứ chiến khu)

Truyện NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Đã xem 574413 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả : Lê Kim
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

--!!tach_noi_dung!!--
Tài liệu tham khảo
- Quần đảo Côn Nôn của Sơn Vương (Trương Văn Thoại)
- Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh - Tỉnh uỷ Quảng Ninh
- Đệ Tứ Quân Khu - Nxb Quân đội Nhân Dân
- Một trang đáng nhớ - Trần Cung.
- Tiếng Chuông Bắc Mã - Hải Thanh
- Nhớ về chiến khu xưa - Hải Thanh
- Tổng tập văn học Việt Nam (35) - Nxb Khoa học Xã hội
- Ai giết Nguyễn Bình - Trần Kim Trúc
- Mười Ban công tác Thành - Nguyễn Danh Khôi
- Thơ Đồng Nai - Huỳnh Văn Nghệ
- Lược sử Biên Hoà 9 năm kháng Pháp - Nguyễn Văn Lung
- Hồ sơ của Uỷ ban Hành Chảnh Nam Bộ (1945 - 54)
- Les guerres d Indochine - Philippe Franchini The Struggle for Indochina - Helen Hammer 1954
- Background to Betrayal - Hilaire du Berrier 1965
- Historia (Guerres d'indochine (1945-1954)
______________________
Các nhân chứng lịch sử
- Trần Văn Trà, thượng tướng, thời kháng Pháp là khu trưởng khu 8
- Tô Ký, thiếu tướng, Chi đội trưởng Chi đội 12
- Đào Sơn Tây, thiếu tướng - Chi đội trưởng Chi đội 6.
- Huỳnh Kim Trương, Chi đội trưởng Chi đội 1
- Huỳnh Văn Một, Chi đội trưởng Chi đội 15.
- Dương Văn Hà, Chỉ huy trưởng Liên Chi 2-8
- Mai Văn Vinh, Chi đội trưởng Chi đội 7
- Nguyễn Văn Lung (Hai Lung), Chi đội trưởng Chi đội 3
- Nguyễn Văn Lung (Ba Lung), Chi đội trưởng Chi đội 10
- Hứa Văn Yên - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, chi đội 6, 16
- Nguyễn Văn Bứa (Nguyễn Hồng Lâm), thiếu tướng, Chi đội 12.
- Hồ Thị Bi, đại tá, chi đội 12
- Nguyễn Văn Trân (Bẩy Trân), Chủ tịch tỉnh Chợ Lớn
- Lương Văn Trọng, Bí thư của Nguyễn Bình
- Nguyễn Danh Khôi, Trưởng ban công tác 10
- Vũ Hải Sơn; Tham mưu trưởng Tiểu đoàn Quyết Tử.
- Kỹ sư Lê Tâm, Cố vấn phá hoại của Nguyễn Bình
- Dược sĩ Bùi Quang Tùng
- Dược sĩ Hồ Thu
- Bác sĩ Trần Nam Hưng, Quân y viện trưởng khu 8
- Bác sĩ Võ Cương, Chính trị viên Chi đội 10
- Bác sĩ Ngô Văn Quỹ, Thư ký của Nguyễn Bình
- Nữ Bác sĩ Ngọc Kha, Thư ký của Nguyễn Bình
- Võ Bá Nhạc, Chánh văn phòng BTL Nam Bộ
- Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, uỷ viên tài chinh Nam Bộ
- Giáo sư Phạm Thiều, uỷ viên Tuyên truyền Nam Bộ
- Giáo sư Hồ Văn Lái, uỷ viên Tuyên truyền Đặc khu Sài gòn-Chợ Lớn
- Nguyễn Xuân Diệu, Giám đốc Trường quân chính Khu 7
- Vũ Huy Xứng, Phòng chính trị Nam Bộ
- Nguyễn Đức Hình, Phòng chính trị Nam Bộ
- Trần Xuân Độ, Chinh trị bộ chủ nhiệm Khu 7
- Nguyễn Văn Sĩ (Sĩ Kiềng), thiếu tướng, Tiểu đoàn 307
- Trần Văn Đẩu (Tư Đẩu), Chi đội phó Chi đội 11
- Huỳnh Thế Phương Chi đội phó Chi đội Trần Phú
- Phan Trọng Tuệ, Chánh uỷ khu 7
- Cao Văn Bổ, Tỉnh đội trưởng Biên Hoà
- Lê Minh Xuân, Trưởng ty công an Tân An
- Vũ Đình Thiệp, Thư ký của Nguyễn Bình ở chiến khu Đông Triều
- Hoàng Thị Thanh, Liên lạc thành của Nguyễn Bình
- Vương Thị Trinh, Trưởng phòng mật mã Nam Bộ.
- Trần Văn Quới, Bộ đội An Điền (Chi đội 25)
- Ung Văn Khiêm, uỷ viên Nội vụ Nam Bộ
- Thanh Sơn Nguyễn Văn Tây, Trưởng ban quân sự Nam Bộ
- Nguyễn Đăng, Tham mưu trưởng quân Khu 8
- Dương Văn Giỏi, Tiểu đoàn 303
- Lưu Hồng Cúc, Cảm tử Thành
- Nguyễn Văn Tuồng, Quân nhu Khu 8
- Nguyễn Thế Trường (cháu gọi Nguyễn Bình bằng chú), Bần Yên Phú, huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên
______________________
  Phụ lục
Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật là truyện dài tư liệu lịch sử hiện đại với những nhân vật và sự kiện có thật trên chiến trường Nam Bộ từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Các tư liệu dưới đây được xếp theo thứ tự thời gian chung quanh vấn đề Bẩy Viễn đầu Tây:
1 - Biên bản hội nghị ngày 25 –3-1948
Về việc ông Mười Trí được cử đại diện Bình Xuyên trong UBKC-HC thành Sài gòn - Chợ Lớn
2 - Biên bản hội nghị ngày 26 -5 -1948 để giải quyết vấn đề Khu 7
3 - Bài nói chuyện của Trung tướng Nguyễn Bình về bộ đội Bình Xuyên ngày 26 -4 -1948
4 - Tuyên ngôn của chiến sĩ Bình Xuyên về việc Bảy Viền đầu giặc Pháp
5 - Thanh minh của ông Mười Trí
6 - Châu Tri của UBKC-HC Nam Bộ ngày 29-6-1948 về việc Bảy Viễn đầu Tây.
7 - Thông cáo của UBKC-HC Nam Bộ ngày 20-7-1948 về việc Bảy Viễn đầu Tây
8 - Thư gửi ông Nguyễn Thành Vĩnh số 688-QS của trung tướng Nguyễn Bình
9 -6
Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Tài liệu tham khảo Thay lời bạt