Cảm nhận được sự ủng hộ của Mao, Hồng vệ binh trở nên điên cuồng tìm kiếm những người bị nghi ngờ có khuynh hướng tư sản. Khi hồng vệ binh bắt đầu đổ xô vào những nhà riêng cố gắng tìm thấy bằng chứng chống đảng của dân chúng đối với chủ nghĩa xã hội, thì cuộc sống yên lành của tôi trong ngõ Công Tiên đi đến chỗ tận cùng.Ngay từ lúc bắt đầu, mục đích chính của Cách mạng văn hoá là đánh vào tầng lớp trên hệ thống y tế của đất nước. Các nhà lãnh đạo của Bộ bị đấu tố liên tục. Ba thứ trưởng sống trong khu vực tôi. Hồng vệ binh bắt đầu quấy rối họ, xông vào khám xét nhà họ. Điều này không có nghĩa là cuộc săn lùng xảy ra cả sau lưng tôi, nhưng tôi rùng mình ghê rợn rằng người ta sẽ gọi tôi đi hỏi cung.Lý Liên tin rằng tôi không ngủ đêm ở nhà. Chừng nào tôi ở Trung Nam Hải với Mao, sinh viên không thể thò tay đến đó.Mao giao cho tôi và y tá trưởng Ngô Từ Tuấn nhiệm vụ mới. Chúng tôi cần phải đọc thông báo từ các miền đất nước chuyển tới tư dinh ông, sàng lọc tin tức và nói lại cho ông những tin chú ý và quan trọng nhất. Khi bùng nổ các hoạt động chính trị trong nước, thì bưu chính là lớn đến nỗi là bộ máy hiện có chắc chắn không đủ sức để đọc hết tất cả.Tất cả các dạng tin tức, nhiều thứ trước đây là bí mật, bỗng nhiên lại thành công khai với tôi. Thậm chí những tài liệu và văn kiện giải quyết của chính quyền trung ương được các sinh viên - hồng vệ binh xuất bản. Trong đó chứa những báo cáo từ các cuộc họp ở đó các quan chức hàng cao cấp nhất bị buộc vào tội thay đổi.Sống ở Trung Nam Hải và hiếm khi có mặt ở nhà, tôi nén chịu, dù rằng chỉ tạm thời, để tránh khỏi nguy hiểm. Tôi đau lòng rằng безмятежность và vẻ đẹp của ngõ Công Tiên đã bị phá huỷ nhiều đến thế, nhưng tôi cám ơn số phận đã mang tôi vào Trung Nam Hải.Chẳng bao lây, tuy thế, thậm chí Trung Nam Hải thôi là người bảo đảm an toàn. Mỗi người làm việc ở đây đều gây ra nghi ngờ. Thậm chí Chu Ân Lai cũng không an toàn, bị Giang Thanh và những người đồng loã với bà buộc tội xét lại. Về điều này, tờ báo Văn báo đã viết, trong một bài báo do Vương Hảo viết, đã giả mạo sử dụng bí danh của Chu.Tôi đạo chơi trong hồ bơi bên trong, khi Chu đến để thảo luận tình hình đang phát sinh với Mao. Bài báo được soạn bởi kẻ thù của ông, Chu xác nhận.Mao hài lòng bởi nguyên nhân của Chu và nổi giận bởi tính cách vô trách nhiệm của các cộng sự vợ ông, Vương Lý và Quang Phương. Thế rồi sau đấy Chủ tịch chưa bao giờ nói với tôi về sự kiện bê bối này. Chu Ân Lai không quên bài báo ấy đến tận khi ông chết.Cái chết của Điền Gia Anh gây ra sự đánh giá trái ngược. Nhiều người ở Trung Nam Hải kính trọng và quý ông, cái chết của ông cũng làm đau buồn và gây xúc động cho bạn bè. Nhưng Điền chính thức bị dán nhãn kẻ phản bội, và tất cả những ai có quan hệ tốt với ông, đề bị nghi ngờ.Chu Ân Lai, luôn luôn tin Mao, lo ngại rằng ở Trung Nam Hải có thể còn giấu mặt những kẻ phản bội khác và ai đó trong số nhân viên của Điền chuẩn bị phản bội Chủ tịch. Ông chỉ thị Uông Đông Hưng tăng cường các biện pháp an ninh và tiến hành một đợt kiểm tra mới các cán bộ, nhân viên để đảm bảo độ tin cậy của chúng ta. Uông trao nhiệm vụ cho thuộc hạ của mình, Dư Quan, một con người tốt bụng, thông minh. Tất cả những ai có lý do nghi ngờ về sự tin cậy, được đưa vào diện gọi là tầng lớp điều traChúng tôi, làm việc ở Trung Nam Hải, được kêu gọi đánh giá thái độ chính trị của mình, và cũng phải tố cáo những người có nghi ngờ về Mao Chủ tịch, đảng, chủ nghĩa xã hội. Với sự ưa chuộng đặc biệt, đương nhiên, người ta để ý tới những người bạn và đồng nghiệp của Điền Gia Anh. Tôi cũng nằm trong số này.Đổng Bằng, vợ goá của Điền, kết tội tôi. Là vợ của kẻ phản bội, người ta liệt bà vào tầng lớp điều tra. Nhưng Đổng Bằng quyết định chỉ rõ đường phân chia rõ rằng giữa mình và người chồng phản bội của mình, chứng minh lòng tin của đảng mình, dù rằng thậm chí khi chứng minh điều đó, Đổng Bằng chẳng thể xoá bỏ được cái nhãn ra khỏi mình.Đổng Bằng mạnh về logic, nhưng yếu về bằng chứng. Tin là Điền Gia Anh và tôi là những người bạn tốt và thường kiểm tra lẫn nhau những sự bí mật, bà không thể đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào về thái độ chống đảng của tôi. Bà chỉ muốn rằng vì Điền, chồng bà là phần tử chống đảng, thì cả tôi, là bạn của ông ta, cũng phải như thế. Một người bị nghi ngờ khác, Ban Thanh Thuỷ, thư ký của Điền cũng buộc tội tôi. Khác với Đổng Bằng, anh ta chẳng có chứng cớ gì cả. Anh ta kể về cuộc họp giữa tôi, Uông Đông Hưng và Lâm Khắc, thư ký trước đây của Mao năm 1963, trong thời gian đi công tác với Mao, khi tôi không đồng ý với chính sách đấu tranh giai cấp của Chủ tịch. Tôi không thích chiến dịch mói cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ban Thanh Thuỷ thậm chí lại còn dẫn lời tôi: Ngay lúc chúng ta bắt đầu tiến hành sản xuất một lượng đủ nông phẩm để nuôi nhân dân, Chủ tịch quyết định lại quay về vấn đề tụt hậu. Và Ban Thanh Thuỷ lại buộc tội tôi gọi Mao là rắc rối, làm hư hỏng các cô gái trẻ.Chính Ban Thanh Thuỷ chẳng nghe thấy rằng tôi nói những vụ việc như thế. Anh ta tin rằng, khi quy cho Lâm Khắc, người dường như kể cho anh ta về các cuộc nói chuyện của chúng tôi. Trong bầu không khí săn chứng cớ, đặc trưng của Cách mạng văn hoá, thì những lời phát biểu như thế coi như sự thể hiện phản cách mạng. Nếu Giang Thanh hoặc đồng sự của bà biết điều này, tôi chắc là khó thoát khỏi bị bắt.Nhưng Uông Đông Hưng bảo vệ tôi. Ông không có một người bạn để chọn. Chính Uông cũng nằm dưới sự nghi vấn chẳng nhẹ chút nào, Hồng vệ binh theo dõi ông ta. Tôi có thể đưa ra là phần đầu trong mắt xích dẫn tôi tới ông ta. Uông giới thiệu tôi là bác sĩ riêng của Mao. Khi đó tôi cũng nói những lời từ tốn, nhưng ông không thông báo cho về chúng, nghĩa là ông đồng ý với họ. Như vậy, nếu tôi là phản cách mạng, khi ấy cả ông cũng là phản cách mạng. Nếu tôi bị bắt, người ta sẽ buộc tôi phải xưng tội của mình, dĩ nhiên, sẽ truy người khác. Uông - sẽ là người đầu tiên.Uông không hoảng hốt.- Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta sẽ ngồi trong tù cùng với nhau - ông nói - Trong nhà tù chúng ta có thể tồn tại và sống, chẳng lo gì đến công việc. Việc gì mà phải sợ?Nhưng giờ đây quyền lực của Uông đối với tôi trở thành rộng lớn. Có hai bức thư tố cáo tôi được xếp ở chỗ ông ta.Uông không thể đốt nó đi được. Ông giữ thư ở nhà riêng. Uông nói Dư Quân, người điều khiển các cuộc điều tra ở Trung Nam Hải, cảnh cáo Ban Thanh Thuỷ để anh chàng này ngừng mưu đồ ngầm.Khi đó, ngày 7 tháng 5 năm 1967 đã tổ chức những trường cán bộ và hàng triệu người cộng sản được gửi đến để khổ sai ở nông thôn, trong số những người ấy có cả Ban Thanh Thuỷ. Anh ta ở lại đó đến năm 1978.Sau một vài tháng Hồng vệ binh thuộc cục bảo vệ trung ương do Uông Đông Hưng lãnh đạo đã hằn học tấn công vào Uông. Báo chữ to, do thuộc hạ của ông viết, xuất hiện ở Trung Nam Hải và yêu cầu phải bỏ Uông Đông Hưng vào vạc dầu.Đặc biệt dữ dội là áp phích của Trương Trí Thanh, lái xe của Chủ tịch.Nhà của Uông không phải pháo đài. Hồng vệ binh bất kỳ lúc nào cũng có thể xông vào khám xét.Cần phải vứt bỏ các tài liệu.Uông Đông Hưng mang những bức thư, buộc tội chúng tôi tất cả các chuyện, đến cho, Chu Ân Lai, người có thể trở thành mắt xích tiếp theo trong chuỗi, và yêu cầu cất giữ chúng.Chu bối rối. Giữ các bức thư như thế này có thể xem như ngồi trên đống lửa. Nhưng vị thế của thủ tướng đang lung lay, ông buộc phải cần sự ủng hộ của Uông Đông Hưng. Như thế Chu Ân Lai đã khoác các bức thư trong tủ sắt của mình. Các bức thư ấy nằm lại ở đó cho tới lúc Chu Ân Lai chết vào tháng giêng 1976. Chỉ khi đó Uông Đông Hưng mới lấy lại chúng và đốt đi. Cuộc tấn công vào Uông Đông Hưng kết thúc nhanh chóng. Trong lúc ấy Mao không can thiệp.- Hệ thống công an không được phép phá huỷ - ông nói và ra lệnh cho Chu Ân Lai, để không ai quanh Chủ tịch tham gia vào Cách mạng văn hoá. Ông cảnh cáo người lái xe của mình rằng không thể làm hại một người, có trách nhiệm tới tính mạng của Chủ tịch - Hãy nói với người khác cái gì tôi nói với anh - Ông chỉ thị. Uông sử dụng lệnh của lãnh tụ để củng cố thêm vị thế của mình trong cục bảo vệ trung ương. Tất cả hồng vệ binh được gửi vào trường cán bộ 7 tháng 5 ở Giang Tây.Cơ quan của Uông Đông Hưng là cơ quan duy nhất ở Trung quốc, không những sống sót qua cách mạng văn hoá không bị thiệt hại, mà còn trở thành mạnh hơn. Điều này được thấy rõ trong cái nền hỗn loạn chung. Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng không làm việc, nhiều nhà lãnh đạo phải rời khỏi chỗ của mình và bị đàn áp. Sự lộn xộn không trừ cả Quốc vụ viện, do Chu Ân Lai cầm đầu.Để làm dịu tình quản lý đất nước, Mao thành lập một ủy ban chính trị đặc biệt. Trong ủy ban này có sự tham gia ce các thành viên Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá, cả Chu Ân Lai, bộ trưởng công an Tạ Phú Trị, Diệp Quần - vợ Lâm Bưu, và Uông Đông Hưng.