Đầu năm 1971 ở nhóm Một xuất hiện tin đồn rằng một trong số phụ nữ của Mao đã yêu một cán bộ trong bộ máy Mao. Uông Đông Hưng quyết định giải quyết vấn đề này đến cùng. Là một người mẫu mực trong các việc riêng, tận tâm phục vụ vợ con, Uông không nghĩ đến sự phản bội, không hiểu về sự nẫng tay trên Mao. Nhưng Mao là con người đặc biệt, không cho phép người khác những điều tương tự. Từ đấy những yêu cầu cao của ông đối với tính cách các nhân viên của Chủ tịch.Uông triệu tập cuộc họp bộ máy Mao, để kiểm điểm người phụ nữ và bạn trai của cô. Ông đề nghị tôi là Chủ tịch cuộc họp. Tôi từ chối. Tôi quý người phụ nữ trẻ này. Khác hẳn với nhiều người làm việc quanh Chủ tịch, cô ta là người chất phác và phục vụ Mao chỉ vì sự kính trọng lớn với ông. Tôi không tin lời buộc tội. Cô ta và người đàn ông trẻ, có bài phát biểu về anh này, không cho phép mình cái gì cả.Chuyện ngồi lê đôi mách đã xúc phạm họ. Có lẽ, cả Mao không tán thành kiểu làm thế, khi ông biết về điều này. Nhưng Uông Đông Hưng không buông tha. Uông nghĩ là tôi nao núng. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với anh, là mất việc ở nhóm Một - Uông thuyết phục tôi - nhưng anh có thể luôn luôn tìm thấy việc làm ở chỗ khác. Hai lần được mời tới cuộc họp, Uông vẫn còn không buông tha cho chúng tôi điều này và không tin Mao ủng hộ ông ta trong tương lai. Uông cũng muốn tránh khỏi bị đuổi, và luôn luôn sẵn sàng đón nhận điều này. Uông cũng lên dây cót tinh thần tinh thần tôi để tôi cũng chuẩn bị với bất kỳ sự đảo lộn cuộc sống.Uông Đông Hưng là thủ trưởng của tôi. Tôi không còn lại cái gì khác hơn là chấp hành mệnh lệnh.Cô phụ nữ trẻ, khi nghe những điều chỉ trích trong cuộc họp, đã thất vọng. Cô yêu cầu Trương Ngọc Phượng dẫn cô tới gặp Mao. Tôi cũng không biết cô ta đã nói những gì với Chủ tịch, nhưng chẳng bao lâu Mao đính thân nói cho tôi rằng tôi đã mắc sai lầm khi nghe Uông.- Anh làm sao thế, anh thực chẳng hiểu cái gì cả? - Mao nói với tôi, khi chúng tôi đến Hàng Châu - Anh đã xông vào việc chẳng liên quan gì đến anh cả. Anh cần phải hiểu chứ. Khi chúng ta về Bắc Kinh, tôi muốn anh tổ chức một đội bác sĩ và đi đến địa phương, nơi anh có thể thực tế phục vụ nhân dân, giao tiếp với họ với họ và học được một cái gì đấy ở những người nông dân nghèo. Điều này mang lại cho anh nhiều lợi ích.Đã luôn chuẩn bị cuộc xáo lộn một cách chi tiết, tôi chọn Hắc Long Giang, một tỉnh xa nằm ở đông bắc Trung quốc, giáp giới Liên-xô. Chính ở đó vẫn chưa lắng yên cuộc đụng độ giữa quân đội chúng ta và quân đội Xô viết. Chính ở đây tất cả dân lành phải đi đào hầm trú ẩn tránh bom. Tôi muốn nhìn xem, nhân dân chuẩn bị chiến tranh ra sao.Chẳng có cái gì giữ tôi ở Bắc Kinh, hơn thế ở đây thậm chí sự che chở của Chủ tịch cũng khó mà cứu được tôi. Cục diện trong bộ y tế năm 1969 lại bị nóng lên. Đúng thế và cả trong ngõ Công Tiên, nơi tôi sống, cũng chẳng yên. Một trong phe phái đánh nhau cắt nước và sưởi ấm, còn phe kia kiểm soát việc thu tiền, lại không chịu trả lương cho những ai không chịu công khai tuyên bố mình là người của nhóm họ.Nhưng tôi không muốn dính vào phe này hay phe kia.Khi tình hình trở nên không thể chịu đựng nổi, tôi chuyển gia đình và khu chung cư trong một khu Trung Nam Hải ; ở đó đóng đại bản doanh của bộ phận chung.Về sự lựa chọn của tôi chỗ chuyển đến có một lý do không nhỏ là cơ quan của Lý Liên, toàn bộ cán bộ cũng được gửi tới tỉnh Hắc Long Giang.Lý Liên sống không những điều kiện ăn ở tồi tệ, mà còn sợ hãi triền miên. Lý lịch tư sản tiếp tục gây cho cô ấy nhiều vấn đề. Nhóm cô ta mỗi buổi chiều họp một lần để đào bới quá khứ chính trị của đồng chí của mình và Lý Liên luôn phải chịu sự phê bình.Chỉ có địa vị của tôi bác sĩ riêng của Mao mới che chở vợ tôi khỏi những thử thách lớn. Nếu tôi mất việc làm, cô ta sẽ khốn khổ.ở Hắc Long Giang tôi có thể gặp và giúp Lý Liên. Thậm chí nếu đội của tôi chuyển sang vùng khác, chúng tôi dù sao chăng nữa cũng sẽ còn gần nhau hơn là tôi ở lại Bắc Kinh.Tôi tin rằng chúng tôi có được cơ hội gặp nhau.Hắc Long Giang thích hợp với cuộc đi đày của tôi cũng theo lý do khác. Nơi đây, vùng Nhị Thành thường là nơi lưu đày các quan lại phạm tội triều đình nhà Thanh.Tôi cũng cảm thấy mình là kẻ bị đi đày.Uông Đông Hưng không muốn tôi đi. Ông muốn đưa tôi sang chỗ khác. ở bệnh viện Bắc Kinh vẫn chưa đâu vào đâu cả, và điều làm Uông băn khoăn là làm sao tổ chức phục vụ y tế riêng cho Chủ tịch và những cán bộ cao cấp của đảng. Uông quyết định xây dựng một bệnh viện đặc biệt, dành riêng cho Mao và các cán bộ hạng cao cấp nhất đất nước.Bệnh viện đặc biệt mang tên số 305 Quân giải phóng, nằm dưới sự điều hành trực tiếp của quân đội.Uông chỉ định tôi vào chức vụ giám đốc bệnh viện này.Nhưng Uông Đông Hưng có lỗi trong vụ đi đày của tôi, khi ông bắt tôi phải tổ chức phê bình người tình của Mao. Lòng tin của Chủ tịch với tôi, bị xói mòn bởi tôi không muốn trở thành người tham gia tích cực Cách mạng văn hoá và lời buộc tội dai dẳng Giang Thanh và Khang Sinh, đã bị mất đi.Trong tất cả các trường hợp xảy ra tôi tự xem mình là con dê tế thần. Uông Đông Hưng, khá bận bịu công việc, không tán thành ý kiến của tôi cho rằng Mao không hoàn toàn tin Uông nữa.Để chăm lo con cái mình, tôi cầm đầu nhóm bác sĩ gồm 7 người, và 29 tháng sáu năm 1970 chúng tôi đi đến Hắc Bình, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang.