Bỗng có tiếng gõ cửa bên ngoài cắt đứt câu nói dở của Phương Trúc. Bà bảo Hiểu Đan: - Con ra xem thử ai, chắc Hiểu Bạch đã đánh mất chìa khóa riêng của hắn rồi chứ gì? Hiểu Đan hớn hở chạy ra, kẻ gõ cửa đã giúp nàng rời khỏi mẹ để khỏi phải nghe những lời triết lý dông dài ấy. Người gõ cửa lại là Vương Hiếu Thành, Hiểu Đan chào: - Thưa bác. Rồi nàng quay vào trong gọi lớn: - Mẹ Ơi mẹ, bác Thành đến nè. Hiếu Thành xách giỏ quà đi vào. Phương Trúc ra đón thấy đồ liền chau mày phàn nàn: - Anh Thành, anh lại đem quà đến nữa làm gì? Sự giúp đỡ của anh làm tôi áy náy quá. Tôi đã nói... Hiếu Thành cắt ngang: - Thôi chứ Phương Trúc, chị có nhớ lúc còn ở Trùng Khánh không? Tôi đã từng ăn dầm nằm dề ở nhà anh chị, thế mà bây giờ đem chút quà đến cho các cháu thì chị lại nói này nói nọ khiến tôi chẳng vui chút nào. Thời gian sẽ làm cho tình bạn thắm thiết hơn, chẳng lẽ lại phai nhạt hơn sao? à, mà Minh Viễn đâu rồi? - Dạ, ảnh mới đi đâu đó anh. Vừa nói bà vừa tiếp lấy giỏ quà đem ra sau bảo Hiểu Đan: - Đem dấu thật kỹ chỗ nào đi, đừng để cho cha con thấy nhé. Rồi bà quay ra, Hiếu Thành đã ngồi xuống ghế chăm chú xem bức họa vẽ dở dang của Minh Viễn treo trên tường. Ông hoi? Phương Trúc: - Mấy hôm nay tính tình Minh Viễn thế nào? Vẽ nhiều không? Phương Trúc lắc đầu chán nản. Bà bưng ly trà đưa Hiếu Thành đáp: - Chưa hoàn thành được bức nào, cứ vẽ lở dở lại xé. - Có bớt gây gổ không? Bà lắc đầu, cười đau khổ. Hiếu Thành nhìn Phương Trúc định nói gì nhưng lại thôi. Ông đảo mắt quanh phòng, uống hai hớp trà rồi hỏi: - Phương Trúc, chị không còn cách nào để cải thiện mức sống gia đình sao? Phương Trúc ngẩng lên, giọng tuyệt vọng: - Cải thiện? Cũng tại anh đề nghị vẽ lại để cải thiện mức sống gia đình, nào ngờ càng đem lại sự rối ren thêm. Tranh thì chẳng được bức nào mà chỉ thấy sự làm hùm làm hổ của ảnh một cách vô cớ. Ngay cả các cháu cũng không dám về nhà. Cải thiện đâu có dễ dàng? Tánh của ảnh... Hiếu Thành vội chen vào: - Theo tôi thấy thì chị nhịn Minh Viễn quá. Chính vì sự nhịn nhục thái quá ấy mà ảnh được nước chớ gì? Bà lại thấp giọng: - Lỗi ấy cũng do tôi mà ra. Tôi là nguyên nhân đưa đến sự dở dang sự nghiệp của ảnh. Thế nên, tôi đành gánh chịu chứ còn biết làm gì hơn. - Chị nói thế sao được, chị thử nghĩ xem, lúc trước... Phương Trúc đưa ngón tay lên miệng: - Suỵt, đừng nói nữa sợ Hiểu Đan nghe lén. Hiếu Thành đành bỏ dở lời mình, im lặng nhìn Phương Trúc. Một lúc lâu bà nói thật khẽ: - Lần đầu đến đây, anh bảo cũng có một người cùng ở Đài Loan, ai vậy anh? Hiếu Thành đờ người ra, cắn môi suy nghĩ. Ông nhìn Phương Trúc ngập ngừng: - Không, có ai đâu. Tôi nghe nói thằng La hiện ở miền Nam, Bình Đông hay Gia Nghĩa gì đó, đang sống bằng nghề buôn bán. Phương Trúc thở ra thật mạnh. Câu hỏi mà bà đã nuôi dưỡng tự bấy lâu trong lòng bây giờ đã được giải đáp xong khiến bà nhẹ nhõm cả người. Bà ngước lên cười: - Thì ra anh La, ảnh vẫn khỏe chứ? Ảnh buôn gì vậy anh? Hiếu Thành lo âu, không dám nhìn thẳng vào mặt Phương Trúc: - Dường như buôn bán đồ sắt gì đó tôi cũng không rõ lắm. Có dịp nào tôi sẽ hỏi xem nó đang buôn cái trò trống gì. - Ảnh cũng ở Đài Loan thì tốt biết mấy. Chúng ta phải có dịp nào để bạn bè gặp nhau một bữa cho vui. à, mà tại sao ảnh lại buôn cái thứ đồ sắt lẩm cẩm thế. Hiếu Thành toát mồ hôi. Ông vội đứng dậy nhìn đồng hồ: - Chết, suýt chút nữa tôi quên. Tám giờ có hẹn mà giờ này còn đứng đây, xin phép chị tôi về, hẹn bữa khác nhé. Tuy hơi ngạc nhiên trước thái độ đó, nhưng bà vẫn không buồn mời Hiếu Thành ở lại, dù thêm một phút. Bà chống tay lên cằm, ngồi suy nghĩ, lại ngu đến thế, anh La mà cứ tưởng là ai nên lo lắng hoài. Tại cái đầu này nghĩ bậy nên tưởng tượng ra như vậy. Bà ngồi chết một chỗ thật lâu rồi bỗng giật mình đứng dậy. Tám giờ ba mươi, Hiểu Bạch vẫn chưa về? Bà liền đẩy cửa vào phòng Hiểu Đan. Nàng đang làm bài, nghe tiếng động giật mình ngẩng lên, kéo vội quyển sách che lên quyển bài tập. Bà không hề để ý hành động đó của con, chỉ hỏi: - Hiểu Đan, con biết Hiểu Bạch làm cái trò gì ở đâu không? Giờ này nó vẫn chưa về đến nhà là sao? Hiểu Đan vừa hoàn hồn: - Dạ, con cũng không biết nữa mẹ, có lẽ nó dợt banh vì nghe như nó được tuyển vào đội banh nhà trường thì phải. Bà bực mình: - Hừ, tập dượt, lúc nào cũng chỉ biết bấy nhiêu. Bộ dượt banh thì được vào đại học khỏi cần thi chứ gì? Nói dứt lời bà quày quả trở ra. Hiểu Đan liền lấy quyển sách ra, nhìn lên vở bài làm. Nàng đọc lại những giòng chữ viết gần được nửa trang giấy, không vừa lòng nên nàng xé toạt, cầm bút viết lại: “Như Phong, Em xin báo cho anh một tin buồn là từ nay chúng mình không còn được giờ phút hẹn hò ấy nữa, vì mẹ em buộc em phải về nhà sau giờ tan học, n rụt rè: - Dạ con... con ở lại trường làm bài. ông tiếp: - Còn Hiểu Bạch đâu? - Dạ, con không thấy. Minh Viễn nhìn sang vợ: - Hai đứa con mình đã bắt đầu không muốn về nhà. Tan học cũng không về, đến giờ cơm cũng không về. Giọng nói ông như lỗi lầm của con đều do Phương Trúc gây nên. Bà muốn biện minh nhưng lại thôi. Tuổi thơ lúc nào cũng nhạy cảm. Bầu không khí gia đình có chút xáo trộn là chúng nhận biết ngaỵ Một con chim con cũng biết tổ mình đầm ấm hay không, nói chi đến mấy đứa con lớn đầu của bà. Bởi vậy, gần đây tính tình Minh Viễn trở nên cộc cằn, thô lỗ, hở ra là chửi thì còn con nào dám về nhà, dám ngồi yên để học. Chúng không thể nào làm bài trong một căn nhà chứa nặc mùi thuốc súng thế được. Trong lúc Phương Trúc đang nghĩ bâng quơ, Minh Viễn thay đồ đi ra ngoài. Bà liền hỏi: - Anh đi đâu vậy? ông ta thờ ơ đáp: - Đi ciné. Phương Trúc mấp máy đôi môi, nhưng không nên lời. Khi cánh cửa đóng sập lại, bà thẫn thờ ngồi vào ghế đưa hai tay ôm đầu. Mệt mỏi, buồn rầu, tuyệt vọng! Bà như chiếc thuyền con, lênh đênh giữa dòng nước lũ. Nước cứ mãi đập vào mạng thuyền, trôi dạt và trôi dạt. Hiểu Đan sau một hồi đứng nhìn mẹ bất động, bây giờ nàng tiến đến, đặt tay lên vai bà sợ hãi gọi: - Thưa mẹ! Phương Trúc ngẩng nhìn lên, đôi mắt âu sầu. Hiểu Đan đang lo lắng nhìn bà. Bà không muốn con mình biết được nỗi thống khổ lòng mình nên liền đánh trống lảng: - Con ăn cơm chưa? - Thưa mẹ, con ăn rồi. - Ăn ở đâu? - Câu lạc bộ nhà trường. Câu lạc bộ! Ba tiếng ấy vừa dứt thì má nàng bỗng nóng lên, lại một lần nữa nói dối với mẹ, những chỗ ăn ấy thật sang trọng, không tồi tàn như câu lạc bộ mà nàng vừa nói. Gần nửa tháng nay, Như Phong đưa nàng đi ăn cùng khắp thành phố Đài Bắc, mỗi ngày là một tiệm mới. Mỗi lần như thế, chàng thường vui vẻ nói: - Anh muốn em thưởng thức tất cả hương vị của Đài Bắc. Nhiều lúc, Hiểu Đan với lớp áo học trò, lại xuất hiện ở một nhà hàng sang trọng, trông mười hai con giáp chẳng giống con giáp nào. Thế mà, chàng vẫn tự nhiên và tỏ vẻ kiêu hãnh bên nàng, làm như nàng là người có một không hai trên đời này. Điều ấy khiến nàng càng thêm khâm phục và mến yêu. Chàng thật là người biết sống, biết thích nghi hoàn cảnh cuộc đời và biết hưởng thụ. Buổi cơm tối hôm nay tại một nhà hàng mà nàng không được biết tên, bên trong có hồ nước lớn, nuôi loại cá miền nhiệt đới. Chàng kể cho nàng nghe tên tất cả những loại cá ấy. Như Phong đắm đuối nhìn nàng: - Em có biết vì sao người ta gọi là cá “Thần Tiên” không? Đó là một cặp tình nhân yêu nhau khắng khít, lúc nào cũng bơi bên nhau, không rời nhau. Anh mong muốn một ngày nào đó, chúng ta sẽ là loài cá ấy. Phương Trúc bỗng cắt ngang dòng tư tưởng của nàng: - Hiểu Đan, con đang nghĩ gì vậy? Nàng giật mình hớt hải đáp: - Dạ con đâu có nghĩ gì? Bà thở ra: - Đan con, bắt đầu từ mai, con hãy ở nhà làm bài, đừng đến nhà Đức Mỹ nữa. Và, con cũng đừng ăn cơm câu lạc bộ nhà trường làm gì. Dạo này cha con lắm buồn phiền, các con đừng làm cha con phải buồn hơn. Hiểu Đan thở dài. Nàng cảm thấy như mình đã mất đi một cái gì thật vĩ đại trong lòng. Tan học phải về nhà, hai tiếng đồng hồ gặp gỡ thần tiên ấy làm sao tìm được. Hai tiếng đồng hồ ấy tuy chỉ một thoáng trôi qua nhưng chính là cái giây phút sống thực của đời nàng. Mỗi sáng thức dậy, nàng đón nhận ngày mới bằng tâm hồn rộn rã, yêu đời. Nhưng, nào phải một ngày mà chính là đón nhận hai tiếng đồng hồ sau giờ tan học. Ngồi trong lớp, lời giảng của giáo sư chỉ như tiếng gió thoảng bên tai, nàng không hề nghe được gì, chỉ mơ đến hai tiếng đồng hồ đó mà thôi. Ôi, nó tuyệt diệu làm sao ấy. Trước khi ra về, nàng còn phải quét lớp. Tay cầm chổi mà cứ mãi trông ra cột điện góc đường. Như Phong đã đứng đó chờ nàng cứ mỗi chiều như thế. Ra khỏi lớp, nàng chào tạm biệt Đức Mỹ thật nhỏ và vội vàng, trong cái vội vàng chứa đầy sung sướng. Nàng bước nhanh, chân như dẫm lên mây và sương mờ, toàn thân nhẹ nhàng khó tả. Lòng tràn ngập mộng tình. Như Phong, tất cả đều quy tụ vào hai tiếng đó và chừng ấy sự việc, tiếp diễn rồi tiếp diễn. Bây giờ, đành mất hai tiếng đồng hồ này thì chẳng khác nào đã mất hẳn cuộc sống đầy hoa gấm và mộng mị của nàng. Phương Trúc ngạc nhiên hỏi con: - Hiểu Đan, con sao thế? Nàng giật mình, lấy lại tinh thần ấp úng: - Dạ, da... có sao đâu. Phương Trúc nhìn con, trông nàng hôm nay có gì bí mật và mơ mộng thế? Sự thay đổi này đã bao lâu rồi, bà không tài nào tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, có một điều bà nhận biết rõ ràng là con bà đã mang dấu hiệu của kẻ trưởng thành, không còn bé bỏng như ngày nào. Chẳng những chỉ một đêm thôi mà nàng đã thay đổi một cách mau chóng đến thế. Cái vẻ trưởng thành ấy càng làm nàng đẹp hơn, đẹp đến nỗi đem đến bà sự sung sướng và tự mãn tột cùng. Chính vì thế, bà lại càng lo lắng cho nàng hơn: - Từ rày về sau, khi tan học, con phải về nhà ngay nhé. Con mà về trễ thì mẹ Ở nhà lo lắm. Thời đại này lắm bọn lưu manh, con về tối lỡ có chuyện không may xảy ra thì khổ cho mẹ. - Mẹ lo xa thế chứ làm gì có chuyện đó. - Lo xa là bổn phận của mẹ. Con gái lớn lên không bao giờ muốn nghe những lời này. Tuy nhiên, nếu con là mẹ thì con sẽ thấy điều ấy hữu lý và muốn nói, nói thật nhiều mà không chán. Bởi vì, nếu tất cả những người mẹ trên đời này đều biết tương lai con mình thì đâu cần dùng đến lời khuyên ấy làm gì, đã nhọc sức mà còn làm cho con mình bực mình thêm...