Kim Thế Di vừa lo vừa giận, chàng không có lòng nghe tiếp, vừa thấy tên đồ đệ của Mạnh Thần Thông cầm roi bước ra thì lập tức lẳng lặng bám theo. Nhưng hán tử ấy đi tới trước bộ hòn non bộ thì hắng giọng, khẽ gọi: “Lục sư đệ, thất sư đệ” đã y không nghe thấy tiếng trả lời thì hơi ngạc nhiên, thế là đưa tay ra xoay hòn non bộ hai vòng, hai tảng đá đột nhiên tách ra, lộ một cánh cửa. Kim Thế Di cả mừng, nghĩ thầm: “Té ra bọn chúng nhốt Tâm Mai muội muội ở đây!” 
Ngay lúc này chợt nghe tiếng chuông tiếng trống ở ngoài vườn vang dậy, có người kêu lên: “Kim Thế Di đã vào trang!” “Ai nấy đứng yên chỗ cũ, không được rối loạn đợi sư phụ ra bắt y.” Hán tử ấy định chạy vào sơn động, chợt nghe Kim Thế Di đã vào thì thất kinh, bất đồ quay đầu lại, nào ngờ Kim Thế Di đã đứng ở sau lưng y.” 
Nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, Kim Thế Di không đợi y lên tiếng, tay phải đã đánh ra một chiêu Kính Đức đoạt tiên chụp cổ tay của y, tay trái xỉa vào huyệt khiếu âm của y. Hán tử toàn thân cứng đờ, Kim Thế Di giật cây roi rồi tung cước đá y bật ra. Chàng quay dầu lại nhìn chỉ thấy bóng đen thấp thoáng, nhưng lại không thấy có người chạy về hướng của mình. Té ra không phải vì Kim Thế Di bám theo hán tử này mà bị phát hiện mà là khi chàng vào trong trang chỉ điểm huyệt hai tên đệ tử của Mạnh Thần Thông nằm yên trong vòng một canh giờ, thế nhưng hai tên này cũng có được hai phần bản lĩnh của sư phụ, cho nên vận khí phá giải, không đầy nửa canh giờ thì đã giải được huyệt đạo. Bọn chúng có thể lên tiếng, cho nên Kim Thế Di mới bị lộ.
Kim Thế Di nhân lúc Mạnh Thần Thông chưa đến, thầm nhủ: “Tốt xấu gì cũng phải cứu Tâm Mai ra.” Thế rồi vung cây roi vào trong động, chỉ cảm thấy đầu roi chạm phải hai người, nhưng hai người này lại không chống cự, chẳng giống người sống, Kim Thế Di giật mình bước vào trong động, ngưng thần nhìn vào, trong bóng tối lờ mờ chàng vẫn có thể nhận ra ở dưới đất có hai hán tử, Kim Thế Di tung ra một cước nhưng cả hai đều không có phản ứng, khi sờ mũi thì thấy đã đứt hơi từ lâu. Kim Thế Di thất kinh, thầm nhủ: “Hai kẻ này chắc là lục sư đệ và thất sư đệ của tên lúc nãy, nhưng ai đã giết bọn chúng?” Nhưng tình thế lúc này rất cấp bách, Kim Thế Di không kịp suy nghĩ, chàng đưa mắt nhìn tới thì thấy trong góc động có một bóng người ốm yếu nằm co quắp, Kim Thế Di vừa kinh vừa mừng, khẽ kêu: “Tâm Mai muội muội, ta đến đây!”
Bóng đen ấy chợt lên tiếng: “Ta biết thế nào ngươi cũng tới!” trong khoảnh khắc điện quang hỏa thạch ấy, Kim Thế Di chợt cảm thấy cổ tay bị nắm chặt, hổ khẩu đã bị một cái cương tráo chụp chúng, lúc này Kim Thế Di đã nhìn rõ, té ra đó chẳng phải là Lý Tâm Mai mà là nàng thiếu nữ che mặt đêm qua, lúc này nàng đã lột mạng che mặt, nàng lạnh lùng nói: “Không được đến gần, nếu không ta nhả lực ra bóp nát xương cổ tay của ngươi, dù ngươi có giết ta thì cũng đã tàn phế!”
Đây là lần đầu tiên trong đời Kim Thế Di bị người ta ám toán, chỉ nghe thiếu nữ ấy lại nói: “Có phải ngươi đến cửu nữ đệ tử họ Lý của phái Thiên Sơn không?”
Kim Thế Di ngầm vận nội kình, đột nhiên cười lạnh: “Muốn ám toán ta cũng đâu dễ?” Chàng dùng công phu Xúc cốt, thiếu nữ ấy nhận ra, chưa kịp siết cương trảo thì bàn tay nàng đã trượt ra ngoài.
Kim Thế Di chưa kịp ngừng cười, nàng đã sớm thu lại cương trảo, rồi cười nói: “Uổng cho người là Độc thủ phong cái, đã trúng độc mà cũng không biết. Kim Thế Di giật mình, phát giác mạch môn hơi ngứa chàng thử vận chân khí đẩy ra, cổ tay đã đau đớn như bị dao cắt. Kim Thế Di lớn lên ở Xà đảo, tuy bản thân không thích dùng độc nhưng là đại hành gia của môn này, biết nàng ta đã nói thật, nghĩ bụng cây cương trảo của nàng chắc có chất kịch độc, lúc nãy mình chỉ muốn rút tay ra, nhưng lại để cho cương trảo của nàng cào rách da. Kim Thế Di cố nén cơn giận, cười lạnh nói: “Trước khi ta phát độc cũng có thể giết chết ngươi, ngươi có tin không?” Thế là chụp hai tay của nàng.
Chàng trợn trừng mắt, nhìn nàng chằm chằm, toan hù dọa ra sau đó sẽ hành hạ nàng. Với võ công của nàng thiếu nữ,tuy không thể là đối thủ của Kim Thế Di nhưng nếu muốn chống cự thì vẫn có thể được một lúc, Kim Thế Di không ngờ rằng nàng chẳng hề chống lại, khi nhìn vào mặt nàng thì chẳng có vẻ gì là sợ hãi. Kim Thế Di ngạc nhiên lắm, chỉ nghe nàng khẽ cười “Ta tin rằng ngươi có bản lĩnh giết ta. Nhưng chúng ta cần gì phải lưỡng bại câu thương? Ngươi vẫn chưa đáp lời ta, có phải ngươi đến đây cứu nữ đệ tử họ Lý của phái Thiên Sơn không?” 
Kim Thế Di đang nôn nóng biết tung tích của Lý Tâm Mai, chỉ đành đáp: “Đúng thế. Lý cô nương đang ở đâu?” nàng thiếu nữ trả lời: “Nếu là thế có phải ngươi cũng đến kiếm Mạnh Thần Thông tính sổ không?” Kim Thế Di nói: “Nói mau, ngươi rốt cuộc có gặp Lý cô nương không?”
Thiếu nữ ấy từ tốn trả lời: “Cần gì phải nôn nóng như thế, khu vườn này rất rộng, bọn chúng không ngờ rằng ngươi nấp ở nơi này. Trước khi Mạnh Thần Thông tìm ra ngươi, chúng ta vẫn còn thời gian trò chuyện” Từ trước đến giờ Kim Thế Di chỉ bỡn cợt người khác, nhưng lần này đành phải bó tay, chàng gằn giọng nói: “Ngươi muốn nói gì?”
Nàng thiếu nữ nói: “Đêm qua ta không biết ngươi giúp ai, sau đó ta thấy ngươi chế phục đệ tứ của Mạnh Thần Thông, lẻn vào Mạnh gia trang mới đoán được vài phần. Chả lẽ ba kẻ vây đánh ta đêm qua cũng do ngươi hạ?” Kim Thế Di nói: “Ngươi biết thì tốt, tại sao ngươi còn lấy ân báo oán?” Thiếu nữ cười: “Lúc đó ta vẫn chưa biết. Huống chi lòng người hiểm ác, ngươi lại là một kẻ ma đầu, ta với người bèo nước gặp nhau, ta làm sao có thể hoàn toàn tin tưởng ngươi?” kêu đồng bọn rút lui. Những kẻ chưa bị thương và bị thương nhẹ đỡ những người đã bị thương nặng vượt tường tháo chạy, Trần Thiên Vũ và U Bình tuy đã toàn thắng nhưng họ cũng chẳng biết tại sao mình đã thắng!  U Bình đút kiếm vào vỏ, phất ống tay áo quạt khí âm hàn ra, xé một mảnh áo băng vết thương cho chồng rồi nói: “Không biết là cao nhân phương nào đã ngầm giúp chúng ta? Chàng có đau không?” Trần Thiên Vũ nói: “May mà không trúng xương. Không biết mùi hương hoa A Tu la từ đâu tới!” U Bình định hỏi hoa A Tu la là gì, chợt thấy Giang Nam tập tễnh bước ra, mặt lộ vẻ lo lắng, nói: “Công tử, tôi đã dắt nhầm kẻ thù đến nhà, công tử hãy xử phạt.” Trần Thiên Vũ nhíu mày nói: “Từ rày về sau phải cẩn thận hơn! Mau kêu người nhà rửa sạch vết máu dưới sân. Chuyện lúc nãy đừng nói ra ngoài.”
Giang Nam vâng một tiếng, chàng chợt ngẩn người ra, lúc này sương lạnh của Băng phách thần đạn đã tan theo gió, U Bình nhìn theo ánh mắt Giang Nam, chỉ thấy dưới gốc hòe trong sân có một thiếu nữ che mặt đang ngồi, trên tay nàng là một đóa hoa đã khô. Đóa hoa có hai màu đỏ và trắng trông rất kỳ lạ. Trước kia khi còn ở trong băng cung, U Bình đã thấy rất nhiều loại hoa kỳ lạ, nhưng chưa bao giờ thấy loại hoa này! U Bình giật mình: “Chả lẽ đây là hoa A Tu la?” nhưng chợt thấy thiếu nữ ấy cúi đầu, tóc tai rối bời, run lên bần bật, từng cánh hoa rơi lả tả xuống đất, tựa như nàng ta không chịu nổi cơn lạnh. Giang Nam đứng thộn mặt ra, lạc giọng kêu lên: “Chính là nàng, người đã thổi Hồ Ca!” Trần Thiên Vũ kêu “Ồ” một tiếng, U Bình vội vàng chạy đến, lấy ra một viên Dương hòa hoàn có tác dụng chống lại khí lạnh, dịu dàng nói: “Đa tạ cô nương đã giúp chúng tôi đánh lui kẻ địch.” Lúc này U Bình rất cảm kích, đang định vạch mạng che mặt giúp nàng uống thuốc. Nàng thiếu nữ chợt phóng vọt người dậy, phát ra tiếng cười quái dị, còn U Bình thì kêu thảm một tiếng, ngã ngửa xuống đất, trên ngực cắm một mũi tên ngắn đen bóng, đuôi tên vẫn còn rung bần bật!  Trong khoảnh khắc ấy Trần Thiên Vũ kinh hoảng đến ngây người ra, chỉ nghe nàng thiếu nữ cười rú lên: “Thứ ta không lấy được cũng mãi mãi chẳng giữ được!” Trần Thiên Vũ phóng vọt người lên chụp vào vai của thiếu nữ ấy, gằn giọng quát: “Ngươi... ngươi là ai? Tại sao hạ độc thủ như thế?” Sau cuộc ác chiến, chàng lại hít phải mùi thơm của hoa A Tu la, lúc này vốn đã đuối sức. Chàng phóng vọt lên nhảy bổ tới khiến cho vết thương trên vai vỡ ra, đứng không vững chân cho nên kéo thiếu nữ ấy cùng ngã xuống đất. Thiếu nữ chợt kéo mạng che mặt xuống, đôi mắt long lanh tựa khóc mà không phải khóc, như cười mà cũng chẳng phải cười, nàng nhìn Trần Thiên Vũ sững sờ, Trần Thiên Vũ kêu lên lạc giọng như gặp phải ma quỷ: “Ngươi... ngươi là Tang Bích Y?” Thiếu nữ ấy đột nhiên cười rú lên, rồi nàng nói tiếp: “Đúng thế, ngươi đã nhận ra ta, vị hôn thê của ngươi đã đến tìm ngươi, chúng ta cùng đi thôi!” rồi đột nhiên nàng rút ra thêm một mũi tên ngắn, đâm vào cổ họng Trần Thiên Vũ, Giang Nam kêu hoảng. Trần Thiên Vũ mặt xám ngoét như xác chết, lòng thầm than: “Oan nghiệt, oan nghiệp” rồi chàng nhắm mắt chờ chết, chợt nghe soạt một tiếng, Trần Thiên Vũ mở mắt nhìn lại thì ra mũi tên ấy không phải đâm vào cổ họng của mình mà là đâm vào ngực của nàng thiếu nữ. Chỉ nghe nàng thiếu nữ thở dài, thều thào nói: “Thiên Vũ, ngươi hay lắ! Ngươi không chịu đi cùng ta có phải không? Dẫu sao ta cũng đã giết ả, một mình ngươi sống trên đời sẽ rất đau lòng. Thiên Vũ, ngươi hãy để ta cột lại dây giày cho ngươi.” Giọng nói càng lúc càng nhỏ, rồi người cũng đổ ập xuống dưới gối của Trần Thiên Vũ, hai tay thì nắm giày của chàng. Nàng thiếu nữ che mặt chính là con gái của Thổ Ti Tát Ca. khi Trần Định Cơ làm Tuyên úy sứ ở Tát Ca, bị Thổ Ti của Tát Ca uy hiếp, đành phải hứa cưới con gái của Thổ Ti cho con trai của mình. Lâu nay Trần Thiên Vũ không hề thừa nhận hôn sự này, chàng cũng đã chạy trốn. Sau này Thổ Ti đã bị một thiếu nữ người Tạng là Chi Na đâm chết, thế là hôn sự cũng ta vỡ. Không ngờ sau khi Trần Thiên Vũ trở về Giang Nam, Tang Bích Y đã vượt đường xa muôn dặm tìm chàng. Nàng vốn muốn đâm chết Trần Thiên Vũ, nhưng khi xuống tay thì đột nhiên không nỡ lòng, cho nên trở ngược mũi tên đâm vào ngực mình. Trần Thiên Vũ đẩy nhẹ Tang Bích Y ra, thì ra dây giày của mình đã bị xổ, té ra theo phong tục của Tây Tạng, thiếu nữ buộc dây giày cho một người đàn ông nào đó thì có nghĩa là trái tim của nàng đã thuộc về người ấy, trước đây Tang Bích Y đã từng buộc dây giày một lần cho Trần Thiên Vũ, lúc đó Trần Thiên Vũ không biết phong tục này. Tang Bích Y vẫn nhớ mãi hôn ước, cho đến chết vẫn muốn làm vợ của chàng, vì thế trước khi ra đi nàng vẫn muốn buộc dây giày cho Trần Thiên Vũ.
Trần Thiên Vũ rút chân ra, đưa tay sờ thì thấy Tang Bích Y đã đứt hơi. Trong không khí thê thảm ấy, máu chàng tựa như đông lại, chàng vội vàng chạy đến bên cạnh U Bình, nhưng U Bình đã nhắm tịt hai mắt, mặt không hề có sắc máu. Mảnh áo trên vai nàng đã bị Tang Bích Y xé rách, cả bờ vai của nàng bị bầm đen, chàng thấy mũi tên độc cắm vào ngực của U Bình, nghĩ bụng chắc nàng không thoát khỏi cái chết. Trần Thiên Vũ đứng ngẩn người ra, rút soạt thanh kiếm, trở mũi kiếm lại toan đâm vào yết hầu của mình. Trải qua biến cố lần này, chàng quả thật không muốn sống một mình trên đời để đau lòng nữa.  Giang Nam đang đứng bên cạnh, thấy thế thì tung ra một cước, đá bay thanh kiếm của Trần Thiên Vũ, kêu lên: “Công tử, xem kìa, đầu của thiếu phu nhân còn cử động được!” Trần Thiên Vũ nhìn lại, mái tóc của U Bình đang phất phơ theo gió, thần trí của nàng hơi tỉnh hơn, chàng nghĩ thầm: “Đúng thế, mình phải cố hết sức.” Vì thế mới kêu Giang Nam vào trong lấy cao đơn hoàn tán giải độc ra, chàng không dám rút mũi tên độc, chỉ nắm chặt hai tay của U Bình, cảm thấy mạch đập của nàng mỏng manh như sợi tơ, tuy hơi yếu nhưng vẫn chưa đoạn hoàn toàn.
Một hồi sau, Giang Nam đã đem ra tất cả các loại thuốc giải độc, Trần Thiên Vũ chọn hai loại thuốc mà U Bình đã lấy về từ băng cung, rồi vạch áo bôi vào vết thương, sau đó lại nhẹ nhàng xoa bóp, độc khí đã tản mát, qua một hồi lâu sau, U Bình hơi hé mắt, miệng mấp máy, Trần Thiên Vũ kề tai vào miệng nàng. Chỉ nghe nàng khẽ nói: “Đừng làm khó nàng ta!” Ý của U Bình là muốn nói Tang Bích Y. Trần Thiên Vũ nhói lòng, nói: “Nàng đã chết!” U Bình nói: “Chàng đừng căm hận nàng, cứ chôn nàng theo lẽ phu thê. Nếu muội chết, huynh cứ chôn muội bên cạnh nàng!” Trần Thiên Vũ thổn thức nói: “Không, muội không thể chết được.” Lúc này bên trong nhà có tiếng người ồn ào, Trần Thiên Vũ lòng rối bời, hỏi Giang Nam: “Lão gia thế nào rồi?” Giang Nam nói: “Lão gia hoảng quá đến nỗi ngã bệnh.” Trần Thiên Vũ bế U Bình vào phòng rồi vội vàng đến thăm cha. May mà Trần Định Cơ vì già cả yếu ớt, hoảng quá thành bệnh chứ không hề gì.
Suốt mấy ngày qua Trần Thiên Vũ ngồi bên giường chăm sóc cho vợ, không biết cây tên của Tang Bích Y đã tẩm loại độc gì mà tuy có linh dược của băng cung cũng chỉ có thể ngăn thương thế không mở rộng mà thôi. May mà được Đường Kinh Thiên chỉ điểm tâm pháp nội công chính tông, cho nên mỗi ngày chàng đều đùng nội công thượng thừa phối hợp với linh dược của băng cung trị thương cho U Bình. Lại cũng nhờ U Bình có căn cơ võ công vững chắc, kéo dài được đến ngày thứ tư thì nàng mới có thể ăn uống được một chút, mạch đập cũng hơi mạnh hơn nhưng vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm. Trần Thiên Vũ vừa chăm sóc cho cha, vừa trông coi vợ, quả thật rất mệt mỏi.
Hôm nay U Bình đã hơi tỉnh táo, thấy Trần Thiên Vũ sắc mặt tiều tụy thì nàng buồn bã thở dài: “Muội đã liên lụy huynh ra nông nỗi này, chi bằng cứ để muội chết cho xong.” Linh dược của băng cung cũng không thể giải độc, chắc là không có thầy thuốc nào trị nổi. Mấy năm nay muội được hưởng phước, dẫu cho có chết sớm cũng nhắm mắt.” Trần Thiên Vũ nói: “Đừng nghĩ càn, muội không thể chết được!” chàng tuy nói cứng như thế nhưng đó chỉ là an ủi cho U Bình, thực ra trong lòng chàng cũng chẳng có cách gì hay. U Bình chợt nói: “Huynh đã xây mộ cho Tang Bích Y chưa?”
Trần Thiên Vũ nói: “Mấy ngày qua huynh đã bảo Giang Nam đốc công xây xong.” U Bình nói: “Nàng tuy ra tay ác độc nhưng cũng vì si tình. Huynh đừng đối xử tệ với nàng.” Trần Thiên Vũ nói: “Huynh đã chôn cất nàng theo lời muội.” U Bình nói: “Tốt lắm, sau này nếu gặp nàng ở suối vàng, muội cũng yên lòng.” Trần Thiên Vũ nói: “Muội hãy vì huynh, đừng nói những lời đau lòng ấy được không?” có linh dược của băng cung, lại thêm công lực của bản thân muội đủ cho trong nhất thời không thể khỏe hẳn, nhưng vẫn có thể giữ được lánh mạng.” U Bình cười thảm nói: “Hàng ngày huynh phải trông coi một người sắp chết như thế này, huynh không phiền muộn nhưng muội thì rất đau đớn!” nàng ngừng một lát rồi lại nói: “Có một chuyện muội vẫn chưa cho huynh biết, năm xưa Đường Kinh Thiên lần đầu tiên đến băng cung, đã viết đôi câu đối cho muội: “U cốc hoang sơn, nguyệt sắc tẩy thanh nhan sắc. Bình ngạnh liên diệp, vũ thanh tích toái hà thanh” nghĩ lại muội quả thực chỉ hợp sống ở nơi u cốc hoang sơn, khi theo huynh về nơi trần thế phồn hoa này, trái lại đã khiến huynh đau lòng vì muội suốt một đời!” Trần Thiên Vũ đang rối bời ruột gan, chàng chợt sực tỉnh, mừng rỡ kêu lớn: “Đúng rồi, sao huynh lại không nhớ ra chứ? Giang Nam, Giang Nam!”
U Bình nói: “Huynh đã nhớ được gì?” Trần Thiên Vũ nói: “Đường Kinh Thiên, Thiên Sơn tuyết liên? May mà muội nhắc đến ông ta. Thiên Sơn tuyết liên có thể giải bách độc, còn lo gì?” U Bình cười khổ sở: “Thiên Sơn cách đây bao xa?” Trần Thiên Vũ nói: “Nếu dùng khoái mã đi và về nhiều nhất không quá nửa năm. Trong thời gian này huynh sẽ điều trị cho muội, có lẽ bệnh tình sẽ không chuyển biến xấu!” lúc này Giang Nam đã vội vàng chạy vào, đứng cúi đầu chờ trước giường bệnh, vẻ mặt rất lo lắng. Trần Thiên Vũ nói: “Giang Nam, tôi muốn nhờ ngươi hai chuyện.” Giang Nam kêu ối chao rồi nói: “Sao công tử lại nói thế? Công tử đối với tôi rất tốt, có chuyện gì thì cứ sai khiến, dù nước sôi lửa bỏng Giang Nam cũng không nhíu mày!” Trần Thiên Vũ nói: “Làm phiền ngươi hãy đến băng cung một chuyến, xin Đường đại hiệp một đóa Thiên Sơn tuyết liên.” Vì lần này Giang Nam đã dắt kẻ địch đến, Trần Thiên Vũ tuy không trách, nhưng rất áy náy trong lòng, lúc nào cũng không yên, nay nghe Trần Thiên Vũ bảo đi lấy Thiên Sơn tuyết liên, chàng nghĩ chắc đó là một loại thuốc giải độc, không khỏi cả mừng nói: “Công tử hãy yên tâm, Giang Nam chắc chắn sẽ làm được.” Trần Thiên Vũ nói: “Đường sá xa xôi, người phải cẩn thận mới được.”
Giang Nam nói: “Đương nhiên, nếu trên đường gặp kẻ cường địch, nếu tránh được thì tránh, không tránh được tôi sẽ liều mạng với bọn chúng.” Trần Thiên Vũ nói: “Ta không lo diều này. Tuy trên đường nhiều cường đạo, nhưng ngươi chẳng mang theo vật gì đáng tiền, vả lại võ công của ngươi đã có tiến bộ, đủ ứng phó với bọn mã tặc thông thường. Điều quan trọng nhất là đừng gây sự.” Giang Nam nói: “Được, tôi sẽ giả vờ chẳng biết võ công, dù có bị đánh tôi cũng không trả đòn.” Trần Thiên Vũ nhíu mày: “Đâu có ai vô duyên vô cớ đánh mắng ngươi. Ngươi không gây chuyện đã là tốt lắm.” Ngừng một lát rồi trịnh trọng nói: “Ta còn nhờ ngươi một chuyện nữa.”
Giang Nam nói: “Công tử cứ căn dặn, Giang Nam sẽ nghe theo.” Trần Thiên Vũ nói: “Ngươi phải nhớ kỹ hai câu nói này!” Giang Nam vội vàng hỏi: “Câu nói gì?” Trần Thiên Vũ nói: “Đành rằng phải nói chuyện với người khác nhưng không thể vạch áo cho người xem lưng. Trên giang hồ hạng tiểu nhân gian xảo nào cũng có, ngươi phải sửa tật lắm lời.” Giang Nam đỏ mặt, ngượng ngùng nói: “Khi đi đường người khác hỏi tôi hai câu, tôi sẽ đáp một câu. Người ta hỏi mươi câu tôi sẽ đáp bốn câu. Nếu y có lai lịch bất minh, tôi sẽ giả vờ câm điếc. Quyết không dám làm hỏng chuyện lớn của
công tử.” U Bình nghe chàng nói một hồi thì bật cười, Giang Nam nói: “Bây giờ còn đang ở nhà, tôi có nói thêm vài câu cũng chẳng hề chi. Thiếu phu nhân hãy yên tâm, khi đi đường tôi sẽ kín như bưng!” Trần Thiên Vũ mỉm cười nói: “Ta rất cảm kích tấm lòng trung thành của ngươi đối với ta. Trước đây ngươi là thư đồng của ta, từ rày về sau đừng gọi ta là công tử nữa.” Giang Nam nói: “Đợi sau khi lấy được Thiên Sơn tuyết liên thì đổi cách xưng hô cũng được. Công tử có còn căn dặn gì nữa không?” Trần Thiên Vũ nói: “Chỉ có một việc ngươi có thể dò hỏi ở trên đường đó là tin tức của Kim Thế Di.” Nói rồi lấy ra hai trăm lượng bạc đưa cho chàng làm lộ phí, lại sai người dắt con ngựa tốt giống Đại Uyển ra cho Giang Nam. Trần Thiên Vũ đưa Giang Nam ra khỏi thôn, dặn dò một hồi rồi mới vẫy tay cáo biệt.
Trên suốt quãng đường Giang Nam nhớ kỹ lời đồn của Trần Thiên Vũ, quả nhiên không dám nói nhiều. Chàng phóng ngựa rất nhanh, mỗi ngày sáng sớm đã lên đường, đến trời tối thì tìm nơi tá túc, đến ngày thứ năm thì đã đi hơn một ngàn dặm đường, chàng nhủ thầm: “Đi nhanh như thế này không cần nửa năm, nhiều nhất bốn tháng là
có thể quay về.” Nào ngờ đến ngày thứ sáu thì gặp phải một chuyện bất ngờ, suýt nữa khiến chàng mất mạng.
Đó chính là: “Giang hồ sóng gió xưa nay lắm, vượt qua đâu dễ đã bao người?”
Muốn biết tiếp đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.

Dịch giả: Cổ Nguyệt
Hồi thứ hai
TRỜI XOAY ĐẤT CHUYỂN LÀM SAO BIẾT
LIỄU RẬM HOA THƯA LẠI GẶP NGƯỜI

Hôm nay, cũng như mọi ngày, trời vừa mới hửng sáng Giang Nam đã phóng ngựa lên đường, chạy không dừng vó cho nên đến trưa thớt ngựa của chàng tuy là ngựa tốt giống Đại Uyển cũng đã sùi bọt mép, còn Giang Nam thì thấy khát khô cổ họng, đang định tìm bóng mát nghỉ chân. Trên đường bỗng thấy một tòa lương đình, bên trong còn có người bán trà, Giang Nam buộc chặt ngựa rồi vào đình gọi trà uống.
Nhìn tòa lương đình rất rộng rãi, được xây bằng đá với hai bên là hai cây trụ lớn, lan can làm bằng gỗ đỏ, chàng thầm nhủ: “Trung Nguyên quả thực khác hẳn, tòa lương đình này còn tốt hơn cả nhà của người giàu sang bên Tây Tạng.” Ông lão bán trà pha cho chàng một bình trà thơm, Giang Nam uống rồi khen ngon, và hỏi: “Đây là nơi nào?” ông lão đáp: “Đây là làng Bình Hồ huyện Đông Bình.” Giang Nam nói: “Ồ, té ra đã đến Sơn Đông, gần đây có một hồ nước rộng đúng không?” ông lão nói: “Chắc là tiểu ca từ nơi khác đến?” Giang Nam giật mình thầm nhủ: “Té ra mình đã đến quê hương của nàng.” Trong lòng chàng hiện ra hình bóng của một thiếu nữ, đó chính là Trâu Giáng Hà, con gái của Dương Liễu Thanh.
Năm ấy Dương Liễu Thanh dắt con gái đến Hồi Cương và Tây Tạng tìm Đường Hiểu Lan, Giang Nam đã quen biết với nàng, tính lại thì cũng đã được năm năm. Giang Nam nghĩ bụng: “Mấy năm không gặp chắc là tiểu a đầu đã trở thành một cô nương xinh xắn.” Trâu Giáng Hà nhỏ hơn Giang Nam hai tuổi, lúc hai người quen biết nhau nàng chỉ là một cô bé nghịch ngợm, nhưng khi chia tay nhau nàng cũng đã cho chàng biết chỗ ở của mình.
Giang Nam nghĩ: “Giá mình không có việc thì đã đến thăm nàng.” Chàng định hỏi thăm nhưng lại nhớ lời dặn của Trần Thiên Vũ nên không dám hỏi nhiều. Bèn chỉ im lặng ngồi uống trà.
Giang Nam đã quen thói nói chuyện cho nên tuy im lặng mà trong lòng vẫn bồn chồn. Chàng nhắp một ngụm trà rồi ngẩng đầu lên thấy thớt ngựa vẫn đang thở phì phò, đành đưa mắt nhìn xa xăm. Khi chàng liếc mắt qua cây cột đá ở phía đông thì thấy có dấu một vết đao chém, nhìn sang cây cột phía tây thì thấy trên cột có một dấu chưởng, Giang Nam ngạc nhiên định hỏi nhưng mà cố nén lại, tuy vậy môi chàng vẫn mấp máy.
Ông lão thấy thế cười hì hì bước tới: “Khách quan, chắc là ngài ngạc nhiên khi nhìn thấy vết đao và dấu chưởng kia. Hôm ấy tôi suýt chết khiếp!” Giang Nam thầm nhủ: “Đấy là ông ta tự nói với mình, coi như mình không phải lắm lời.” Vì thế chàng mở to mắt nhìn ông ta, đợi ông ta nói tiếp nhưng không ngờ ông lão lại chẳng nhắc đến chuyện ấy nữa mà bảo: “Trà của khách quan đã nguội, có cần tôi châm thêm một bình không?” Giang Nam nói: “Cũng được.” ông lão lại bảo: “Tôi là một người thích nói chuyện, dù khách quan thích nghe hay không, tôi cũng phải nói. Nhưng hai ngày nay có nhiều người hỏi tôi chuyện này.” Giang Nam không nén được nữa: “Rốt cuộc là chuyện gì? Ông nói mau lên!” ông lão cười hì hì rồi nói: “Khách quan, trà của khách quan đã nguội” Giang Nam sực nhớ, lấy ra một đồng tiền rồi nói: “Tôi trả trước tiền trà, lát nữa pha cũng được.” ông lão bán trà nói: “Đa tạ.” Rồi mời từ tốn nói: “Khách quan, hình như ngài là người đi lại trên giang hồ.” Giang Nam nhớ lại lời Trần Thiên Vũ dặn dò, vội vàng nói: “Ông lầm rồi, tôi chỉ là người buôn bán nhỏ.” ông lão hờ hững liếc Giang Nam rồi cười: “Coi như là tôi đã nhìn nhầm, thôi được, người đi qua con đường này, dù là kẻ hành tẩu giang hồ hay người buôn bán thì chắc chắn cũng đều nghe qua một cái tên, đó là một nhân vật lẫy lừng ở huyện Đông Bình chúng tôi vào ba mươi năm trước.” Giang Nam bật cười nói: “Ba mươi năm trước tôi vẫn còn chưa ra đời!” chàng chợt nhớ không nên nói nhiều, thế rồi suỵt một tiếng bảo: “Này, đừng nói vòng vo nữa, kể mau lên.” ông lão cười: “Đó không phải là chuyện vớ vẩn đâu, ba mươi năm trước ở huyện Đông Bình có một nhân vật tên tuổi lẫy lừng, người ấy là minh chủ võ lâm năm tỉnh phía bắc, tên là, tên là...” Giang Nam không nén được: “Thiết chưởng thần đạn Dương Trọng Anh.” ông lão cười: “Đúng thế! Cho nên tôi mới bảo ngài chắc hẳn đã nghe cái tên này, quả nhiên không sai!” rồi ông ta phe phẩy cái quạt nan trong tay, tỏ vẻ rất đắc ý.
Giang Nam lại hỏi: “Dương Trọng Anh đã chết nhiều năm, chuyện này có liên quan gì đến ông ta?” chàng vừa nói ra thì mới biết không ổn, bởi vì lúc nãy chàng vừa mới bảo không phải là người đi lại trên giang hồ nhưng sao lại biết chuyện trên giang hồ? Ông lão vẫn mặc kệ, tiếp tục nói: “Chuyện này có liên quan đến Thiết chưởng thần đạn, Thiết chướng thần đạn tuy dã chết nhưng con gái của ông ta tên là tên là...” lần này thì Giang Nam cố nhịn không cướp lời nữa, ông lão nghĩ một hồi rồi nói: “Tên là Dương Liễu Thanh, nhưng chúng tôi không dám gọi thẳng tên của bà ta, bà ta thích người nhà gọi là đại tiểu thư, tuy đã là một người mẹ, nhưng người trong huyện đều gọi bà là Dương đại tiểu thư.” 
Giang Nam thầm nhủ: “Ông lão này thật nhiều lời, nói cả buổi vẫn chưa nhập đề.” Chàng cứ trách người nhưng không nhớ mình cũng có lỗi ấy. ông lão ngập ngừng rồi lại nói tiếp: “Hôm ấy Dương đại tiếu thư và con gái của bà ta ra ngoài trở về, đã dừng lại ở đây uống trà, tôi quên cho ngài biết, tòa lương đình này là do Dương Trọng Anh đã góp tiền xây dựng nên. Tất cả gạch ngói đều là loại thượng đẳng. Nay tôi có thể kiếm sống ở đây, quả thực rất biết ơn ông ta.”
Giang Nam nghe mấy ngày trước Dương Liễu Thanh và con gái của bà ta đã đi ngang qua đây, tim đập mạnh, rồi chàng mới thúc ông lão: “Sau đó thì thế nào?” ông lão nói: “Hai mẹ con bà ta ngồi nói chuyện với tôi ở đây, nhắc đến chuyện Dương Trọng Anh khi còn sống, Dương đại tiểu thư còn hứa giúp cho tôi một số tiền để tu sửa đình này.” Giang Nam nhíu mày bảo: “Thế à?” ông lão nói tiếp: “Chúng tôi đang nói thì có một hòa thượng xuất hiện, đang lúc tôi cao hứng không biết ông ta bước vào từ lúc nào. Sau đó thấy vẻ mặt của Dương đại tiểu thư không ổn thì tôi mới phát hiện ra. Té ra hòa thượng ngồi trước mặt bà ta, nhìn bà ta với đôi mắt rất gian xảo. Con gái bà ta nói: “Mẹ, lão hòa thượng trông rất quái dị, mẹ nhìn đôi mắt của lão kìa.” Dương đại tiểu thư đột nhiên đứng dậy nói: “Lão Vương, tôi sẽ để lại một ký hiệu ở tòa lương đình này của ông!” rồi phóng vù ra một mũi phi đao. Ông lão kể rất hấp dẫn, Giang Nam giật mình, vội vàng hỏi: “Có phải mũi phi đao của Dương Liễu Thanh đã giết hòa thượng ấy không?” ông lão ấy nói: “Không, mũi phi đao của bà ta đã để lại dấu trên cây cột kia.” Giang Nam thở phào, thầm nhủ: “Bà ta phóng phi đao ra oai, chắc là muốn cho hòa thượng biết lợi hại.” Vì thế hỏi ông lão: “Hòa thượng ấy thế nào?”. Ông lão trả lời: “Hòa thượng ấy chẳng nói lời nào, cũng đứng dậy rồi đột nhiên vỗ một chưởng vào cây trụ kia...” Giang Nam kêu lên: “Ồ, té ra dấu chưởng kia là của lão hòa thượng!” ông lão nói: “Hòa thượng đánh xong một chưởng thì mới lạnh lùng nói với tôi: “Ta cũng để lại một dấu hiệu” rồi bỏ đi. Dương đại tiểu thư quát gọi lão ngừng lại...Giang Nam hỏi: “Thế là đánh nhau?” ông lão đáp: “Chỉ cãi nhau.” Giang Nam hỏi tiếp: “Cãi cái gì?” ông già nói: “Họ cứ nói như pháo liên châu, những chữ nghe được thì tôi chẳng hiểu, nào là cái gì lương tử, phiêu nhi, thanh tử... hình như hai người vốn có thù với nhau. Sau đó Dương đại tiểu thư mới nói một câu: “Ta sẽ đợi ngươi ở nhà!” chỉ có câu này là tôi nghe rõ ràng.” Giang Nam vội hỏi: “Ông có nghe bà ta nói khi nào không?” ông lão trả lời: “Tôi không nghe rõ.”
Giang Nam giật mình, thầm nhủ: “Như thế có nghĩa hòa thượng chắc chắn hẹn ngày với bà ta. Hỏng bét, dấu chưởng này lún sâu vào đá đến ba phân, xem ra công lực của lão hòa thượng hơn Dương Liễu Thanh rất nhiều. Mình có nên đi giúp mẹ con bà ta một tay không?” trong lòng thì cứ thấp thỏm, lúc thì nhớ đến lời dặn của Trần Thiên Vũ, lúc thì lại nghĩ đến mối giao tình giữa mình với Trâu Giáng Hà, chàng vẫn chưa quyết định thì chợt nghe tiếng bước chân, lại có hai người khách qua đường, ông lão ấy tuy đang cao hứng nói nhưng cũng bỏ đi tiếp khách.
Hai người này giắt đao ở hông, vừa vào thì đã lấy ra hai xâu tiền: “Ông già, đây là tiền trà ta thưởng cho ông.” Hai kẻ ấy ra tay rộng rãi hơn Giang Nam, ông lão cười toe toét, nói: “Đa tạ đại gia thưởng hậu, tôi không đám nhận!” người khách ấy nói: “Đừng nhiều lời, hãy nhận lấy. Ta hỏi ngươi, hai ngày trước có ai lạ mặt đi ngang qua đây không?” ông già ấy trả lời: “Có một hòa thượng.” ông ta đang định kể lại chuyện lúc nãy, người khách lại hỏi: “Ngoài ra còn có ai?” ông già nói: “Không có ai khác.” Người khách trả lời: “Có ai hỏi đường đến nhà họ Dương không?” ông lão nói: “Người trong huyện chúng tôi ai mà không biết nhà họ Dương, cần gì phải hỏi đường?” người khách ấy ừ một tiếng rồi nói: “Pha cho ta một bình trà.”
Hai người ấy ngồi đối diện với Giang Nam, một người nói: “Ta thật không hiểu, đà chủ chúng ta cần gì phải chuyện bé xé ra to như thế.” Giang Nam giật mình, chỉ thấy ánh mắt của hai người ấy hình như nhìn về phía mình, chàng vội vàng bưng chén trà lên, hai người thấy Giang Nam chỉ là một gã tiểu tử ngờ nghệch, mới yên lòng trò chuyện bằng tiếng lóng trên giang hồ. Giang Nam cũng hiểu một chút tiếng lóng, chỉ nghe người to béo nói: “Người đàn bà ấy chỉ nhờ có uy danh của cha mình để lại, dâu có gì khó đối phó? Đà chủ của chúng ta đã quá cẩn thận.” Tên ốm nói: “Đó là bởi vì trước đây cha của bà ta là minh chủ võ lâm năm tỉnh phía bắc, quen biết nhiều người, mấy ngày nay lẽ nào mụ ta không nhờ người giúp đỡ? Thực ra ta cũng lo cho đà chủ, cần gì phải dính vào chuyện này? Nếu bị lão hòa thượng ấy liên lụy, trái lại trộm gà không xong lại mất nắm thóc!”
 Tên béo nói: “Huynh có điều không biết, nếu hạ được nhà họ Dương, đà chủ của chúng ta sẽ độc bá miền Sơn Đông. Huynh có biết lão hòa thượng ấy là ai không?”
Tên gầy nói: “Không biết, đang định hỏi huynh.” Tên béo nói: “Tôi cũng không biết pháp hiệu của lão. Nhưng nghe đà chủ nói, cả Đường Hiểu Lan cũng phải e dè lão ta mấy phần, chắc là một nhân vật lẫy lừng. Huynh hãy xem dấu chưởng lão để lại, quả thực công lực rất thâm hậu!” Tên gầy nói: “Tuy là vậy, nhưng hậu nhân của Thiết chưởng thần đạn cũng chẳng dễ đối phó, chúng ta phải chia nhau đi mời người giúp đỡ!”
Hai hán tử ấy vội vàng uống trà rồi lên ngựa, một người đi về hướng đông, một người đi về hướng tây. Lúc này Giang Nam đã quyết ý, thầm nhủ: “Công tử thường nói chúng ta là người học võ công, phải nên hành hiệp trượng nghĩa, huống chi bằng hữu của mình đã gặp nạn, Giang Nam này tuy chưa chắc đối phó nổi lão hòa thượng kia, nhưng ít nhất cũng có thề giúp cho họ.” Rồi chàng cũng vội vàng uống chén trà, lại hỏi ông lão bán trà đường đến nhà họ Dương.
Ông già cười nói: “Tôi đã đoán ngài quả nhiên đến nhà họ Dương giúp đỡ.” Giang Nam nói: “Sao ông biết?”  Ông già nói: “Tôi đã từng gặp nhiều người, vừa nhìn đã biết ngài không phải là kẻ xấu, nếu không phải kẻ xấu thì lẽ nào không giúp hậu nhân của Thiết chưởng thần đạn? Thực ra mấy ngày nay đã có rất nhiều người hỏi đường tôi để đến nhà họ Dương giúp đỡ. Tôi thấy hai gã lúc nãy chẳng phải hạng tốt lành gì, cho nên tôi mới không nói thực.” Giang Nam nghe ông ta khen vì thế trả một nắm tiền rồi phóng ngựa lên đường.
Đường đi bằng phẳng, Giang Nam nhìn ra phía xa, chàng thấy hai hán tử ấy đang thấp thoáng phía trước. Giang Nam phóng lên lưng ngựa thầm nhủ: “Tên gầy hình như rất lanh lẹ, mình cứ đuổi theo tên béo.” Rồi chàng vung roi, thớt ngựa Đại Uyển tung vó lướt nhanh, chỉ trong một tuần trà thì đã đuổi theo phía sau tên béo, Giang Nam gọi lớn: “Này, lúc nãy người đã đánh rơi đồ trong trà đình!” Hán tử ấy kìm ngựa, hỏi đầy vẻ hoài nghi: “Đồ gì?” Giang Nam nói: “Người nhìn xem, đây chẳng phải là bọc tiền của người sao.” Hai thớt ngựa lướt tới gần nhau, Giang Nam bất thình lình mở bàn tay chụp vào bên sườn của y, đó là một chiêu đại cầm nã thủ rất lợi hại mà Đường Kinh Thiên đã dạy cho chàng trong một buổi cao hứng, Giang Nam thấy hán tử ấy chẳng hề để ý thì trong bụng mừng thầm, chỉ nghe soạt một tiếng, chàng đã xé được tà áo của hán tử ấy nhưng không kéo được y xuống ngựa, nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, hán tử ấy lật tay điểm lại Giang Nam đổ sầm xuống đất. Hán tử ấy cười ha hả: “Tên tiểu quỷ nhà ngươi dám giở trò trước mặt ta, đúng là múa rìu trước cửa Lỗ Ban, đọc sách trước mặt Khổng Tử.” Giang Nam nằm ngửa dưới đất, hai mắt trợn ngược, miệng thì kêu hừ hừ, hán tử ấy cười lạnh nói: “Kém cỏi như thế mà cũng dám ám toán đại gia, hừ, thực là mất mặt. Mau nói thực, ai sai ngươi đến thăm dò tin tức?” Giang Nam nói rất khẽ, hán tử ấy bảo: “Chẳng qua ngươi chỉ bị ta điểm huyệt đạo, lẽ nào đau đến nỗi nói không ra lời? Nếu ngươi cứ vờ vịt nữa, ta sẽ làm cho ngươi câm luôn! Nói lớn lên!” Giang Nam vẫn cứ rên lên hừ hừ, lời nói chẳng rõ ràng tí nào. Hán tử ấy cả giận nhảy xuống lưng ngựa, bước tới gần Giang Nam rồi vung tay tóm lấy chàng. Trong khoảnh khắc điện chớp lửa xẹt ấy, Giang Nam đột nhiên vọt người dậy, hai tay búng ra, hán tử ấy nằm mơ cũng không ngờ rằng Giang Nam đã trúng thủ pháp điểm huyệt nặng tay mà vẫn có thể phản công, y chưa kịp kêu lên thì đã ngã xuống đất. Giang Nam cả cười nói: “Thủ pháp điểm huyệt của ngươi còn kém ta xa lắm!” Té ra trước đây Giang Nam đã từng bị dị sĩ của phái Không Động là Hoàng Thạch đạo nhân ép làm học trò, đã từng đi theo ông ta bảy ngày, chỉ học được một loại công phu làm thay đổi vị trí của huyệt đạo, võ công của hán tử ấy vốn hơi nhỉnh hơn Giang Nam, thế nhưng y lại dùng công phu điểm huyệt cho nên mới tạo cơ hội cho Giang Nam.
Giang Nam nheo mắt nhìn y cười: “Ai đã sai ngươi đi mời trợ thủ? Mau nói thực, nếu nửa câu giả dối ta sẽ bẻ xương lột da ngươi!” khi nói đến câu cuối cùng thì chàng gằn giọng.
Hán tử ấy tức tối, im lặng chẳng thèm trả lời. Giang Nam nói: “Được, trước tiên ngươi sẽ nếm mùi vị bị ta điểm huyệt đạo. Khi ngươi đã nếm đủ thì ta sẽ lại bẻ xương lột da ngươi!” Hán tử đột nhiên cảm thấy trong người có vô số con rắn đang cắn xé, đau đến nỗi chết đi sống lại. Số là Kim Thế Di dạy chàng thủ pháp điểm huyệt này. Kim Thế Di học thủ pháp điểm huyệt từ Độc Long tôn giả, đây là loại thủ pháp kỳ quái nhất, lợi hại nhất, tổng cộng có bảy cách điểm huyệt khác nhau, công hiệu khác nhau, Giang Nam vừa mới sử dụng thủ pháp dễ học nhất, người học không cần có công lực thâm hậu nhưng cũng đủ khiến cho đối phương không thể chịu đựng nổi. Giang Nam thấy y lăn lộn ở dưới đất, trong lòng cũng cảm thấy bất nhẫn, nhủ thầm: “Y quả là một trang hán tử cứng cỏi, nếu y không nói mình chỉ đành thả y.
Không biết mình có nên bẻ xương lột da y hay không?” chàng vừa nghĩ thì chợt nghe hán tử ấy kêu lên: “Tôi nói”. Giang Nam cả mừng, buột miệng bảo: “Đúng là đồ vô dụng!” nhưng sau khi nói ra thì sợ y tiếp tục chịu đựng cho nên vội vàng nói: “Tuy là vô đụng, nhưng có thể ứng biến linh hoạt mới coi như là đại trượng phu!” rõ ràng câu trước với câu sau rất chỏi nhau, ai mà nghe được chắc chắn sẽ cười đến rụng răng, nhưng hán tử ấy quá đau đớn, nào có thể cười y được, vội vàng nói: “Tiểu gia, ngài mau hỏi đi, ngài hỏi một câu tôi sẽ trả lời một câu.” Giang Nam nói: “Ai sai ngươi đi mời trợ thủ?” hán tử ấy bảo: “Là đà chủ của chúng tôi.” Giang Nam hỏi: “Hừ, ta đâu có biết đà chủ của các người? Y họ gì tên gì?” hán tử ấy nói: “Hách Đạt Tam” Giang Nam kêu ồ một tiếng rồi nói: “Té ra là chưởng môn của phái Thái Sơn!”
Thật ra Giang Nam không hề biết có phái Thái Sơn, càng không biết võ công của Hách Đạt Tam đến mức nào, nhưng trước kia chàng đã từng nghe Trần Thiên Vũ và Tiêu Thanh Phong đàm luận với nhau, hai người ấy bảo rằng, trong võ lâm các môn phái tuy nhiều, nhưng hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang là có nhân tài nhiều nhất, tiếng tăm cao nhất. Tiếp đến là các phái Nga Mi, Thanh Thành, ngoài bốn phái này, đệ tử của phái Thiên Sơn tuy không đông nhưng mỗi đời đều có nhân vật kiệt xuất, song phái Thiên Sơn ở miền biên thùy phía tây, rất ít tham dự vào những cuộc đấu đá ở võ lâm Trung Nguyên, cho nên phái Thiên Sơn có thể nói là đứng chơ vơ một mình không xếp vào bốn môn phái lớn. Giang Nam vừa nghĩ như thế, để tỏ ra mình là người thông thuộc tình hình võ lâm, chàng mới nói bừa thêm một câu: “Chỉ là hạng tép riu ở miền Sơn Đông.” Thật ra Hách Đạt Tam tuy chẳng thể sánh nổi với chưởng môn của các phái Thiếu Lâm, Võ Đang nhưng ở Sơn Đông cũng là nhân vật lẫy lừng.
Hán tử ấy thấy Giang Nam khinh miệt đà chủ của mình thì quả thực tức giận đến nỗi thất khiếu bốc khói, nhưng cũng không dám nổi giận hay lên tiếng. Chỉ nghe Giang Nam lại hỏi: “Các người đi mời những ai?” hán tử ấy nói: “Đà chủ của chúng tôi giao thiệp rất rộng rãi, mời rất nhiều người đến đây, tôi cũng không biết hết.” Giang Nam nói: “Vậy thì ngươi cứ nói những kẻ ngươi biết.” Hán tử ấy bảo: “Có Bạch mã Đỗ Bình, Bàn long quải Hứa Đại Hiến, bang chủ của bang Trấn Sơn Triệu Thiết Hán...” Giang Nam chưa từng nghe những cái tên này, chỉ hừ một tiếng rồi nói: “Toàn là những nhân vật vớ vẩn!” hán tử ấy nói: “Chuyện người hỏi tôi đã trả lời, ôi chao, người... người...” thủ pháp điểm huyệt này nếu để kéo dài không giải thì càng lúc sẽ càng đau, hán tử này chịu không nổi, mồ hôi đổ ra ròng ròng. Giang Nam thấy thế thì bảo: “Được, ta sẽ hỏi ngươi việc cuối cùng, các người hẹn gặp nhau tại nhà họ Dương vào lúc nào?” hán tử ấy bảo: “Ngay đêm nay?” Giang Nam cười hì hì rồi vung tay vỗ lên lưng y, hán tử ấy cảm thấy cơn đau biến mất nhưng vẫn không thể động đậy được, cũng chẳng nói được lời nào. Té ra tuy Giang Nam đã hóa giải thủ pháp điểm huyệt lúc nãy nhưng lại dùng thủ pháp điểm huyệt bình thường điểm vào ma huyệt và á huyệt của y. Giang Nam giấu y vào chỗ khuất rồi mới cười nói: “Ngươi hãy ngủ một giấc, đợi ta điều tra xem thử ngươi có nói thực hay không rồi sẽ quay trở lại thả ngươi.” Chàng lại dùng cỏ khô phủ lên rồi mới bỏ đi.
Giang Nam vừa đi vừa thầm nhủ: “May mà bọn chúng hẹn nhau đêm nay, vậy dù mình có trễ một ngày cũng chẳng làm hỏng chuyện lớn của công tử.” Chàng cũng không nghĩ nếu bị thua thì phải làm thế nào, trong lòng chỉ nhớ đến một tiểu cô nương tinh nghịch. Khi trời chạng vạng thì chàng đã đến Dương gia trang, đó là một tòa trang viện rất lớn, được xây dựng dựa theo thế núi. phía trước Dương gia trang là một mặt hồ phẳng lặng, phong cảnh rất đẹp, Giang Nam thầm nhủ: “Chả trách nào tiểu cô nương Giáng Hà lại trông rất tao nhã.” Đường núi gập ghềnh không dễ đi ngựa, cho nên Giang Nam bỏ ngựa đi bộ. Con ngựa một mình ăn cỏ bên bờ hồ, Giang Nam lẳng lặng trèo lên núi, thầm nhủ: “Nàng chắc không ngờ mình đến giúp. Hà hà, khi hoạn nạn mới biết ai là bằng hữu, Giang Nam này vốn là một trang hán tử!” Chàng nghĩ đến chỗ đắc ý thì suýt nữa đã bật cười.
Giang Nam đang đi thì chợt nghe phía sau lưng có bước chân nặng nề, chàng vội vàng nấp vào bụi cỏ nghiêng tai lắng nghe, chỉ nghe một trong eo éo cất lên: “Tam ca, sao huynh lại bị mắc lừa người ta, bị dúi trong đống cỏ thế? Tôi không tin tên tiểu tử ấy lại có công phu như vậy.” Giang Nam vừa nghe thì cảm thấy đó hình như là hán tử cao gầy đã gặp ở trà đình, thế rồi mới len lén nhìn ra, chỉ thấy có cả thảy ba người, một hán tử cao lớn sừng sững đi ở phía trước, hán tử béo vừa mới bị chàng tra khảo đi ở giữa còn hán tử cao gầy đi ở cuối cùng. Hán tử béo mặt đỏ ứng, trên người còn dính cỏ; té ra hán tử gầy nghe y rên rỉ cho nên mới cứu y ra. Hán tử cao lớn sừng sững kia chắc là người được tên gầy mời đến giúp đỡ.
Hán tử béo bị đồng bọn trêu ghẹo thì ngượng ngùng, một lát sau mới nói: “Ngươi đừng coi thường y tên tiểu tử ấy đúng là thân mang tuyệt kỹ, công phu điểm huyệt rất thần diệu, trên đời chỉ e không tìm được người thứ hai!” Y thổi phồng võ công của Giang Nam là để che đậy cho mình. Giang Nam nghe thấy thì sung sướng trong lòng, thầm nhủ: “Gã này cũng có con mắt tinh đời, lẽ ra mình không nên hành hạ y như thế!” Hán tử ốm nói: “Vậy là huynh đã phục y?” Hán tử béo trả lời: “Tài không bằng người, cái gì mà khâm phục, theo ta thấy, không những chúng ta không phải là đối thủ của y, dù cho bang chủ của chúng ta ra tay cũng chưa chắc thắng nổi y! Khẩu khí của y rất lớn, y bảo bang chủ của chúng ta chẳng qua chỉ là hạng hai!” Hán tử cáo lớn chính là bang chủ của phái Trấn Sơn Triệu Thiết Hán, y là bạn rất thân của Hách Đạt Tam, nghe thế thì đùng đùng nổi giận, hừ một tiếng rồi hỏi: “Khi tên tiểu tử ấy hỏi ngươi mời những ai, ngươi có nhắc đến tên ta không?” hán tử béo nói: “Tôi có nhắc đến tên ngài, y nói... tôi quả thực không dám kể lại.” Triệu Thiết Hán nói: “Chắc là mắng ta chứ gì? Không liên quan gì đến ngươi, cứ nói đi.” Hán tử béo nói: “Không mắng nhưng lại nói các vị là hạng vớ vẩn!” Triệu Thiết Hán cả giận: “Hừ, nếu y gặp phải ta, ta sẽ bẻ xương lột da y!”
Chợt trong bụi cỏ có tiếng người cười khì, té ra Giang Nam nghe hán tử béo tâng bốc mình như thế thì cuối cùng không nhịn được nữa cho nên mới bật cười Hán tử béo kêu lên: “Ồ, chính là hắn!” Triệu Thiết Hán cả giận: “Được, để ta coi ngươi là nhân vật như thế nào?” Thân người y tuy to lớn dềnh đàng nhưng rất linh hoạt, chỉ vừa quát lên thì đã phóng tới đấm vù ra một quyền, Giang Nam xoay người trở tay điểm lại, cười hì hì nói: “Ngươi có sợ công phu điểm huyệt tuyệt thế vô song của ta không?”chàng chỉ nói đến đấy thì không thể cười được nữa. Số là công phu ngoại gia của Triệu Thiết Hán từ lâu đã lẫy lừng năm tỉnh phía bắc, quyền như búa, chưởng như rìu, y nào để cho Giang Nam tiến sát tới, chàng điểm không trúng huyệt đạo của y, trái lại bị bàn tay của y chém trúng đau như dao cắt. Quần thảo nhau được một hồi, Giang Nam nhanh chóng bị dồn vào thế hạ phong. Hán tử gầy cười rộ lên, còn hán tử béo thì nói: “Y vẫn chưa thi triển tuyệt kỹ, ngươi xem, y có thể chịu được ba mươi chiêu của Triệu bang chủ, chỉ như thế cũng đã hơn ngươi!”
Thực ra võ công của Giang Nam kém xa Triệu Thiết Hán, nhưng chàng được Đường Kinh Thiên, Kim Thế Di, Trần Thiên Vũ chỉ cho chút ít, tuy không thể sử đụng được toàn bộ, nhưng những thứ chàng học toàn là võ công thượng thừa, đủ có thể dọa dẫm được người khác. Lúc đầu khi mới giao thủ với chàng, Triệu Thiết Hán chưa biết chàng ra sao, chỉ nghe hán tử béo bảo thủ pháp điểm huyệt của chàng rất thần kỳ, trong lòng có hơi sợ, cho nên trong mấy chiêu đầu thì không dám tấn công gấp, chỉ phòng bị không cho Giang Nam áp sát tới.
Đến khi đánh xong ba mươi chiêu, Triệu Thiết Hán đã biết võ công của Giang Nam ra sao, cho nên mới ngạc nhiên thầm nhủ: “Công lực của tên tiểu tử này chỉ xứng là đồ đệ của mình, nhưng thủ pháp của y rất tinh kỳ, còn giỏi hơn cả sư phụ của mình, không biết là tại sao?” lúc này y biết mình hơn hẳn Giang Nam nhưng vẫn còn e sợ những chiêu số kỳ quặc của chàng, đến khi đánh xong ba mươi chiêu chỉ thấy Giang Nam vẫn sử dụng những ngón cũ, y không khỏi cười rộ, thầm nhủ: “Chả lẽ y đã học lén võ công?”. Tuy cảm thấy lai lịch của chàng kỳ quái nhưng lúc này y chẳng còn e sợ gì nữa, thế rồi mới thay đổi chưởng pháp, tay trái dùng Thôi bi thủ, chưởng như búa lớn mở núi, quyền tựa chùy sắt gõ đá, quyền cước đều mang theo kình phong! 
 Giang Nam bị y dồn ép đến nỗi thở chẳng ra hơi, lòng thầm nhủ: “Hỏng bét, hỏng bét!” nghĩ chưa dứt thì Triệu Thiết Hán chợt vung hai tay mở ra ngoài, hai chưởng của Giang Nam bị chặn lại, trong lúc gấp gáp chàng đã sử dụng một chiêu Loan cung xạ hổ do Trần Thiên Vũ dạy cho, chiêu số thì đã đúng nhưng công lực không đủ, chẳng thể nào đẩy được cánh tay của Triệu Thiết Hán, Triệu Thiết Hán cười ha hả: “Cho ngươi xem bản lĩnh của ta!” thế rồi tay trái đè xuống, giữ chặt hai tay của Giang Nam, tay phải bóp vào cổ họng chàng. Hán tử ốm cười đồng bọn của mình: “Này, sao không thấy y sử dụng tuyệt kỹ.”