Khi bắt Uyên và Dận, quan thái sư cũng chỉ định ra oai, làm cho họ sợ và để đe nẹt triều thần. Ông vua già Nghệ Tôn đã chết. Ông vua con Thuận Tôn quá nhu nhược, lại là con rể ông nên lúc này quyền hành nằm cả trong tay Quý Ly. Quan thái sư muốn vỗ về mọi người, ông định ra ân nhiều hơn ra uy. Ông sai dẫn Uyên và Dận đến trước mặt và bảo:- Tội loạn ngôn của các ông đã rành rành, đầy đủ chứng cứ. Thượng hoàng vừa mới chết, ta không nỡ ra tay với các ông. Chỉ cốt các ông khai ra đầy đủ, chịu ăn năn hối lỗi, ta sẽ thả các ông về.Uyên và Dận im lặng không nói. Quý Ly tiếp.- Thực ra các ông nói nhiều quá. Những người nói nhiều ta không sợ đâu. Mà nghĩ cho cùng, tài kinh sử các ông phỏng có bao nhiêu? Sự lịch duyệt trải đời các ông phỏng có bao nhiêu? Các ông là những kẻ cuồng trung... Chuyện này ta hiểu được và cũng có thể tha thứ được. Mong các ông biết điều.Quý Ly giao Uyên và Dậu cho Nguyên Trừng xử lý. Trừng đứng dầu Đăng Văn Kiểm pháp tự, vốn tính ôn hoà. Thái sư cho con giữ chức ấy cũng để làm yên lòng bá quan. Trừng hỏi han hai người qua loa và bảo:- Vụ của các ông giá vào lúc trước thì nguy hiểm đấy. Tôi chỉ khuyên các ông một điều: việc ngôn xuất thật hệ trọng, mong các ông giữ gìn, các ông là người tôn thất lại càng phải giữ gìn hơn nữa.Trừng sắp sửa thả họ bỗng có chuyện bất ngờ xảy ra. Thời gian đó quan thái sư đang chuẩn bị thành lập một bộ phận gọi là liêm phóng[i] ông định sẽ có nhiều chức liêm phóng sứ, chức quan có trách nhiệm bí mật dò xét cái hay cái dở của các quan lại và những điều lợi hại trong dân gian.Những liêm phóng sứ do ông trực tiếp chỉ đạo. Dưới tay mỗi liêm phóng sứ gồm nhiều thủ hạ, có khi là những quan lại bí mật nằm lì ở các cơ quan lộ, phủ, huyện, có khi là những người dò la trong dân gian, có khi là những người được nhất thời phái từ kinh đô xuống các địa phương nhằm điều tra một việc. Lúc đó, Đặng Tất làm tướng ở Hoá Châu. Vì thượng hoàng mất, nên được điều về kinh đô phòng nhỡ có biến động. Đặng Tất tố cáo bọn Phan Mành và Chu Bỉnh Khuê là những người có ý chống đối quan thái sư, vì vậy Tất được tín nhiệm và được bổ dụng. Tất vừa về đến Thăng Long lại được phái ngay lên lộ Bắc Giang và vùng biên giới Lạng Sơn để phòng thủ.Nhà Minh, thời kỳ ấy đang cực thịnh. Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ, đã đánh tan được nhà Nguyên, dành lại được quyền độc lập cho người Hán, Chu Nguyên Chương xuất thân nghèo khổ lập nên sự nghiệp, là một ông vua giỏi, có chí lớn, nhiều tham vọng, là nhà quân sự có chí khí sắt đá, tàn bạo. Không những ông muốn thống nhất đất nước Trung Hoa mà còn muốn mở mang bờ cõi cả lên phía Bắc cũng như xuống phương Nam. Cái hùng tâm mở mang bờ cõi ấy ông chưa làm được, phải đến đời con ông là Minh Thành Tổ, một ông vua kiệt xuất thứ hai của nhà Minh mới thực hiện được. Chính Minh Thành Tổ đã tiêu diệt nhà Hồ và đô hộ đất nước Đại Việt, nhưng đó là chuyện về sau. Một ngẫu nhiên trùng hợp lạ kỳ là sự song hành lịch sử giữa Trung Hoa và Đại Việt. Khi nhà Nguyên tiêu diệt nhà Tống, thì nhà Trần cũng cướp ngôi nhà Lý. Khi nhà Minh tiêu diệt nhà Nguyên, thì nhà Hồ cũng cướp ngôi nhà Trần. Sự rối loạn lịch sử ở hai nước hầu như diễn ra gần cùng một thời điểm. Chỉ có điểm khác biệt sự cướp ngôi ở Đại Việt Trần thay Lý sớm hơn Nguyên thay Tống, còn Hồ thay Trần lại muộn hơn Minh thay Nguyên. Do đó, khi Nguyên xâm lấn Đại Việt nhà Trần đã ổn định, lòng dân đã quên nhà Lý; còn khi Minh xâm lấn ta, nhà Hồ còn đang thời kỳ bước đầu, lòng dân vẫn nhớ tới nhà Trần. Nhưng đó là chuyện về sau.Còn lúc Đặng Tất được phái lên lộ Bắc Giang và biên giới. Chu Nguyên Chương vua nhà Minh tuy chưa có ý định xâm chiếm nước ta, nhưng ông đã làm các công việc tham dò.Năm 1384 nhà Minh sai sứ sang ta trưng cầu năm nghìn thạch lương thực đưa sang Trung Hoa. Quan quân ta bị chết vì lam sơn chướng khí trong việc tải lương này rất nhiều.Năm 1385 lại sai sứ sang yêu cầu ta dâng nộp các nhà sư.Năm 1386 nhà Minh lại sai sứ sang ta đòi dâng các cây đặc sản như cau, vải, nhãn, mít và hỏi nhờ đường nước ta để đi đánh Chiêm Thành. Lại còn đòi cống cho 50 thớt voi nữa.Đến khi Trần Nghệ Tôn chết lập tức nhà Minh cho quân tiến sát phía bên kia biên giới. Lấy cớ đánh người Mán làm phản ở Long Chấu, họ sai Nhâm Hanh Thái làm sứ thần sang ta xin giúp cho thiên triều 5 vạn quân, 50 thớt voi và 50 vạn thạch lương.Quý Ly sai Đặng Tất đi, vừa làm nhiệm vụ đôn đốc quân lính phòng bị biên ải, vừa làm nhiệm vụ xem xét tình hình địch ta, tức kiêm nhiệm cả chức liêm phóng sứ Đến Đồng Đăng, Tất gặp bọn gián viên nằm ở cả hai phía vùng biên cương. Có một người báo thấy một người Việt ra vào nơi đóng quân của binh lính nhà Minh. Lập tức vòng vây biên ải được thắt chặt. Đang đêm, lính ta bắt được một người luồn rừng từ phía bên kia trốn sang. Người đó là Nguyễn Phù, một nho sinh, sống trong phủ Trần Nguyên Uyên. Tên nho sinh này sang Trung Hoa trong lúc Nguyên Uyên và Nguyên Dận bị bắt. Hắn không biết tình hình diễn biến ở Thăng Long thời gian qua.Đặng Tất mừng rỡ vội vã đóng cũi giải ngay Nguyễn Phù về kinh.Đêm hôm ấy, trong nhà giam, Nguyên Uyên nói với Nguyên Dận:- Hiền đệ, tự nhiên cả ngày hôm nay ta thấy trong lòng như có lửa đốt.- Huynh chớ nên cả nghĩ. Theo cách Hồ Nguyên Trừng nói, vụ án của chúng ta chỉ có tính chất răn đe. Đệ nghĩ chỉ ngày mốt ngày hai, họ sẽ thả ngay chúng ta.Uyên ngẫm nghĩ hồi lâu mới nói:- Theo sự tính toán của ta, Nguyễn Phù lúc này đã từ bên kia biên giới về đến Thăng Long. Tại sao huynh lại phải cầu viện đến nhà Minh? Huynh không nhờ đến triều đình nhà Minh mà chỉ nhờ đến bọn quan quân vùng biên giới. Mình chỉ nhờ họ một mức hạn chế, nhờ họ bán vũ khí, nhờ họ trú quân, phòng lúc cần, nhờ họ dàn quân nơi biên cương làm sức ép... Tóm lại không nhờ đến mức họ đem quân sang nước ta.- Huynh cho rằng người Minh sẽ chỉ dừng ở những mức giúp đỡ mà huynh yêu cầu?- Mình sẽ trả vàng cho họ.Dận thở dài... Uyên nhíu mày lại.- Đệ hãy tin ở huynh. Chúng ta phải biết lợi dụng họ.- Còn họ chẳng biết lợi dụng ta sao? - Dận lại thở dài.Nguyên Uyên đứng dậy:- Hồ Quý Ly là kẻ tàn tặc. Hắn sắp sửa lên ngôi. Cơ nghiệp nhà Trần sắp mất. Vả lại, hán đa sát, nhiễu sự. Lên ngôi, han sẽ là một bạo chúa, một Tần Thuỷ Hoàng của nước Việt. Mà đối với một kẻ bạo tàn như vậy thì biện pháp bất kể thế nào cũng là tốt, cũng được phép.Nguyên Dận nhắm mắt lại, và thở dài tiếp. Đến quá nửa đêm, một mảnh giấy nhỏ được đút qua kẽ cửa buồng giam. Nguyên Uyên chồm tới xem mảnh giấy. Vẻn vẹn chỉ có bốn chữ: “Nguyễn Phù bị bắt”. Nguyên Dận run tay lên khi xem mảnh giấy. Nguyên Uyên ôm đầu, ngồi thừ hồi lúc rồi bảo:- Phù bị bắt, việc lớn hỏng rồi. Mạng sống của đệ và huynh chắc cũng lỏng.- Đệ hiểu.- Chắc chắn Quý Ly sẽ không nương tay với chúng ta nữa. Tình hình khác rồi. Phù bị bắt, Quý Ly biết chúng ta liên hệ với phương Bắc, hán sẽ đùng cực hình để tìm ra những người khác quan hệ với chúng ta.Nguyên Uyên đi đi lại lại trong phòng giam hồi lâu rồi nói:- Huynh thế là xong? Huynh đã lớn tuổi, đã có chút chức tước, uy tín, lại quan hệ rộng rãi, Quý Ly ắt phải cho rằng huynh là kẻ cầm đầu, hắn sẽ tập trung vào huynh. Đệ còn ít tuổi, hắn sẽ không tập trung vào đệ, nhưng đệ phải hiểu rằng Quý Ly là người cứng rắn, hắn sẽ không tha cho đệ đâu. Tuy nhiên còn gia đình đệ phải cứu họ; nếu Quý Ly chỉ khép đệ vào tội a dua, gia đình đệ sẽ không bị liên luỵ. Vậy nên đệ nhớ tất cả hãy đổ vào đầu huynh, hay khai hết cho huynh...Nguyên Dận ngồi im rất lâu, rồi thở dài:- Đệ tiếc? - Nguyên Uyên hỏi.- Đệ không sợ chết đâu. Nhưng... có lẽ đệ tiếc thật.- Tiếc gì?- Tiếc vì sẽ mất bao mạng người mà lại... vô ích.- Sao lại vô ích?... Đệ nhầm rồi Từ hơn chục năm nay quyền lực đã rơi hết vào tay phe đảng Quý Ly. Quý Ly chưa lên ngôi, nhưng thực chất đã là vua. Từ đó đến nay đã bao nhiêu cuộc chính biến, âm mưu. Vụ lớn nhất nổ ra đều tiên là vụ vua Trần Phế Đế bị giết cùng với ngự sử Lê A Phu và các tướng quân Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyên Bát Sách. Vụ thứ hai là vụ giết Trang Định Vương Trần Ngạc. Tiếp đó, vụ giết Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê, hai tướng đóng quân ở Hoá Châu v.v... Tuy họ bị giết nhưng hỏi rằng có vô ích không? ít nhất, đến nay người dân vẫn nhớ câu nói của Phan Mãnh: “Trời không thể có hai mặt trời. Nước không thể có hai vua”. Bùi Mộng Hoa là nho sĩ tuy phải trốn biệt tích vào nơi thâm sơn cùng cốc và bị Quý Ly truy đuổi nhưng trẻ con Thăng Long vẫn còn nhớ câu hát đồng dao “Thâm hiểm thay! Lê thái sư”. Chống lại bạo tàn là thế. Phải như những đợt sóng, hết đợt này tiếp đến đợt khác. Lịch sử là như vậy. Lịch sử như những đợt sóng điên rồ, quằn quại, hung dữ xô ầm ầm vào nhau để rồi tan hoà vào nhau cho đến lúc một thời thái hoà được thiết lập... Sao lại gọi là vô ích?Bát được Nguyễn Phù. Quý Ly vừa lo lắng, vừa mừng rỡ. Lo lắng vì đó là điều ông rất quan tâm. Những người phản đối trong nước là mối lo trực tiếp. Còn nhà Minh ở phương bắc là mối lo gián tiếp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Vui mừng, vì điều quan tâm của ông nay đã tìm ra manh mối. Ông cẩn thận sai đóng hàm thiếc vào mồm Nguyễn Phù chờ đem ra đối chứng với Nguyên Uyên. Nhưng khi bị giam vào nhà lao đá, Nguyễn Phù đang đêm đã đập đầu vào vách cứng. Hắn có ý thức về sự nghiêm trọng của vấn đề, và biết mình sẽ bị những cực hình khủng khiếp. nên đã dùng hết sức lao đầu vào vách đá. Đầu bị vỡ, hắn hôn mê chẳng còn có ích gì nữa.- “Dậy đi! Dậy đi”...Đang đêm, Uyên và Dận bị đánh thức và bị chuyển ngay sang nhà mật giam. Đó là đêm Phù tự tử. Bọn giám ngục ở đây đối xử rất thẳng tay và kỹ lưỡng. Họ bắt Nguyên Dận há mồm để đóng hàm thiếc. Dận quắc mắt mắng:- Chúng tao là bậc tôn thất. Đến chủ các ngươi cũng phải vì nể vài phần. Lũ tiểu nhân. Đừng có hỗn!Bọn quản tù không nói một lời, vật ngã Dận xuống đất. Dận nghiến răng lại cắn chúng. Lũ quản tù bóp mồm Dận, Dận vẫn không chịu mở mồm. Chúng bịt mũi Dận lại, bóp cổ ằng ặc, cho đến lúc há mồm ra, và chúng tống miếng kim khí lạnh ngắt vào đó rồi quàng giây ra sau gáy khoá chặt lại. Đến lượt Uyên, chúng lễ phép:- Bẩm đức ông, xin đức ông cho phép chúng con thi hành phận sự.Uyên không nói một lời, nhắm mắt lại, há mồm ra. Hai người bị giam trong nhà đá, nhưng lần này người ta đề phòng cẩn thận hơn. Chân và tay họ bị cùm cố định. Trước khi cùm, người ta lột quần hai người. Lúc này Uyên và Dận mới biết họ bị giam trên một hầm phân. Sát chỗ ngồi mỗi người có một lỗ hổng để họ có thể đái, là tại chỗ. Và cũng lúc ấy, họ chợt hiểu số phận họ đã được định đoạt xong.Trước lúc mang ra tra hỏi, Quý Ly gặp hai người. Ông nói:- Tội các ông, chắc chắn phải giết. Chỉ có điều nếu chịu khai ra ta sẽ ban cho các ông chết nhẹ nhàng hơn, và vợ con các ông sẽ không bị liên luỵ.Hai người im lặng. Thái sư tiếp:- Các ông là tôn thất nhà Trần, tại sao lại đi cầu cứu nhà Minh, cầu cứu ngoại bang? Nhà Minh thương các ông sao? Các ông chỉ tạo cớ cho họ gây hấn, xâm chiếm nước ta. Mà lạ thật, cứ hễ thất thế, các ông lại cầu ngoại. Mẹ Dương Nhật Lễ lúc mất ngôi chạy sang Chiêm Thành cầu cứu Chế Bồng Nga. Đến Trần Nguyên Diệu khi Trần Phế Đế bị chết cũng lại chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga mang quân đến dày xéo Thăng Long. Đến lượt các ông, lại chạy sang cầu cứu phương Bắc. Vì quyền lợi của gia đình, của dòng họ mà các ông nỡ thế sao?Nguyên Uyên ngửng đầu lên:- Ông là kẻ bạo tàn, tất cả đều được phép, bất kể biện pháp gì. Ông không thấy nhân dân khắp nơi, ngay những nơi hang cùng ngõ hẻm cũng oán thán ông sao?- Nói vậy, tức thị dân chúng khắp nơi đều ủng hộ tôn thất nhà Trần. Dân vi quý ư?... Nói như vậy tức thị chúng tôi là kẻ ngồi thuyền... và dân chúng sẽ làm con thuyền chúng tôi bị đắm... Vậy hà tất gì các ông không xử dụng những kẻ lật thuyền, mà lại phải móc nối với nhà Minh?- Ông đừng vội cười... Tôi thất bại... Nhưng sau tôi sẽ có những người khác... Các ông là những bạo chúa - Bạo chúa không bao giờ bền vững lâu dài...Nguyên Uyên bị tra tấn bằng đủ cực hình, kể cả những cực hình man rợ nhất. Người tra hỏi lần này là Nguyễn Cẩn. Câu hỏi cơ bản nhất chỉ có:- Để móc nối với nhà Minh, ngoài Nguyễn Phù ra còn có những ai?Nguyên Uyên nhận hết tội lỗi về mình:- Chỉ riêng mình tôi có liên hệ với nhà Minh.Nguyễn Phù là người liên lạc của tôi, còn Nguyên Dậu là bạn rượu, bạn chơi bời, ca hát trên hồ Tây. Anh ta không biết gì hết. Có chăng, anh ta chỉ nói vài câu bất mãn. Nhưng, tôi xin nói lại lời cuối cùng: Các người là những bạo chúa. Không có tương lai lâu dài đâu. Sau tôi, sẽ có những người khác...Những người thân tín của Nguyên Uyên và Nguyên Dậu đều bị xét hỏi, cả đến Cung chính Vương Trần Sư Hiền cũng không ngoại lệ. Ông già điếc được triệu vào gặp Thái sư. Quý Ly nói chuyện với ông bằng cây bút:- Vương gia có biết Nguyên Uyên và Nguyên Dận đã âm mưu làm chuyện phản nghịch không?- Chúng vẫn đàn đúm chơi bời, hát hỏng trên Tây Hồ, nào tôi có biết chuyện gì?- Vương có biết chúng liên hệ với ngoại bang, mời quân Minh vào nước ta không?- Liên hệ với nhà Minh ư? Sao lại có chuyện tày trời như thế?Trong cuộc bút đàm ấy, Nguyễn Cẩn đứng sau lưng Quý Ly, lặng lẽ quan sát từng cử chỉ và nét mặt của Sư Hiền. Nửa chừng cuộc đàm thoại, ở ngoài sân, bỗng có một tiếng nổ long trời, nhưng Sư Hiền vẫn bình thản bút đàm. Đó là tiếng nổ của một quả pháo cực lớn. Thái sư Quý Ly muốn biết Sư Hiền điếc thật hay điếc giả. Người mà Quý Ly muốn tìm kiếm là nhung kẻ chống đối có tầm cỡ những đại thần, những kẻ có khả năng làm minh chủ. Ông muốn tìm con cá to chứ không phải con tép riu như Nguyên Dận. Thử nghiệm quả pháo đùng ấy chứng tỏ Sư Hiền điếc thật. Không có chứng cứ Cung Chính Vương Sư Hiền thoát nạn.Hồ Quý Ly đã viết tờ dụ nhân danh ông vua con rể Trần Thuận Tôn, tuyên đọc trước bá quan:Phủ quân tướng công Trần Nguyên Uyên xưa kia có chút công lao lúc dẹp loạn Dương Nhật Lễ, nên đã được đức thượng hoàng khen thưởng phong cho chức tước. Nhưng Nguyên Uyên là kẻ kiêu ngạo, bất mãn, cậy công, chẳng chịu sửa mình, đã sa vào vòng rượu chè dâm dật.Lại cấu kết với Nguyên Dận là kẻ trẻ tuổi ngông cuồng, coi trời bằng vung, cậy mình con nhà dòng dõi, nhân lúc thượng hoàng qua đời, đã bàn bạc với nhau, nói những lời sai trái. Nhưng thế vẫn chưa hết, chúng còn phạm vào tội tày trời, liên hệ với ngoại bang, định rước giặc về dẫm đạp lên non sông gấm vóc của cha ông.Tổ tiên nhà ta khi xưa, sau khi đúc Trần Nhân Tôn đại thắng giặc Nguyên, đại định thiên hạ, đặt ra thể lệ: Phàm những kẻ tôn thất mà theo giặc đều phải xoá bỏ quốc tính và xử tội chết. Nay xét Trần Nguyên Uyên, tội ác tày trời, cấu kết với nhà Minh, chứng cứ đã rành rành, nên:- Thứ nhất tịch thu điền sản.- Thứ nhì xoá bỏ quốc tính, đổi họ Trần thành họ Mai.- Tù nay tên nhơ nhớp của nó là Mai Nguyên Uyên.- Thứ ba xử tội chết.- Tất cả những kẻ dính líu đền âm mưu của Mai Nguyên Uyên cũng đều xử tội thật nặng.chú thích[i] Việt sử thông giám cương mục tập VII trang 676 viết: “Quý Ly sai liêm phóng sứ chia nhau đến các lộ, bí mật dò hỏi kẻ hay người dở về quan lại, việc lợi việc hại ở dân gian...”