LỜI TỰA

Những mối thời gian đánh dấu cuộc đời của William Somerset Mauhgam – 1874 – 1965 – đáng để mọi người chú ý tới. Và không chỉ vì khoảng cách giữa chúng quá xa nhau như vậy. Cần phải nghĩ rằng trong chín mươi mốt năm đó đã có biết bao nhiêu sự kiện lớn lao xảy ra trên trái đất. Maugham (Môôm) thực chất đã đến một thế giới và lại từ giã một thế giới hoàn toàn khác, với tư cách một con người, cũng như với một nhà văn. Môôm không phải là một nhà văn. Môôm không phải là một nhà văn của một thập niên nhất định nào đó, ông không ở trong một số các nhà văn do có lần thành công đã trở thành các tác giả kinh điển của những năn chín mươi, của thập niên đầu thế kỷ, hay của những năm hai mươi. Mà trước sau ông cũng là một tấm gương cho sự cải biến óc thẩm mĩ của độc giả. Ông luôn luôn làm việc, chuyển từ thể loại này sang thể loại khác, và trong mỗi thập niên đều để lại dấu vết của mình. Môôm đã từng là nhà viết tiểu thuyết, nhà soạn kịch, nhà viết truyện ngắn và ông không lặp lại những bài học trong bất cứ lĩnh vực nào nói trên của văn học.
Không thế nói về Mônm rằng ông là người có nhiều bộ mặt. Chúng ta có thể nhận biết ông từ muôn nghìn những tiểu tiết. Song ông vẫn là chính ông dù ông có thay đổi theo thời gian như mọi sinh vật đều thay đổi. Vì thế ông đã sống trong văn học qua bao thập niên. Bắt đầu hình thành cuộc đời của Môôm, nếu như có gì hứa hẹn trong ông một nhà văn tương lai thì đó chỉ toàn là những nỗi khó nhọc ập xuống số phận ông.
Môôm ra đời trong một gia đình trí thức cũ có nề nếp(cha ông là nhân viên tư vấn pháp luật của tòa đại sứ Anh. Ông mồ côi sớm mẹ mất khi ông lên tám tuổi, cha mất khi ông lên mười và từ đó ông chịu sự chăm nuôi của cậu linh mục. Cậu bé không thích cái thế giới mà cậu đã sống và cảm thấy khó chịu khi phải ở nhà người Nước Anh đường như không phải là mảnh đất ruột thịt đối với cậu. Chỉ từ năm lên mười cậu mới bắt đầu học tiếng Anh một cách thực sự và một thời gian đài cậu còn nói tiếng anh lơ lớ giọng Pháp. Nhưng đối khi sự bất hạnh cũng giúp ta? Môôm có triệu chứng mắc bệnh lao căn, bệnh đã khiến mẹ ông qua đời lúc bà mới ba mươi tám tuổi. Cha ông đã bỏ đi, đầu tiên đến miền nam nước Pháp, sau đó sang Đức. Ở đây việc thiếu chứng chỉ bậc phổ thông trung học không cản trở ông học dự thính ở trường Đại học Haydenbec. Chuyến đi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và quan điểm của Môôm. Tại trường Đại học Haydenbec, ông đã được làm quen với những vở kịch còn chưa được biết đến lúc bấy giờ tại Anh của Ipxen. Ông say mê Vácne và Sôpenhauơ.
Trong số ba người này đã ảnh hưởng tới Môôm nhiều hơn cả. Ngay tại trường Hadenbéc, Môôm đã bắt đầu quan tâm tới sân khấu một cách nghiêm lúc, thậm chí ông đã dịch tác phẩm kịch “Trở thành” của Ipxen với ước muốn học tập kỹ thuật sân khấu hiện đãi.
Mùa thu năm 1892, chàng thanh niên mười tám tuổi Môôm quay về Anh và theo học trường trung học y tế thuộc bệnh viện Thánh Tômát. Nhưng say mê chủ yếu của tôi lúc này vẫn là văn học vì vậy ông học nghề còn yếu thay chính nghề y lại giúp ông trở thành nhà văn Bệnh viện Thánh Tômát tọa lạc tại Lămbét, một trong những khu phố nghèo nhất ở Luân Đôn. Đợt thực tập y tế trong vòng ba năm tại khu phố này đã giúp ông hiểu biết không ít về cuộc sống và con người. Nhiều năm sau này, Môôm ghi lại trong tác phẩm tự thuật của mình “Tổng kết, (The summing up, 1938) như sau:
“Trong ba năm ấy có lẽ tôi là nhân chứng cho mọi thứ xúc cảm mà con người có thể có. Chính điều này đã nhen lên trong tôi cái bản năng của một kịch gia, đã làm rung động nhà văn con người nhà văn trong tôi:
Và đến giờ đã bốn mươi năm trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ một số người đến mức có thể họa lên chân dung của họ. Những câu nói mà tôi nghe được trong khoản thời gian đó đến nay vẫn còn vang bên tai tôi. Ti đã nhìn thấy người ta đã chết, như thế nào, đã chứng kiến những nỗi đau của họ.
Tôi đã thấy trong họ niềm hy vọng, nỗi sợ hãi, sự yên lòng, thấy những bóng đen gieo nổi thất vọng lên khuôn mặt, thấy được lòng dũng cảm và tính kiên định”.
Cũng trong những tháng năm đó đã hình thành quan điểm của ông đối với văn hóa. Khi còn trẻ có thời ông đã bị cuốn hút vào chủ nghĩa duy mĩ của nhà văn Ôxca Oaiđơ. Song sau này ông viết:
“Văn hóa cần thiết bởi lẽ nó tác động lên tính cách con người. Nếu như nó không làm cho tính cách cao quý hơn, không cũng cố cho tính cách thì nó chẳng đáng giá một xu. Văn hóa cần phải phục vụ cuộc sống. Mục đích của nó không phải là cái đẹp, mà là cái thiện... Ý kiến của ý thức cho rằng chỉ có kiến thức của họ mới có giá trị nào đó – đó là một định kiến cực kỳ ngu xuẩn. Chân lý, cái Thiện và cái Đẹp không phải là đặc quyền của những kẻ mà thuyết của họ được trả nhiều tiền. người nghệ sĩ hoàn toàn không có lý gì để đối xử với mọi người một cách ngạo mạn”.
Môôm không nằm trong số nghệ sĩ như vậy. Tất cả trong con người ông nổi dậy phản kháng trước những nổi đau khổ của mỗi người. Ông muốn xây dựng một nền nghệ thuật cần thiết cho con người. Nếu làm khác đi thì ông có thể giúp ích gì cho ai chăng? Bằng cách nào để biện bạch cho cuộc sống của bản thân mình, cái cuộc sống cách biệt với cuộc sống của những người nghèo trong khu nhà ổ chuột? Điều này cũng đã xác định vị trí của ông trong văn học. Hoàn cảnh sống của Môôm đã có được hạnh phúc trong cách riêng. Ông vừa là một nhà văn, vừa là một cá thể con người. Những gì đưpợc cân nhắc đắn đo, được cảm nhận một lúc nào đó bắt đầu chuyển sang những trang giấy. Và chàng thanh niên biết rằng mình muốn trở thành nhà văn như thế nào và nhà văn nào mình không muốn. Ông viết:
“Lúc ấy... đã có một nhóm nhà văn ca tụng giá trị đạo đức của sự đau khổ khốn cùng. Họ khẳng định rằng đau khổ là một ơn lành...
vài cuốn sách về đề tài này đã thành công lớn. Và các tác giả của chúng, những người sống trong những ngôi nhà đày tiện nghi, no nê, một ngày ba bữa và sức khỏe thì quá tốt, được nổi tiếng rộng khắp.
Trong các quyển vở của mình, tôi đã ghi chép không phải một, hai mà hàng chục những sự kiện mà tôi đượpc thấy tận mắt. Tôi biết rằng sự khốn cùng không đáng được đề cao vì nó làm hư hỏng con người. Nó làm cho con người trở nên ích kỷ, bợ đỡ, nhỏ nhen và đã nghi. Con người ngốn nuốt đi chính mình bởi những điều nhảm nhí. Con người sẽ không gần với đức chúa trời, mà sẽ gần với dã thú. Và với lòng căm giận, tôi đã viết rằng chúng tôi học an phận không phải tên nổi đau khổ của chính mình, mà là của người khác”.
Năm 1897, khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên của anh sinh viên y khoa hai mươi hai tuổi Somerset Maugham lúc đó còn chưa ai biết đến, được xuất bản và thành công lớn, ngay lập tức, giới văn học đã xếp ông vào trường phái chủ nghĩa tự nhiên của Anh xuất hiện ách đó ít lâu. Điều này chỉ đúng một phần nào. Tất nhiên việc công chúng chấp nhận ngay Môôm cuối cùng không thể lý giải bằng sự lôi cuốn của các tiểu thuyết trước đó của Gioóc g iơ Gitxingơ (1857 – 1903) như:
“Giai cấp đã mất “Dêmos” (1886) và “Niu Gơráp-Xtrit” (1891). Môôm có những người thầy khác. trước hết môôm tự xem mình chịu ảnh hưởng của các nhà văn pháp:
Vônte (ông gọi Vônte là:người viết văn xuôi giỏi nhất của thời đại chúng ta), Xtăngđãn Bandắc, Gôngcua, Phơlôbe, Môpaxăng, Phơrăngxơ, nhất là của môpaxăng. Sau này thẩm chí Môôm được mệnh danh là “Môpaxăngcủa anh Quốc”. Thực ra trong số các nhà văn viết truyện ngắn của anh, có lẽ, Môôm là người viết tài nhất, và một số truyện của ông được công nhận là các tuyệt tác của nền văn học thế giới. Nhưng với tư cách là người viết tiểu thuyết thì đối với Môpaxăng thì ông không phải là người xa lạ. Ông cũng tỉnh táo, thẳng thắn, cởi mở, tìm tòi các nguyên nhân cho mỗi hành động của con người và không thỏa mãn với những giải thích do chính các nhân vật dựa vào đó đưa ra. Ông thấy trong họ những con người sốt sắng và vì thế họ không vô tư. Ông còn học tập ở Môpaxăng (và không chỉ ở ông ta) sự châm biếm hoàn toàn độc đáo ẩn tàng sau sự vô tư và khách quan rõ rệt nhưng cũng vì_thế đặc biệt hữu hiệu. Nhà văn trầm tĩnh, thậm chí lạnh lùng này đã không phải một lần bắt đầu cho chúng ta_ thấy sự tách mình khỏi những gì đã xảy ra. Thực tế một số nhân vật của ông rất đỗi dễ yêu, còn một số khác vô cùng xấu xa, kinh tởm.
Ông như thể tô sơn thành nhiều lớp. Và dưới mỗi lớp có màu sắc lạnh lẽo, âm u là một lớp khác đầy hàm súc và tươi sáng.
Khi bày tỏ long biết ơn đối với những người thầy mình, Môôm nhắc tới tên của hai người anh. Xuyph't và Đãiđơn, nhưng ông đề cập tới họ trước hết là về các vấn đề tu từ học. Môôm tự thấy mình gần gũi với truyền thống văn chương Pháp.
Tuy nhiên, cái nhìn ban đầu có thế nào chăng nữa thì nó vẫn không thể tách rời Môôm khỏi nền văn học Anh hiện đại. Ngược lại, trong một ý nghĩa nào đó thì lại gần với nó. Trong các thập niên tám mươi, chín mươi thế kỷ mười chín và thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, các nhà văn trẻ của Anh đi tìm kiếm các con đường đổi mới các truyền thống. Dickenx không tìm kiếm những người kế tục mình nữa. Trong số các nhà kinh điển từ nay Tháckơrê một người đã lẩn tránh sự cám dỗ của chủ nghĩa lãng mạn lộng lẫy, một con người bình tĩnh và vật chất hơn, con người lão luyện từng trải hơn cả Mc thông thái đã gây được sự tin cậy hơn cả Nhưng cả ông ta cũng chỉ là tiếng nói của ngày hôm qua. Bécna Sồ thì tìm kiếm nguồn cảm hứng trong sân khấu của Na Uy và của Đức (Ipxen và Vácne) và sau đó là trong sân khấu của Nga (Tôistôi, Tsêkhốp, Òorki). Và ông ta không coi một người Anh nào là người thầy tinh thần của mình mà chỉ công nhận Vônte là bậc thầy thôi. Uênx chú ý tới các nhà văn lãng mạn Mỹ và Đức. Gônxuôthi đã tìm qua mốt thời kỷ say mê sâu sắc tuôcghênhiép. Môôm là một trong số nhiều nhà văn Anh lúc bấy giờ khao khát hấp thụ tất cả những gì tinh túy của nền văn học thế giới và ông cũng có mảnh đất quý riêng của mình, đó là Pháp.
Tất nhiên tiểu thuyết Lida vàng Lămbet (Liza of Lambeth, 1896) mới chỉ xác định con đường mà nhà văn trẻ tuổi sẽ đi theo. Lúc đó hãy còn lâu ông mới được định hình trưởng thành. Và không chỉ vì ông còn cách phải hoàn thiện nghệ thuật của mình trong địa hạt tiểu thuyết. Môôm, như đã nói, hoạt động ở nhiều thể loại. Điều này không phải lúc nào cũng mang lại cho ông sự mãn nguyện. Có những lúc, nhưng thôi thúc sáng tạo đã đẩy ông về một hướng, còn khát vọng thành công (không phải về vật chất) lại đẩy ông về một hướng khác, một thể loại khác, nơi mà vào thời điểm đó ông chẳng có gì đề nói như một nghệ sĩ, nhưng thành công thì lại được bảo đảm cho loại nhà văn xoàng.
Nhưng rồi kết cuộc, con người nghệ sĩ của ông vẫn cứ nắm bắt được nhờ sự sáng tạo nhiều mặt của mình. Kinh nghiệm mà ông có được trong thể loại này đã làm phong phú thêm các tác phẩm ở thể loại khác. Những hiểu biết mới về con người mà ông đã tìm thấy được nhờ việc nghiên cứu về con người qua truyện ngắn và kịch đã giúp ông miêu tả tính cách rất xuất sắc. Trong tiểu thuyết tiểu thuyết về phần mình lại dạy cho nhà viết truyện ngắn Môôm cách họa nên con người trên nền bối cảnh sâu sắc hơn; và dạy cho nhà viết kịch Môôm biết cuốn hút vào các vấn đề nghiêm túc.
Các tuyển tập truyện ngắn của Môôm khá lâu sau mới xuất hiện. Tuyển tậpđầu tiên xuất bản năm 1921. Nhưng ông đã là nhà soạn kịch ngay trong thời gian. viết “Lida vùng Lămbét”. Than ôi, ông chưa được ai biết đến. Gần như là cùng một lúc với cuốn tiểu thuyết ấy, Môôm đã viết vở kịch một hồi “Hôn nhân thuộc quyền uy thượng đế” và chưa đầy mấy năm sau viết vở “Một người danh dự” (A manor Honour, 1903). Cả hai vở kịch lâu không được các nhà hoạt động sân khấu lúc nào chú ý. Nhưng Môôm, là người đầy nghị lực và rất tháo vát nên ông vẫn cố gắng đạt được thành công của mình. Ông đã dịch vở kịch đầu tiên sang tiếng Đức lấy tên là “Người đắm tàu” và đã chuyển nó cho hội sân khấu càphê?. Một trong những người lãnh đạo hội này là nhà đạo diễn nổi tiếng người Đức:
Macx Ranhác. Vở kịch được dàn diễn ở Béclin năm 1902 do chính Macx Rannhác đạo diễn. Năm 1903 “Hội kịch” do một nhóm trí thức tiến bộ thành lập trong đó bốn năm đã dựng cả vở “Một người danh dự”? Thực ra, mới chỉ có hai vở kịch, nhưng nói chung đó không phải là dấu hiệu của thất bại.
“Hội kịch” không còn biểu diễn nữa. Nhưng trước đó (một sự kiện cực kỳ quan trọng) vở Một người đã dự” đã đi đăng dự hình thức phụ trương đặc biệt của tạp chí “Phócnaitin Rơviu” một tạp chí được phổ biến rộng rãi nhất trong giới trí thức Anh.
Và thế là Somerset Maagham đã bước vào ngưỡng cửa của sân khấu.
Có điều ông cần phải có những nỗ lực mới để có thể vượt Qua ngưỡng cửa đó. Vở kịch một hồi được dựng ở nước ngoài không được tính. Thành công ở “Hội kịch” chưa nói rõ được lợi thế của ông. Họ, những người của “Hội kịch:
là những ai Bêcnasô là người có lẽ chính bản thân cũng không biết viết kịch Uytiom Anhe, nhà phê bình người NaUy gốc Anh, người đã làm nhàm tai mọi người cái Ông Ipxen của mình Tất cả các nhà trí thức đó đã bị ám ảnh những vấn đề xã hội và không hiểu tý gì về khẩu vị của công chúng Ai cần đến Môôm này kẻ hưởng hơi hướng của họ. Họ không chỉ không chấp nhận vở kịch châm biếm giới tu sĩ Bánh mì và cá “Loaves and fishes, 1903 mà không chấp nhận cả vở hài kịch xa -lông gần như vô thưởng vô phạt “Lađy Phơrêric” (Lađy Flederlck, 1907). Nhưng Môôm vẫn cứ kiên trì dựng sân khấu. Năm 1907, nhờ một sự ngẫu nhiên may mắn, vở Lađy đã được dàn dựng thành công của vở này quá lớnđến nổi vài tháng sau đó tiền sân khấu các nhà hát ở Luân Đôn diễn thềm ba vở kịch của Môôm đã được viết từ trước. Một vở không thành công, hai vở còn lại hài kịch xa-lông “Bà đỏ” (Mrs Dot, 1904) và “Giắc Xtrô” (Jack Straw, 1905) thì được công chúng nhiệt liệt tán thưởng.
“panch” đã có tranh biếm họa vẽ Sêchxpia đang quằn quại ghen tuông trướccác tấm ápphíc có tên Môôm Bắt đầu từ đây, các nhà hát đi săn các kịch bản Môôm. Và ông đã không từ hôn một ai. Môôm viết tất cả bao nhiêu vở kịch không ai biết chính xác. Hai mươi chín vở trong số đó còn giữ được (Một số vở chỉ giữ dưới dạng bản thảo). Số kịch bản còn lại, trước khi chết ít lâu ông đã hủy cùng với một phần lớn tác phẩm văn học và tài liệu lưu trữ của cá nhân.
Mười tám vở kịch bắt đầu từ vở. “Láđy Phơlêđêríc”, mà Môôm đã tự xem như đó là tác phẩm liên hoàn” của mình, đã được in thành sáu cuốn sách từ 1933.
Tuyển tập sáu tập đó (trong các lần xuất bản sau là ba tập) bao gồm các vở kịch thuộc các thể loại rất khác nhau. Ngoài ra một số tiểu thuyết và truyện ngắn của Môôm cũng được các tác giả khác đưa lên sân khấu hay màn ảnh vào các thời gian khác nhau, trong tất cả những gì mà Môôm viết đều chứa đựng cội nguồn kịch tính.
Nói tóm lại, Môôm trước hết là con người của sân khấu. Khi ông bị trách là đã viết quá nhiều cho sân khấu, ông đã trả lời rằng, ngược lại, ông đã kiềm chế mình vì ông có thể viết kịch một cách nhẹ nhàng kỳ lạ. Môôm thực sự có một “bản năng sân khấu” ghê gớm. Những tác phẩm của ông, trừ một vài ngoại lệ nhỏ được xây dựng khúc chiết lạ thường, đồng thời có nhiều nhân vật thành công. Các mẫu đối thoại được gọt giũa, sáng sủa và hóm hỉnh. Và tuy nhiên lịch sử mối quan hệ của Môôm và nhà hát không chỉ có cội nguồn của kịch, mà còn có cả kết thúc không kém kịch tính. Vào đầu những năm ba mươi ông tuyên bố rời khỏi kịch trường. Đó là một sự kiện gây chấn động dư luận. Báo chí đã tranh luận nhiều kiểu. Béctôn Brêch đã hưởng ứng bằng bài báo “Sự chối bỏ của một kịch gia”. Con người tự rời bỏ “đường băng chuyền của sự thành công”. “Điều này có thường xảy ra không?” – Béctôn Brênh hỏi. và ông nhận thấy hành động của Môôm là sự biểu hiện của một phẩm chất và một trí tuệ cao quý.
Môôm đã tự nguyện rời sân khấu vẫn như trước đây sân khấu cần có ông.
Song đối với nền sân khấu thương mại thì ông chối bỏ. Trong đời mình, môôm đã từng xăng xái đi vào sân khấu, thì đến lúc này ông cũng hăm hở ra đi để tỏ thái độ của mình.
Sự ra đi đó là một hành động chuộc lỗi độc đáo. Khi Môôm còn là một nhà văn trẻ đầy hứa hẹn trong nhóm của BénaSô, ông đã từ chối sáng tác những vở kịch mang tính vấn đề cho thể loại hài kịch xa-lông. Giới trí thức Anh đã xem đó như là một sự phản bội công khai của Môôm. Sự tách mình lúc bấy giờ rời khỏi những con người đang đi theo con đường của sự thật đầy gian nan, đã là một gánh nặng đè lên lương tâm của ông. Ông không phải là người mua vui.
Ngay trong những vở hài kịch nhẹ nhàng nhất của ông cũng không tránh khỏi sự hiện diện của yếu tố châm biếm. Còn trong những vở kịch hay nhất của mình, ông đã tiến tới trò chuyện nghiêm chỉnh về cuộc sống. Tuy nhiên, theo lời ông, thì ông ông “mệt mỏi vì chỉ nói được một phần nửa sự thật. Ông không thể nói cả sự thật trên sân khấu. Theo ông, điều này chỉ dành riêng cho các thiên tài như BécnaSô... Môôm đã chưa nói hết, và cũng có thể, sự thật ông không hiểu rằng thành công của BécnaSô không chỉ là của một tài năng xuất chúng trên sân khấu. mà còn là thành công cả “một người đã thấy được các vấn đề xã hội của xã hội Anh rõ ràng hơn Môôm nhiều.
Điều đáng chú ý là tất cả cuốn tiểu thuyết hay nhất của Môôm điều viết về người nghệ sĩ. Như là cuốn tiểu thuyết “Về tình cảnh nô lệ của con người” (Of the man Bondage, 1915) trong đó nhân vật chính lại chính là Môôm dưới cái tên Philíp Kêri. Tiểu thuyết “Mặt trăng và đồng xu” (The Monn and Sixpence, ) và “Bánh nướng và bia” (Cakes and Ale, 1930) cũng vậy. Trong cuốn thứ nhất, qua hình tượng Xtrilenđơ là cuộc đời của Pôn Gôganh. Trong tiểu thuyết thứ hai, qua hình tượng Etvớt Đơrípphinđơ, ông cố gắng khôi phục lại thế giới tinh thần của Tômát Hácđi. Hai nhân vật, một họa sĩ, một nữ diễn viên, những cá tính khác nhau, hoàn cảnh sống và địa hạt sáng tạo khác nhau, nhưng tất cả có chung một điều:
họ là những người đã mở ra cho chính bản thân những quy luật của nghệ thuật, mà trong đó họ đã sáng tạo và thông qua nghệ thuật, họ khám phá ra một sự thật gì đó của cuộc sống.
Năm 1938, Môôm cho xuất bản cuốn “Tổng kết”. Một năm trước đó, đã ra đời cuốn tiểu thuyết “người đàn bà trên sàn diễn” (Theatre, 1937).
Cái gì cao trọng hơn? cuộc sống hay là nghệ thuật? Dường như môôm muốn hỏi điều đó qua tác phẩm này. Câu trả lời của ông đã thông qua sự phát triển của cốt truyện và các lớp nhân vật khá phức tạp. nghệ thuật không thể có nếu thiếu cuộc sống. nó được cuộc sống nuôi dưỡng và nó được sự thăng hoa độc đáo của cuộc sống. Song đồng thời về mặt khác nó lại cao hơn cuộc sống, bởi vì trong nghệ thuật, nếu như đó là nghệ thuật chân chính, thì tất cả đều là sang tạo. nó là sự hiện thân và là biểu tượng của những nhà chính yếu nhất trong cuộc sống. Và nó gạt bỏ những gì vô vị thường ngày.

IU.KAGAROLITÔKI