Thế gian này đầy ắp những lời nói dối, có người nói rằng nói dối để sống tốt hơn, nhưng với tôi, nói dối là để sống.Bố mẹ tôi là những “nhà kinh doanh”, và tôi cũng là “một nhà kinh doanh thiên tài”, từ lúc 5 tuổi tôi đã biết giúp bố mẹ làm ăn.Lần đầu tiên tôi đi làm là một ngày đông giá lạnh, tuyết rơi đầy trời, mẹ dắt tay tôi đứng bên đường cái, từng dòng xe cộ chạy qua, có một chiếc xe chạy không nhanh lắm, rất hợp cho việc làm ăn của chúng tôi khi xe gần đến nơi, mẹ tôi chạy ra lòng đường lao thẳng vào chiếc xe, sau một tiếng thét lớn, bà nằm vật ra trên lòng đường không động đậy. Chủ xe là một người to béo, tuy lúc đó mới năm tuổi nhưng tôi còn nhớ rất rõ dáng vẻ căng thẳng vội vàng của người đàn ông này khi ra khỏi xe, ông ta lo lắng đi từng bước về phía chúng tôi. Lúc này tôi bắt đầu vào vai, tôi ôm chặt lấy mẹ và khóc toáng lên.Trên nền đất phủ đầy tuyết trắng, một người phụ nữ nằm bất động, thêm vào đó là tiếng khóc đứt ruột đứt gan của một đứa trẻ đáng thương khiến người đàn ông mập mạp ấy mẩt hết ý chí, tôi thấy ông ta đang run, đây là lần đầu tiên tôi thấy một người đàn ông trong bộ dạng sợ hãi đến vậy, ông ta quỳ xuống bên cạnh, hốt hoảng nhìn hai mẹ con tôi. Sau lần đó, mẹ nói: “Tiểu Cường, con không làm một ngôi sao nhí xuất sắc thì quả là đáng tiếc.” Thực ra không chỉ tôi diễn xuất tôi mà mẹ tôi cũng là một diễn viên có hạng, bộ dạng của bà làm người ta phải lo lắng, bà thật biết cách kéo tôi vào vở kịch này.Mẹ khẽ nhúc nhích rồi chầm chậm mở mắt ra, ông lái xe mừng rối rít: “Chị không sao chứ, không sao là tốt rồi, không sao là may lắm rồi.” Sau đó mẹ tôi nôn đầy máu, tất nhiên không phải làm máu thật, đó là thứ thuốc nước chú Bảy đưa cho.Người chú mà tôi quý nhất chính là chú Bảy, những câu chuyện của chú không bao giờ kết thúc, chú là một diễn viên dám nhận những vai diễn quan trọng trong rất nhiều vở kịch, tuy vậy con đường sự nghiệp của chú không bằng phẳng cho lắm, mỗi lần vở diễn sắp kết thúc, vai chú diễn sẽ bị bắn chết bởi một viên đạn, nếu trong kịch cổ trang thì bị người ta chọc thủng bụng bằng một nhát dao hoặc một cây thương dài. Do đó, đạo cụ diễn của chú nhiều lắm, và thứ thuốc nước mà chú cho mẹ tôi là một trong số đó.Thấy mẹ tôi hộc máu, ông lái xe lại càng cuống hơn.Mẹ nhìn tôi, đột nhiên rơi nước mắt (bà khóc thật, không phải lúc đó bà dùng thuốc nước, đó là do tài năng diễn xuất): “Tiểu Cường, mẹ không qua được rồi, con phải ngoan, nghe lời bố.”Ông lái xe lo quá, cứ xoa xoa hai tay: “Chị à, tôi xin lỗi chị và gia đình.” Ông ta khóc, trông còn thương tâm hơn cả chúng tôi, tiếng khóc cũng to hơn, đúng là người có sức khỏe thì khoang phổi cũng lớn thật.“Nếu chị có mệnh hệ gì, tôi hứa sẽ thay chị nuôi cháu thành người.”Mẹ tôi thều thào: “Không cần đâu, xem ra tôi phải vào viện khám, chi bằng anh cứ cho tôi ít tiền.”Ông béo lại nói: “Thế sao được chứ, tôi không thể mặc kệ mẹ góa con côi nhà chị ngoài đường thế này, làm vậy tôi cũng chẳng phải con người.”Cuối cùng, lái xe đưa chúng tôi năm mươi đồng và đi, ông này cũng không yên tâm nên quay lại xin địa chỉ của chúng tôi và nói sau này sẽ đến thăm.Địa chỉ đương nhiên là giả, mẹ bảo làm cái nghề kinh doanh này chỉ gặp một lần thôi, không tiếp khách quay lại.Mảng kinh doanh của bố mẹ tôi vô cùng phong phú, có khi mẹ tôi trang điểm rất đẹp và cùng bố tôi đi làm việc “giăng bẫy đàn ông”, những lúc đấy mẹ chẳng bao giờ cho tôi đi theo, bà bảo trẻ con nhìn thấy những thứ ấy không hay.Thực ra việc họ làm tôi đều biết cả, mẹ tôi thường cùng dì Quế Hoa đứng bên đường để kiếm khách, việc đong đưa là của dì Quế Hoa, còn mẹ tôi chỉ cần dẫn khách vào phòng, sau đó bố tôi và các chú khác sẽ xông vào, về điểm này thì dì Quế Hoa vô cùng khâm phục mẹ tôi, mỗi lần như thế thu nhập gấp mấy chục lần so với công việc của dì mà không mất sức.Những lúc không bận công chuyện làm ăn, mẹ tôi thường cùng các dì ngồi đánh mạt chược. Tôi quanh quẩn phục vụ rót trà cho họ, lúc đi qua chỗ mẹ, tôi ra ám hiệu để mẹ biết họ thiếu quân nào, và chiến thắng với mẹ thật dễ dàng.Khi tôi đến tuổi đi học, mẹ tôi cũng cho tôi đến trường, thực ra lũ trẻ con trong thị trấn Tam Thủy chúng tôi phần lớn không đi học, học ở trường không thú vị bằng học nghệ thuật móc túi. Mẹ nói với tôi công việc làm ăn của chúng ta phải dựa vào cái đầu, học hành làm cho đầu óc linh hoạt, có thể tính chuyện làm ăn lớn, con không giống như Tứ Mao và mấy đứa nhỏ kia.Bố mẹ Tứ Mao chỉ làm một “trò” duy nhất, ngày nào họ cũng đợi bên đường chờ khi có xe chở khách du lịch nào chạy qua là mẹ Tứ Mao ngồi ở giữa đường, ưỡn cái bụng làm ra vẻ đau quằn quại như sắp sinh em bé. Mẹ tôi không làm vậy, mỗi lần thổ huyết bà đều nhìn tôi bằng dáng vẻ trìu mến nhất khiến người khác cảm thấy hết sức đau lòng. Mẹ Tứ Mao diễn xuất rất tệ, giỏi lắm chỉ biết lăn lộn, nhưng cũng chỉ cần có thế, hầu hết các xe đều dừng lại, ngay lập tức bố Tứ Mao và các anh em xông lên dở trò xin đểu khách.Có ngày thu nhập của họ rất cao, đến mẹ tôi nhìn còn phải phát ghen, và những lúc như thế bà thường than thở: Xã hội ngày nay giá trị của chất xám bị đảo lộn nghiêm trọng quá….Tuy thế bà vẫn cho tôi đi học, thành tích học tập của tôi cũng không đến nỗi nào nhưng giáo viên chẳng ai quý tôi, họ chỉ thích những đứa trẻ ăn mặc gọn gàng đẹp đẽ, bố mẹ luôn đến nhà thầy cô chơi vào mỗi dịp lễ tết.Sauk hi tan học, có thời gian tôi lại đi giúp mẹ trong việc làm ăn, hai mẹ con phối hợp ngày càng ăn ý, nhưng cũng có một lần bị phát hiện, đó là trường hợp ngoài dự tính vì hôm đó mẹ tôi bị cảm cúm. Lẽ ra đối phương đã tin, nhưng sau đó mẹ tôi bị một trận ho dữ dội đến nỗi ho cả túi nilon đựng thuốc nước vốn dĩ được giấu kín trong miệng.Người lái xe này cũng là một anh béo, tôi phát hiện ra rằng những người lái xe đều béo, lý do có lẽ vì thời gian ngồi trên xe nhiều và lười vận động.Anh ta lôi cổ mẹ tôi ra ngoài và nối sẽ đưa mẹ đến sở cảnh sát, mẹ tôi khóc như mưa, tôi vừa khóc vừa chạy theo. Tôi nhớ đến cuốn sách về những kẻ tiểu nhân hôm trước viết về việc Bao Công xử vụ Trần Thế Mỹ thế là tôi ôm lấy chân anh béo mà khóc, nói là bố tôi đã bỏ hai mẹ con rồi, ông ấy có vợ bé, còn có cả thằng con trai bé nữa, hai mẹ con tôi đã hai ngày nay đã ăn uống gì đâu, lúc đầu tôi định nói là năm ngày nhưng suy xét đến tính sát thực nên tôi đổi là hai ngày.Anh chàng béo cuối cùng đã không dẫn mẹ tôi đến trụ sở cảnh sát, trước khi bỏ đi, anh ta đưa cho chúng tôi 20 đồng và còn nói nếu gặp người đàn ông nhẫn tâm như bố tôi, anh ta sẽ đánh cho chết luôn.Thật ra bố tôi là người đàn ông rất thật thà, nếu đi trên phố mà ông lỡ nhìn kỹ mấy cô gái đẹp thế nào cũng bị mẹ tôi vả vào miệng, ông chỉ tranh thủ lúc mẹ tôi không có ở đó để nhìn trộm thôi. Bố tôi không nỡ bỏ hai mẹ con vì tôi và mẹ đều rẩt được việc.Năm ấy tôi tám tuổi
CHƯƠNG 2 Công việc rất nhiều nhưng nhà tôi không giàu có, bởi bố mẹ tôi hay kén cá chọn canh, những người già nua tàn tật không phải đối tượng của họ, về cơ bản những người này chẳng có chút màu mè gì để kiếm chác. Nền kinh tế địa phương nghèo nàn cũng là một lý do, khi những lái xe qua đấy, chúng tôi phải tốn không biết bao nhiêu nước bọt mới móc được chút tiền từ túi họ.Có lúc xe đâm người, họ không thèm dừng lại mà vẫn nhẫn tâm phi xe qua, nếu không phải mẹ tôi cao số thì đã bỏ nghề từ lâu rồi.Mẹ tôi khi ấy vừa nhảy lên vừa chửi bới ầm ĩ ở phía sau: “Đồ trời đánh, đâm phải người ta cũng không biết dừng xe lại xem thế nào à?”Nhà Tứ Mao còn tệ hại hơn nhà tôi, hầu như các xe chẳng bao giờ thèm đỗ lại, nhưng cũng phải thôi, 10 năm nay ngày nào cũng diễn đi diễn lại 1 trò, họ đã quá quen rồi, đến như chúng tôi xem thôi cũng đã phát chán rồi.Sau này có “cao nhân” mách nước bảo mẹ Tứ Mao phải ăn mặc gợi cảm một chút, nhưng mẹ Tứ Mao sau khi sinh thêm đứa nữa lại phát phì ra, mặc quần áo càng thiếu vải càng không chấp nhận nổi. Năm lớp 10 tôi bị đuổi học vì tôi đánh giáo viên trong trường. Về nhà tôi cũng bị bố nện cho một trận, ông còn mắng tôi: “Đồ mất nết, không lo học hành tử tế, mà có muốn đánh thầy giáo thì cũng phải đợi tốt nghiệp xong chứ. Chỉ còn hai năm nữa mà cũng không đợi nổi, ngu lắm con ạ.”Mẹ dẫn tôi đến trường tìm thầy giáo, bà cúi mặt ngồi trước mặt thầy, như một người phụ nữ nhẫn nhục và chịu đựng, bà ngồi trước mặt thầy giáo và bắt đầu vai diễn đầy chuyên nghiệp của mình.Mẹ tôi hỏi: “Thưa thầy, lẽ nào không thể rộng lòng một chút được sao?”Thầy giáo trả lời: “Không được, việc này nhà trường đã báo cáo lên sở giáo dục rồi.”Mẹ tôi năn nỉ hồi lâu cuối cùng cũng nhận ra đã hết cách.Bà lại hỏi: “Vậy có thể cấp cho cháu nó một tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp được không ạ?”Thầy giáo hết cả kiên nhẫn tỏ ra bực bội: “Vừa khai giảng được có mấy ngày, con trai chị đã đánh thầy giáo, giờ lại còn đòi giấy chứng nhận nữa à? Tôi khuyên chị về giáo dục lại nó cẩn thận, nếu không chẳng mấy mà trở thành kẻ cặn bã của xã hội.”Mẹ tôi biết xin xỏ cũng vô ích, bà đứng phắt dậy, vung tay tát bốp vào mặt thầy giáo: “Con ông mới là cặn bã của xã hội!”Cũng vào năm đó, do tình hình làm ăn trong huyện ngày càng khó khăn, bố tôi phải một mình kiếm sống ở lãnh địa mới, ông thường xuyên gửi đồ về cho hai mẹ con tôi. Mỗi lần có người về lại thấy bố tôi ở những nơi khác nhau nên chúng tôi cũng không biết nhiều về tình hình của bố.Tôi không còn đi học nữa và bắt đầu lang thang khắp thị trấn, tuy vậy tôi không phải là kẻ vô công rồi nghề, dù thế nào chăng nữa, tôi cũng có 9 năm cộng mấy ngày ngồi trên ghế nhà trường, cũng là phần tử tri thức, những người không biết chữ thường đến nhờ tôi viết thư mà toàn viết không công, chỉ có chú Ba là tốt bụng, mỗi lần nhờ tôi xong đều cho tôi mấy thứ đồ rất hay. Chú ấy cần viết rất nhiều thư, mỗi bức đều cực ngắn, đại loại thế này: “Ông chủ Lý, nếu trong 3 ngày mà ông không đem 30 ngàn tới thì con ông sẽ mất mạng.” Hoặc là: “Cô Mai, 10 ngàn mua lại bức ảnh đó là rất rẻ, nếu tôi bán nó cho giới báo chí thì chắc tôi còn kiếm được hơn đấy.”Chú Sáu cũng hay nhờ tôi viết thư, nhơng chú toàn mang đến 1 quyển sổ hát, bên trong dán đầy những lời bài hát cắt trên báo, chú ấy cắt từ đống báo phế liệu cô Ba mua về, cô Ba mỗi lần xót của đều nói với chú: “Một chữ bẻ đôi không biết, cắt mấy thứ ấy làm gì cơ chứ!”Chú Sáu mang quyển vở đến bảo tôi đọc, nghe đến câu nào tâm đắc, chú lại nói với tôi: “Chính câu này đấy, hay lắm, chép lại cho chú”, thế là tôi lại chép ra: “Nếu có kiếp sau, chúng ta dù chết cũng sẽ luôn ở bên nhau.” Chú Sáu đem máy tờ giấy này của tôi cho một giáo viên trường dân lập tên là Thúy Hoa.Năm tôi 19 tuổi thì họ kết hôn, không phải hoàn toàn do công của mấy tờ giấy tôi viết mà nghe nói chú Sáu và thím Hoa vào một đêm thanh vắng đã làm cái chuyện “ăn cơm trước kẻng”. Một lần nữa chân lý làm thật hơn nói suống đã được chứng minh rõ ràng.Có lúc tôi cũng mắc phải sai lầm, năm ấy tôi viết cho chính mình một bức thư tình vào một đêm trăng không sao, rồi đem thả vào cửa sổ nàng Tú nhà cô Tư, mãi chẳng thấy nàng hồi âm, gặp tôi vẫn như không có chuyện gì.Mối tình đầu của tôi thất bại như vậy đấy, sau này tôi đã tìm ra nguyên nhân, thường thì thư tôi viết hộ toàn thư nặc danh nên bức thơ của chính mình tôi cũng quên không ký tên.Khi tôi viết thư, mẹ thường ngồi bên nhìn một cách đầy tự hào, có lúc bà nói: “Tiểu Cường nhà ta rất có dáng của một vị giáo sư, có trình độ thế này mai sau có thể vào thành phố làm ăn được.”Giấc mơ đầu tiên hồi bé của tôi là được làm một thầy giáo mẫu mực, năm lớp hai tôi bị thầy giáo phạt đứng ngoài sân vận động vì nói chuyện với đứa bạn cùng bạn, khi ấy tôi đã thề sau này lớn lên nhất định phải trở thành thầy giáo, mà phải trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp con trai thầy giáo tôi, khi ấy tôi sẽ có cơ hội đuổi con thầy ra khỏi lớp.Mẹ nấu cho tôi món mì trứng vào dịp sinh nhật tôi tròn 20 tuổi, món này làm đơn giản với một túi mỳ ống mua ở cửa hàng trong thị trấn, hai quả trứng cùng với dầu hào và hành hoa, những lần trước mẹ chỉ cho tôi một quả trứng nhưng lần này lại là hai quả.Đến chiều, chú Năm tặng tôi món quà, đó là một cái hộp nhỏ được gói bằng giấy màu, tôi háo hức mở quà, bên trong là một chiếc điện thoại di động. Tôi mới chỉ được nhìn di động trên phhim ảnh, giờ đã có một cái của riêng mình, màu hồng xinh xắn, bên trên có dán hình một con mèo, vỏ điện thoại hơi cũ, có lẽ đã dùng qua rồi.Tôi nhìn chú Năm với chút ngờ vực, chú hơi ngượng ngùng nói: “Hôm qua khi vào thành phố có một cửa hàng mới khai trương, người đông như trảy hội, tao móc trộm được của một cô gái đấy.”Hóa ra là vậy, nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một chiếc điện thoại di động, tôi vào phòng, năm trên giường và rút điện thoại ra chơi. Tôi nghe đi nghe lại những bản nhạc chuông vui tai, càng nghe càng mê tít, bỗng chuông điện thoại kêu làm tôi giật bắn cả mình, tôi thử nhận điện thoại xem thế nào, phía đầu dây bên kia là giọng của một đứa con gái nhẹ nhàng: “Alô”, thấy có người nghe máy, giọng cô ta có vẻ như hơi lo lắng.Cô ấy hỏi tôi: “Xin hỏi anh là ai vậy? Đây là điện thoại của tôi.”Tôi trả lời: “Vậy à, tôi mua nó ở cửa hàng điện thoại bên đường.”Tôi nghe tiếng thở dài thườn thượt phía bên kia, cô ấy nói: “Anh có thể trả lại cho tôi được không, đây là món quà mà bố tôi mua tặng, nó rất quan trọng đối với tôi …”Quà của bố tặng đúng là rất quan trọng. Nếu tôi làm mất món quà của mẹ tặng, tôi cũng sẽ rất lo lắng và buồn, vì thế tôi nghĩ ngay đến việc bán nó, một vật vừa có giá trị vừa là vật kỷ niệm, nếu đưa ra giá quá thấp chẳng khác nào hạ thấp tình cảm tốt đẹp giữa hai bố con cô ấy, do đó tôi quyết định nâng cao giá bán chiếc điện thoại.
CHƯƠNG 2 Công việc rất nhiều nhưng nhà tôi không giàu có, bởi bố mẹ tôi hay kén cá chọn canh, những người già nua tàn tật không phải đối tượng của họ, về cơ bản những người này chẳng có chút màu mè gì để kiếm chác. Nền kinh tế địa phương nghèo nàn cũng là một lý do, khi những lái xe qua đấy, chúng tôi phải tốn không biết bao nhiêu nước bọt mới móc được chút tiền từ túi họ.Có lúc xe đâm người, họ không thèm dừng lại mà vẫn nhẫn tâm phi xe qua, nếu không phải mẹ tôi cao số thì đã bỏ nghề từ lâu rồi.Mẹ tôi khi ấy vừa nhảy lên vừa chửi bới ầm ĩ ở phía sau: “Đồ trời đánh, đâm phải người ta cũng không biết dừng xe lại xem thế nào à?”Nhà Tứ Mao còn tệ hại hơn nhà tôi, hầu như các xe chẳng bao giờ thèm đỗ lại, nhưng cũng phải thôi, 10 năm nay ngày nào cũng diễn đi diễn lại 1 trò, họ đã quá quen rồi, đến như chúng tôi xem thôi cũng đã phát chán rồi.Sau này có “cao nhân” mách nước bảo mẹ Tứ Mao phải ăn mặc gợi cảm một chút, nhưng mẹ Tứ Mao sau khi sinh thêm đứa nữa lại phát phì ra, mặc quần áo càng thiếu vải càng không chấp nhận nổi. Năm lớp 10 tôi bị đuổi học vì tôi đánh giáo viên trong trường. Về nhà tôi cũng bị bố nện cho một trận, ông còn mắng tôi: “Đồ mất nết, không lo học hành tử tế, mà có muốn đánh thầy giáo thì cũng phải đợi tốt nghiệp xong chứ. Chỉ còn hai năm nữa mà cũng không đợi nổi, ngu lắm con ạ.”Mẹ dẫn tôi đến trường tìm thầy giáo, bà cúi mặt ngồi trước mặt thầy, như một người phụ nữ nhẫn nhục và chịu đựng, bà ngồi trước mặt thầy giáo và bắt đầu vai diễn đầy chuyên nghiệp của mình.Mẹ tôi hỏi: “Thưa thầy, lẽ nào không thể rộng lòng một chút được sao?”Thầy giáo trả lời: “Không được, việc này nhà trường đã báo cáo lên sở giáo dục rồi.”Mẹ tôi năn nỉ hồi lâu cuối cùng cũng nhận ra đã hết cách.Bà lại hỏi: “Vậy có thể cấp cho cháu nó một tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp được không ạ?”Thầy giáo hết cả kiên nhẫn tỏ ra bực bội: “Vừa khai giảng được có mấy ngày, con trai chị đã đánh thầy giáo, giờ lại còn đòi giấy chứng nhận nữa à? Tôi khuyên chị về giáo dục lại nó cẩn thận, nếu không chẳng mấy mà trở thành kẻ cặn bã của xã hội.”Mẹ tôi biết xin xỏ cũng vô ích, bà đứng phắt dậy, vung tay tát bốp vào mặt thầy giáo: “Con ông mới là cặn bã của xã hội!”Cũng vào năm đó, do tình hình làm ăn trong huyện ngày càng khó khăn, bố tôi phải một mình kiếm sống ở lãnh địa mới, ông thường xuyên gửi đồ về cho hai mẹ con tôi. Mỗi lần có người về lại thấy bố tôi ở những nơi khác nhau nên chúng tôi cũng không biết nhiều về tình hình của bố.Tôi không còn đi học nữa và bắt đầu lang thang khắp thị trấn, tuy vậy tôi không phải là kẻ vô công rồi nghề, dù thế nào chăng nữa, tôi cũng có 9 năm cộng mấy ngày ngồi trên ghế nhà trường, cũng là phần tử tri thức, những người không biết chữ thường đến nhờ tôi viết thư mà toàn viết không công, chỉ có chú Ba là tốt bụng, mỗi lần nhờ tôi xong đều cho tôi mấy thứ đồ rất hay. Chú ấy cần viết rất nhiều thư, mỗi bức đều cực ngắn, đại loại thế này: “Ông chủ Lý, nếu trong 3 ngày mà ông không đem 30 ngàn tới thì con ông sẽ mất mạng.” Hoặc là: “Cô Mai, 10 ngàn mua lại bức ảnh đó là rất rẻ, nếu tôi bán nó cho giới báo chí thì chắc tôi còn kiếm được hơn đấy.”Chú Sáu cũng hay nhờ tôi viết thư, nhơng chú toàn mang đến 1 quyển sổ hát, bên trong dán đầy những lời bài hát cắt trên báo, chú ấy cắt từ đống báo phế liệu cô Ba mua về, cô Ba mỗi lần xót của đều nói với chú: “Một chữ bẻ đôi không biết, cắt mấy thứ ấy làm gì cơ chứ!”Chú Sáu mang quyển vở đến bảo tôi đọc, nghe đến câu nào tâm đắc, chú lại nói với tôi: “Chính câu này đấy, hay lắm, chép lại cho chú”, thế là tôi lại chép ra: “Nếu có kiếp sau, chúng ta dù chết cũng sẽ luôn ở bên nhau.” Chú Sáu đem máy tờ giấy này của tôi cho một giáo viên trường dân lập tên là Thúy Hoa.Năm tôi 19 tuổi thì họ kết hôn, không phải hoàn toàn do công của mấy tờ giấy tôi viết mà nghe nói chú Sáu và thím Hoa vào một đêm thanh vắng đã làm cái chuyện “ăn cơm trước kẻng”. Một lần nữa chân lý làm thật hơn nói suống đã được chứng minh rõ ràng.Có lúc tôi cũng mắc phải sai lầm, năm ấy tôi viết cho chính mình một bức thư tình vào một đêm trăng không sao, rồi đem thả vào cửa sổ nàng Tú nhà cô Tư, mãi chẳng thấy nàng hồi âm, gặp tôi vẫn như không có chuyện gì.Mối tình đầu của tôi thất bại như vậy đấy, sau này tôi đã tìm ra nguyên nhân, thường thì thư tôi viết hộ toàn thư nặc danh nên bức thơ của chính mình tôi cũng quên không ký tên.Khi tôi viết thư, mẹ thường ngồi bên nhìn một cách đầy tự hào, có lúc bà nói: “Tiểu Cường nhà ta rất có dáng của một vị giáo sư, có trình độ thế này mai sau có thể vào thành phố làm ăn được.”Giấc mơ đầu tiên hồi bé của tôi là được làm một thầy giáo mẫu mực, năm lớp hai tôi bị thầy giáo phạt đứng ngoài sân vận động vì nói chuyện với đứa bạn cùng bạn, khi ấy tôi đã thề sau này lớn lên nhất định phải trở thành thầy giáo, mà phải trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp con trai thầy giáo tôi, khi ấy tôi sẽ có cơ hội đuổi con thầy ra khỏi lớp.Mẹ nấu cho tôi món mì trứng vào dịp sinh nhật tôi tròn 20 tuổi, món này làm đơn giản với một túi mỳ ống mua ở cửa hàng trong thị trấn, hai quả trứng cùng với dầu hào và hành hoa, những lần trước mẹ chỉ cho tôi một quả trứng nhưng lần này lại là hai quả.Đến chiều, chú Năm tặng tôi món quà, đó là một cái hộp nhỏ được gói bằng giấy màu, tôi háo hức mở quà, bên trong là một chiếc điện thoại di động. Tôi mới chỉ được nhìn di động trên phhim ảnh, giờ đã có một cái của riêng mình, màu hồng xinh xắn, bên trên có dán hình một con mèo, vỏ điện thoại hơi cũ, có lẽ đã dùng qua rồi.Tôi nhìn chú Năm với chút ngờ vực, chú hơi ngượng ngùng nói: “Hôm qua khi vào thành phố có một cửa hàng mới khai trương, người đông như trảy hội, tao móc trộm được của một cô gái đấy.”Hóa ra là vậy, nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một chiếc điện thoại di động, tôi vào phòng, năm trên giường và rút điện thoại ra chơi. Tôi nghe đi nghe lại những bản nhạc chuông vui tai, càng nghe càng mê tít, bỗng chuông điện thoại kêu làm tôi giật bắn cả mình, tôi thử nhận điện thoại xem thế nào, phía đầu dây bên kia là giọng của một đứa con gái nhẹ nhàng: “Alô”, thấy có người nghe máy, giọng cô ta có vẻ như hơi lo lắng.Cô ấy hỏi tôi: “Xin hỏi anh là ai vậy? Đây là điện thoại của tôi.”Tôi trả lời: “Vậy à, tôi mua nó ở cửa hàng điện thoại bên đường.”Tôi nghe tiếng thở dài thườn thượt phía bên kia, cô ấy nói: “Anh có thể trả lại cho tôi được không, đây là món quà mà bố tôi mua tặng, nó rất quan trọng đối với tôi …”Quà của bố tặng đúng là rất quan trọng. Nếu tôi làm mất món quà của mẹ tặng, tôi cũng sẽ rất lo lắng và buồn, vì thế tôi nghĩ ngay đến việc bán nó, một vật vừa có giá trị vừa là vật kỷ niệm, nếu đưa ra giá quá thấp chẳng khác nào hạ thấp tình cảm tốt đẹp giữa hai bố con cô ấy, do đó tôi quyết định nâng cao giá bán chiếc điện thoại.