Chương 2

    
ôi hồi hộp đứng cạnh ông Hạm phó khi ông gõ cửa phòng Hạm trưởng. Tôi nghe tiếng đáp “cứ vào”. Vừa khuất sau tấm màn xanh chưa đầy một phút ông đã bước trở ra và hất hàm ra dấu. Như đã thành thói quen sau ba tháng huấn nhục, tôi cúi mặt kiểm soát lần nữa bộ quân phục đại lễ thẳng nếp với  hai hàng nút vàng và đôi giày trắng tinh bóng láng. Tôi hít một hơi dài, vừa thở ra nhè nhẹ vừa vén bức màn. Trong bộ tiểu lễ, Hạm trưởng xoay ghế hướng thẳng vào tôi. Tôi đứng vào thế nghiêm, đưa tay lên chân mày chào thật đúng quân cách với lời trình diện ngắn gọn:
- Hải quân Thiếu úy Võ Bằng số quân 60A700653 trình diện Thiếu tá.
Từ tư thế chào, bàn tay tôi nhấc chiếc mũ kẹp vào nách. Ông hạm trưởng chào đáp rồi đưa tay ra. Tôi nghiêng người nắm bắt. Ông giữ bàn tay tôi khá lâu đủ để tôi lấy lại bình tĩnh. Giọng ông vui vẻ:
- Theo những gì được ghi trong quân bạ thì tôi phải nói là tôi rất hài lòng được anh phục vụ trên tàu này.  Anh đã nghỉ phép? Có cần nghỉ thêm không?
Tôi nhìn cặp lon hai gạch lớn kèm một vạch nhỏ vàng ánh trên vai ông và tự dưng dâng lên cảm giác nể phục:
- Thưa thiếu tá không!
- Anh chưa lập gia đình chứ?
- Dạ chưa!
Khi nói môi ông hơi chúm lại như là nụ cười vừa thân ái vừa kiêu hãnh:
- Tốt lắm! Bởi vì trong suốt ba tháng đầu tiên anh cần dốc hết thời giờ để học hỏi mọi thứ trên chiến hạm. Có hai lý do chính: Một là anh sẽ thay tôi khi nhận nhiệm vụ sĩ quan trực nhật. Hai là… khi lãnh trách nhiệm trưởng phiên hải hành. Nghĩa là nếu anh không nghiêm túc học hỏi, nếu anh phạm lỗi lầm thì không chỉ đời hải nghiệp anh đi đong mà đời Hạm trưởng của tôi cũng đi đứt!
Ông cất tiếng cười to, cởi mở. Tuổi ông khoảng trên ba mươi. Mớ tóc ngắn không rẽ ngôi được vuốt xuôi về phía trước. Vầng trán cao, cặp mắt như phát ra những tia tinh ranh làm tăng vẻ trẻ trung yêu đời cho khuôn mặt tròn trịa. Tuy nhiên tất cả những đặc điểm đó không làm giảm nét chững chạc qua cử chỉ và giọng nói của ông, Giọng nói vừa ấm vừa trong, dễ gây cảm tình. Ông chợt đổi giọng nghiêm trang:
- Tại sao anh chọn hải nghiệp?
Tôi lúng túng. Thật ra, tôi chưa hề có ý chọn hải nghiệp. Một người bạn đã chọn cho tôi đúng lúc tôi muốn chấm dứt đời học trò. Nhưng sau hai năm vất vả ở quân trường, tôi đã thấy thật hạnh phúc được mang bộ quân phục trắng. Tôi đáp không chút ngập ngừng:
- Thưa Thiếu tá, tôi thích…
Ông gật đầu, ngắm tôi một lúc rồi quay nhìn sang quyển sổ quân bạ. Ông chầm chậm lật vài trang. Tôi lặng thinh chờ ông lên tiếng.
- Tôi ra trường trước anh tám năm. Phục vụ liên tiếp sáu chiến hạm. Chiếc này là chiếc thứ ba tôi làm hạm trưởng. Anh thích hải nghiệp, hẳn là anh cũng thích sớm trở thành hạm trưởng.  Vậy thì tôi truyền kinh nghiệm này cho anh. Anh phải “mó tay” vào mọi việc trên tàu để không một thủy thủ nào, dù với ngành nghề nào, đều không thể “qua mặt” được mình. Anh phải nhập tâm mọi đặc điểm của tàu, quán tính, đặc tính chiến thuật, khả năng tác chiến vân vân. Anh phải nằm lòng mọi chức năng, công dụng của các máy móc thiết bị để có được các phản ứng thích đáng, kịp thời, hữu hiệu. Anh phải hiểu rõ ý nghĩa các màu xanh trắng đỏ đen vàng trên các ống dẫn, trên các con ốc, núm vặn. Nói tóm là anh phải biết rành rẽ mọi thứ trên tàu như biết về… người yêu của mình. Anh hiểu ý tôi chứ?
Thay vì bậc cười, tôi nói lớn:
- Thưa thiếu tá, rõ!
Ông gật gù:
- Được lắm! Còn điều này khó hơn. Nhưng trước tiên tôi muốn biết thêm về anh, về một điều không thấy ghi trong quân bạ. Sổ ghi anh có bị phạt vài lần vi phạm quân kỷ nhưng không có lần nào với lý do trốn đi bờ hay đi bờ về trễ. Thật ra anh có bay bướm lắm không?
Không đợi tôi trả lời, ông cười tiếp:
- Tàu này, sĩ quan nào cũng bay bướm, nhất là ông hạm phó bất kể sắp cưới vợ nay mai. Riêng tôi thì dù đã có rong một tối nhớ quay nhớ quắc, tôi thẩn thơ qua lại nhà Tuyết nhiều lần. Chợt tôi thấy Tuyết mở cửa bước ra ngồi trên một ghế tựa trước sân, xung quanh là ánh sáng rỡ ràng của vầng trăng vằng vặc. Chân tôi vẫn tiếp tục bước làm như một kẻ qua đường nhưng lòng thì muốn cất tiếng gọi nàng. Khi tôi quay lại, Tuyết đang ngồi chòm hõm, tay như đang viết gì trên mặt đất. Tôi liều mạng len lén đến đứng phía sau nàng. Tôi say mê ngắm mái tóc thề xỏa kín nửa phần lưng thanh tú. Tuyết đang khe khẻ hát bài Nỗi Lòng: “Yêu ai, ai hiểu được lòng. Thầm kín những đớn đau với riêng lòng ta. Ấp ủ lạnh lùng tình yêu kia mà người nào hay.”  Tuyết vừa hát vừa viết chữ lên cát. Tuyết xóa chữ vừa viết xong rồi lại bắt đầu. Chỉ mới đọc đến mẫu tự thứ hai mà tim tôi suýt văng khỏi lồng ngực. Vừa khi chữ “Bằng” hoàn tất, Tuyết vội xóa đi. Và lại nắn nót từng nét…Không kềm được nỗi vui sướng, tôi kêu khẻ: “Tuyết”. Tuyết đứng phắt lên, hốt hoảng, rồi ôm chặt tôi…
Tôi ngồi im chúm chím cười. Tâm hết nhìn Tuyết lại nhìn tôi, kiên nhẫn chờ. Anh rút điếu thuốc, bật quẹt, thư thả phì phà. Cuối cùng Tuyết lên tiếng:
- Trước hết, em rất chân thành xin lỗi anh Tâm về việc ngày xưa em đột ngột… bẻ lái sang anh Bằng.  Cho em bào chữa bằng một lời ngắn gọn: Con tim có lý lẽ của nó…
Tâm gục gặc đầu:
- Ngắn gọn và…chí lý!  Còn về lời xin lỗi, cho anh từ chối! Trong tình yêu, xin lỗi chỉ làm thêm … đau lòng!
Chúng tôi cười vang. Tâm lại lên tiếng:
- Thôi! Coi như xong chuyện ngày xưa. Giờ đến chuyện ngày nay. Lần này, Tuyết tham lam chọn cả hai.  Hãy như lần trước, Tuyết nên dứt khoát chọn một.
Nụ cười nhếch mép của Tuyết làm đôi môi thắm mọng thêm gợi cảm:
- Em nói… tạm chọn thôi. Nếu một ngày đẹp trời nào đó, một trong hai anh mở lời trước là muốn cưới em làm vợ. Em sẽ chọn  người đó. Em quá sợ sống một mình. Và quá sợ phải bắt đầu quen biết một người xa lạ. Em đang mong mỏi một mái ấm gia đình. Em tin là em sẽ là một người vợ hiền, một bà mẹ tốt…
Tôi và Tâm ngơ ngẩn nhìn nhau. Tuyết tung ra đòn bất ngờ làm cả hai chúng tôi tê liệt. Nụ cười nhẹ trên khuôn mặt đẹp mà buồn:
- Em nói nghiêm túc. Nhưng hai anh không phải trả lời ngay. Hạn chót là một năm.
Tôi ngắm nghía khuôn mặt tròn, da mịn màng và ánh mắt tinh anh. Được một người vợ như Tuyết thì còn gì mong mỏi hơn nhưng tôi thấy rõ là tôi chưa sẵn sàng. Ít ra là cũng nhiều năm. Tâm cũng đang đăm đăm nhìn Tuyết, không một cử động nào khác giúp tôi đoán là anh đang nghĩ gì. Tôi lại hướng về Tuyết, hai bàn tay thon thả có móng dài tô hường đang ôm lấy khuôn mặt. Mái tóc ngắn với các dợn sóng rơi phủ hai bên tai. Tuyết hiện tại hoàn toàn không giống Tuyết của tôi ngày xưa. Ngày xưa Tuyết của tôi tóc thề, e ấp, không son phấn. Tôi không phân định được tôi thích hình ảnh nào hơn.
Tiếng tôi vang lên trong không gian tĩnh lặng:
- Cho anh nói lên một nhận xét. Tuyết đã hoàn toàn thay đổi. Nếu Tâm không nói trước, nếu anh tình cờ gặp em ngoài phố anh không nhận ra em.
Tuyết buông thỏng đôi tay, ngẩng mặt, cao giọng:
- Nhưng anh Tâm lại nhận ra em giữa chốn đông người.
Tâm giọng cợt đùa, bồi thêm phát súng ân huệ:
- Rất dễ hiểu vì hình bóng Tuyết lúc nào cũng khắc sâu trong tim anh.
Tuyết bật cười:
- Nói dậy mà không phải dậy.
Tôi lại nhận ra thêm một đổi thay bất thường ở Tuyết. Ngay từ phút đầu gặp lại tôi đã ngờ ngợ. Tuyết không nói bằng giọng Huế của một thời tôi say đắm. Tôi bật hỏi:
- Tuyết bắt chước giọng Sài Gòn? Đừng! Anh thích nghe giọng Huế. Nghe giọng Huế để nhớ một người anh từng yêu.
Tuyết cười thật tươi. Nhưng Tuyết đã hiểu lầm. Tôi không ám chỉ Tuyết. Tôi vừa nghĩ đến một người con gái khác, cũng người Huế, cũng ở cùng đường nhà Tuyết ở Nha Trang mà tôi đã cho rằng số mệnh dun rủi tôi gặp nàng thay cho Tuyết biến đi không còn dấu vết.
- Em bỏ luôn giọng Huế rồi. Nghe cái âm trọ trẹ thêm buồn mà người Sài Gòn cũng không ai muốn nghe. Em muốn thành người Sài Gòn trăm phần trăm…
- Tại sao?
- Tại vì em muốn quên quá khứ, gốc gác của mình. Thật lòng mà nói, hai tháng trước gặp lại anh Tâm, em rất vui mừng mà cũng ngỡ ngàng. Vui mừng vì em đang quá cô đơn. Còn ngỡ ngàng vì gặp anh Tâm, em có linh tính là sẽ gặp lại anh, kẻ mà em quyết tâm cắt đứt.
Tôi ngồi thẳng người, ngạc nhiên:
- Tại sao lại quyết tâm cắt đứt?
Tôi vừa bám tay vừa bước chân lên các thanh sắt ngắn gắn trên thành tàu lần lên sân thượng tả hạm. Chiến hạm cặp cạnh có lối kiến trúc hoàn toàn khác biệt. Tôi nhận ra đó là loại tuần dương. Sân mũi là một ổ súng bề thế 76,2 ly. Sân giữa là hai khẩu 20 ly và sân sau mỗi bên một khẩu 40 ly.  Chẳng bù loại tàu tôi chỉ có một khẩu 40 ly đôi là chủ lực. Lời một huấn luyện viên văng vẳng: “Loại tuần dương dành cho những người thích hải chiến”. Nó gần như có đủ các loại máy móc hiện đại dùng cho việc hải hành, các loại súng tối tân tác xạ đồng bộ và các dụng cụ tân tiến để săn và diệt tàu ngầm.  Tôi nhủ thầm: “Rồi sẽ có ngày mình được đổi đi loại này”.
Tôi bước về phía lái. Khẩu đại bác 20 ly đang được tu bổ cản ngang lối đi. Tôi ngắm nghía ra chiều hiểu biết. Tôi đã được học thật kỹ loại súng nầy và còn nhớ rõ từng cơ phận và cách tháo ráp. Trí thoáng ôn lại các trở ngại thông thường. Tôi mở điện bộ máy ngắm, chờ một chốc rồi ghé mắt vào. Máy còn hoạt động tốt. Tôi quay súng qua lại, nâng nòng chỉ thiên rồi  hạ thấp. Lại nâng ngang tìm mục tiêu và dừng ở đỉnh cột cờ Thủ Ngữ.
Tôi chợt nhận ra những giọt mồ hôi đang lăn dài trên ngực và lưng áo ướt đẩm thấm vào da thịt. Tia nắng hừng hực bắt đầu làm tôi mệt mõi khó chịu. Đêm trước ở nhà Hiền tôi đã đờn ca với Dũng đến gần sáng mới chịu tắm rữa sạch sẽ cho tương xứng với bộ đại lễ. Và đêm qua lạ chỗ, lạ giường cứ nằm thao thức.  Tôi nghiêng cổ tay nhìn đồng hồ. Còn hơn một tiếng mới tới giờ gặp lại Tâm. Tôi cho súng vào thế phòng không vừa lúc một nhân viên xuất hiện. Anh ta đưa tay chào:
- Xin lỗi thiếu úy, em đi uống nước.
Tôi xua tay:
- Trời hôm nay quả là nóng.
Tôi muốn tiếp lời mà phân vân không biết xưng hô thế nào. Tôi lớn hơn một hai tuổi nhưng cấp bậc thì hơn nhiều, gọi anh không mấy ổn. Tôi chọn một tiếng ra vẻ đàn anh mà thân mật:
- Chú phụ trách bảo trì mấy khẩu đại bác?
- Dạ bốn, hữu hạm. Bên tả hạm do hạ sĩ Cẩn lo.
- Ngày nào cũng tu bổ?
- Dạ không. Chỉ sau khi về bến và sau đó mỗi tuần một lần.
- Nếu không tu bổ, thì làm gì?
- Dạ gõ sét, tạp dịch.
Tôi nhìn khuôn mặt bầu bĩnh chưa quá hai mươi tuổi:
- Sao không tiếp tục học mà lại chọn làm lính Hải quân?
- Em thi rớt tú tài phần một, chọn ngay Hải quân cho khỏi bị gọi động viên đi bộ binh. Em ớn lội bộ lắm. Thiếu úy có thể không biết em, còn em thì biết thiếu úy từ thời ở quân trường. Thiếu úy đi kiểm soát các vọng canh và hỏi mật khẩu.
Tôi nhớ những đêm đảm trách trực nhật.  Cứ mỗi đầu giờ, sinh viên trực phải đi một vòng doanh trại kiểm soát việc canh gác. Mỗi góc quân trường là một lô cốt. Giữa hai lô cốt là một hay hai vọng gác. Bên trong lô cốt và vọng gác đều tối tăm nhưng bên ngoài thì đèn sáng trưng. Tôi vui khi thấy mình được quan tâm.
- Bạn em học giám lộ cũng rất thích thiếu úy. Nó nói thiếu úy đánh đèn rất… nghề.
Lại thêm một bất ngờ. Khu vực trường sinh viên sĩ quan và trường chuyên nghiệp hạ sĩ quan-đoàn viên mỗi nơi được trang bị một đèn hiệu để các khóa sinh thực tập truyền tin. Ban đêm, khi rảnh là tôi ra đó chớp đèn qua khu đoàn viên. Thường là hỏi qua lại anh tên gì, khóa nào, mấy tuổi, quê quán. Rồi mỗi ngày một đi sâu vào gia cảnh, tâm tình. Tôi chỉ lo thực tập nên không quan tâm người đối tác. Vả lại, số lượng đoàn viên đông gấp năm lần con số sinh viên, không tài nào nhớ mặt. Tôi hỏi thân mật:
- Chú đó cũng đổi về tàu này?
- Thưa thiếu úy không. Nghe nói đổi về giang đoàn.
- Có dịp gặp cho tôi gửi lời thăm …
- Rất tiếc là em cũng mất liên lạc.
Tôi vỗ vai anh chàng trọng pháo dễ thương:
- Rất vui  có chú đi cùng tàu. Gặp lại sau.
Tôi định bước tiếp về phía lái nhưng chợt thấy một số người đứng bên hữu hạm, cả quan lẫn lính đang nghiêm trang hướng nhìn lên bờ. Tôi bước lên chiếc cầu nhỏ hẹp bắc ngang lòng tàu. Đến cuối chiếc cầu, tôi dơ tay chào trung úy Tùng, sĩ quan trực. Một hạ sĩ quan và hai đoàn viên chào tôi. Tôi chào đáp rồi hỏi anh trung sĩ:
- Có chuyện gì vậy, trung sĩ?
Anh đáp rồi quay vội nhìn xuống cầu tàu:
- Thưa, hạm trưởng đang đến...
Tôi nhìn theo anh đúng lúc ông hạm trưởng đặt chân lên hạm kiều. Tôi nghe tiếng “Nghiêm” từ trung úy Tùng  tiếp liền theo là lời ngắn gọn:
- Chú ý! Hạm trưởng về tàu.
Tất cả đưa tay lên chào. Tôi hấp tấp làm theo, thế đứng cứng nhắc. Cùng lúc đó một tiết đoạn âm điệu lạ tai  “í e, í e, e í….” phát ra từ chiếc còi nho nhỏ từ miệng anh chàng thuỷ giám lộ. Dứt còi hiệu, anh cũng đứng nghiêm chào.
Đến đầu hạm kiều, hạm trưởng dừng lại, hướng mặt về lá quốc kỳ đang phất phới trên trụ cờ ở cuối lái, rồi trịnh trọng nâng tay lên ngang mày. Chưa đầy một giây ông bỏ tay xuống, bước chân lên chiến hạm. Ông tươi cười chìa tay cho sĩ quan trực bắt và nói bằng giọng vui vẻ:
- Sao? Có gì lạ không?
Giọng trung úy Tùng nghiêm túc:
- Dạ không, thưa hạm trưởng.
Ông nói “Tốt” khi mắt hướng vào tôi. Ông cười mỉm trước khi bước vào khung cửa có cầu thang dẫn xuống phòng làm việc sĩ quan. Trung úy Tùng bước theo ông. Anh giám lộ chạy nhanh trên các bậc thang dẫn lên đài chỉ huy để kéo hạ lá hiệu kỳ của hạm trưởng. Đó là lá cờ hình đuôi nheo 3 màu đỏ trắng xanh, mà khi treo lên có nghĩa là Hạm trưởng... không có mặt trên tàu.
Thời còn thụ huấn, tôi đã nghe nói về thủ tục chào đón hạm trưởng rời tàu, về tàu. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến. Hành động chào kính của ông hạm trưởng thật ngắn ngủi mà sao quá trang nghiêm, đầy xúc cảm. Tôi thấy rõ là tôi kính trọng ông hơn sau buổi đầu trình diện. Tiếng còi trầm bổng đã nâng ông cao thêm. Tôi tưởng tượng một ngày kia tôi trở thành hạm trưởng. Ôi chao, sao quá xa vời…
Bây giờ tôi mới có dịp trông mặt hai nhân viên trực. Tôi chợt để ý bảng tên Lý Long Thành của anh lính gác và vội nhìn phù hiệu ngành nghề bên cánh tay. Không ngờ tôi đang “chạm trán” anh chàng ba gai được hạm phó dặn dò là thận trọng. Tôi nghiêm giọng hỏi:
- Anh là hạ sĩ vận chuyển Thành?
Giọng Thành ráo hoảnh:
- Dạ đúng, thiếu úy.
Thành có dáng cao ráo, mặt xương xẩu hằn những nét du đảng. Tuổi hẳn không quá ba mươi. Tôi chưa biết nói gì thêm thì câu hỏi của hạm trưởng lúc tôi trình diện chợt vẳng lên. Tôi hỏi ngay:
- Anh có gia đình chưa?
- Dạ rồi, sáu con.
- Sáu? Chà, đông con dữ…
Tôi buộc thành lời mà nhớ đến ba tôi. Ông có năm con với bà vợ sau và ông đã phải vô cùng vất vả lo chăm sóc chúng. Ý là ông có nghề kiếm ra tiền mà đôi lúc còn thở than.
Hạ sĩ Thành cười buồn:
- Mệt lắm thiếu úy ơi!
- Vợ anh có đi làm?
- Trước kia, mới vài đứa, thì còn gửi nội ngoại để đi làm. Từ đứa thứ tư là nó phải nghỉ ở nhà…
Tôi hiểu là anh mệt tới cỡ nào nhưng vẫn tò mò:
- Anh đi lính mấy năm rồi?
- Dạ mười.
Tôi không ngăn được lời trách cứ:
- Mười năm lính mà mới đeo lon hạ sĩ. Anh ba gai có ích gì đâu!
Anh đưa tay gãi đầu:
- Thì cái tánh nó như vậy. Nhưng tôi cũng ráng… tu tỉnh được cả năm rồi.
Tôi cười:
- Ráng tu tỉnh cả đời là hay nhất.
- Chắc là phải vậy. Sáu con với lương hạ sĩ muôn năm thì không cách gì sống nỗi. Phải bắt cái lon hạ sĩ nhất mới khá được thiếu úy ơi! Cứ hăng máu hoài chỉ khổ vợ con.
Tôi không biết sự khác biệt của hai mức lương nhưng gật đầu  khích lệ:
- Ráng tu để khỏi tù thì sớm lên hạ sĩ nhất thôi. Vài năm sau lại thăng trung sĩ.
Thành nhìn thẳng vào mắt tôi, không chớp:
- Cám ơn thiếu úy an ủi. Tôi nhất định cố gắng.
Tôi như thấy tia nhìn có mang theo đôi chút ấm áp thân tình. Tôi hình dung sáu đứa con của Thành đang nheo nhóc không được ăn no mặc đẹp như năm đứa em cùng cha khác mẹ với tôi. Thật bất ngờ, tôi buột miệng:
- Còn khi nào thật sự gặp khó khăn, anh cứ gặp tôi. Chúng ta thử cùng tìm giải pháp…
Mắt Thành chớp nhanh đầy vave; hai anh ra rìa!
Tuyết nhăn mặt:
- Anh lúc nào cũng đùa được!
Tôi phản đối:
- Anh không đùa. Tiếng sét ái tình nó giáng bất ngờ, có chạy trốn cũng vô ích. Ngay chính với Tuyết, anh đang bị tiếng sét giáng cho lần thứ nhì…
Tâm nói chậm rãi:
- Bằng nói đúng. Anh cũng bị tiếng sét lần hai…
Giọng Tuyết bực bội:
- Thì hai anh ôm lấy tiếng sét mà cùng biến đi cho khỏi rắc rối đời em!
Tuyết đứng lên, lặng lẽ dọn chén dĩa.  Tôi và Tâm vội vàng tiếp tay. Tuyết mở nước chảy vào chậu, bắt đầu lau rửa. Tôi muốn lên tiếng mà không tìm được ý tưởng hợp tình hợp cảnh lúc này. Tâm bước đến bên Tuyết khi tôi cầm ly bia đi về chiếc sô pha. Anh nói nhỏ gì đó nhưng Tuyết lặng thinh.
Đứng xớ rớ một lúc, Tâm thất thểu bước ra ngồi cạnh tôi châm thuốc.  Tôi cũng rút một điếu. Tôi không hiểu thái độ của Tuyết. Đang vui đó rồi buồn đó. Tôi cho là đã đến lúc ra về. Tuần tới gặp lại, hy vọng mọi sự sẽ trôi qua. Tôi dứt khoát đứng lên:
- Tụi anh xin từ biệt. Mong Tuyết bỏ qua mọi chuyện không vui…
Tuyết quay phắt lại, giọng giận hờn:
- Hai anh không biết là gặp lại hai anh, em mừng lắm sao? Nói cho cùng, đời em chỉ còn hai anh là thân thiết gần gụi. Nhưng em không thể chọn cả hai mà cũng không thể chọn người nào. Gần hai anh càng chuốc thêm khó xử! Chỉ có trốn hai anh mới bớt khổ!
Tôi ra dấu với Tâm. Anh buồn rầu đứng lên. Tuyết rửa tay, lau khô, bước theo chúng tôi.
Tâm đạp cho máy nổ. Tôi choàng chân leo lên yên sau. Tuyết nói lớn:
- Hôm nào rảnh, mời anh Bằng đến chơi.
Tôi nhìn sâu vào mắt Tuyết:
- Cái cách em mời như là một lời đẩy đưa! Có lẽ anh không đến nữa, tốt hơn.
Tâm quay lại, giọng phiền giận:
- Mày được mời mà còn làm cao. Có mày Tuyết lại chê tao!
Tuyết vươn tay đập vào vai Tâm, miệng cười tươi:
- Mỗi tối thứ ba em đã dành cho anh, còn đòi mời mọc gì nữa…
Tâm và Tuyết trao nhau ánh mắt thân tình. Tôi lại nghe nhói ở tim, nghẹn ở họng. Tâm mở đèn, ánh sáng quét dài trên mặt đường đầy sỏi đá. Chiếc xe rú lên, vọt tới, bánh nghiền trên mặt đường tạo những âm thanh xao xuyến.
Ra đến đường lớn, Tâm quay lại:
- Tuyết còn yêu mày!
- Tao nghĩ trái lại, nó yêu mày!
- Bậy!
- Cái cách nó nhìn mày, cử chỉ nó dành cho mày ra chiều âu yếm lắm!
Tâm nói sau tiếng cười:
- Mày ghen đấy à? Coi vậy chớ không phải vậy! Cách đây hai tuần, tao ở lại nhà nó tới thiệt khuya. Thấy nó tỏ ra thân mật và trông nó thật ngon lành, lại sẵn đang ngồi gần, tao không cưỡng được nên ôm hôn nó…
Tâm ngưng nói. Tôi nghĩ đến lần tôi ôm đại Tuyết hôn tới tắp và thành công và ngập ngừng hỏi:
- Rồi sao?
- Rồi nàng xáng cho tao một bạt tai!
- Rồi sao?
- Rồi tao phải rối rít xin lỗi!
- Rồi sao?
- Rồi Tuyết đuổi tao về!
- Rồi?
- Thì tao đành phải về!
- Về?
- Chớ ở lại thì thế nào cũng lại lạng quạng và lại ăn tát.
Tôi thở ra. Tôi đã hiểu vì sao Tuyết để cho Tâm hôn trước mặt tôi. Với Tuyết thì đó là cách nàng xin lỗi đã tát Tâm. Nhưng với tôi, nó còn hơn một lời xin lỗi. Tuyết cho tôi thấy là nàng không sợ tôi buồn. Tuyết cho thấy lần này tôi chỉ là cái bóng mờ. Tôi nói lớn hơn tiếng máy xe:
- Nếu tao là mày, tao sẵn sàng nhận thêm cái tát thứ hai, thứ ba… cho tới khi nàng thôi tát.
Tâm lặng lẽ lái xe. Một lúc sau anh quay lại, cười cười:
- Mày nói có lý! Tao… khờ thật.