rở về California, chúng tôi vô cùng phấn khởi hy vọng phương pháp chữa trị bằng nhân điện vừa mới thu thập, hợp với các phương pháp y khoa sẽ kéo dài đời sống của anh.Tôi đã có dịp đọc một số sách vở về nhân điện và một bài viết của một giáo sư Nhật dạy về lối dinh dưỡng của Nhật mà theo ông đã từng cứu chữa rất nhiều bệnh nhân ung thư. Theo ông, thì ung thư là do các độc chất tích trữ trong người lâu dài, lâu ngày không những không được giải tỏa mà lại còn tích tụ thêm, lần lần đổi thành các khối đen, gây ra những bế tắc trong cơ thể và lần lần biến thành các tế bào ung thư. Những chất độc trong cơ thể không nhất thiết từ những chất ta ăn uống hay hít thở vào mà còn là những tích tụ từ những cảm xúc xấu trong chúng ta như buồn rầu lo lắng thái quá, giận dữ, đau khổ cộng với những áp lực của đời sống hàng ngày. Tất cả đã tác hại lên cơ thể con người.Dòng nhân điện mà con người thu nhận được từ vũ trụ nhờ thiền định mỗi đêm sẽ giúp công phá những nơi chốn bế tắc trong cơ thể con người, giúp cho máu lưu thông trong cơ thể được dễ dàng hơn, thanh sạch hơn, và bệnh tật nhờ đó được giảm bớt. Dòng nhân điện ấy cũng công phá và làm tê liệt các tế bào ung thư bệnh hoạn để thay thế bằng những tế bào khỏe mạnh hơn và bệnh tật cũng vì thế mà giảm bớt.Tuy nhiên, cuộc hành trình rất gay go cực khổ.Hàng đêm, chúng tôi đã ngồi thiền rất nhiều để cầu mong tích tụ được nhiều nhân điện hầu có sức lực mà trợ giúp anh. Suốt ngày, tôi làm việc như một cái máy, không ngơi nghỉ được phút nào. Chiều về nhà thì tôi bù đầu vào bao nhiêu công việc và lo lắng chăm sóc cho anh, nửa khuya khi gần xong công việc nhà, thì tôi bắt đầu ngồi thiền cho đến một hai giờ sáng. Nếu không nhờ bề trên trợ sức, tôi không nghĩ tôi hay bất cứ người đàn bà nào có thể kham nổi những trách nhiệm đó.Ðấy không phải là công việc cho một hay hai ngày, mà đó là một cuộc trường kỳ kháng chiến. Chín tháng trời từ ngày anh thọ bệnh cho đến bấy giờ, tôi làm việc một ngày 20 tiếng đồng hồ. Ăn uống qua loa cho có, đôi khi, buổi ăn trưa của tôi chỉ có vài miếng đậu hũ chiên và một ly sữa đậu nành. Mỗi buổi sáng vì lo lặt vặt cho anh cho đến lúc đi làm, tôi không còn thì giờ để lo cho tôi nữa. Tôi chỉ có đủ thì giờ để gói vội vã vài ba miếâng đậu hũ bỏ vào giỏ xách rồi hấp tấp đi làm.Ngọc Dung đã nói với tôi:- Em mở tủ lạnh nhà chị, thấy toàn là thức ăn cho anh Phú. Em không thấy món nào cho chị hết! Chị ơi, không ai như chị cả.Tôi không bao giờ nhận thấy điều đó cho đến khi Ngọc Dung nói. Tôi đến mở tủ lạnh, đứng nhìn vào, Ngọc Dung nói không sai chút nào.Nhưng mặc, nhờ ơn trên phù hộ, tôi rất mạnh khỏe, không thấy dấu hiệu nào của sự suy sụp sức khỏe và tôi cũng chưa từng bị bệnh một ngày nào trong thời gian này. Có lẽ việc ngồi thiền đã giúp rất nhiều cho sức khỏe của tôi, nhờ vậy mà tôi mới có sức để lo cho anh.Ðêm Giao Thừa năm 2000Tóc tôi bị bạc trắng và ra dài gần nửa lưng. Nhưng tôi không có thì giờ đi nhuộm và cắt tóc. Vì mỗi lần vào tiệm làm tóc, tôi phải mất ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Làm sao tôi có dư được hai tiếng đồng hồ quý báu đó?.Anh đã từng khuyên tôi:- Em đi nhuộm ở tiệm làm chi cho tốn kém và mất thì giờ. Anh sẽ mua thuốc về nhuộm tóc cho em.Buổi tối trước đêm Giao Thừa, anh đi mua một chai thuốc và về nhuộm tóc cho tôi. Nhuộm xong, tôi đi tắm gội. Xong ngồi lại để anh cắt tóc cho tôi.- Anh cứ cắt ngắn cho đến vai của em. Tóc em đã gần nửa lưng rồi. Dài lắm!Anh kêu lên:- Ngắn lắm em ạ, anh thích tóc em dài.Tôi bật cười:- Các anh đàn ông, ông nào cũng thích đàn bà để tóc dài, nhưng cực cho chúng em lắm anh ạ! Em muốn tóc thật ngắn để dễ làm công việc nhà, không bị vướng bận.Anh nâng niu mái tóc của tôi trong tay anh thật lâu, anh không muốn cắt bỏ đi tí nào. Tôi đành an ủi anh:- Anh cứ cắt đi, không sao đâu, tóc em ra dài rất nhanh. Chừng vài tuần là tóc em sẽ ra dài trở lại mặc sức mà cho anh vuốt ve.Anh buộc lòng phải cắt ngắn mái tóc của tôi cho đến chấm vai.Trong lúc tôi đang lui cui dọn dẹp, anh trở về giường nằm, chỉ không đầy 5 phút sau, tôi nghe tiếng thở đều đặn của anh.Anh ngủ một giấc thật dài cho đến khoảng gần nửa đêm thì thức dậy. Vặn TV lên xem nước Mỹ đón Giao Thừa năm 2000 là một năm mà báo chí Mỹ tốn không biết bao nhiêu bút mực để nói về những trục trặc có thể xảy ra do kỹ thuật điện toán. Tôi thấy anh vui vẻ khi biết rằng điện vẫn còn cháy sáng trong đêm Giao Thừa. Anh lên tiếng:- Anh không bao giờ nghĩ là điện sẽ tắt hay xe sẽ ngừng chạy khi kim đồng hồ chuyển qua ngày 01-01-2000. Sự việc điện sẽ bị tắt thì còn có thể chấp nhận một phần nào, chứ còn xe ngừng chạy thì thật là không hợp lý chút nào. Dư luận và báo chí phóng đại sự việc quá trớn. It doesn't make sense!Ðang làm công việc nhà, tôi bỏ ngang, chạy lại trước TV ngồi xem với anh và chúc lành cho anh:- Em cầu mong năm 2000 này anh sẽ được bề trên ban nhiều phúc lành, mong sao anh sẽ được mạnh khỏe mãi để đón thêm nhiều đêm Giao Thừa nữa.- Ông có chắc ông sẽ gọi lại cho tôi không?- Chắc chắn tôi sẽ gọi cho cô!Ðúng y như lời của ông, khi tôi có câu hỏi gì, tôi gọi pager của ông, ông luôn luôn gọi lại cho tôi.Thế là từ đó về sau, tôi, anh Phú và bác sĩ Spillane có được một sự thông cảm sâu xa hơn. Ông có vẻ chịu khó để ý đến chúng tôi hơn và thường nói chuyện với chúng tôi khá lâu mỗi lần đến thăm bệnh. Ông rất quý anh Sĩ Phú qua những lần nói chuyện và luôn luôn nói về anh với một sự ngưỡng mộ.Nhưng, lạ một điều, là tôi chưa từng được xem những hình quang tuyến họ đã chụp cho anh vì lý do này hay lý do khác.Ðó là trường hợp với bác sĩ chuyên khoa ung thư phổi, còn về bác sĩ chuyên khoa về thần kinh thì cũng không khác gì. Chúng tôi cũng phải chờ đợi thật lâu thường là một tiếng đồng hồ hay hơn, để gặp bác sĩ. Nhưng hình như mỗi lần chúng tôi đến thăm bệnh với bác sĩ thần kinh thì luôn luôn gặp một bác sĩ mới. Vì như đã nói, đây là một trường đại học Y Khoa, sinh viên đến học, thực tập, rồi đến ngày ra trường thì ra đi, hoặc là họ bị đổi sang bệnh viện khác. Người mới thực tập đến thay cho người vừa rời trường. Rồi lại cứ tiếp tục mãi như thế?Duy có bà bác sĩ Ramsinghani là hình như ở lại lâu nhất vì bà đã là bác sĩ thực thụ. Anh Sĩ Phú rất quý bà. Anh nói với tôi:- Bà này có một gương mặt hiền lành như một người mẹ. Anh cảm thấy rất yên tâm với bà ấy và tin tưởng vào bà vì nét dịu hiền, từ tốn và kiến thức về y khoa của bà.Ngày 6 tháng 6 năm 1999Sáng sớm chủ nhật, anh dậy thật sớm để ra ngoài tập Khí Công. Tôi ở nhà hút bụi nhà cửa và lo bữa điểm tâm cho anh. Tôi đề nghị với anh:- Hôm nay trời nắng đẹp quá, em chở anh đi nhà thờ cầu nguyện rồi chở anh ra biển chơi cho thoáng khí. Anh cần được thở không khí trong lành ở ngoài biển. Anh đi nhé?- Anh không muốn đi đâu hết em ạ, anh chỉ thích ở nhà!- Anh không thấy bực bội ở nhà hoài hay sao?- Không, anh không thấy bực bội chút nào.- Nhưng tội anh quá, suốt cả tuần ở nhà, rồi ngày cuối tuần không lẽ lại ở nhà nữa sao? Anh ráng đi chơi một chút, ra biển có không khí trong lành, sẽ giúp anh dễ chịu, anh không muốn đi sao?Anh ngần ngừ mãi. Chẳng nói gì.Sau khi ăn một tô phở thật nóng, uống thuốc vào đầy đủ. Anh bằng lòng cho tôi đưa anh đi chơi:- Ừ, đi thì đi, em sửa soạn đi, anh như vầy là xong rồi đó!Anh vặn TV lên xem trong lúc chờ tôi thay quần áo.Chuẩn bị cho một ngày bận rộn, tôi đem mũ đội che nắng, nước cho anh uống, kính mát cho anh, và một cái gối để hờ trong xe.Chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện, rồi đi thẳng ra bãi biển Corona Del Mar.Biển xanh quá đẹp, đẹp tuyệt vời. Trời thật trong, không một áng mây. Gió biển nhẹ nhàng thổi, tà áo của tôi phất phơ tung bay theo gió. Nắng đã lên cao, nắng ấm dịu dàng, quyện lấy chúng tôi, mơn trớn trên da mặt, trên tóc, trên môi gây cho chúng tôi một cảm giác dễ chịu lạ thường. Tiếng sóng vỗ rì rào vào bờ đá tạo nên một âm thanh gần như rất tự nhiên và nhẹ nhàng như tiếng ru thì thầm của ai đó. Xa xa ngoài kia, lấp lánh trong không gian vô tận, giữa trời, nước và ánh sáng lóng lánh như pha lê, những con thuyền mong manh đang lướt sóng ra khơi. Lung linh những cánh buồm trắng tinh, lướt theo chiều gió, thẳng cánh ra khơi đem theo bao hy vọng cho một ngày đầy hứa hẹn. Một bức tranh linh động tuyệt vời ngay trước mắt chúng tôi.Tôi và anh tìm một cái băng đá ở trên cao, ngồi nhìn ra khơi mông lung theo dõi những cánh buồm, mỗi người một ý nghĩ. Anh ngồi yên nhìn ra biển thật lâu không nói gì. Hồn anh như hòa tan vào bầu không gian tuyệt vời đó. Anh đội mũ sụp xuống tới mắt để che những tia nắng chứa chan đang làm chói mắt anh hay cũng có lẽ, để cho anh được riêng rẽ trở về với những kỷ niệm thân yêu của một khoảng không gian xa vắng nào đó.Tôi ngồi gần anh, đưa tay sờ nhẹ vào tay anh. Anh nắm lấy bàn tay tôi, siết nhè nhẹ. Không nói gì.Tôi gợi chuyện:- Biển đẹp quá phải không anh? Anh có thấy khỏe không?- Biển đẹp thật, anh cảm thấy dễ chịu lắm!Một bầy chim biển từ đâu bay đến sà xuống chỗ chúng tôi ngồi. Chúng lục lọi thức ăn, mổ mổ cái mỏ xuống mặt đất. Tôi mở xách tay lấy ra một mớ bánh mì vò nát trong tay, rồi rải đều ra trên mặt đất xa xa cho chúng bay lại đó mà mổ. Anh nói cho tôi nghe về loài chim và những đặc tính của chúng và lần lần, chúng tôi chuyển qua tâm sự, rồi câu chuyện lại kéo dài đến quá giữa trưa. Anh giục tôi:- Thôi mình đi em!- Anh còn muốn đi đâu nữa không?- Thì em cứ lái xe đi về hướng Bắc dọc theo biển. Anh muốn đi lang thang một tiếng đồng hồ nữa rồi về nhà.Tôi lái xe nhắm về hướng về thành phố Newport Beach và Huntington Beach.Vượt qua hai thành phố này, tôi đến thành phố Seal Beach và sau đó là thành phố Long Beach. Anh bảo tôi ngừng xe lại, chúng tôi vào một tiệm bán nước giải khát xinh xinh bên đường. Anh kêu hai ly nước cam vắt. Ðưa một ly cho tôi. Chúng tôi tìm một cái bàn nhìn ra biển.- Em có muốn ăn gì không?- Cảm ơn anh, em không muốn ăn gì hết.- Nhưng mà từ sáng đến giờ em không có ăn uống gì cả, em không đói bụng à?- Em có thể nhịn đói suốt ngày mà không đói. Anh an tâm.- Em ăn uống thất thường như vậy, anh sợ em sẽ bị bệnh. Không tốt cho cơ thể đâu em à.- Thì cũng như xưa kia anh ăn uống thất thường, em cũng lo cho anh lắm. Bây giờ anh có hiểu nỗi lòng của em ngày xưa không?Anh lặng thinh, thở dài.Giải khát xong, chúng tôi lại tiếp tục ra đi.- Anh có khỏe không? Có nên tiếp tụiv>- Cảm ơn em, anh cũng cầu mong như vậy! Và anh cũng cầu mong một năm mới thật nhiều những phúc lành cho em.Tôi lại tiếp tục trở về với công việc, bỏ anh ngồi xem TV một mình cho đến một giờ sáng. Tuy nhiên, từ ngày học thiền đến giờ, tôi luôn luôn nhắc nhở và khuyên anh nên cắt bớt TV, để dành thì giờ thiền định và cầu nguyện thật nhiều. Tôi in hai tờ giấy thật to có ghi Lục Tự Di Ðà Nam Mô A Di Ðà Phật và dán tờ giấy vào hai cái loa ở hai bên TV để nhắc nhở mỗi khi anh xem TV quá nhiều.Ngày 2 tháng 1 năm 2000Buổi chiều, anh đến nhà một người bạn mà anh gọi là ông bạn già để thăm viếng. Khi trở về, anh khệ nệ bưng vào nhà vài trái bưởi thật ngon do ông bạn trồng và hái tặng anh.- Em à, anh mới vừa đổ xăng rất rẻ. Từ nay về sau em đổ xăng ở góc đường Placentia và Orangethorpe đi em, ở đó giá xăng thấp lắm. Em sẽ để dành được vài đồng mỗi khi đổ xăng đó em!- Cảm ơn anh, nhưng em không thích đi xa để dành được một hai đồng. Ðâu có đáng gì đâu anh!- Có xa gì đâu em, chỉ có một dậm thôi và em sẽ tiết kiệm được vài đồng. Một tuần em đổ hai ba lần xăng vì đi làm này, đi bệnh viện cho anh này và đi thiền đường nữa. Em tiết kiệm được nhiều lắm đấy. Tiết kiệm được đồng nào tốt đồng nấy chứ em.- Dạ vâng, em sẽ nghe lời anh.Tháng giêng năm 2000Một số bạn bè thân thuộc khuyên anh nên làm đơn xin được lãnh tiền bất lực (Disability). Anh phân vân không biết làm thế nào, có nên xin hay không. Anh bàn với tôi về những đề nghị này. Tôi giúp ý kiến cho anh:- Anh đi làm đóng thuế bao lâu nay. Chưa từng bao giờ lãnh được một đồng của tiền thất nghiệp. Bây giờ anh bị bệnh nặng không làm việc được nữa, thì anh có quyền xin trợ cấp bất lực. Anh đừng xấu hổ về việc này mà bỏ qua. Vì đó không phải là tiền chính phủ cho anh, mà là tiền của anh đóng thuế xưa nay. Ðó là cái quyền của anh, chứ không phải cái ân sủng của họ ban cho anh.Tôi thuyết phục anh mãi, sau cùng anh mới chịu làm đơn xin tiền trợ cấp bất lực. Trong suốt hai tháng đầu năm, tôi giúp anh điền một chồng đơn dầy cộm, rồi gửi đi, họ gửi trả lại, bắt phải làm thêm một mớ giấy tờ rất rắc rối khác nữa. Ðã có lúc anh định bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự khuyên lơn của tôi, nên anh cố gắng, tiếp tục.Tôi là người chứng và là người trông nom anh nên họ bắt tôi cũng phải điền một mớ giấy tờ chứng nhận rằng anh quả thực bất lực hoàn toàn và không có nguồn lợi tức gì cả. Tôi cố gắng viết rất nhiều vào lá đơn để giúp anh.Ðến cuối tháng hai năm 2000 thì sau cùng, anh nhận được thơ báo tin rằng họ đã chấp nhận đơn xin của anh. Cũng trong thời gian này, anh đã tạm xong với việc chữa trị bằng Chemo và Radiation. Trải qua sáu tháng liên tiếp, anh liên tục đến bệnh viện UCI để được chữa trị bằng phương pháp Chemo cho phổi và radiation cho bứơu óc. Bác sĩ tạm hoãn tất cả các phương pháp trị liệu để theo dõi bệnh tình của anh trong một thời gian.Bác sĩ của anh cho biết những kết quả từ các cuộc khảo sát các hình chụp bằng quang tuyến, CAT scan, MRI đã cho biết bệnh ung thư của anh không thuyên giảm mà còn tệ hại hơn.Tháng Hai năm 2000Phạm Kim Ngân từ trần sau những ngày tháng chống chỏi với ung thư gan. Chị Thành, mẹ của Kim Ngân, gọi điện thoại cho tôi để báo tin. Chẳng những chị buồn đã đành, mà tôi cũng buồn vô cùng. Ngày an táng Kim Ngân, tôi bỏ dở công việc nhà, chạy đến nghĩa trang Chúa Chiên Lành ở thành phố Huntington Beach để tiễn đưa Kim Ngân về Thiên Ðàng cùng Chúa. Nhìn chị Thành vật vã khóc than người con thân yêu, lòng tôi đau như cắt, tôi khóc theo chị. Kim Ngân còn quá trẻ, mới chỉ 21 tuổi mà đã vướng phải một căn bệnh quá tàn nhẫn. Ung thư quái ác đã cướp đi của gia đình chị đứa con gái thân yêu và đẹp tuyệt vời. Không còn gì đau đớn cho bằng nỗi đau mất mát người thân yêu nhất trong đời. Nỗi đau ngút ngàn này, có lẽ đã vượt cao trên tất cả mọi nỗi đau trong đời của anh chị. Một lần nữa, tôi xin chia buồn cùng anh chị về sự mất mát vô cùng to lớn này.Cuối tháng hai 2000Theo lời mời của thầy Tâm, cô Hảo và sự thúc giục của các bạn ở thiền đường, anh muốn lên Seattle một thời gian để được chữa trị bằng nhân điện do chính tay của thầy cô chăm sóc. Tôi rất vui mừng mỗi khi có ai chỉ dẫn cách chữa trị hay làm một cái gì đó tốt đẹp cho anh. Họ đem lại sự hy vọng cho chúng tôi, dù đó chỉ là một hy vọng mong manh.Tôi chuẩn bị hành trang cho anh lên đường. Tôi xay rất nhiều hột thuốc Bắc Quỳ Thụ Tử cho anh gói theo để nấu uống. Tôi mua thêm thuốc tây và tất cả những gì cần thiết để đem theo với anh.Ngày 11 tháng 3 năm 2000Chúng tôi rời quận Cam để bay lên Seattle, tiểu bang Washington. Thầy Tâm ra đón chúng tôi tại phi trường. Thầy vui mừng tái ngộ cùng anh Sĩ Phú và vội vã đưa chúng tôi về thiền đường. Ngay trong ngày hôm đó, thầy Tâm và cô Hảo lập tức chữa bệnh cho anh. Anh tâm sự với tôi sau những lần được chữa bệnh:- Anh cảm thấy dễ chịu lắm, khi cô Hảo để bàn tay cô vào đầu anh, thì anh cảm thấy ấm áp dễ chịu chứ không bị đau nhức bưng bưng nữa. Có lẽ lực của cô ấy rất mạnh đấy em!Cũng nên nhắc nhở là trong thời gian này, anh luôn luôn bị nhức đầu, lúc nào anh cũng than phiền là đầu bị nhức lâm râm và thỉnh thoảng đau buốt, làm cho anh cảm thấy rất khó chịu và đôi khi anh đâm ra cau có ngoài ý muốn.Ban đêm chúng tôi trải những túi ngủ (spleeping bag) ra để ngủ trong thiền đường trước bệ thờ sư tổ của nhân điện, Ngài Dashira Narada. Chúng tôi thiền và cầu nguyện với Ngài mỗi đêm. Mặc dù đang là mùa Ðông, tiết trời lạnh lẻo, nhưng chúng tôi cảm thấy thật ấm cúng và thật bình an vì được Ngài bảo vệ.Sau ba ngày ở lại thiền đường cùng anh, tôi lại khăn gói trở về California. Lần này tôi về một mình vì anh ở lại trên Seattle một thời gian để chạy chữa.Về đến nhà, sự trống trải, cô đơn đã làm cho tôi rất buồn, nhưng vì tôi muốn làm những gì tốt đẹp cho anh, nên phải hy sinh những hạnh phúc của riêng mình để cho anh được bình an và hạnh phúc vì được người giúp đở chữa bệnh.Tôi bắt đầu nhìn lại căn nhà, đã lâu rồi tôi không có dịp bước chân ra sân trước để săn sóc và ngắm nhìn hoa. Ngày xưa tôi thường hay bỏ thì giờ để săn sóc chúng. Không bao giờ ngôi vườn của tôi có một lá vàng, luôn luôn lúc nào cũng xanh tươi mượt mà. Bây giờ, cây cối nhà tôi mọc um tùm, chúng mọc lan tràn rất nhanh mà lá vàng thì cũng nhiều. Ðám cỏ ở sân sau nhà lên cao gần đến bụng tôi. Cây dại mọc đầy khắp nơi. Nhìn khu vườn hoang phế tôi đau lòng quá. Tôi bỏ hết một ngày quý báu để làm vườn tược. Nhưng tôi lại tìm được sự yên tĩnh khi săn sóc cây cối và rất mừng vì tôi đem lại sự sống tươi đẹp đến cho chúng như ngày xưa.Không nghỉ mệt một ngày nào, tôi bắt tay vào việc làm CD May Mà Có Em cho anh. Tôi bàn với anh qua điện thoại viễn liên lên Seattle:- Có lẽ là mình nên đổi tựa đề của CD này anh ạ, vì em thấy nó không còn thích hợp nữa. Anh có thấy vậy hay không?- Có, anh cũng nghĩ như vậy, nhưng không biết em có chịu hay không!- CD này là của anh mà. Anh phải toàn quyền quyết định chứ. Em chỉ giúp anh thực hiện mà thôi. Vậy thì anh có một cái tên mới cho nó chưa?Anh suy nghĩ một chút, rồi trả lời:- Có lẽ anh nên lấy tựa đề cho CD này là Còn Chút Gì Ðể Nhớ mặc dù bản nhạc tên là Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ. Em thấy như thế nào?Tôi trả lời không suy nghĩ:- Rất hay và có ý nghĩa anh ạ, em thích lắm. Rồi, em sẽ bắt tay vào việc thực hiện CD này thay anh. Anh ráng lo chữa bệnh, đừng lo gì hết, anh nhé! Chuyện CD và nhà cửa đã có em lo.Thế là tôi bắt tay vào việc thực hiện CD này. Băng chính (master) tôi đã có, nó còn nằm trong hộc tủ hơn một năm nay. Bây giờ tôi lấy ra ngoài vì đến lúc phải làm. Tôi liên lạc với Trung MTA Graphic Design và lấy một cái hẹn với Trung để làm bìa CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ.Việc làm bìa CD đối tôi rất khó vì tôi muốn tiêu chuẩn của cuốn CD này phải thật cao. Tôi đến phòng làm việc của Trung rất nhiều lần, nói với Trung những gì tôi muốn Trung làm. Ngày xưa tôi đọc sách về nghệ thuật rất nhiều, thậm chí tôi sưu tầm những loại sách đẹp và quý để dành hơn 10 năm trời, cho nên trong đầu tôi có biết bao nhiêu là ý tưởng nghệ thuật. Nhưng việc nói ra để diễn tả cái đẹp đó để người ta vẽ kiểu sắp xếp mới là chuyện khó. Tôi và Trung cùng làm việc với nhau mỗi sáng thứ Bảy để vẽ kiểu bìa CD cho anh.Trong thời gian này, tôi đi làm thật nhiều giờ để bù lại những ngày tôi nghỉ để lo cho anh. Một ngày tôi làm từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Mỗi buổi sáng sớm trước khi tôi đi làm và sau khi anh vừa xong buổi thiền sáng, tôi gọi điện thoại cho anh. Anh mừng lắm:- Hôm nay anh thấy khỏe lắm, đầu anh hôm nay mát lắm!- Hôm nay em làm gì, có đi làm không?Hoặc là:- Anh nhớ em lắm cưng à, không muốn em lên đây vì sợ tốn tiền vé máy bay, nhưng anh rất nhớ cưng!Hoặc là:- Anh cảm thấy không được khỏe lắm. Anh thấy hơi buôn buốt trên đầu. Nhưng niềm vui của anh bây giờ là gặp lại những bạn cũ năm xưa trong thiền đường này. Mỗi tối họ sinh hoạt ở đây đông lắm em ạ!Tôi lo cho anh:- Nếu đông đảo quá như vậy làm sao anh ngủ sớm được? Và có thể anh sẽ bị mệt vì đêm nào cũng thức khuya như vậy. Làm sao mà anh tìm sự yên tịnh để chữa bệnh được?- Anh ăn uống có được không?- Em đừng lo, thầy Tâm nấu ăn rất nghề. Việc ăn uống rất tốt.Ngày 25 tháng 3 năm 2000Tôi lên Seattle thăm anh.Trước đó một ngày, tôi ở nhà chuẩn bị cho chuyến đi rất kỹ càng. Từ lúc đi làm về nhà khoảng gần 10 giờ đêm, tôi thức thật khuya để xay thuốc cho anh cho đến khi nào xong thì thôi. Hột thuốc Bắc, như tôi đã nói, rất khó xay cho nhỏ ra vì nó cứng như đá. Vì tôi sợ làm cháy cái máy xay quý giá của anh bạn, nên cứ mỗi năm phút, tôi lại nghỉ một lần để cho máy đừng bị nóng. Vậy mà mỗi một lần xay, dù kinh nghiệm đến đâu, tôi cũng bị cháy khoảng trên 10 cầu chì cho mỗi 5,6 pounds thuốc. Dù tôi có khéo đến đâu, cũng phải tốn ít nhất 3 tiếng đồng hồ để xay thuốc cho anh. Tôi cầu nguyện ơn trên cho tôi gặp nhiều may mắn, cầu chì đừng cháy nữa để tôi có thể xay thêm nhiều thuốc cho anh.Sáng hôm đó, Sĩ Phú và Thầy Tâm ra phi trường đón tôi. Tôi biết anh mừng lắm nhưng trước mặt thầy Tâm, anh dấu sự vui mừng. Tôi nhìn ánh mắt chan chứa thương yêu của anh, ánh mắt ấy nói lên tất cả.Trời Seattle vẫn còn lạnh và âm u. Tìm một ngày nắng chan hòa như ở miền nam California rất khó.Tôi đi song song với anh, nắm tay anh, yên lặng.Về thiền đường, nơi chỗ riêng tư, anh ôm tôi hôn vội lên môi, lên má tôi. Anh thì thầm với tôi:- Anh rất mừng và cảm ơn em đã lên với anh!Và anh lại nói tiếp:- Cuộc sống ở đây dù có vui vì đông đảo bạn bè cũ và mới, nhưng anh vẫn thấy thiếu vắng vì không có em. Anh nghĩ về em rất thường. Cứ mỗi lần nhắm mắt thiền là thấy em. Em ở tất cả mọi nơi?- Không được, anh phải nghĩ đến Chúa và Phật chứ, sao lại nghĩ đến em.- Anh cũng biết như vậy. Nhưng không thể gạt em ra khỏi tâm trí anh được.Tôi mở va li lấy ra một bịch ni lông dầy trong có 5 gói thuốc thật đầy cho anh. Anh rất mừng vì được thuốc và thật cảm động vì biết tôi đã bỏ rất nhiều thì giờ cho anh.Anh cũng vui lắm vì tôi đã đem đến cho anh rất nhiều băng cassett đọc truyện về tâm linh.- Hôm trước em gửi lên cho anh một thùng thuốc và băng đọc truyện, anh nghe hết các băng đó trong hai ngày.Tôi trố mắt ngạc nhiên nhìn anh:- Anh nghe nhanh như vậy à? Em cứ tưởng là anh phải tốn ít nhất là một tuần lễ mới nghe hết những băng đó chứ!- Anh nhớ em lắm, cứ vào thiền đường ngồi thiền để có chút yên tĩnh và nghe băng. Ở nhà cũng bình thường hở em?- Dạ bình thường anh à! Em cũng nhớ anh lắm, nhưng muốn anh ở đây để có người chữa bệnh cho anh. Lực của em còn quá yếu thì làm sao mà chữa cho anh.Ngày 1 tháng 4 năm 2000Từ Seattle, anh gọi cho tôi buổi chiều và cho biết anh bị động kinh một lần nữa. Giọng anh có vẻ buồn và lo lắng:- May nhờ có cô Hảo trợ lực ngay lúc đó nên anh cảm thấy khỏe trở lại, chứ nếu không thì không biết sẽ như thế nào!Tôi rất lo lắng:- Anh ơi, em lo quá, nếu anh có chuyện gì ở đấy thì em không biết phải làm sao. Lỡ có gì thì làm sao anh về nhà được?- Ðể từ từ xem sao, nếu cứ tiếp tục động kinh thì anh sẽ phải trở về California.- Nhưng anh có làm gì không mà bị động kinh?- Có một người bạn cho anh xem một cuốn sách về những kỷ niệm của thời Không Quân tụi anh, anh bị xúc động mạnh khi nhìn lại hình ảnh đó. Có thể đó là lý do...vì sau đó anh bị động kinh.Tôi đòi lên thăm anh liền ngay sau đó, nhưng anh ngăn không cho tôi lên. Anh nói rằng anh đã trở lại bình thường rồi nên tôi không cần phải lên.Mỗi ngày, chúng tôi đều gọi nhau ít nhất là 2 lần một ngày. Anh luôn luôn đeo sát cái điện thoại di động của anh bên mình. Cứ mỗi lần tôi gọi, anh trả lời liền lập tức.Ngày 8 tháng 4 năm 2000Tôi lại bay lên Seattle để thăm viếng anh. Chuyến đi này tôi cảm thấy anh không được vui, anh có vẻ buồn, hay bắt bẻ tôi về những chuyện mà tôi cũng không biết tại sao. Có lẽ cái bướu trong đầu anh đã làm cho anh đau đớn, bất an. Lúc này thì như thế này, lúc khác lại thế khác.Tôi rất buồn và lo lắng, nếu quả vì do bệnh hoạn mà ra, thì tôi rất lo sợ cho một ngày mai.Từ ngày tôi quen anh, anh luôn là một Sĩ Phú dịu dàng và tế nhị. Bỗng nhiên anh lại thay đổi, có vẻ gắt gỏng với tôi. Tôi không được tự do nói chuyện với ai được cả vì anh cứ nhìn chăm chăm vào tôi như trách móc, như nghiêm cấm. Tôi không thể hiểu được tại sao anh lại như vậy. Tôi chỉ biết nghĩ rằng, có lẽ anh không được khỏe trong người, có lẽ bệnh trở nặng chăng?Bao nhiêu câu hỏi luẩn quẩn trong đầu tôi.Khi anh thấy tôi hòa mình vào sống chung với mọi người, tôi ăn cá nướng cuốn với bánh tráng chứ không nhất thiết phải ăn đậu hũ nữa, thì anh rất mừng. Anh mừng ra mặt. Anh bảo nhỏ tôi:- Tốt lắm, anh mừng cho em lắm vì em hòa đồng!Anh lo ngại người ta nói về tôi vì chỉ một mình tôi ăn chay mà thôi trong lúc mọi người đều ăn mặn, tôi sẽ là một cái trọng điểm để người ta nói đến. Nhưng thật sự mà nói, tôi không ngại gì hết, ai có nói gì thì tôi cũng mặc, nhưng vì muốn chiều anh, nên tôi làm cho anh được vui.Sau buổi ăn tối, anh có vẻ vui hơn. Ít gắt gỏng với tôi hơn. Nhưng chỉ không bao lâu, anh lại đâm ra gắt gỏng, bắt bẻ trở lại. Tôi buồn đến rơi nước mắt. Có thể anh không được khỏe trong người, có thể cái bướu trong đầu anh đã phát triển? Anh bị nặng hơn chăng? Tôi vô cùng đau xót.Tôi hỏi anh:- Em có làm gì cho anh buồn không? Tại sao anh lại có vẻ gắt gỏng với em?Anh trả lời:- Không, không có gì hết, anh chỉ khó chịu một chút thôi.- Anh khó chịu về điểm nào?Anh làm thinh không nói.Tối hôm đó, tôi và anh cùng thiền trong tư thế nằm. Chẳng ai nói với ai một câu nào, anh có vẻ trầm tư mặc tuởng. Tôi vặn những kinh kệ để chúng tôi đồng nghe trong lúc thiền..Chia tay anh ngày hôm sau. Tôi ra về mà lòng buồn vô hạn. Mắt tôi đỏ hoe, nhưng không, tôi cố gắng không để cho giọt nước mắt chảy dài xuống má. Tôi cố ngăn lại.Một chị bạn quan sát tôi, nghịch ngợm nói to lên:- Thôi đừng khóc chị Lan à! Chia tay rồi cũng có lúc gặp lại. Ðấy, anh Phú làm gì mà chị Lan khóc đấy!Câu đùa không ác ý này đã làm tôi rất sợ anh lo buồn, rồi ảnh hưởng đến thần kinh của anh, tôi làm bộ tỉnh bơ:- Lan có khóc gì đâu mà chị nói như vậy?Ðúng bốn giờ chiều, xe của người bạn chở tôi ra phi trường. Tôi nhìn anh mỉm cười đưa tay từ giã, anh nhìn tôi, đôi mắt buồn vời vợi. Ðôi mắt ấy, tôi sẽ không bao giờ quên suốt cuộc đời còn lại của tôi. Anh đưa tay lên môi, rồi gửi đến tôi một nụ hôn gió. Tôi đáp lại bằng một nụ hôn gió cho anh.Xe lăn bánh, tôi nhìn theo anh qua màn lệ, anh nhìn theo tôi, vẫy tay từ giã. Lòng tôi cảm thấy bất ổn, tôi lo sợ một cái gì đó sẽ xảy ra. Tôi buồn vô cùng, ra đi mà trái tim của tôi vẫn ở lại Seattle.Tối hôm đó, vừa bước chân vào nhà, anh đã gọi cho tôi.- Em mới về đó hả?- Thưa anh Lan mới vừa bước chân vào cửa.- Anh trông em mau về để anh xin lỗi cưng nếu anh đã làm cho cưng buồn?- Em không có buồn gì cả. Em chỉ lo cho anh thôi. Em rất lo cho anh. Anh yên chí, em không có buồn gì anh cả. Trời còn có lúc này lúc nọ, nói chi đến con người. Xưa nay anh rất dịu dàng, ngọt ngào, bây giờ mà có hơi khó chịu một chút xíu thì nhằm nhò gì anh!Rồi tôi nói thêm cho anh yên lòng:- Anh có khỏe không? Trong người anh như thế nào?- Anh OK, anh không thấy gì hơn trước, khỏe thì cũng khỏe nhưng có đôi lúc trong đầu nó như thế nào ấy. Anh cũng không biết nữa.- Có lẽ anh nên về lại dưới này để đi khám bác sĩ anh à!- Có lẽ như vậy. Nhưng để từ từ. Có thể anh sẽ về khám bác sĩ rồi lại trở lên. Ðể anh xem. Thôi em nhé, anh chỉ muốn biết chắc là em về nhà bình an cho anh khỏi lo.- Cảm ơn cưng. Thôi đi ngủ đi anh à, khuya rồi.Ngày 16 tháng 4 năm 2000Một trận động kinh thật dữ dội đã xảy ra cho anh. Mọi người xúm nhau trợ lực để cứu anh. Anh mệt mỏi vô cùng và kiệt sức sau trận động kinh này.Người anh yếu lại, và tâm lý bị ảnh hưởng rất mạnh.Tôi nhớ lời một bác sĩ của anh đã từng nói:- Ðộng kinh rất nguy hiểm, nó có thể giết người ta chết. Tim có thể ngừng đập ngay lúc đó, hoặc là người ta có thể đi vào trạng thái hôn mê vĩnh viễn.Anh kể lại cho tôi nghe một cách rất bình tĩnh. Anh trấn an tôi:- Em đừng lo gì nữa cả. Anh cảm thấy đỡ lắm rồi. Nhờ cô Hảo, Lân và các anh chị em cùng nhau lo cho anh, anh cảm thấy rất ấm áp, chứ nếu không, thì không biết anh sẽ ra sao. Anh thương Lân lắm em à, Lân đã chữa bệnh, giúp anh rất nhiều với tất cả tấm lòng nhiệt tình.- Em rất đau lòng khi nghe anh bị động kinh dữ dội như vậy mà không có em ở bên cạnh. Nếu có em ở đó thì biết đâu chừng anh sẽ đỡ sợ hơn. Vì em sẽ là một sự an ủi cho anh và làm anh an lòng.Rồi tôi nghẹn ngào kể lể cùng anh:- Anh đâu có biết rằng không đêm nào mà em ngủ yên giấc cả. Em lo cho anh quá đi thôi. Ðôi khi nửa đêm bỗng thức dậy, phập phồng lo sợ lắm, không biết cái gì sẽ xảy ra cho anh. Em lo lắm lắm?Nhưng cũng may anh ở trên đó có thầy cô và các bạn, nên nỗi lo sợ của em đôi khi cũng giảm đi phần nào.Tôi lật đật đặt vé máy bay cho anh trở về California lập tức. Nhưng anh muốn ở lại một ngày để hôm sau, nhờ một người bạn chở anh vào nhà thương cấp cứu trước khi quay trở về California.Ngày 17 tháng 4 năm 2000Nếu tôi nhớ không lầm thì là anh Toàn, một người bạn mà theo như tôi nhận xét, Sĩ Phú rất quý mến mỗi khi nhắc đến tên anh, đến thiền đường để đưa anh vào bệnh viện Swedish Medical Center ở Seattle.Nơi đây, sau khi biết được bệnh trạng của anh, bác sĩ trực ngày hôm đó đã tăng liều thuốc Dylantin anh đang uống cao hơn để cầm chừng cho anh đủ thì giờ trở lại California và vào bệnh viện.Ngày 18 tháng 4 năm 2000Lòng tôi nóng như lửa đốt, tôi ra phi trường đón anh. Tôi không biết là anh có ngồi lâu được 2 tiếng rưỡi đồng hồ trên máy bay hay không. Mặc dù anh bảo là anh khỏe rồi, có thể chịu được, nhưng tôi vẫn lo, khuyên anh nên nói với các tiếp viên phi hành về trường hợp của anh để họ trông chừng anh trên chuyến bay. Tôi cầu nguyện cho anh ngày đêm...Sau cùng thì anh cũng bình an trở về và đi bằng hai chân vững vàng. Tôi cảm ơn bề trên đã gia hộ và ban ân điển lành cho anh trên chuyến bay.Tôi đưa anh về nhà lập tức. Anh có vẻ thoải mái lắm. Anh sung sướng được về nhà và nằm trên chiếc giường thân yêu quen thuộc.Những tối sau đó, chúng tôi sống quấn quít bên nhau không rời một bước. Chúng tôi tâm tình rất nhiều sau những ngày xa nhau. Anh là một Sĩ Phú rất dễ thương, dù bệnh hoạn đang hành hạ nhưng sự ngọt ngào, tế nhị, đằm thắm của một người lịch sự đã dạy tôi rất nhiều về phong cách sống. Anh không những là một người yêu, mà còn là một người bạn tốt, một vị thầy dù anh không nhận là thầy. Anh luôn luôn khiêm nhượng, dù trong chỗ riêng tư nhất, chỉ có anh và tôi, anh vẫn luôn luôn khiêm nhượng. Tôi rất hân hạnh thấy được cuộc sống và lối xử thế của tôi sau này đã ảnh hưởng rất nhiều từ nhân cách đáng quý đó.Khung cảnh ấm cúng ở nhà đã làm cho anh hồi phục thật nhanh.Ngày 22 tháng 4 năm 2000Anh hoàn toàn bình phục. Chúng tôi vẫn thường xuyên vào bệnh viện viếng bác sĩ và họ đã cho anh thêm thuốc để phòng ngừa nạn động kinh.Sáng hôm đó, tôi và anh đến Little Saigon gặp Trung để cho anh xem bìa CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ mà chúng tôi đang làm dở dang. Anh có vẻ bằng lòng với những gì chúng tôi đang làm. Tôi vui mừng nói:- Khi vẽ kiểu bìa này, em chợt có ý định là muốn nhờ anh xin những lời viết của các bạn anh. Anh có rất nhiều bạn văn nghệ sĩ. Họ có thể viết vài dòng về những kỷ niệm với anh ngày xưa. Em rất cần những đoạn văn ngắn đó in vào bìa CD này.Lúc đầu anh không chịu lời đề nghị của tôi vì cho rằng tôi bày lắm chuyện, hơn nữa, nhờ người ta viết về anh để được nghe những lời khen tặng, anh lại càng không thích chút nào. Nhưng vì thấy tôi rất tha thiết và năn nỉ, sau cùng anh xiêu lòng.Anh gọi một số thân hữu và nhờ họ viết một hai câu văn nói về tiếng hát của Sĩ Phú dưới cái nhìn của họ, hoặc để nói về một vài kỷ niệm xa xưa. Anh căn dặn từng người rằng họ không nên khen tặng mà nên nói trung thực về anh và những kỷ niệm mà thôi. Anh gọi điện thoại cho nữ ca sĩ Thanh Thúy vốn là bạn thân của anh trong suốt 30 năm dài, ca sĩ Ngọc Minh, ca sĩ Khánh Ly cũng là bạn rất thân lâu năm, anh Nguyễn Ðình Toàn, người đã từng phụ trách chương trình nhạc Chủ Ðề rất nổi tiếng của đài phát thanh Saigon ngày xưa, người bạn mà mỗi lần về Việt Nam, là anh luôn luôn tìm đến để thăm viếng, nhà thơ Du Tử Lê là một trong những người bạn thân của Sĩ Phú từ cái thời sinh viên áo trắng. Anh cũng không quên gọi một người bạn cũ của anh là KQ Nguyễn Ngọc Nhuận ở Seattle. Còn về phần tôi, tôi liên lạc với một người bạn cũ, đó là anh Ðặng Trần Thức, đạo diễn cuốn phim nổi tiếng Hè Muộn của Saigon ngày xưa, nữ văn sĩ Bích Huyền, anh Trần Quốc Bảo chủ nhiệm của tập san Thế Giới Nghệ Sĩ.Tôi cũng liên lạc Việt Dzũng là xướng ngôn viên của đài phát thanh Radio Bolsa. Dzũng ngần ngại nói với tôi:- Em đâu dám viết gì về anh Sĩ Phú!- Thì Dzũng cứ viết đi, những gì Dzũng biết về Sĩ Phú, những gì Dzũng nghĩ. Dzũng chỉ cần viết cho chị một dòng cũng được, không cần phải viết nhiều.Dzũng vẫn còn ngần ngại:- Rồi, thì em sẽ ráng! Cho em chút thì giờ!Thật ra, chúng tôi thương quý Việt Dzũng như một người em trong gia đình. Anh chàng nhạc sĩ, DJ tài hoa này quý Sĩ Phú lắm. Ðã có một thời Dzũng gọi Sĩ Phú là Daddy vì Sĩ Phú là bạn của Bố Dzũng và cũng là người đã từng khuyến khích Việt Dzũng từ những ngày đầu là nên cố công theo đuổi nghệ thuật và đừng bỏ cuộc. Cho nên khi phải viết lời để phê bình về giọng ca và con người của Daddy thì anh chàng có vẻ cẩn thận, sợ mang tội bất kính.Thế là tôi tha cho Việt Dzũng.Khi tôi liên lạc với anh Trần Quốc Bảo, anh rất mau mắn và sẵn sàng. Sự sốt sắng và mau mắn của anh làm cho tôi cảm động. Anh thường nói với tôi, trước sau như một:- Những gì làm cho anh Sĩ Phú, Bảo sẽ làm hết lòng mà không cần ai nhắc nhở. Bảo rất quý anh Sĩ Phú!!Vài ngày sau anh Trần Quốc Bảo đem cho tôi một tờ giấy đánh máy cẩn thận những lời anh viết. Tôi gọi anh Ðặng Trần Thức ở sở làm. Vì tôi muốn có kết quả gấp, tôi bảo anh Thức trình bày nội dung anh muốn nói về Sĩ Phú trong điện thoại để tôi viết và sau đó đọc lại cho anh nghe để xem có cần sửa đổi gì không. Anh rất bằng lòng với những gì tôi viết giùm anh!Cũng trong thời gian này, nhà văn nữ Bích Huyền đang làm một chương trình nhạc Chủ Ðề về Sĩ Phú, sẵn dịp, chị đưa cho tôi một xấp giấy mà chị đã viết cho chương trình. Tôi mang về nhà đưa cho Sĩ Phú để anh gom góp lại các lời viết của chị và viết thành một đoạn văn rất đẹp. Chị Khánh Ly trong thời gian này có lẽ bận đi trình diễn ở xa nên không có dịp đóng góp đoản văn cho Sĩ Phú, một người bạn mà chị rất quý mến. Dạo đó, tôi biết anh rất buồn và tiếc vì không có lời của chị Khánh Ly trong bìa CD. Anh trông ngóng ngày đêm, mong chị về sớm để ghi lại một vài chữ cho anh. Nhưng, có lẽ anh và chị không có duyên với nhau, nên bìa CD của anh vắng lời của chị Khánh Ly.Bìa CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ chiếm rất nhiều thì giờ của chúng tôi. Tôi và anh lo bù đầu. Lúc chưa nhận được bài vở từ các bạn anh, tôi rất lo ngại cho anh ngày đó vì anh có tật hay lo. Anh lo là sẽ không có đủ các bài viết của các bạn, anh trông ngóng ngày đêm những cú điện thoại của họ. Các bạn của anh rất bận, cuối tuần người nào cũng đi show ở xa, chỉ có mặt ở nhà vào ngày thường mà thôi. Về đến nhà thì đâu phải ai cũng có thể viết văn liền. Biết bao nhiêu công việc phải làm. Nhưng, cũng tội nghiệp anh, cứ trông chờ mãi đâm ra sốt ruột, nhất là anh lại bị bệnh nặng. Anh than thở:- Bệnh hoạn nay vầy, mai khác, không biết đâu mà liệu trước. Anh muốn vụ này cho xong đi em à! Anh nhức đầu quá. Ðầu anh lúc nào cũng đau buốt rất khó chịu.Tôi an ủi anh:- Em không ngờ CD này tốn quá nhiều thì giờ vì em bày đặt làm cho anh khổ. Thôi anh cứ để em, anh đừng lo làm gì nữa mà cực lấy thân, rồi lại bệnh nặng hơn. Ráng vài ngày nữa, nếu những người bạn của anh không gửi đầy đủ bài viết thì mình cứ dùng những gì mình có.Nhưng rồi đâu vào đó. Lần lượt các bạn gửi bài vở cho anh.Chị Thanh Thúy và chị Ngọc Minh thì rất sốt sắng và rất hết lòng. Hai chị viết lên những lời khen tặng và lòng trân quý của các chị cho anh với tất cả tấm chân tình. Anh vui lắm, hí hoáy ghi lại những dòng chữ mà hai chị đã đọc cho anh trong điện thoại.Nhà thơ Du Tử Lê là một nhân vật khá đặc biệt. Lối hành văn của anh cũng rất đặc biệt. Tôi có thể chỉ nghe sơ qua một đoạn văn nào đó, mà vẫn có thể nhận ra đó là văn của Du Tử Lê. Như một cái nhãn hiệu đã được cầu chứng, văn của anh có nét sáng tạo độc đáo và độc lập. Du Tử Lê và Sĩ Phú là hai người bạn rất thân nhau. Làm bất cứ những gì cho Sĩ Phú, anh rất sẵn lòng. Buổi sáng hôm đó, anh Du Tử Lê bận đi xa phải ra phi trường sớm, chị Du Tử Lê gọi cho Sĩ Phú và đọc cho anh những lời của chồng chị viết. Trong khi Sĩ Phú ghi lại, tôi nhìn anh, quan sát, thấy anh cảm động ghi chép lại rất cẩn thận từ dấu chấm, dấu phết, và dấu chấm phết. Ðối với Du Tử Lê, chấm phết rất quan trọng và đó là một đặc điểm của nhà thơ này. Vì thế, Sĩ Phú rất tôn trọng quy luật của bạn, anh không bỏ sót một dấu phẩy.Sau cùng, hai người bạn cũ là Nguyễn Ðình Toàn và KQ Nguyễn Ngọc Nhuận cũng lần lượt gửi tiếng nói của họ cho anh. Ngày đó, khi tôi đọc những lời của KQ Nguyễn Ngọc Nhuận, tôi vô cùng xúc động. Tôi trân quý những lời nói rất tha thiết thốt ra từ tấm lòng của một người bạn quý xa xưa và nhất là người ấy là một cựu sĩ quan Không Quân, một binh chủng ưu tú của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.Có rất nhiều người bạn văn nghệ sĩ của Sĩ Phú mà chúng tôi muốn nhờ họ ghi lại những cảm nghĩ hay kỷ niệm nào về anh, nhưng rất khó liên lạcï. Khi liên lạc được qua điện thoại nhà, thì được biết họ đang bận lưu diễn, lâu lắm mới về. Nên chúng tôi phải đành dẹp bỏ ý định.Chúng tôi gom góp tất cả các lời văn và những thư của thính giả gửi cho anh để chuẩn bị cho vào bìa CD. Anh bảo là anh muốn nói lên một lời cảm tạ với cô Nguyễn Minh Châu là một thính giả từ Việt Nam đã trường kỳ gửi thư cho anh trong suốt 12 năm qua. Anh rất tiếc, và tiếc mãi là cô Minh Châu đã không ghi lại địa chỉ của cô để anh có thể hồi âm.Viết đến đây, tôi ngừng lại để nghỉ mệt 5 phút. Tôi chạy ra ngoài thùng thơ để lấy thơ.Một sự ngạc nhiên đã làm cho tôi thích thú. Trong thùng thư vỏn vẹn chỉ có một lá thư. Vừa nhìn phớt qua, tôi đã nhận ra ngay đó là một lá thư từ Việt Nam. Tôi nhìn tên người gửi, tôi ngạc nhiên không thể tưởng tượng được, đó là thư của cô Nguyễn Minh Châu mà mới vừa trước đó, tôi đã viết về cô. Tôi ấp lá thư của cô vào ngực một hồi, tôi lâm râm khấn vái cảm ơn anh đã xui khiến cho cô liên lạc với tôi và nhất là ghi địa chỉ của cô ngoài phong bì. Thật không ngờ, như một giấc mơ. Tôi không thể tưởng tượng được một sự tình cờ này, như thể đã được tạo hóa sắp đặt quá tài tình như vậy. Theo lời của Sĩ Phú, cứ mỗi tháng, vào ngày 24 hoặc 25 là anh nhận được một lá thư của cô gửi từ Việt Nam, và tháng nào cũng vậy. Ròng rã suốt 12 năm trời. Cô không nói nhiều, chỉ vỏn vẹn một vài câu, và không bao giờ để lại địa chỉ.Tôi đem lá thư vào nhà, nó rất mỏng, và bị nhăn nhó rất nhiều. Số nhà khó đọc. Tôi cẩn thận mở lá thư, kéo ra một mảnh giấy thật nhỏ trong có ghi hàng chữ:Ðời vắng anh rồi... vui với ai?ký tên Nguyễn Minh Châu.Tôi lên mạng lưới Internet lập tức, viết một lá thư email cho Nguyễn Sĩ Trường Sơn ở Việt Nam và nhờ Sơn đi tìm người phụ nữ có tên Nguyễn Minh Châu giùm tôi.Nhưng rất tiếc, sau những lần tìm kiếm vất vả, chúng tôi không tìm ra được địa chỉ của cô Minh Châu như đã ghi ở phong bì và cho đến nay, vẫn chưa liên lạc được cô.Suốt tháng 4 năm 2000, chúng tôi rất bận rộn lo cho CD. Tôi gặp Trung MTA Graphic rất thường để cùng Trung làm bìa cho CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ. Vì đây là CD âm nhạc đầu tiên chúng tôi làm cùng với nhau, cho nên tôi rất trân trọng, tôi nâng niu, chải chuốt và rất kỹ lưỡng về hình thức lẫn nội dung. Tôi muốn CD này là một tuyệt tác của anh. Khi thính giả cầm CD này trong tay, tôi hy vọng họ sẽ hài lòng và nâng niu nó vì biết rằng Sĩ Phú đã bỏ ra bao công sức và tiền bạc để hoàn thành.Tháng Tư cũng là một tháng mà anh bị động kinh rất nhiều, nên dù có khỏe mạnh trở lại đôi chút, nhưng chân anh lại bắt đầu yếu đi.Tôi sống trong sự hồi hộp vì không biết ngày mai sẽ ra sao. Anh sống trong sự nhức nhối vì càng ngày căn bệnh càng không thuyên giảm mà lại càng lan ra nhanh hơn. Bác sĩ đã cho anh biết tin buồn là có khoảng 7 cục bướu mọc ra thêm ở khắp nơi trên đầu. Tôi van xin anh hãy gọi điện thoại cho tất cả những thân quyến biết là anh đang bị bệnh nặng để họ có thể kịp về thăm viếng anh. Tôi nhắc nhở rất nhiều về cô Châu, tôi xin anh hãy liên lạc với cô và mời cô đến thăm viếng anh thường xuyên.Nhưng anh chẳng nói gì hết. Ðối với Sĩ Phú, nếu anh không có gì tốt đẹp để nói, anh sẽ không bao giờ nói gì hết vì anh luôn luôn và lúc nào cũng nghĩ đến và ca tụng những cái đẹp của mọi người mà thôi.Có lẽ anh không muốn rắc rối, lôi thôi cho chúng tôi, nên anh lờ đi và không bao giờ muốn nhắc đến người bạn cũ.Trong thời gian này, bẵng đi vài tháng, tôi không thấy cô Kim Uyên đến thăm anh. Tôi và anh thắc mắc không biết cô đi đâu. Khi gặp lại cô sau này thì cô cho biết là đã đi du lịch hai tháng ở Pháp.Cuối tháng Tư, tôi hối thúc anh liên lạc với gia đình của anh, cuối cùng thì anh gọi điện thoại cho chị Phúc. Sau khi nói chuyện thật lâu với chị, anh quay sang tôi, đưa điện thoại cho tôi nói chuyện, anh bảo:- Em nói chuyện với chị Phúc đi em. Ðây chị, chị nói chuyện với Ngọc Lan nhé!Ðấy là lần đầu tiên tôi nói chuyện với chị Phúc. Tôi chào chị và nghe chị trả lời bằng giọng nói thật ấm áp, gọn ghẽ:- Chào Lan. Tôi là Phúc, chị của Phú đây!- A chị Phúc, hân hạnh được biết chị! Em nghe anh Phú nói rất nhiều về chị?..Rồi chị nói về Phú, về chị. Chị tỏ vẻ cảm phục và quý mến tôi lắm. Chị cảm ơn tôi đã lo cho em chị. Chị cũng cho tôi biết là chị vừa mới thoát khỏi một tai nạn xe cộ, cơ thể bị chấn thương nên chưa có thể qua California để thăm Phú được. Chị vững tâm là Phú sẽ qua khỏi?Tôi cho chị biết là anh Sĩ Phú đang bị bệnh nặng và rất mong được gặp chị.Chúng tôi nói chuyện khá lâu với nhau trước khi cúp máy.Tôi quay sang, trách anh:- Chị Phúc rất dễ thương. Vậy mà bao nhiêu năm trời nay anh không cho em nói chuyện với chị ấy. Anh tệ thật! Anh lo âu và lo xa nhiều quá?Tôi thấy anh thở phào nhẹ nhõm và có vẻ vui trong lòng.Anh nằm xuống đưa tay lên ngực, nhắm mắt lại. Có lẽ lúc ấy anh xúc động lắm vì đã liên lạc được với người chị thân yêu xa cách khá lâu nay.Tôi dịu dàng hỏi anh:- Anh có đau không anh?Anh vẫn nhắm mắt trả lời:- Có, lúc nào anh cũng bị đau nhói ở dưới nách và sau lưng. Lúc nào anh cũng thấy đau đau.Rồi sợ tôi lo, anh trấn an:- Nhưng anh chịu đựng được, em đừng lo. Em hỏi thì anh phải nói thật, nhưng anh không muốn em lo buồn.Cứ mỗi lần anh đau như vậy, thì tôi chạy lại bên anh, vuốt ve, xoa nhè nhẹ vào chỗ đau. Tôi bảo anh nằm xích vô trong một chút, rồi nằm xuống bên cạnh và ôm anh vào lòng.Tôi không biết làm gì hơn là lại gần anh để chia sẻ nỗi đau cuối đời của anh. Tôi cảm thấy bất lực vô cùng. Tôi chỉ biết thiết tha kêu gọi ơn trên mở lòng từ bi bác ái nhìn xuống chúng tôi để cứu khổ cứu nạn cho anh mà thôi.Ðầu tháng năm, 2000Sĩ Phú và tôi cùng nhau lo liệu để tổ chức một đêm ra mắt CD cuối cùng Còn Chút Gì Ðể Nhớ.Việc đầu tiên, tôi làm là liên lạc với chị Diễm Phúc, chủ nhiệm tạp chí Diễm và cũng là người điều hợp những chương trình ca nhạc tại các vũ trường. Tôi nhớ lời đã hứa với chị đêm nào, là sẽ gọi lại để nhờ chị điều hợp một đêm nhạc ra mắt khi chúng tôi hoàn thành CD.Chị Diễm Phúc mau mắn nhận lời.Sau đó chị liên lạc với vũ trường để đặt giữ chỗ trước. Chị cho biết ngày 16 tháng 6 năm 2000 là ngày trình diễn chương trình Thời Trang do chị và Việt Dzũng tổ chức, nhưng chị có thể nhường lại ngày ấy cho chúng tôi vì tất cả các ngày khác thì vũ trường đã không còn trống.Chúng tôi rất vui mừng. Tội nghiệp anh! Dù bệnh hoạn nhưng vẫn cố gắng giúp chúng tôi điều hành đêm ra mắt cho đến cùng.Nhưng không may cho chúng tôi. Tất cả các anh chị em nghệ sĩ đều bận đi trình diễn ở xa, không có ai có thể có mặt trong ngày ấy. Chúng tôi biết được điều này khi anh gọi người nam danh ca mà anh rất yêu thương, Tuấn Ngọc. Anh Tuấn Ngọc nói:- Ngày hôm ấy sẽ không còn một ca sĩ nào ở nhà để hát cho anh cả. Hầu hết chúng em sẽ đi trình diễn xa. Thường thì em ít đi hát ngày thứ sáu, em chỉ hát ngày cuối tuần, vậy mà hôm đó tụi em sẽ đi hát xa. Anh nên nhờ chị Diễm Phúc kiếm một ngày khác đi anh ạ.Hai anh em Sĩ Phú-Tuấn Ngọc bàn tính một hồi, biết chắc rằng không còn cách gì để tổ chức ngày thứ sáu 16 tháng 6 năm 2000. Anh nhờ tôi liên lạc chị Diễm Phúc.Chị cho biết là không còn cách nào khác nữa, vì vũ trường nào cũng bận. Vào khoảng tháng 8 tháng 9 thì họa may mới còn ngày trống.Tìm một vũ trường trống cho ngày mình muốn hình như là một công việc rất khó thực hiện. Khi kiếm được vũ trường còn trống thì ca sĩ lại bận đi trình diễn xa. Còn nếu có được ca sĩ thì không kiếm được vũ trường. Chúng tôi không biết phải làm sao xoay xở vì mọi việc đều ngoài tầm tay.Sĩ Phú liên lạc với một số ca sĩ trong đó có nữ danh ca Khánh Hà để hỏi họ ngày nào là ngày mà họ ở nhà không đi hát xa. Ða số cho biết là ngày 22 tháng 6 năm 2000 tức là vào ngày thứ Năm họ sẽ ở nhà và có thể có mặt trong đêm đó.Tôi lập tức liên lạc với chị Diễm Phúc để nhờ chị kiếm giùm một vũ trường vào ngày 22 tháng 6. May mắn thay, chủ nhân của vũ trường Majestic, anh Quốc và nữ ca sĩ Phi Khanh, đã tỏ ra rất sốt sắng giúp đỡ chúng tôi. Mặc dù ngày đó cũng là ngày một ban nhạc Mỹ trình diễn, nhưng anh chị đã cố gắng dàn xếp với người Mỹ để nhường vũ trường cho chúng tôi.Tôi mừng vui không thể tả. Như một gánh nặng được trút khỏi vai. Tôi và anh bắt đầu liên lạc với các anh chị em nghệ sĩ.Nếu chỉ nói như thế này thôi và chấm dứt ở đây về việc tổ chức đêm ra mắt CD của anh thì thật là một thiếu sót lớn. Ngày ấy, chúng tôi bị stress và tinh thần bị căng thẳng vô cùng về việc tìm kiếm một ngày trống ở vũ trường và tìm ca sĩ. Nhất là trong vòng chỉ không đầy hai tháng. Ðó là một công việc mà bất cứ một ca sĩ nào khi ra mắt CD cũng đều phải trải qua. Có một vài chị ca sĩ tâm tình với tôi là đã bị sụt cân rất nhiều trong thời gian tổ chức đêm ra mắt CD của các chị vì quá lo lắng nên không ăn uống được và thần kinh bị căng thẳng cực độ.Chúng tôi cũng không lọt qua được định luật đó.Có cực như thế nào đi nữa, đối với tôi cũng chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng khổ nỗi là anh lại rất lo, nên tôi rất sợ cho anh, vì như vậy chỉ khiến bệnh nặng thêm mà thôi. Tôi rất khổ sở, không muốn anh nhúng tay vào, tôi muốn anh đứng ở ngoài để tôi và chị Diễm Phúc lo. Nhưng không thể nào được. Vì chính chúng tôi phải lo mời ca sĩ, còn chị Diễm Phúc chỉ lo vũ trường mà thôi.Lúc đầu, tôi không hiểu điều đó, nhưng sau được Minh Phượng cho biết, tôi hốt hoảng. Tôi bắt đầu gọi điện thoại cho các anh chị em nghệ sĩ. Nhưng khổ một nỗi, tôi không phải là người trong giới nên gặp một số trở ngại. Rồi cuối cùng, tôi bắt buộc phải nhờ anh. Làm một chương trình nhạc cho ra hồn, với đông đủ các ca sĩ hay, quả thật là một việc rất khó khăn. Thêm nữa, chân anh càng ngày càng yếu, lại phải vào nhà thương gặp bác sĩ mỗi ngày. Còn tôi lo việc thực hiện CD, tổ chức đêm ra mắt, in bích chương quảng cáo đêm ra mắt, in vé vào cửa, và đi làm toàn thời gian thì quả là một chuyện phi thường. Anh bị căng thẳng thần kinh rất nhiều và rất đau đớn thể xác.Ðã có lần tôi đề nghị với anh là hãy bỏ qua một bên cái show nhạc vì tôi sợ anh sẽ bị bệnh nặng hơn, nhưng anh kiên nhẫn:- Anh có thể cố gắng lo được và sẽ không để cơ thể bị bệnh nặng hơn. Em yên tâm, anh sẽ từ từ mà làm cưng ạ. Ðược cái gì hay cái ấy, tới đâu hay tới đó. Chứ anh không dám cố gắng thái quá đâu mà em lo.Dù anh nói như vậy, nhưng tôi vẫn phập phòng lo sợ.Còn về phần tôi, có khi mãi đến 2 tuần lễ, tôi mới gặp mặt Crystal, đứa con gái nhỏ của tôi một lần. Có đêm tôi đến thăm thì Crystal đã ngủ rồi vì đã quá 11 giờ đêm. Tôi chỉ còn biết kéo chăn đắp cho cháu và dọn dẹp phòng của nó lại cho ngăn nắp. Nhưng cũng may, những chương trình thể thao của Crystal rất là bận rộn, nên cô bé cũng không còn thì giờ để nhớ đến tôi.Ðiện thoại lưu động của tôi hoạt động suốt 24 tiếng đồng hồ. Một ngày trung bình tôi nhận được khoảng 15 cú điện thoại từ bất cứ ai có liên quan đến đêm ra mắt. Ðôi khi trên đường đi thăm con gái của tôi, đã hơn 10 giờ đêm, vậy mà chị Diễm Phúc vẫn gọi tôi để bàn về những gì phải cần làm cho show nhạc. Chị nhắc nhở tôi:- Lan à, em phải liên lạc với hội Không Quân nhé! Nhớ báo cho họ biết về đêm nhạc này để họ đến cho đông ủng hộ tinh thần anh Sĩ Phú!Tôi đang bù đầu, nên nói với chị:- Em hoàn toàn không còn một chút thì giờ nào cả. Hơn nữa chị và Minh Phượng biết số điện thoại của họ. Em nhờ chị lo giùm vì em quá bận mà anh Phú thì bệnh nặng lắm, em không thể nào lo được tất cả mọi chuyện. Mấy tuần nay em bù đầu, không còn cả thì giờ để đi thăm con em nữa.Chị hứa là sẽ cố gắng liên lạc với các anh Không Quân giùm tôi.Còn về phần anh, anh lo vụ liên lạc với các anh chị em ca sĩ. Các nam nữ danh ca như Khánh Hà, Thanh Thúy, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Duy Quang...tất cả đều rất quý mến anh nên họ sốt sắng nhận lời sẽ đến trong đêm ra mắt. Anh Nam Lộc, Thụy Trinh, Việt Dzũng, Minh Phượng, anh Trần Quốc Bảo đã sốt sắng tự nguyện ghi tên để cùng nhau làm MC điều khiển chuơng trình. Chúng tôi gọi mọi người để cảm ơn sự hưởng ứng nồng nhiệt này. Riêng nữ xướng ngôn viên và MC Hồng Vân, có lẽ chị thông báo trễ sự tham gia của chị, mà ai đó lại quên cho tôi hay, vì thế tôi đã không có dịp ghi tên và đăng hình ảnh của chị trên bích chương quảng cáo cùng chung với các MC khác. Ðây là một thiếu sót dù ngoài ý muốn, nhưng tôi rất ái ngại. Nhân đây, tôi thành thật xin lỗi chị Hồng Vân.Trước đó anh cũng đã liên lạc với Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô nhận lời nhưng sau đó khi anh gọi lại để cho cô biết chắc ngày ra mắt thì vì một lý do gì đó, gia đình cô bảo là cô rất tiếc không thể đến được. Tôi biết anh rất buồn vì việc này.Người bệnh bướu óc trong thời kỳ cuối cùng dù không làm gì cả cũng đều rất dễ bị xúc động hay dễ thay đổi tính tình, nói chi anh phải vất vả ngược xuôi để lo điều hành một show hát lớn.Trở ngại nào, dù nhỏ hay lớn, cũng đều ảnh hưởng đến tâm lý của anh một cách dễ dàng. Trong những ngày ấy, anh luôn luôn bị mệt và khó thở. Tôi chở anh đi bác sĩ để khám tổng quát. Bác sĩ Spillane bảo:- Ông bị bệnh nặng lắm mà dáng ông còn như thế này thì là tốt lắm đấy. Tuy nhiên, tôi không còn cách gì để giúp ông nữa vì tôi đã thử ba loại thuốc rồi mà tình trạng ông vẫn không thuyên giảm và không chịu thuốc.Quay qua tôi, ông nói một câu mà ông thường hay nói:- Những gì cô làm cho ông ấy xưa nay rất tốt, xin cô cứ tiếp tục. Ông ấy chống chỏi với căn bệnh rất hiệu quả, tôi chưa thấy một người bệnh nào như ông ấy. Ông Phú là người rất can đảm mà tôi nể phục.Bác sĩ Spillane cho chúng tôi biết là ông sẽ ra trường trong tháng 7 và sẽ rời bệnh viện UCI. Một bác sĩ trẻ khác sẽ thay thế ông lo cho anh Sĩ Phú.Tôi nghĩ đây là một dịp tốt nhất để thay đổi bác sĩ.Trước khi ra về, bác sĩ Spillane muốn biết anh có câu hỏi nào nữa hay không.Anh nói rất chậm rãi và rất từ tốn:- Thưa ông, tôi có hai câu hỏi cho ông: thứ nhất là, ông nói rằng ông thử cho tôi 3 loại thuốc không hết, rồi ông bỏ cuộc. Tôi xin hỏi ông, trong hàng ngàn loại thuốc chemo để trị ung thư, không lẽ ông không tìm ra một loại thuốc nào có thể giúp tôi? Ông lại bỏ cuộc khi chỉ mới thử có ba loại thôi sao? Không lẽ trong cái kỹ nghệ chế tạo Chemo mà lợi tức thu được hằng chục tỷ bạc trong một năm, laị chỉ có ba loại thuốc để ông có thể giúp tôi à? Câu hỏi thứ hai, là ông chữa bệnh cho bệnh nhân bằng con số thống kê, hay là vì lương tâm của một bác sĩ? Ý tôi muốn nói, phải chăng ông nghĩ, lẽ ra tôi đã chết rồi, vì bệnh tôi nặng, nhưng tôi đã sống thêm được vài tháng, cho nên ông nghĩ là quá đủ rồi. Vì tôi đã được sống thêm vài tháng trong lúc các bệnh nhân khác như tôi đã chết hết rồi, nên ông không cần phải chữa cho tôi nữa vì biết rằng tôi chỉ còn sống thêm vài tháng nữa, có phải vậy không?Vị bác sĩ của anh, lẽ dĩ nhiên là rất tiếc vì anh đã nghĩ như vậy, ông cho biết là ông đã làm hết sức mình....Tôi hoàn toàn đồng ý với câu hỏi của Sĩ Phú. Câu hỏi này đã từng lẩn quẩn trong đầu tôi bao lâu nay, nay được anh nói lên. Dù nó đã không đem đến cho anh một câu trả lời thỏa đáng, thì ít ra, đã là một tiếng chuông báo động, đánh thức lương tâm của những bác sĩ chữa bệnh nhân theo sách vở và thống kê chứ không theo lương tâm và lòng nhân đạo của một vị bác sĩ để cứu người.Chân anh càng ngày càng yếu. Lúc nào anh cũng có cảm tưởng như động kinh sắp xảy ra, vì chân trái anh cứ luôn luôn bị giựt nhẹ.Anh tiếp tục gọi các ca sĩ bạn của anh vì linh cảm đây là lần gặp mặt cuối cùng...Ca Sĩ Thanh Lan không thể dự ngày ra mắt CD của anh được vì chị phải bay lên San Jose cho một show nhạc tổ chức cùng ngày với show của anh. Ðó là show mà chị đã được mời trước đó rất lâu. Chị rất tiếc và gọi điện thoại để cáo lỗi. Tôi nghe Sĩ Phú và Thanh Lan nói chuyện khá lâu. Sĩ Phú và Thanh Lan chúc những lời tốt đẹp cho nhau trước khi gác máy điện thoại. Anh khuyên chị đừng lo gì hết, cứ yên tâm ra đi và cảm ơn chị có lòng nhưng rất tiếc không dự đuợc. Ðó là lần cuối cùng họ hàn huyên với nhau.Anh rất cảm động khi nghe tin nữ danh ca Lệ Thu cho biết chị sẽ đến dự đêm ra mắt CD cho dù nếu không được mời, chứ đừng nói chi khi chị được chúng tôi mời. Với anh Sĩ Phú, thì chị Lệ Thu rất sẵn lòng, chị đến với cả một tấm lòng của một nghệ sĩ cho một nghệ sĩ nhất là cho người bạn Sĩ Phú mà chị quý mến.Minh Phượng giới thiệu cho tôi một số ca sĩ trẻ mà cô quen biết. Anh Sĩ Phú lần lượt gọi họ và họ rất vui vẻ và nói là rất hân hạnh để được hát trong đêm ra mắt CD của anh. Ðó là các ca sĩ Như Quỳnh, Lê Huỳnh và Kelvin Khoa.Anh mong muốn được mời các ca sĩ trẻ như Thanh Trúc, Ninh Cát Loan Châu, Lưu Bích, Hoàng Nam, Lâm Nhật Tiến, Gia Huy?tham dự vì anh rất quý và luôn luôn muốn tìm hiểu về những ca sĩ trẻ sau này. Nhưng, có lẽ anh không có duyên với họ, cho nên vì rất nhiều lý do và trở ngại, trừ Hoàng Nam ra, chúng tôi đã không thể liên lạc được. Anh tiếc lắm. Anh nói:- Thật ra đêm ra mắt của anh cũng khá đông ca sĩ rồi, nhưng anh vẫn muốn sự có mặt của các em để cho vui và có một sắc thái mới, chứ thì giờ đâu có đủ để cho tất cả mọi người trình diễn. Anh muốn show này là một show nhạc thật ấm cúng đầy tình người, có trẻ có già, cùng nhau đứng chung một sân khấu với anh. Vì đây là dịp cuối cùng cho anh được gần gũi các anh chị em ca nhạc sĩ và nhất là các bạn trẻ.Ngày 11 tháng 5 năm 2000Tôi đưa anh vào UCI khám bệnh. Tôi đã từng đọc những tờ tường trình hàng tháng của UCI và biết rằng bác sĩ Winston Ho là một trong những bác sĩ chuyên khoa ung thư giỏi nhất nước Mỹ. Tôi tìm kiếm ông mỗi khi đưa anh vào bệnh viện. Nhưng theo như các cô y tá cho biết, ông rất bận rộn và sẽ không nhận thêm bất cứ một bệnh nhân nào khác nữa. Tôi van nài các cô cho anh một cơ hội để gặp ông, nhưng các cô cứ nhất định bảo là ông rất bận và không cho tôi gặp mặt.Anh nói với tôi rằng Dr. Winston Ho làm việc ngay cả hai ngày cuối tuần và rất hết lòng với bệnh nhân. Anh gọi ông là Bồ Tát Thế Gian.Lần này, tôi nhất định đi tìm ông. Trong lúc anh ngồi phía bên ngoài chờ đợi, tôi làm bộ đi dạo, rồi thật nhanh tôi chạy vào văn phòng làm việc của ông, trong lúc các cô y tá không chú ý. Tôi may mắn gặp ông tại văn phòng.Tôi tự giới thiệu và nói thật nhanh với ông như sợ bị bắt gặp:- Dr. Ho, tôi biết là ông rất bận, nhưng tôi van ông hãy nhận thêm một bệnh nhân nữa. Người đó là chồng tôi. Xin ông hãy mở rộng lòng ông để săn sóc cho người bệnh này, tôi muốn ông là bác sĩ của chồng tôi. Please, please!!Ông bác sĩ nhỏ nhắn ốm yếu như một người đàn bà nhìn tôi, nét mặt xương xẩu lạnh như tiền, ông không có vẻ gì là Bồ Tát Thế Gian cả:- Tôi rất tiếc, tôi không thể nào nhận thêm một người nào cả. Tôi không còn thì giờ cho dù chỉ một người nữa.Và ông cắm đầu vào công việc.Tôi nhất định van xin ông ta:- Please, Dr. Ho, please help my husband. He needs you very much and I need him too.- Nhưng cô à, rất tiếc tôi không thể nào nhận ông ấy được. Thì giờ của tôi chật cứng, không thể nào chen lọt vào được. Xin cô thông cảm.Và ông day mặt đi chỗ khác, tiếp tục làm việc đang bỏ dở. Tôi biết không thể nào lay chuyển được ông ta, nên lui ra. Ðến vị Bồ Tát Thế Gian cũng từ chối anh, quả là anh không có duyên phần.Trời ơi, cả một vũ trụ thênh thang rộng lớn vô cùng, mà anh tôi không có một chỗ đứng trên đời hay sao? Tôi bỗng bật lên tiếng nấc. Tôi khóc âm thầm trên đường trở về phòng đợi. Trước khi mở cửa đi ra, tôi vội lấy tay quẹt nước mắt cho thật khô, rồi mở cửa đi ra. Tôi làm bộ thản nhiên ngồi cạnh anh.- Em đi đâu lâu quá vậy?Tôi bối rối:- A?. em đi tìm các cô y tá để hỏi một vài chuyện về bảo hiểm của anh.- Có gì trục trặc không em?- Không có gì cả anh à!Người y tá từ bên trong mở cửa gọi tên anh vào.Tôi dìu anh đi mà lòng buồn vô hạn. Tôi bước đi mà cõi lòng tan nát.Có ai hiểu đâu rằng, anh sống vì nhờ vào hy vọng. Hy vọng gặp một bác sĩ giỏi, gặp thuốc hay, giờ thì hy vọng đó tiêu tan như mây khói. Lại một bác sĩ trẻ nữa. Anh không cần một bác sĩ trẻ, anh cần một bác sĩ giỏi và kinh nghiệm như vị Bồ Tát Thế Gian kia. Nhưng vị Bồ Tát đã khước từ anh dù chưa từng gặp mặt.Ðời anh không lẽ bất hạnh đến như vậy sao?Ngày 15 tháng 5 năm 2000Sau một thời gian bị tôi thuyết phục, vào một buổi sáng, Sĩ Phú gọi cô Châu, người bạn và là người yêu cũ của anh để nói chuyện. Anh tâm tình với cô khoảng bốn tiếng đồng hồ trên đường dây điện thoại viễn liên từ Placentia đến San Jose (cô đã dọn nhà từ San Francisco về vùng này). Khi anh cho tôi biết là anh đã gọi cô Châu, tôi rất vui mừng vì biết rằng anh đã liên lạc được với người thân. Tôi không muốn sau này người ta lại đổ thừa và trách là tại tôi mà họ không được tự do để thăm viếng hay điện thoại hỏi thăm anh.Tôi nói với anh:- Cửa nhà mình cũng như là cửa chùa, lúc nào cũng rộng mở cho người thân của anh. Em rất mừng là anh đã liên lạc với cô ấy. Em mong muốn một ngày nào đó em sẽ được nói chuyện với cô ấy như hai người bạn.Anh nhìn tôi thương hại:- Em đừng mơ ước gì cả. Không phải trên đời này người đàn bà nào cũng nghĩ và hành động như em đâu.Và anh nhất định không nói thêm một lời gì nữa cả.Buổi chiều khoảng 3 giờ, hai anh Trần Quốc Bảo và Hồ Văn Xuân Nhi đến nhà chúng tôi để phỏng vấn Sĩ Phú. Tôi đi gặp Trung để làm cho xong cái bìa CD và cũng để cho ba anh được tự do trò chuyện.Anh rất vui trong cuộc phỏng vấn này và nói thật nhiều, gần suốt hai tiếng đồng hồ. Giọng nói của anh rất mạnh, vang như sấm. Sau năm giờ chiều tôi về, thì vừa lúc cuộc phỏng vấn chấm dứt. Tôi vội vã mở tủ lạnh đem dưa hấu thật ngọt mà tôi đã mua để dành, ra mời các anh. Chúng tôi vừa ăn dưa vừa nói chuyện rất vui vẻ. Câu chuyện nổ như bắp rang. Anh Bảo bàn về bài viết của Hồ Trường An nói về tiếng hát Sĩ Phú. Anh khen là bài đó khá dí dỏm và khá xúc tích. Việc này làm cho tôi tò mò và ngày hôm sau dù bận bù đầu, cũng chạy ra tiệm sách để mua đem về đọc cho anh nghe. Anh Sĩ Phú sung sướng đem dĩa CD chính (master) Còn Chút Gì Ðể Nhớ ra khoe và để vào máy cho chúng tôi thưởng thức. Khi đến đoạn giữa của bản nhạc Tình Cầm...nhưng thuyền em buộc trên sông hậnanh chẳng quay về với bến tơ...Anh Trần Quốc Bảo rùng mình, vén tay áo và xúc động nói:- Trời ơi, Bảo không ngờ anh ca bản Tình Cầm quá tới đến như vậy. Cái chữ sông hận anh luyến láy quá tài tình làm Bảo nổi da gà.Cả tôi và anh Bảo đều thú thật là chưa từng bao giờ thích bản Tình Cầm, mà nay bỗng vì Sĩ Phú hát, mà chúng tôi trở nên yêu thích bản nhạc này vô cùng.Chẳng những như vậy mà chúng tôi còn nghe đi nghe lại hoài...Tôi rất mừng là từ ngày đầu, anh cứ đòi hát cho được bản nhạc này cho dù tôi muốn thế bản nhạc này bằng bản Bến Xuân của Văn Cao và Phạm DuyNhà tôi bên chiếc cầu soi nướcEm đến tôi một lầnBao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến Xuân?hay Tình Sầu của Trịnh Công SơnTình yêu như trái pháCon tim mù lòa..nhưng sau cùng, tôi chiều anh. Cũng chính vì vậy mà hôm nay chúng ta mới có được bản nhạc Tình Cầm tuyệt vời và bất hủ do Sĩ Phú ca.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, anh đã cầm tay tôi và nói:- Ngọc Lan ơi! Anh ca bản Tình Cầm cho em đấy. Anh muốn nhắn nhủ với em...Bài ca đó có một chút gì tiếc nuối dịu dàng, nó chứa đầy tâm sự của anh trong ấy em ạ.Tôi chỉ biết cảm ơn anh:- Em cảm ơn anh, vì anh mà em yêu bản nhạc đó. Mỗi khi nghe bản nhạc này là em biết anh đang nói chuyện với em.Sau khi hai anh Hồ Văn Xuân Nhi và Trần Quốc Bảo ra về, tôi dìu anh vào giường nghỉ mệt vì anh đã ngồi nói chuyện rất lâu. Bốn tiếng đồng hồ với cô Châu buổi sáng, và 3 tiếng đồng hồ với hai anh Bảo và Xuân Nhi buổi chiều. Tôi sợ lá phổi của anh làm việc quá nhiều mà gây tác hại.Buổi tối tôi giúp anh tắm gội. Tôi dìu anh vào phòng tắm. Tôi bỏ khăn lau dành cho anh vào máy sấy cho thật nóng rồi chạy vào phòng tắm kỳ cọ lưng và bàn chân cho anh. Tôi không muốn anh ưỡn người ra vì có thể bị đau ngực và khom lưng xuống có thể bị chóng mặt.Thân thể anh rất rắn chắc và đẹp thanh thoát như một thanh niên. Chân anh thật dài đến độ vướng víu. Bàn tay, bàn chân anh cũng rất dài và rất đẹp như bàn tay và bàn chân của một người đàn bà, trông anh không có vẻ gì là một người 58 tuổi và đang bị bệnh nặng.Anh khoan khoái cho nước ấm xối lên người anh. Anh nói:- Nước ấm lắm em ơi, anh thích quá. Cho anh tắm một tiếng đồng hồ anh cũng chịu.Khi anh ở lâu trong nước, tôi chạy đi lấy một cái ghế thật thấp đặt vào bồn tắm cho anh ngồi vì tôi sợ anh đứng quá lâu thế nào cũng bị trợt hay sẽ bị chóng mặt mà ngã xuống bồn.Tôi bảo anh:- Anh ngồi xuống ghế này, chờ em đi lấy khăn cho anh. Ðừng đứng dậy mà bị trợt nhé! Nhớ nhé!Tôi cắm đầu cắm cổ chạy xuống nhà vào phòng giặt lấy cái khăn tắm từ máy sấy ra. Khăn rất ấm, tôi chạy thật nhanh trở lại, lên lầu tắt nước và choàng cái khăn thật ấm vây kín người anh.Niềm hạnh phúc của chúng tôi lúc đó thật đơn sơ, thật bình thường: Anh được tắm gội sạch sẽ và tôi thì sung sướng vì anh được ấm áp.Chúng tôi chỉ mong được như vậy cho đến suốt đời.Tôi mong mỏi sự bệnh hoạn, sự chết chóc hãy bay xa, đừng theo đuổi anh nữa. Hãy trả lại anh sự bình yên và sức khỏe để anh bắt đầu lại từ đầu, dù cho có muộn màng..Tôi miên man suy nghĩ.Tôi vò đầu anh. Lau hai bên vành tai cho anh.Tôi lấy Q-tip để ngoáy lỗ tai của anh. Ðôi vành tai anh rộng và dài. Tôi buộc miệng nói:- Vành tai của anh dài như tai của Phật. Em nghĩ là thế nào anh cũng vượt qua. Ráng lên anh nhé!- Thì anh lúc nào cũng ráng! Còn sống ngày nào là anh chiến đấu ngày đó!Hai chúng tôi lại yên lặng.Tôi giúp anh mang vớ, mặc quần áo vào. Tôi choàng cho anh một cái áo khoác ngoài dài đến chấm gót chân, buộc sợi dây ngang bụng và dìu anh xuống lầu. Tôi dìu anh vào giường. Năm phút sau, anh đã ngáy khò khò.Tôi sung sướng nhìn thấy anh ngủ ngon, tôi vào phòng cầu nguyện, tôi nói chuyện với Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát của tôi và xin Mẹ hãy cứu khổ cứu nạn cho anh, cho anh sự sống, như Mẹ đã từng ban bố bao nhiêu sự sống cho những người may mắn khác.Tôi vào phòng tắm, dọn dẹp lau chùi sạch sẽ. Tôi trở xuống phòng anh, lau chùi sàn nhà cho khô ráo vì tôi rất sợ anh bị trợt té. Ðôi khi, hai giờ sáng, vừa chợp mắt ngủ, sực nhớ, tôi hốt hoảng chạy xuống bếp, xem xét lại cẩn thận nền nhà, không dám vặn đèn sáng lên sợ anh thức giấc, tôi đưa tay ra quờ quạng sờ nền nhà trong bóng tối, xem có còn chỗ nào ướt hay không. Nếu chẳng may nửa đêm anh thức dậy đi lạng quạng trong nhà bếp, mà bị trợt té thì không còn có một điều gì trên đời này có thể làm tôi hối hận hơn nữa.Ngày 20 tháng 5 năm 2000Chúng tôi gần hoàn tất CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ. Bìa CD cũng gần xong. Tôi nhờ Trung MTA in cho tôi một tấm hình màu của bìa CD từ trong máy vi tính ra. Tấm hình khổ lớn in hai mặt của bìa CD với màu sắc đầy nghệ thuật làm cho chúng tôi vô cùng phấn khởi. Tôi và anh cứ nhìn nó mà trầm trồ, và có cảm tưởng như gánh nặng nghìn cân được trút khỏi vai chúng tôi. Tôi sung sướng cất kỹ tấm hình vào hộp giấy để khi nào đó có dịp tôi sẽ mua khung mà lồng vào làm kỷ niệm. CD chính của Còn Chút Gì Ðể Nhớ cũng được làm ra hai bản chính, một bản tôi giữ làm kỷ niệm và một bản tôi đưa cho cho người ta để sản xuất.Cũng chính trong lúc này, Trung in cho tôi một copy của tờ quảng cáo kiểu rất lạ mà chúng tôi đã làm cho đêm ra mắt CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ. Tôi và anh sung sướng xem xét rất kỹ và tôi phải buột miệng cảm ơn anh vì đã giúp ý kiến cho chúng tôi về cái bìa của tờ quảng cáo tuyệt đẹp và rất nghệ thuật này. Anh ngỏ ý muốn nhờ Trung in ở ngoài bìa, hình của một tấm màn nhung đỏ thật sang trọng với hàng chữ màu vàng óng ánh Majestic để khi khách mở tấm màn nhung ra, sẽ thấy hình chụp lớn của anh bên trong, và hai bên cánh màn nhung, là hình ảnh của các anh chị em nghệ sĩ hợp tác trong đêm ra mắt CD. Trung đã giới thiệu với chúng tôi một cái mẫu của tờ quảng cáo rất đặc biệt và khác thường đó. Và từ đó chúng tôi fantasy nó ra và cuối cùng thì thành một tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, đẹp hơn mẫu mà chúng tôi noi theo.Anh cảm ơn tôi đã khổ công tìm ra được tấm hình của cái màn nhung. Anh đâu biết rằng tôi đã bỏ công ngồi suốt đêm trong phòng để lục kiếm khoảng 60 trong số 120 cuốn Architectural Digest mà tôi đã sưu tầm trên 10 năm qua. Ðêm đó tôi đã thức trắng đêm, âm thầm không gây một tiếng động đến nỗi anh không hay biết gì để tìm cho được tấm màn nhung trong gần hai chục ngàn trang giấy của những cuốn sách này.Tôi cúi đầu tìm tòi quá lâu đến nỗi tôi bị đau cổ và hoa cả mắt.Sau cùng, tôi quá mệt mỏi và định đi ngủ thì bỗng dưng, tôi chợt thấy trong một loạt hình của tòa lâu đài của một nhà triệu phú nào đó, có một phòng giải trí với một sân khấu huy hoàng như hí viện, và tấm màn nhung đỏ thật là sang trọng, trưởng giả. Tôi mừng quá, cất liền cuốn sách để hôm sau đưa Trung cho vào máy vi tính và làm thành hình bìa cho bích chương quảng cáo.Ngày 21 tháng 5 năm 2000Cô Kim Uyên và mẹ đến nhà thăm anh.Trong lúc vui vẻ chuyện trò, anh bảo tôi đem những hình ảnh và CD chúng tôi đang làm ra khoe với cô. Cô trầm trồ khen ngợi và ngỏ ý xin anh một copy để làm kỷ niệm.Anh nhìn tôi, tôi bảo cô:- Không bao lâu nữa tụi em sẽ làm thành CD đàng hoàng, chừng đó sẽ tặng chị vài cuốn, chứ những cái nầy em rất cần và không có nhiều để tặng chị được. Những cái này là bản chính, em phải giữ không cho ai được.Cô lắc đầu:- Tôi không muốn bản copy, tôi chỉ thích bản chính mà thôi. Lan cho tôi xin tấm hình này đi. Tôi cũng muốn xin anh một cái bản chính của master CD vì tôi không muốn bản phụ.Anh kêu lên với cô:- Nhưng Kim Uyên muốn bản chính mà làm gì, để cho Lan giữ làm production chứ!Nhưng cô Kim Uyên cứ nhất định đòi bản chính của bìa CD và cái CD chính gốc thì cô mới chịu.Anh rất dễ dãi, anh không muốn giằng co. Anh bảo tôi cứ đưa cho cô ấy.Tôi chiều anh, vì không muốn cho anh bị quê mặt với cô. Ðưa cho cô ấy tấm hình chính của bìa CD và cái CD chính mà trong lòng không vui chút nào vì chưa từng bao giờ, một người thực hiện một CD nào mà lại đem cho người ngoài tất cả những tài liệu chính gốc trước khi CD đó ra đời. Trường hợp của chúng tôi thật khó tin, nhưng quả thật đã xảy ra như vậy.Khi cô nhìn tấm hình bìa của tờ quảng cáo giới thiệu đêm ra mắt CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ, cô rất ngạc nhiên về tờ quảng cáo lạ mắt này. Cô trầm trồ và nhìn mãi. Cô có vẻ gì hơi buồn buồn, nét mặt hơi đăm chiêu.Tôi cảm thấy tội nghiệp cô lúc đó vô cùng. Tôi bỗng nảy ra ý định là muốn nhờ cô bảo trợ cho cái bìa này, chỉ một phần nhỏ để cho có tiếng là bảo trợ thôi, để về sau này, cô có thể hãnh diện khi nhắc lại với bạn bè của cô về những kỷ niệm với chúng tôi rằng, cô cũng đã góp phần vào đêm ra mắt cho người chồng cũ của cô. Có lẽ anh Sĩ Phú sẽ sung sướng lắm. Nghĩ như vậy, cho nên tôi nói liền với cô:- Sẵn đây, em cũng có ý kiến hay hay, em muốn nhờ chị bảo trợ hay ủng hộ cái bìa này cho anh Phú. Ðược không chị?Cô lắc đầu trả lời:- Không được đâu Lan ơi, tôi không thể bảo trợ được.- Nhưng chị không cần bảo trợ nhiều, 100 hay 50 đô la cũng là quý lắm rồi, Lan muốn chị có một chút đóng góp gì đó vào đêm ra mắt này, cho cái bìa này của anh. Ðể một ngày nào đó chị có thể hãnh diện nói với mọi người rằng chị cũng đã từng dự phần trong tấm quảng cáo tuyệt đẹp này. Chị muốn tặng bao nhiêu cũng được cả tùy chị.Cô lại lắc đầu từ chối một lần nữa.Sau đó, sực nhớ ra điều gì, cô nói:- Tôi không thể ủng hộ bằng tiền được, nhưng tôi có thể ủng hộ cho anh Phú bằng cách ngồi gần anh trong đêm ra mắt.Rồi chị cười. Và như thể chị rất hãnh diện về câu nói này, chị bỗng cười lớn lên một cách khoái trá và lập lại lời nói một lần nữa:- Cách ủng hộ hay nhất của tôi là ngồi gần anh Phú trong đêm ra mắt đó Lan à. Em sẽ ngồi gần anh trong đêm ra mắt nhé!Tôi và Sĩ Phú cùng ngây người ra nhìn cô.Chúng tôi cười gượng với cô, nhưng hai nụ cười không cùng một ý nghĩa. Chúng tôi không biết nói gì nữa.Riêng tôi, giấc mơ đem lại một chút hạnh phúc cuối đời cho anh là được gần gũi, được sự chăm sóc và thông cảm của người vợ cũ đã bị sụp đổ. Hơn ai hết, tôi biết anh rất quan tâm về cô Kim Uyên và đứa con riêng của cô mà cũng là dưỡng tử của anh.Buổi chiều, khi nhớ lại tấm hình và CD mà cô đã mang đi. Tôi tiếc nó quá, vì đó là công lao mồ hôi nước mắt của chúng tôi. CD chưa ra đời mà người ngoài đã có rồi.Tôi nói với anh sự lo âu của tôi. Anh trấn an tôi:- Em đừng lo, lần sau gặp mặt, anh sẽ nói với bà ấy là hãy cất giữ cẩn thận để làm kỷ niệm mà thôi. Không được làm gì khác hết.Ngày hôm sau, tôi gọi Trung nhờ Trung in ra cho tôi hai tấm hình bìa CD khác và đem cái CD chính duy nhất còn lại để lo việc sản xuất.Ngày 25 tháng 5 năm 2000Chân anh mỗi lúc mỗi yếu.Ðầu anh mỗi ngày một nhức hơn và cơn buốt óc vẫn thường xảy ra.Phía dưới nách phải và sau lưng anh lúc nào cũng bị đau. Tuy nhiên anh vẫn hoạt động bình thường. Anh nói:- Ðôi khi anh không nghĩ là anh bị bệnh. Anh phải quên đi cái bệnh hoạn để mà sống. Em à, anh không sợ chết. Ai rồi cũng chết, người chết trước kẻ chết sau. Có một điều làm cho anh lo là đến lúc cuối cùng, khi bệnh hoạn hành hạ, anh rất lo cho em phải khổ sở và nhọc nhằn vì anh. Anh chỉ lo như vậy mà thôi. Anh không muốn em cực khổ quá nhiều vì anh. Tội nghiệp em lắm!- Anh ơi, nếu có thế thôi thì anh đừng lo nữa. Nếu anh được sống, dù cho em có khổ cách mấy, em cũng sẵn sàng. Em xem đó là một niềm hạnh phúc được chăm sóc cho anh. Chẳng thà cực khổ mà có anh, còn hơn là an nhàn mà không có anh. Em không bao giờ có thể tưởng tượng rằng đời sống này mà không có anh nữa. Ráng lên anh, ráng chống chỏi đi anh! Và đừng lo em cực khổ nữa..Tuần lễ đầu tháng Sáu, tôi bỏ sở bỏ việc để ở nhà săn sóc anh vì tôi thấy chân anh quá yếu. Anh không thể nào ở nhà một mình được nữa. Ðây là những ngày tháng trong đời mà công ăn việc làm của tôi được xem như là thịnh vượng nhất trong 25 năm định cư ở Hoa Kỳ và trong cuộc đời chuyên gia của tôi. Tôi làm việc ăn lương giờ với một số lương hàng năm khá cao và vì thế cho nên tôi không bao giờ dám nghỉ một ngày, chứ đừng nói đến một tháng. Nhưng, tôi không thể nào để anh ở nhà một mình được. Tôi không yên tâm và luôn luôn phập phồng lo lắng. Khi vào sở, hễ thấy điện thoại reo từ ngoài gọi vào, tôi hồi hộp vô cùng. Tôi sợ anh gọi vì có chuyện bất trắc xảy ra và vì thế tôi cũng không làm việc được. Trước đó, tôi đã cố gắng đăng báo tìm người phụ giúp tôi để lo cho anh trong lúc tôi đi làm. Nhưng tôi đã không tìm được ai cả. Tôi cũng có đăng báo Việt Nam để tìm người trông lo cho anh, nhưng cũng không xong. Bất cứ người nào, vừa nghe tôi nói là nuôi một người bệnh là họ chạy liền. Họ cúp điện thoaị thật nhanh sau khi họ cho tôi biết là họ không thể chịu cực được. Tôi bằng lòng trả họ 1500 đô la một tháng, bao ăn, bao ở, tôi sẽ nấu cơm cho họ và cho tiền họ đi xe công cộng về nhà 2 ngày cuối tuần, và họ sẽ không làm bất cứ việc gì trong nhà ngoài sự săn sóc và làm bạn, hàn huyên với anh giùm tôi từ thứ Hai đến thứ Sáu, giờ làm việc là từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều và giờ giấc làm việc rất uyển chuyển. Nhưng, tôi vô cùng thất vọng, không một ai muốn bỏ thì giờ và chịu cực để nuôi một người bệnh. Tôi chán nản lắm nhưng cũng ráng an ủi anh.- Chắc chắn thế nào có ngày em cũng tìm ra người giúp anh!Anh không cho tôi nói với họ anh là ca sĩ Sĩ Phú vì sợ bị hiểu lầm và bị mang tiếng. Tôi nghĩ, nếu tôi nêu tên anh ra, có thể, biết đâu chừng, một người thính giả nào ái mộ anh ngày ấy có thể sẽ tìm và giúp chúng tôi.Nhưng anh không muốn được nêu tên, anh nói:- Anh không muốn người ta đến lo cho anh vì anh là Sĩ Phú. Anh không muốn lợi dụng tên tuổi để thuyết phục người ta. Nuôi người bệnh cực khổ lắm, anh biết. Anh không muốn làm phiền thính giả. Em thông cảm cho anh.Tôi đành phải tôn trọng ý của anh.Sau cùng thì tôi đành đăng tin rao vặt trong báo Phi, và Mễ, và nâng tiền lương tôi sẽ trả cho họ là 100 đô la một ngày, nhưng cũng chẳng có người nào chịu nhận việc.Tìm mãi không ra người, tôi đành bỏ việc ở nhà để trông nom anh. Anh không muốn tôi nghỉ việc chút nào, anh van tôi cứ đem anh vào viện dưỡng bệnh (nursing home) nhưng tôi nhất quyết không chịu, vì mặc dù hai chân anh thì yếu gần như tê liệt nhưng tinh thần anh còn rất sáng suốt bình thường và cơ thể vẫn còn khỏe mạnh.Ngày 10 tháng 6 năm 2000Năm giờ mấy sáng tôi đã dậy rồi nhưng cố nhắm mắt, ở nán lại trên giường để ngủ thêm một chút cho đến sáu giờ sáng. Bỗng, tôi nghe một tiếng kêu thảm thiết kinh hoàng từ dưới nhà vọng lên:- Em ơi.....Tôi hoảng hốt chạy xuống lầu tức tốc. Tôi nhảy hai bực thang sau cùng làm cho tôi hụt chân chúi nhũi suýt ngã lăn dưới lầu. Anh đang bị động kinh rất dữ dội. Cả người anh co rúm lại, giựt liên hồi. Trông anh rất đau đớn, nét mặt thất thần không còn sắc. Tôi ôm anh vào lòng, chỉ còn biết vuốt ve và an ủi anh mà thôi. Tôi trấn an tinh thần anh và niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Anh lần lần bớt giựt và sau cùng cơn động kinh ngừng hẳn. Trận động kinh này kéo dài khoảng 4 phút.Cứ tưởng tượng chúng ta đang bị một trận động đất dữ dội ở cường độ 8 chấm trong vòng 4 phút đồng hồ, thì đủ biết tâm trạng của chúng tôi lúc đó thế nào.Tôi gọi 911, bốn xe cứu thương đến nhà tôi, họ làm mọi thủ tục cần thiết trước khi chở anh vào nhà thương.Tôi lái xe đi theo xe cứu cấp đến bệnh viện. Tại đây, người ta chỉ tăng liều Dylantin cho anh mà thôi và không làm gì khác hơn.Nằm trên giường bệnh trong phòng cứu cấp, anh lần lần tỉnh táo và da mặt bắt đầu hồng hào trở lại. Anh trở lại là một Sĩ Phú rất dễ thương, hiền lành và không lo sợ khủng hoảng như hồi sáng sớm nữa.Khuya hôm đó, họ muốn tôi chở anh về. Tôi năn nỉ họ cho anh ở lại bệnh viện nhưng họ từ chối, lấy lý do là anh chỉ cần nâng liều thuốc cao hơn mà thôi, và anh sẽ bình thường trở lại. Anh đi đứng rất khó khăn, tôi không thể nào nhấc anh lên được. Tôi nhờ một nam y tá bồng anh lên xe lăn cho tôi chở anh về.Về đến nhà, tôi mới thật là khổ sở. Không biết làm cách nào để khiêng anh vào nhà. Không lẽ tôi nhờ một ông Mỹ hàng xóm vào giúp tôi? Tôi phân vân, lo lắng.Phải thật lâu, tôi mới kéo anh ra khỏi ghế xe, dựng anh lên thẳng thắn được. Tôi mở cái gậy bốn chân mà người Mỹ gọi là cái walker để cho anh vịn lấy hai bên cây gậy, để phía trước người anh, rồi từ từ bước theo sau từng bước.Từ lúc chúng tôi về đến garage nhà tôi cho đến khi anh vào được bên trong nhà tất cả mất độ nửa tiếng đồng hồ dù chỉ cách khoảng hơn chục bước.Sau đó, anh lần lần bước đi những bước thật chậm chạp. Nhờ ơn trên, anh cũng còn có thể đi lại trong nhà chứ không hoàn toàn tê liệt hẳn.Mỗi lần động kinh, là mỗi lần chân anh yếu đi. Ðó cũng là dấu hiệu của cơn bệnh nặng vì những cục bướu trên óc của anh bây giờ càng ngày càng lan rộng.Ngày 12 tháng 6 năm 2000Anh bắt đầu hai tuần lễ chữa bướu óc bằng phóng xạ.Rất khổ sở cho tôi, đem anh ra khỏi nhà và giúp anh vào xe hơi là một sự khó khăn vô cùng vì người anh thì rất nặng, mà hai chân thì nhẹ như bông gòn. Có rất nhiều tổ chức thiện nguyện miễn phí mà tôi liên lạc để họ đem xe buýt đến nhà đưa anh đi nhà thương, nhưng với điều kiện là anh phải tự đi đứng được, và tự leo lên xe đưa đón chứ họ không xuống đường đẩy xe lăn của anh lên xe buýt. Tôi hỏi tại sao như vậy thì họ trả lời vì có thể tài xế cũng là một người tật nguyền.Xe cứu thương của tư nhân sẽ đến nhà đưa đón anh được nhưng anh lại không chịu, sợ tôi bị tốn kém, vì một lần đưa đi và về rồi đem anh vào nhà sẽ tốn khoảng một vài trăm đô la, nhất là anh cần vào nhà thương mỗi ngày trong vòng 10 ngày liên tiếp. Hãng bảo hiểm sẽ không trả vì đó không phải là trường hợp cấp cứu. Hơn nữa anh không muốn xe cứu thương đến nhà dù là không có còi hụ.- Với cây gậy, và em vịn vào anh, anh có thể đi được.Tôi đành phải cố gắng dìu anh, với cây nạng bốn chân, anh lê từng bước chân thật nặng nhọc trên quãng đường còn lại của một cuộc đời có quá nhiều khổ đau.Ngày 13 tháng 6 năm 2000Tôi có trong tay 2000 tờ quảng cáo chương trình đêm ra mắt CD của anh. Bìa của tờ quảng cáo chương trình có in một tấm màn nhung đỏ thẫm thật đẹp, thật sang trọng với hàng chữ cổ màu hoàng anh:Minh Phượng là người trông thấy bản quảng cáo nầy trước nhất vì văn phòng làm việc của Phượng sát bên Trung MTA. Phượng hăm hở cho tôi biết:- Tờ quảng cáo chương trình rất đẹp, đẹp lắm chị à!Tôi mừng rỡ vô cùng, cầm và mở tấm màn nhung ra, sau tấm màn là hình của anh. Hai bên cánh màn nhung là hình ảnh của các anh chị em nghệ sĩ. Tôi mở rộng tấm quảng cáo ra, thì thấy rất nhiều hình ảnh của anh và lời cảm ơn của anh đến với anh chị em nghệ sĩ đã hợp tác với chương trình. Tôi nói với Trung và Phượng:- Quá đẹp, như thế này thì chắc chắn người ta sẽ giữ để làm kỷ niệm. Ðây là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất và lâu dài nhất đấy Phượng à!Ðặc biệt tờ quảng cáo chương trình của chúng tôi trông rất thuần túy và có giá trị nghệ thuật vì chúng tôi không có in quảng cáo cho bất cứ cơ sở thương mại nào. Tôi và anh rất hãnh diện và sung sướng cầm trong tay một kỷ niệm, một công trình tuyệt vời. Tôi cảm ơn anh đã có ý kiến hay về tấm màn nhung.Ngày 14 tháng 6 năm 2000Buổi chiều sau khi rời nhà thương, tôi đưa anh đến đài phát thanh VNCR (Việt Nam California Radio) để người ta phỏng vấn anh trong chương trình Câu Chuyện Âm Nhạc. Trong hơn hai năm trời, VNCR đã rất mong muốn phỏng vấn anh, nhưng anh đều từ chối. Anh nói là không có lý do gì để lên đài vì anh không có băng nhạc mới nào để ra mắt. Anh cho rằng anh chỉ là ca sĩ như bao nhiêu ca sĩ khác, không có gì đặc biệt để được phỏng vấn. Anh đã từng nói với Hoàng Trọng Thụy, người xướng ngôn viên của đài VNCR và của chương trình Câu Chuyện Âm Nhạc rằng:- Khi nào anh có một CD mới cầm trong tay rồi, thì chừng ấy anh sẽ tìm em vì anh là người bán và sẽ cần người mua. Chứ còn bây giờ thì anh không có gì để dâng cho đời cả. Em thông cảm cho anh.Sĩ Phú và Hoàng Trọng Thụy thu âm thật lâu, thật kỹ, gần hai tiếng đồng hồ. Một lần nữa, anh lại nói chuyện rất khỏe, giọng nói của anh oang như sấm. Tôi đưa cho Thụy một mớ CD và cassette cũ có tiếng hát rất cũ của anh trước năm 1975 và căn dặn Thụy nhiều lần là những băng nhạc và CD ấy, rất là quý giá đối với tôi và nhờ Thụy gìn giữ cẩn thận. Sau khi đài VNCR phát thanh buổi phỏng vấn ấy, một làn sóng người bắt đầu bàn tán. Có nhiều người tôi quen biết, gọi điện thoại cho chúng tôi và yêu cầu tôi nói lại với VNCR cho phát thanh lại.Nhận thấy chương trình phỏng vấn hôm ấy của anh rất có giá trị và được những thính giả của anh xin một copy để làm kỷ niệm và để nghe lại, tôi lấy cuộn tape thu băng chính mà Thụy đưa cho tôi giữ, đem đi copy ra 800 bản.Những bản copy này sau đó đã được phân phát rất nhanh và cho đến ngày hôm nay, vẫn còn có thính giả thỉnh thoảng hỏi thăm để xin giữ làm kỷ niệm.Ngày 15 tháng 6 năm 2000Chú Lương Văn Tỷ, giám đốc đài Truyền Hình Văn Nghệ Việt Nam, Anh Nam Lộc và các chuyên viên thu hình đến nhà chúng tôi để thu hình cuộc phỏng vấn anh Sĩ Phú.Tôi giúp anh mặc quần áo. Tội nghiệp cho anh, những quần áo của anh đều quá chật, vì anh lên cân trên 20 pounds. Anh không muốn mua thêm quần áo mới vì anh viện lý do là không còn đi đâu nữa hết, cho nên tôi chỉ mua những bộ đồ thật giản dị và thoải mái cho anh để mặc đi khám bệnh ở nhà thương và thăm bạn bè mà thôi. Anh không muốn mặc những bộ đồ đó lúc xuất hiện trên truyền hình, cho nên tôi buộc lòng phải cho anh mặc bộ complet tuyệt đẹp của Ý mới tinh mà chúng tôi đã mua trước khi anh thọ bệnh. Cái quần thì quá chật, anh không thể xỏ chân vào, nên phải mặc quần khác, còn áo vét thì hơi chật một chút, làm cho anh không thoải mái chút nào. Anh bảo là anh sẽ ráng chịu, một vài tiếng đồng hồ chắc không sao. Anh và anh Nam Lộc ngồi nói chuyện để thu hình ở ngoài phòng khách. Còn tôi và chú Tỷ ngồi nhìn ra từ bên trong phòng ăn. Buổi thu hình diễn ra rất tốt đẹp. Tuy nhiên vì ngồi một chỗ suốt hai tiếng đồng hồ anh bị mệt mỏi, giọng nói của anh hơi run. Sau khi khách ra về, anh không đứng lên được. Tôi hoảng hốt giúp anh, đủ mọi cách, anh vẫn không đứng lên được. Tôi lo sợ nói:- Nếu hồi nãy anh nói sớm thì em đã nhờ anh Nam Lộc và các anh em thu hình giúp anh đứng lên, chứ một mình em yếu đuối làm sao em có thể giúp anh đứng dậy bây giờ.Vẫn với giọng nói dịu dàng, anh nói:- Anh không ngờ, mà cũng không biết là anh sẽ không đứng dậy được, em à!Tôi sực nhớ chạy vào phòng trong lấy cái gậy bốn chân cho anh vịn nó mà lấy trớn đứng gậy. Nhưng anh vẫn không đứng lên được, anh bị mất thăng bằng vì chân quá yếu và ốm tong teo không đỡ nổi thân mình phương phi của anh. Tôi lo lắng vô cùng. Không biết phải làm thế nào, tôi nhìn quanh quẩn. Không có gì để có thể giúp anh đứng dậy được. Sau cùng, tôi lấy hết sức mình, hét một tiếng, lôi anh đứng dậy. Anh bị mất thăng bằng, nghiêng ngả vào người tôi. Cả hai chúng tôi đều mất thăng bằng. Nhưng may thay tôi đứng vững được, cố lấy cả thân tôi, còng lưng đỡ anh dậy. Tôi làm tất cả những gì có thể làm để anh không bị té ngã. Sau cùng, tôi dựa được vào tường, ôm anh trong tay tôi. Hết sợ té, lần lần lấy được bình tĩnh và thăng bằng, tôi dìu anh đi từ từ với đôi chân yếu như cái gối bông gòn. Anh đi xiêu vẹo như người say rượu. Tôi gắng gượng lấy hết thân mình tôi để đỡ anh.Sau cùng thì tôi cũng đưa anh vào được trong giường. Tôi đặt anh nằm ngay ngắn rồi đắp chăn cho anh. Tôi lặng lẽ ra ngoài, tìm một góc nhà, xa chỗ anh nằm, rồi tôi ôm mặt khóc. Tôi khóc thật nhiều, thật âm thầm. Tôi khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc.- Lạy Chúa, xin Ngài cứu chồng con. Con xin phó thác số mệnh của chàng trong tay Chúa.Tôi khóc một hồi cho đến khi bớt buồn rồi mới đi vào phòng anh. Anh nhìn tôi không nói gì. Tôi làm bộ quay sang chỗ khác và nói về thức ăn. Anh muốn biết tôi đã đi đâu và làm gì, nhưng không tiện hỏi.Tôi muốn dẹp bỏ quách đêm ra mắt CD của anh vì không còn lòng dạ nào mà lo việc ca hát nữa. Tôi vô cùng buồn bã mà nói với anh điều ấy. Nhưng anh bảo:- Em lo được gì thì cứ lo. Anh thấy anh vẫn còn khỏe lắm, chỉ mỗi có cái chân là yếu thôi. Nếu gần đến ngày mà còn như vầy thì anh tính sau, anh sẽ xin lỗi thính giả và trả tiền vé lại. Chứ còn một tuần nữa, biết đâu chừng đến ngày ấy anh đỡ hơn. Tội nghiệp anh chị em nghệ sĩ người ta đã sẵn sàng hết rồi. Mình bỏ dở đâu có được em.Buổi tối tôi đem hai cái hộp cao su đựng nước tiểu cho anh. Tôi giúp anh đi và sau đó tôi lấy khăn sạch nhúng nước thật ấm lau người anh và giúp anh thay quần áo. Quần áo ấm rộng rãi thoải mái để anh mặc ở nhà thì tôi mua rất nhiều để đầy chật cả tủ. Vớ anh mang cũng rất dầy, tôi thay cho anh rất thường, lúc nào đôi vớ của anh cũng trắng tinh. Mặc dù bệnh hoạn, nhưng anh lúc nào cũng tươm tất, sạch sẽ và thơm tho. Nếu không vì đôi chân yếu, trông anh không có vẻ gì là người bệnh cả vì anh có một tinh thần rất cao và kiên cường. Chỉ tội cho anh, vì đôi chân quá yếu mà anh phải chịu ngồi một chỗ và tùy thuộc vào tôi. Anh là một người rất tự lập. Có lẽ anh bực bội khổ sở lắm, nhưng anh cố gắng chịu đựng. Không than thở một lời và cũng vẫn hòa nhã như bình thường. Không bao giờ lộ cơn nóng giận.Tôi lấy dầu nóng xoa hai chân và giúp anh tập những động tác cử động chân rất nhiều trong đêm hôm đó.Ngày 16 tháng 6 năm 2000Buổi chiều tôi có chút công việc phải đi đến đài phát thanh VNCR. Lúc sắp sửa ra về, thì anh điện thoại cho tôi:- Em ơi, em ở đâu đó?- Em đang ở trong xe, trước đài VNCR và sắp sửa ra về, anh có cần gì không anh?- Em đi về gấp giùm anh đi. Anh vừa bị một trận động kinh khủng khiếp.Tôi kinh hoàng phóng xe chạy đi:- Em sẽ về liền! Anh có sao không cưng? Có chờ em được không hay là em gọi 911?- Anh chờ em được, về ngay đi.Khi đến nhà, tôi nhào đến giường anh, ôm anh vào lòng, trấn an và xoa nhẹ lưng anh.- Tội nghiệp bố quá, tội nghiệp bố quá đi thôi, trời ơi? Em phải gọi cứu cấp để họ chở anh vào nhà thương.Hai chân anh hoàn toàn bị xụi xuống, chỉ cử động được khoảng 20 % mà thôi.- Em chở anh đi bằng xe của em. Anh không muốn em gọi xe cứu cấp vì họ lại nhà đông lắm làm phiền hàng xóm.Tôi nhăn mặt:- Em không có cách gì đưa anh ra khỏi nhà và vào xe được. Em phải gọi xe cứu thương đến chở anh. Anh có nhớ nhà thương họ nói không. Anh phải nhờ xe cứu thương đưa anh đi, chứ họ không muốn thấy em đem anh đến bằng xe nhà.- Nhưng anh sợ làm phiền hàng xóm. Mấy lần họ đến, có đến khoảng 4,5 chiếc xe chữa lửa khổng lồ trước nhà, làm hàng xóm náo động lên, anh không thích.- Nhưng anh à, ai cũng hiểu là chỉ vì trường hợp khẩn cấp mà mình phải làm thôi. Không ai trên đời này trách anh hết. Anh đừng lo quá mà thiệt thân anh.Nhưng anh nhất định không chịu đi vào nhà thương bằng xe cứu thương mà cứ đòi đi bằng xe của tôi. Sau trận động kinh dữ dội, người anh bị yếu đi và hai chân của anh thì mềm nhũn như bún, tôi khóc òa lên và năn nỉ anh:- Anh phải đi bằng xe cứu thương. Em không thể nào chở và đỡ anh được vì mình không còn nhiều thì giờ nữa. Anh nghe lời em đi anh. Xin anh nghe lời em.Tôi bắc điện thoại lên gọi xe cứu thương. Anh hét lên:- Anh không muốn gọi xe cứu thương đến. Họ làm náo động cả xóm. Anh không muốn hàng xóm than phiền. Một ngày nào đó, khi anh đã ra đi, anh không muốn ai dòm ngó làm phiền em. Anh muốn em được sống yên tỉnh.Nói xong, anh đứng dậy. Nhưng người anh bị chao đi và ngã chúi xuống đất liền. Tôi vội vàng chạy đến đỡ lấy anh. Tôi cong người xuống và cong cả hai chân tôi để đỡ lấy thân người anh. Anh té lên hai chân tôi. Anh vẫn còn giận tôi. Anh cố gắng chống chỏi để đứng lên và tiếp tục đi về hướng cửa bên hông ra nhà xe. Tôi khóc to hơn nữa nhưng anh cứ nhất quyết phải đi nhà thương bằng xe tôi. Mỗi bước chân xiêu vẹo của anh là một cực hình cho anh và tôi. Tôi phải lôi phải kéo anh khi anh sắp ngã. Tôi chụp lấy cây gậy 4 chân của anh, để cho anh vịn vào đó mà đi. Nhưng dù với cậy gậy bốn chân rất vững vàng, anh cũng đi rất khó khăn vì đôi chân của anh hình như không còn nữa.Cái xe lăn của anh vẫn còn nằm yên trong xe, tôi không lấy ra kịp. Nhà tôi không rộng lắm nên anh không thể dùng xe lăn trong nhà được. Lúc nào tôi cũng để nó ở trong xe để khi đưa anh đi bác sĩ thì sử dụng.Tôi làm mọi cách, để cho anh khỏi té, và sau cùng anh ra khỏi nhà, và bước xuống một bậc thềm để vào nhà xe. Anh lại chúi nhũi. Tôi nhào đến phía trước để anh ngã lên người tôi. Anh rất nặng, tôi chỉ biết lôi anh, đi lần lần về phía chiếc xe. Một cách rất khó khăn, tôi cố gắng với tới trước để mở cửa xe. Anh lại phải khổ sở xê dịch ra phía sau cửa xe, lại phải mất vài ba bước nữa. Vừa đến nơi tôi chụp nắm cửa thành xe để làm điểm tựa, còn tay kia lấy hết sức đẩy anh vào. Nhưng anh hụt, anh vào chưa đến xe nên tôi lại phải cúi xuống đỡ xốc anh ngồi dậy. Lưng tôi đau như cắt. Người tôi như sắp bị gãy đôi. Sau cùng tôi đẩy mạnh anh được lọt hẳn vào ghế ngồi rồi đỡ hai chân anh vào trong xe. Tôi ràng dây buộc an toàn cho anh, rồi đi vòng qua bên kia xe, lái xe ra khỏi garage. Tôi bỗng phát giận anh, tôi nói với anh một câu mà tôi rất ân hận. Có lẽ đến chết tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi:- You should kiss this house good bye. You won't see this house again. (nguyên văn tiếng Mỹ, tôi và anh rất thường nói tiếng Mỹ ở nhà)(Anh nên hôn cái nhà này đi, vì anh sẽ không còn thấy nó nữa đâu)Anh điềm tĩnh, vì anh biết tôi giận. Anh nhìn tôi bằng đôi mắt buồn vời vợi như muốn nói lời xin lỗi. Tôi nhìn phớt qua anh và yên lặng nhìn phía trước lái xe. Một lát sau, tôi bỗng nhìn lại anh, bắt gặp đôi mắt anh nhìn tôi. Ánh mắt buồn thiên thu dịu vợi mà có lẽ suốt đời, tôi sẽ không bao giờ quên và tha thứ cho tôi. Giọng nói như xin lỗi, ăn năn vỗ về:- OK, anh kiss ngôi nhà rồi, good bye house. (nguyên văn)Thật sự, lúc ấy tôi chẳng hiểu tại sao nói lên câu nói đó. Có lẽ tôi giận vì anh không chịu nghe lời đề nghị rất hợp lý của tôi, chứ lòng tôi thì không bao giờ nghĩ đến việc anh phải xa nhà.Tôi đưa tay nắm lấy tay anh và đưa lên môi hôn. Hối hận dầy vò lòng tôi. Cả hai chúng tôi đều yên lặng. Không ai nói với ai một lời nào nữa.Khi đến phòng cấp cứu của bệnh viện UCI, tôi bảo anh chờ tôi trong xe, tôi chạy vào nhờ những người bên trong giúp tôi đưa anh vào. Một người Mỹ giữ an ninh ở gần đó chạy đến hỏi tôi:- Chồng của cô ở đâu?- Ông ấy ngồi trong xe kia. Tôi không thể nào đem chồng tôi ra được. Nhờ ông giúp giùm tôi.Anh ta la lên:- Tại sao cô không gọi xe cứu cấp mà lại đưa ông ta đến bằng lối này?- Tôi biết chứ! Nhưng chồng tôi muốn đến bằng cách này vì anh ấy không muốn các xe cứu thương đến với còi hụ inh ỏi làm phiền hàng xóm.Anh chàng Mỹ làm thinh. Anh ta đi kiếm một cái xe lăn rồi tiến về xe tôi, mở cửa xe rồi lấy sức, anh ta lôi anh Sĩ Phú ra và nhấc anh để vào ngồi trên xe lăn rồi đẩy anh vào phòng cấp cứu. Tôi đi tìm chỗ đậu xe và vội vàng đi vào với anh.Bác sĩ cho biết mực Dylantin trong người anh vẫn bình thường, không thấp xuống. Tôi bỗng giựt mình lo sợ, thuốc thang không còn hiệu nghiệm nữa vì bệnh đã quá nặng rồi.Những bướu trên óc đã lan rộng ra và tác hại vào thần kinh anh gây ra những trận động kinh sống chết. Vị bác sĩ này nói với tôi:- Có thể là ông Phú sẽ được vào điều trị trong nhà thương chứ không về nhà được hôm nay đâu. Chúng tôi sẽ lo liệu cho ông ấy được nhập viện.Tôi nhìn anh, vuốt ve cánh tay và tôi luồn tay dưới tấm drap mỏng trên người anh để vuốt và xoa đôi chân anh. Anh không nói gì cả. Anh rất yên lặng nhìn lên trần.Tôi hỏi anh:- Anh cảm thấy như thế nào, anh có thấy khỏe hơn không?- Cảm ơn em, anh cảm thấy bình thường.Tôi hôn tay anh và hỏi:- Anh có giận em không?- Anh có bao giờ giận em đâu. Em đừng bao giờ thắc mắc. Em có làm gì cho anh giận đâu.- Em xin anh tha lỗi cho em về lời nói lúc nãy. Em không có ý gì cả. Tất cả những gì em làm dù trái ý anh cũng là thiện ý của em. Luôn luôn em làm vì thương anh. Cái gì tốt cho anh là em làm. Anh tha thứ cho em nhé!Anh đưa cánh tay vướng víu đầy những dây, ống và kim chằng chịt ra nắm lấy tay tôi, anh nhìn tôi một cách rất hiền từ và nói rất nhẹ nhàng:- Cái lỗi gì của em, anh cũng tha thứ được hết!Tôi cảm thấy niềm thương yêu anh đang dâng đầy trong tâm hồn tôi. Không gì trên đời này có thể chia cách chúng tôi.Tôi đưa tay sờ vào mặt anh, cúi xuống hôn lên má và trán anh. Anh nhìn tôi cảm động:- Em kéo ghế ngồi đi, để đứng hoài mỏi chân.Tôi kéo một cái ghế gần đó rồi ngồi xuống thật gần với anh.Anh nói tiếp:- Anh biết mấy hôm nay em rất khổ sở với anh. Tội nghiệp em quá. Ðôi lúc anh muốn em đưa anh vào nursing home để em khỏi phải cực. Nhưng rồi vì muốn sống gần em nên rồi lại thôi.Tôi cảm động vô cùng vì những lời nói tha thiết đó:- Cực thì em không bao giờ sợ cực. Nhưng khổ một nỗi là chân anh yếu quá, anh đi không được nữa, em không biết phải làm sao lo cho anh được. Anh ngồi xe lăn một hồi là anh bị đau lưng vì một bên người anh xệ xuống. May mà em không đi làm. Nếu em đi làm thì ai lo cho anh đây? Bố ơi, em thương bố quá. Em không biết phải làm gì cho bố bây giờ.Tôi nhìn xuống vì mọi vật bắt đầu mờ đi và mắt tôi nóng lên. Tôi không cưỡng lại được, nước mắt tôi rơi đầm đìa xuống tấm drap trắng trải giường của anh.Vị bác sĩ trực đi vào, tôi vội nhìn chỗ khác.Ông nói với hai chúng tôi:- Ông Phú sẽ được chuyển qua khu khác, chúng tôi sẽ giữ ông ở đây vài ngày cho hồi phục vì trận động kinh vừa rồi rất nặng. Sau đó là ông có thể sẽ được chuyển qua một carehouse để được giúp đỡ. Bà không thể nào lo cho ông được ở nhà, ông cần được săn sóc thuốc thang và theo dõi bệnh tình như ở bệnh viện.Sau khi ông đi ra, tôi nói với anh:- Ở nhà mình muốn đi đâu thì đi và làm gì cũng được. Nhưng bất tiện là nhỡ anh có chuyện gì, em không có ở nhà, anh sẽ khổ sở lắm. Hơn nữa, thuốc thang không thể nào đầy đủ bằng trong bệnh viện được. Thôi anh ráng lên nhé cưng! Em sẽ luôn luôn có mặt trong bệnh viện! Anh đừng lo.- Tại em muốn ở laị chứ anh đâu có muốn em ngủ đêm trong bệnh viện đâu. Em ngủ ngồi mãi sẽ bị đau lưng thì tội cho em mà anh lại cảm thấy tội lỗi nữa. Em phải lo cho em nữa cưng à!Ðiện thoại di động của tôi bỗng reo. Tôi hối hả chạy ra khỏi phòng cứu cấp vì họ cấm tuyệt đối điện thoại này trong phòng cứu cấp.Chị Mỹ Sương của đài phát thanh VNCR nhờ tôi đưa tờ quảng cáo CD mới nhất Còn Chút Gì Ðể Nhớ của Sĩ Phú cho chị để kịp đăng trong quyển kỷ yếu của đài phát thanh. Tôi nói như hét trong điện thoại vì tiếng động ồn ào chung quanh:- Chị ơi, Lan rất bận, không thể nào lo được vụ ấy. Thôi chắc có lẽ khi khác đi chị ạ. Lan đang ở nhà thương bây giờ với anh Phú.- Vậy hở Lan, tội nghiệp quá. Sương thật không muốn phiền Lan lúc này, nhưng sách sắp sửa lên khuôn rồi. Lan ơi, chừng nào Lan có thể đưa cho Mỹ Sương bài quảng cáo được?- Không biết nữa chị à, Lan bận lắm, không thể nào lo được ngay bây giờ. Chắc phải một hai ngày nữa.- Nhưng mà nhà in sắp sửa in rồi. Sương phải nộp bài quảng cáo cho họ càng sớm càng tốt. Ngày mai Lan đưa bài có được không?- Như thế này, chị nhé, Lan nhờ các anh chị cứ làm tờ quảng cáo giùm Lan, cứ làm sao thì làm. Những gì Lan đã đăng trên tờ bìa CD thì chị cứ theo đó mà làm. Lan không thể nào làm được. Chị nhớ design làm sao cho lịch sự và đầy đủ giùm Lan.- Ðược rồi, Lan yên chí, tụi này sẽ làm thật đẹp cho Lan.Cảm ơn Lan nhé, xin lỗi đã làm phiền Lan!- Dạ không dám, chào chị.Tôi cúp điện vội vã chạy vào phòng với anh.Ðiện thoại lại reo.Ðầu dây bên kia là chị Diễm Phúc.- Lan ơi, gần đến ngày trình diễn rồi mà sao chị không thấy một tờ quảng cáo nào cho chương trình?- Ủa, chị không có gặp Trung à? Trung bảo là chị sẽ ra đó lấy mấy thùng quảng cáo về và phân phát.- Chị có thấy gì đâu em?- Em lại cứ nghĩ rằng chị đã ra gặp Trung và đem đi quảng cáo giùm em rồi vì chị và Trung đã bàn về vụ đó mà. Em bận kinh khủng, không còn thì giờ để làm gì nữa. Nhưng mà cũng may cho em, mấy ngày trước, em đã đem một mớ đi phát cùng hết Little Saigon rồi.- Rồi, chị sẽ check lại. Chắc là hiểu lầm rồi. À, em nhớ liên lạc với Không Quân, chị chưa liên lạc với họ được. Tối nay em có rảnh không? Ðưa cho chị một thùng quảng cáo để chị vào vũ trường Majestic phát cho khách. Trễ lắm rồi em ơi.- Em rất bận, nhưng em sẽ cố gắng.Tôi cúp điện thoại, hấp tấp đi vào phòng. Vừa vào đến cửa, điện thoại lại reo, lần này thì đứa con gái của tôi gọi, Crystal lên tiếng:- Mommy, con cần một đôi giầy mới để chơi thể thao ngay bây giờ.- Mommy làm gì có thì giờ mà đi ngay bây giờ được. Phil đang nằm ở nhà thương và rất cần mommy hôm nay. Con phải chờ. Con đi giầy nhanh quá, cứ ba tháng là mòn một đôi, làm sao mà mommy chịu nổi?- Con không có đôi nào vừa chân hết, đôi giầy nào cũng chật hết rồi. Có đôi bị rách có lỗ con mang không được.- Ngày mai mommy sẽ đến xem xét, nếu quả thực như vậy thì mommy sẽ đưa con đi sắm một đôi, chứ không thì sẽ để dành tiền cho dịp khác.- OK, gặp mommy ngày mai.Cũng như bà Ferdinan Macos, cô bé Crystal rất thích mua nhiều giầy.Tôi gọi đùa cô bé là Shoe Maniac. Cháu có đủ loại giầy, loại nào vừa tung ra thị trường là cô bé cũng đều năn nỉ tôi mua cho một đôi và những đôi giầy cháu thích toàn là những đôi giầy đắt tiền và không bao giờ hạ giá cả.Tôi không tin là cô bé không có một đôi giầy lành lặn để đi. Tôi biết con tôi rõ hơn ai hết.Vào đến nơi, anh cho biết là họ đã chuẩn bị dời anh qua khu khác, nhưng anh bảo họ chờ tôi vào thì mới chịu đi.Tôi nói với họ là chúng tôi đã sẵn sàng. Một người y công được họ gọi đến để kéo cái giường của anh từ từ ra khỏi phòng.Tôi xách giỏ quần áo và giầy của anh theo sau.Mười phút sau, anh được đưa vào khu Neurology.Tôi ngủ lại đó qua đêm để săn sóc và giữ cho anh khỏi bị cô đơn. Anh sung sướng lộ ra mặt.Tội nghiệp anh lắm, anh lúc nào cũng cần sự đồng hành nhất là sự có mặt của tôi trong những lúc ấy.Trong thời gian ở đây, anh tương đối khỏe mạnh, tinh thần rất vững mạnh và luôn tin tưởng là anh sẽ đỡ hơn trong những ngày sắp tới.Sáng ngày hôm sau, người ta bàn với tôi để đem anh vào carehouse. Ðó là một nơi mà người ta sẽ giúp anh dưỡng bệnh trong trường hợp người trong gia đình không thể nào lo nổi.Bác sĩ đã nói với tôi:- Bà không thể nào trông nom ông được nữa vì tình trạng của ông cần phải được chuyên viên theo dõi thật sát. Ông không thể ở nhà vì chứng động kinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, rất nguy hiểm, ông có thể chết trong lúc động kinh. Ông cần phải ở nhà thương để chúng tôi chăm sóc. Nhưng nhà thương lại không thể cho ông ở lâu dài được vì hãng bảo hiểm của ông sẽ không chịu trả tiền cho chúng tôi nếu ông ở trong một thời gian dài. Vì thế buộc lòng ông phải qua carehouse. Ở đó cũng có bác sĩ, y tá, nhưng rẻ hơn nhà thương và hãng bảo hiểm bằng lòng trả.Tôi ái ngại vì chưa từng phải quyết định như thế này bao giờ. Tôi đang phân vân thì anh bảo:- Ông bác sĩ này nói cũng đúng em à. Ðể anh đi thử xem. Không thích thì tính sau.Tôi suy nghĩ không còn cách nào tốt hơn nữa, đi có lẽ là tốt nhất. Nhưng tôi cũng ráng hỏi ông:- Nhưng tôi không biết những nơi đó ra sao. Tôi muốn đưa anh về nhà.Ông bác sĩ nhìn tôi lắc đầu:- Nếu bà đem ông về nhà, thì phải có y tá trực để lo cho ông suốt ngày. Mà y tá đó phải là đàn ông có sức mạnh để di chuyển ông nhà. Làm sao mà bà có thể tìm một người y tá như vậy vì nếu có sẽ rất đắt cho bà. Ở carehouse người ta có đủ phương tiện như nhà thương, có những y tá chuyên nghiệp rất giỏi. Xin bà nghĩ lại rồi cho chúng tôi biết. Nhân viên của chúng tôi ở đây có thể giúp bà để tìm một carehouse có uy tín để bà yên tâm.Tôi đi suốt buổi trưa để chọn một carehouse tốt nhất. Tôi vào thăm viếng một carehouse rất khang trang ở Santa Ana, tọa lạc trong một khu rất yên tĩnh gần sát bên thành phố Tustin. Tôi thích carehouse này nhất vì nó rất sạch. Theo tài liệu tôi đọc về carehouse này, họ có rất nhiều y tá chuyên về ngành ung thư.Chiều hôm đó, chúng tôi nhận lời chuyển anh qua viện dưỡng bệnh.Sáu giờ chiều ngày thứ Bảy 17 tháng 6 năm 2000, xe cứu thương đến đưa anh về Santa Ana Carehouse.Anh nằm phòng chung với một ông cụ người Mỹ độ khoảng ngoài 70 tuổi. Mặc dù ông cụ không có bệnh gì cả, nhưng ông muốn con cháu ông đưa vào đây để được người ta chăm sóc cho ông. Ông làm quen với anh rất nhanh, ông tự giới thiệu ông là ông là một cựu chiến binh của Ðệ Nhị Thế Chiến và rất hãnh diện vì đã phục vụ cho quê hương của ông. Khổ một điều là, ông già bị điếc nặng, mà ông lại thích xem TV. Ông xem TV suốt ngày, ông vặn TV rất to. Chúng tôi rất khổ sở về vấn đề này.Tôi âm thầm đi kiếm phòng khác cho anh.Cùng ngày, tôi nhận được một lá thư từ một thính giả ký tên Ðức ở Los Angeles gửi cho Sĩ Phú, tôi đọc lá thư này cho anh nghe như sau:Kính thưa anh Sĩ PhúTôi là một thính giả mến mộ anh từ ngày anh mới bắt đầu đi hát. Hôm trước nghe anh Hoàng Trọng Thụy phỏng vấn anh và biết rằng anh mắc bệnh ung thư phổi. Nay tôi mạo muội gửi cho anh toa thuốc ta này để anh dùng thử vì tôi chứng kiến nhiều người mắc bệnh ung thư mà họ uống thuốc này và lành bệnh, điển hình là ông chủ tiệm phở TH ở China Town Los Angeles uống hết. Chúc anh mau lành bệnh để đem tiếng hát tạo niềm vui cho đời đầy đau khổ này.Kính AnhÐứcKèm theo lá thư là một copy của phương thuốc bí truyền trị các chứng ung thư, đó là Bán Chi Liên và Bách Hoa Xà Thiết Thảo.Anh nhờ tôi viết một lá thư cảm ơn sự ân cần và tử tế của anh Ðức. Khi vừa ngã bệnh, anh Sĩ Phú cũng đã nấu hai loại thuốc này để uống. Nhưng rất tiếc, tất cả các loại thuốc Bắc đều bó tay trước bệnh tình của anh. Có chăng chỉ kéo dài thời gian chữa bệnh thêm vài tháng nữa mà thôi.Chủ Nhật ngày 18 tháng 6 năm 2000Hai anh bạn thân từ thời niên thiếu của anh là Nguyễn Bá Bình và Nguyễn Kế Nghiêu, kế đến, một anh bạn đã từng dạy học chung với anh ở Saigon dạo nào là anh Hải Nguyễn, giám đốc điều hành của một văn phòng luật sư ở khu Little Saigon, và KQ Nguyễn Hồng Vân kéo nhau lần lượt đến thăm anh. Tôi đem hai cái ghế xếp của tôi vào và thêm ghế của nhà thương, được ngồi thoải mái, các anh bắt đầu chuyện trò rất vui vẻ và câu chuyện lần lần nổ như bắp rang. Ông già cựu chiến binh bực mình vặn TV lên thật to để áp tiếng cười nói của các anh. Thế là các anh bạn của anh lại nói to hơn, ông già lại vặn TV to hơn?..Cũng cùng ngày, nhân dịp Sư Huynh Hoàng Phước từ Texas qua thăm, anh nhờ ông làm người chứng ký tên vào một bản di chúc mà anh đã soạn trước đó và được văn phòng Luật Sư của anh Hải Nguyễn chuyển qua tiếng Anh cho đúng ngôn từ pháp lý.Nội dung bản di chúc gồm có bốn phần riêng biệt:Thứ nhất, anh không muốn kéo dài sự sống bằng máy trợ thở khi anh đã không còn tri giác và không có cơ hội hồi phục.Thứ hai, tôi được anh ủy nhiệm để lo cho tang lễ rất đơn giản của anh. Anh muốn được hỏa thiêu, và sau đó anh muốn tro cốt sẽ được trao laị cho con trai lớn của anh hiện đang ở VN.Thứ ba, anh trao toàn quyền khai thác cho tôi, các băng nhạc, CD do anh thực hiện là Tà Áo Xanh (1995), Trái Tim Hững Hờ (1995), Còn Chút Gì Ðể Nhớ (2000) và những bài hát anh đã thu âm nhưng chưa hoàn tất phần kỹ thuật, trong đó có CD Chờ Em (2000).Thứ tư, anh viết tờ di chúc này lúc anh đang còn rất tỉnh táo, không vì lý do bệnh hoạn, hay bất cứ áp lực nào buộc anh viết lên những quyết định trên.Anh ký tên Nguyễn Sĩ PhúThứ Hai 19 tháng 6 năm 2000Ban điều hành nhà dưỡng bệnh gọi tôi lên để nói rằng họ phải chuyển anh qua một nhà dưỡng bệnh khác ở thành phố Orange vì họ có rắc rối về bảo hiểm. Hãng bảo hiểm của anh là Blue Cross, có ghi điều lệ là một nhà dưỡng bệnh phải là một cơ quan được kiểm chứng bởi chính phủ tiểu bang và có giấy phép hành nghề hợp lệ. Nhà dưỡng bệnh này chỉ có giấy phép hành nghề cho năm 1999. Còn giấy phép năm 2000 vì một lý do nào đó họ bị đánh rớt và đang khiếu nại lên tiểu bang. Trong lúc đó hãng bảo hiểm của anh không chấp nhận một nhà dưỡng bệnh không có giấy phép.Tôi nói chuyện với họ rất lâu, đặt rất nhiều câu hỏi, nhưng họ vẫn một mực nêu lên những lý do trên và buộc chúng tôi phải dọn đi qua Fountain Carehouse ở thành phố Orange. Tuy nhiên, nhà dưỡng bệnh mới này có cùng một chủ với Santa Ana Carehouse nơi anh đang ở, chỉ khác một điều là họ có giấy phép hành nghề cho năm 2000. Họ muốn tôi qua bên đó để xem xét và cho biết ý kiến. Tôi qua bên đó để quan sát nhưng trở lại nói với họ là tôi thích bên Santa Ana Carehouse hơn. Họ rất tiếc là tôi không thích nhà dưỡng bệnh mới nhưng họ vẫn từ chối cho anh ở lại. Thế là chiều hôm ấy chúng tôi bị bắt buộc phải ra đi. Sự việc ấy đã xảy ra ngoài ý muốn của chúng tôi.Bây giờ tôi nghĩ lại, anh là người duy nhất bị đổi đi. Phải chăng vì ông cụ cựu chiến binh đã than phiền lên ban giám đốc vì chưa chi mà anh đã có lắm bạn bè và họ lại quá náo nhiệt làm khuấy động cái tĩnh lặng của ông?Tôi có lý do để nghi ngờ. Sau khi dọn vào, tôi có nói chuyện với một cô y tá rất trẻ người Phi Luật Tân, cô cho tôi biết là không một người bệnh nhân nào có thể ở chung phòng với ông cụ lâu dài và vì vậy, phòng ông luôn luôn còn một giường trống. Và vì ông rất giàu, con cháu của ông trả tiền dài hạn cho ông và có mướn người đặc biệt đến chăm sóc ông, ngoài y tá thường trực ở đó.Ông là khách lâu dài của bệnh viện và vì thế được ưu đãi.Trước khi đi, tôi xin ban điều hành gọi điện thoại qua bên Fountain Carehouse để xin cho anh được một phòng thật tốt. Họ bằng lòng và hứa là anh sẽ được một chỗ thật tốt theo ý chúng tôi.Tôi đã lầm khi nghĩ rằng nhà dưỡng bệnh Fountain Carehouse không thích hợp. Thật ra nhà dưỡng bệnh này hơn hẳn Santa Ana Carehouse về đủ mọi phương diện, nhưng cái bề ngoài lụp xụp, cũ kỹ của nó đã đánh lừa tôi.Như lời hứa của họ, anh được ở trong một gian phòng rộng rãi đầy đủ tiện nghi và có lẽ là gian phòng lớn nhất và tốt nhất của nhà dưỡng bệnh này. Trong phòng lại có gắn sẵn điện thoại nữa. Các phòng khác bệnh nhân phải tự gắn và tự trả tiền. Phòng của họ lại không rộng bằng phòng của anh.Chúng tôi rất vui lòng. Nhưng kẹt một nỗi họ không có một cái giường tốt cho anh. Họ hứa là sẽ kiếm cho anh một cái giường khác tốt hơn, có nút bấm chứ không phải xoay bằng tay ở mãi tận dưới chân giường.Một ngày trôi qua, họ vẫn không kiếm được một cái giường nào khác mà anh thì lại rất cần một cái giường có thể nâng lên và hạ xuống được.Tôi ở bên anh suốt ngày không dám đi đâu vì anh rất cần người giúp điều khiển cái giường.Tối đến tôi xếp hai ba cái ghế nhập lại thành một cái ghế dài để nằm ngủ. Tôi đem cái gối và chăn dạ của tôi vào để kê và đắp ngủ.Anh bắt đầu thở một cách rất mệt nhọc. Người ta phải gắn máy trợ thở vào mũi để anh có thể thở dễ dàng hơn. Phổi anh bắt đầu bị ngập nước vì trải qua những loạt trị bệnh bằng tia phóng xạ.Trong thời gian này, Sư Huynh Hoàng Phước từ Houston qua thăm anh. Ông tạm trú ở nhà tôi trong thời gian thăm viếng. Biết rằng anh bệnh rất nặng mà ngày ra mắt CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ lại sắp đến, ông kêu gọi tất cả anh chị em ở thiền đường Thiền Ðịnh Trực Ðáo Chân Tâm đến nhà tôi để thiền định và cầu nguyện cho anh trong ba ngày liên tiếp.Tôi bận rộn rất nhiều, đầu tắt mặt tối, không còn nhìn thấy ánh mặt trời nữa. Chỉ còn 3 ngày nữa là đêm ra mắt. Tôi không có thì giờ để xem coi các vé tại các trung tâm băng nhạc có bán được hay không. Tôi không thể nào gửi thiệp mời quan khách vì tôi không biết phải mời ai và nhờ ai gửi đi giùm tôi. Muốn mời thì phải có một danh sách. Anh Sĩ Phú đã viết một danh sách khá dài trước đó nhưng rồi anh phải vào nhà thương. Danh sách khách mời bị dở dang rồi thất lạc đâu đó trong một xấp giấy dầy cộm của anh. Tôi không còn thì giờ tìm kiếm nữa. Còn về phần tôi, bạn bè không có bao nhiêu, nhiều lắm là vài người.Tôi gọi Minh Phượng, nhờ Phượng thông cáo trên đài phát thanh và thông báo cho các anh chị em văn nghệ sĩ và các cơ quan truyền thông, báo chí, rằng tất cả anh chị em đều được mời đi trong đêm đó và xin anh chị em cứ đến vũ trường Majestic, tất cả sẽ nhận được vé vào cửa. Tôi cũng không quên nhờ Phượng chuyển lời tôi đến với Hoàng Trọng Thụy của đài phát thanh VNCR và nhờ Thụy lo giùm tôi việc thông báo với báo chí.Sau hai ngày nhập viện mà cũng vẫn không có được một cái giường tốt để nằm, tôi liên lạc với người giám đốc điều hành nơi đây, họ lại hẹn lần hẹn lượt nữa, tôi buộc lòng phải lên tiếng:- Ông Phú đã ở đây hơn hai ngày rồi mà các ông cũng không kiếm được một cái giường cho ông ấy. Cái giường hiện tại làm cho ông ấy mất rất nhiều sức để sử dụng, ông ấy không còn sức nữa. Tôi không tin rằng một viện dưỡng bệnh lo lớn như thế này mà lại không có lấy một cái giường cho bệnh nhân. Nếu ông không thể kiếm cho ông ấy một cái giường bình thường như bao nhiêu bệnh nhân khác, thì tôi sẽ đi mướn một cái giường và hãng bảo hiểm của chúng tôi sẽ gửi đến các ông giấy hóa đơn. Chừng ấy tôi xin các ông hãy trả tiền và xin đừng buồn chúng tôi.Có lẽ vì câu nói ấy, mà chừng một tiếng đồng hồ sau, anh có được cái giường bấm nút tiện nghi như bao nhiêu bệnh nhân khác.Chúng tôi may mắn quen được một người y tá trưởng người Việt Nam, tên cô là Loan. Loan là một phụ nữ với giọng nói miền Nam chân thật, tính tình hiền lành dễ thương. Cô làm việc rất chăm chỉ và tận tâm. Trong thời gian anh lưu lại đây, Loan đã giúp anh rất nhiều mà mãi đến giờ này tôi vẫn còn ghi nhớ và rất cảm ơn Loan đã đến với chúng tôi trong những ngày ấy.Tình trạng của anh không khá hơn chút nào. Bệnh anh nặng hơn những ngày trước đêm trình diễn. Tôi nói với anh:- Thôi, có lẽ là mình phải thực hiện chương trình không có anh, vì anh bệnh quá nặng như vầy, làm sao mà xuất hiện trong đêm đó?- Anh sẽ ráng ra đó khoảng một tiếng rồi về.- Em chỉ sợ anh cố gắng quá mà bệnh nặng thêm thôi.- Em yên tâm, anh nghĩ rằng anh có thể đến được.Tôi hối hả chạy ra ngoài thương xá mua cho anh một số quần áo mới để anh có thể mặc thoải mái cho đêm ra mắt và cho những ngày lưu trú tại bệnh viện này.Trong thời gian tôi chạy ra phố, có hai vị thính giả ái mộ đã đến thăm anh. Tôi không biết làm thế nào mà hai vị này biết anh ở đây mà tìm đến vì trong thời gian ấy chúng tôi không cho ai bên ngoài biết địa chỉ của nhà dưỡng bệnh này. Tuy nhiên, vì lòng thính giả yêu mến anh như vậy, làm sao mà chúng tôi từ chối cho được. Tôi không biết anh đã tiếp hai vị thính giả này như thế nào. Anh luôn thận trọng và dè dặt với người lạ. Tôi mong rằng hai vị này được thỏa mãn ước mơ là đã gặp được Sĩ Phú trong những ngày cuối cùng. Tôi cũng xin tha lỗi nếu chúng tôi nếu có điều gì thất lễ. Tôi giữ mãi cái hộp giấy có ghi số điện thoại của hai vị để lại, nhưng vì quá bận rộn trong những ngày đó nên tôi đã không gọi lại cho hai vị được. Tôi vẫn tiếc mãi là bây giờ tôi cũng không còn số điện thoại của hai vị nữa.Chương trình chữa bệnh buớu óc bằng tia phóng xạ bắt đầu ngày 12 tháng 6 và chấm dứt ngày 23 tháng 6 năm 2000.Mỗi buổi sáng vào khoảng 11 giờ, Lynch Ambulance đem xe cứu cấp đến để đưa anh vào nhà thương UCI chữa bệnh. Tôi chạy phía sau theo xe cứu thương đến bệnh viện cùng anh vì không muốn anh đi một mình mặc dù anh đã quen đường lối làm việc tại đó.Ðiện thoại di động của tôi lúc này réo gọi tôi một ngày mấy mươi lần. Tôi không thể nào vặn tắt được, vì đây là đêm nhạc của anh và cho anh, tôi bắt buộc phải đứng ra lo liệu và tiếp xúc với mọi người. Tôi như điên lên. Ðầu tôi đã có lúc gần như sắp sửa nổ tung ra vì quá nhiều chuyện dồn dập kéo đến. Tôi không còn thì giờ để nấu ăn hay lo cho anh nữa nói chi tới cái show. Những ngày đó tôi và anh phải cơm hàng cháo chợ. Ba bốn giờ chiều tôi và sư Huynh Hoàng Phước đem đồ ăn ra, trải dài trên sân cỏ dưới bóng mát cây cối trước cửa bệnh viện và cùng ăn với nhau để lấy sức mà tiếp tục làm việc.Những lúc về được tới nhà thì tôi nấu thuốc Bắc, thuốc Nam để đem vào bệnh viện cho anh uống. Tôi vẫn xay wheat grass cho anh như xưa. Ước gì một ngày có 40 hay 50 tiếng đồng hồ thì mới đủ thì giờ cho tôi làm những gì phải làm cho anh.Chân anh yếu hẳn, hình như không còn hoạt động gì nữa. Tôi được Loan cho biết có một y tá chuyên về vật lý trị liệu người Phi Luật Tân rất giỏi. Anh ta đã từng là huấn luyện viên vật lý trị liệu lúc còn ở bên Phi Luật Tân. Tôi nói chuyện với người này và bằng lòng mướn anh ta mỗi ngày, một lần 30 phút đồng hồ với giá 15 đô la để anh ta giúp anh Sĩ Phú tập cử động hai chân.Không còn gì đau khổ hơn cho một người đàn ông đã một thời oanh liệt, tung mây lướt gió, bây giờ không còn đi đứng được nữa. Anh luôn luôn khiếp sợ cảnh này nhưng lòng lúc nào cũng cố giữ nét mặt bình thản và chấp nhận, vì anh không muốn tôi khổ sở và lo lắng thêm.Dạo đó, đã có lần, tôi tưởng chừng như anh đã bó tay phó thác số phần cho định mệnh. Anh can đảm chấp nhận phần số ngắn ngủi của mình. Anh sẵn sàng ra đi vì không muốn làm khổ người mình yêu và không muốn kéo dài cuộc sống mà sớm muộn gì thể xác cũng sẽ bị đau đớn, hủy diệt.Anh đã từng nói với tôi:- Anh không sợ chết. Anh chấp nhận tất cả những gì trên đời này dành cho anh. Em ơi, mỗi người có một số phần. Ðời anh ngắn ngủi đến thế này thôi. Anh không buồn vì biết mỗi người một phần số. Anh chỉ không muốn sống mà vô tri giác, đau đớn bệnh hoạn rồi làm khổ em. Anh không muốn thấy em chịu đựng vì anh nữa.Ngày 21 tháng 6 năm 2000Anh bị khó thở nhiều hơn và trở bệnh rất nặng. Anh phải đeo ống thở vào mũi và bình dưỡng khí đặt ngay ở bên giường của anh. Buổi sáng sau khi vào phòng chữa phóng xạ, xe cứu thương đưa anh qua gặp bác sĩ Spillane để ông ta cho toa thuốc mới chữa chứng khó thở. Ông Spillane cho biết lá phổi bên mặt của anh đã bắt đầu tác hại cơ thể và sự khó thở là do phổi bắt đầu có nước.Dựa vào lời bác sĩ, tôi nghĩ phổi và óc bắt đầu có nước là do phóng xạ mà ra. Phóng xạ chưa chắc đã làm cho khối ung thư thu nhỏ lại và biến mất. Tác dụng của phóng xạ rất ghê gớm, nó hủy diệt cả các mô chung quanh bướu ung thư.Buổi trưa, sau khi ăn uống, tôi giúp anh nằm xuống thẳng thắn để nghỉ ngơi, nhưng chưa nhắm mắt được thì các chuyên viên của bệnh viện đã đến để đưa anh đi tập. Tôi theo anh vào phòng tập. Tôi thấy anh cố gắng tập đứng lên. Dù bệnh đã nặng hơn lúc đó, anh trông vẫn còn phương phi, thần sắc rất vững vàng, hoàn toàn không xuống dốc chút nào. Nếu không vì đôi chân yếu đuối, không ai có thể nghĩ rằng anh bị bệnh.Sau giờ tập, tôi đưa anh ra ngoài bệnh viện để thay đổi không khí. Anh ngồi trên xe lăn, một tay tôi đẩy xe lăn trước mặt, một tay tôi kéo bình dưỡng khí sau lưng tôi. Rất khó khăn, nhưng tôi khắc phục được. Tôi đẩy anh ra ngoài sân trước của bệnh viện. Ðó là một hành lang dài có mái che rất mát mẻ. Ðã hơn một tuần, từ ngày nhập viện dưỡng bệnh, anh chưa có dịp ra ngoài nhìn cảnh vật như hôm nay. Tôi chọn chỗ yên tịnh nhất để cho anh ngồi nhìn quang cảnh chung quanh. Tôi kiếm một cái ghế dài gần đó để ngồi và kéo xe lăn của anh xích lại gần tôi. Vì muốn để dành hơi sức cho anh, tôi không gợi chuyện cùng anh, anh và tôi mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. Anh trầm ngâm, yên lặng, không nói một lời.Một lúc sau, anh hỏi tôi:- Em cho anh biết làm thế nào để đến bệnh viện này? Xa lộ nào gần nhất?Tôi chỉ đường cho anh và nói:- Nếu anh muốn chỉ đường cho bạn đến thăm anh, khi trở lại phòng, em sẽ vẽ bản đồ và chỉ rõ đường đi cho họ.Hơn một tiếng đồng hồ sau, tôi đưa anh về phòng.- Sao, bố có thích đi dạo không? Nếu bố thích, mỗi ngày em sẽ đưa bố đi chơi như hôm nay.- Ra ngoài để thấy thực vật cây cối thì anh cũng thích chứ. Nếu anh không phiền em thì khi nào có dịp, nhờ em cho anh ra ngoài thay đổi không khí một chút cho thoáng.Buổi chiều tối, anh bị khó thở, người ta phải đem ống trợ thở khác đến cho anh. Anh thở rất mệt nhọc. Loan tận tình đến giúp anh nhiều lần trong đêm hôm đó.Tôi dự định hôm sau sẽ nhờ Phượng thông báo trên đài phát thanh để bãi bỏ đêm ra mắt của anh. Hoặc giả, sẽ xin lỗi thính giả rằng đêm ra mắt CD sẽ không có Sĩ Phú. Tôi dự định sẽ hành động tùy theo bạn bè góp ý kiến như thế nào.Suốt đêm tôi không ngủ được vì anh trở bệnh rất nặng. Tôi thức suốt đêm với anh. Y tá được kêu vào phòng nhiều lần vì anh bỗng dưng không thở được bình thường. Anh phải ôm lấy cái ống thở và cứ khoảng hai tiếng đồng hồ, họ lại vào phòng cho thuốc vào ống thở.Thật là tội nghiệp!Anh là một người hiền lành, sống trong sạch, liêm sỉ và thanh cao. Một con ruồi, con muỗi mà anh còn chưa bao giờ giết chết, tay anh chưa từng bắn một kẻ địch nào, mà sao anh bị đày đọa thế này. Ôi ghê gớm thay nghiệp chướng của tiền kiếp vẫn còn theo đuổi. Chúng nhất định theo anh đến cùng. Dù tôi có van lạy chúng xin tha cho anh, chúng vẫn nhất định đòi mạng anh.Tôi thương anh quá, tôi đứng sát bên giường, chỉ biết ôm anh và cầu nguyện cho anh mà thôi. Tôi buồn muốn khóc, nhưng cố nén lòng, vì nếu tôi khóc, anh sẽ mất tinh thần, bệnh nặng hơn.Nhìn anh khổ sở ôm ống cao su chụp vào mũi để cố thở, cố giành lấy mạng sống mong manh, lòng tôi đau như cắt.Tôi khóc trong lòng. Tôi khóc cho một ngày mai quá bấp bênh. Tôi khóc vì anh phải chịu đựng quá nhiều. Mấy mươi năm nay, từ ngày đem giọng ca dâng hiến cho đời, đem đời trai dâng hiến cho núi sông, cuộc đời của anh quả thực buồn nhiều hơn vui...Ðời sống tình cảm quá nhiều lận đận, long đong. Chưa có một ngày gọi là hạnh phúc trọn vẹn.Hai mươi lăm năm lưu lạc trên xứ người, anh chỉ mong tìm thấy một chút bình an hạnh phúc như bao nhiêu người khác, vậy mà, tai biến và bất hạnh thay nhau kéo đến? Giờ đây, con người tài hoa bạc phận này đang âm thầm chiến đấu với tử thần để giành lấy mạng sống cho mình.Tôi biết, anh rất muốn sống, anh muốn sống lắm, vì anh đã có tôi.- Anh ước gì nếu được hết bệnh, anh sẽ thay đổi tất cả, anh sẽ sống lành mạnh hơn xưa, anh sẽ ăn uống đầy đủ, anh sẽ không bao giờ đụng đến điếu thuốc. Anh sẽ rất hạnh phúc vì có em. Cuộc đời anh sẽ không buồn nữa.Tôi bỗng nấc lên thành tiếng. Anh mở choàng mắt nhìn tôi, ngơ ngác. Tôi giả bộ đưa tay lên ngực, trấn an anh:- Em xin lỗi lỡ đánh thức anh dậy. Không có gì hết, em bị nấc cục đó anh, anh ráng ngủ tiếp đi cưng.Anh nhìn tôi trìu mến, dù nói rất khó khăn, nhưng cũng ráng thì thào qua ống thở:- Khuya rồi em, em ráng đi ngủ đi cưng? đừng thức đêm nhiều quá... mà bị bệnh.- Anh cảm thấy thế nào, anh có thở được không?- Tạm được. Khó khăn lắm, nhưng phải chịu vậy!Tôi chắc lưỡi lắc đầu đau khổ và kéo chăn đắp cho anh, rồi ngả người xuống giữa hai cái ghế xếp, nhắm mắt lại, cố lắng nghe xem tiếng thở của anh có đều không.Ngày 22 tháng 6 năm 2000Buổi sáng, tôi thức giấc thật sớm, xếp hai cái ghế tôi dùng làm giường ngủ hôm qua lại, để qua một bên. Tôi nhét chăn gối vào tủ. Rửa mặt xong xuôi, tôi sửa soạn giúp anh ăn sáng.- Sáng nay anh cảm thấy như thế nào hở anh? Tối hôm qua anh có vẻ khổ sở lắm. Tội nghiệp anh quá chừng.Anh có vẻ tỉnh táo, tươi lên:- Anh cảm thấy đỡ hơn đêm qua rất nhiều. Hôm nay anh thấy khỏe lắm!Tôi vui mừng và ngạc nhiên nhìn anh:- Trời ơi, em mừng quá. Anh đỡ bệnh làm em mừng quá đi thôi!- Tối nay anh có thể đi dự đêm ra mắt đó em.Tôi nhìn anh, da mặt hồng hào, thịt da rắn chắc. Lúc ấy tôi đã không cho rằng vì hôm nay là ngày ra mắt CD, anh lên tinh thần mà khỏe lại mà tôi lại nghĩ rằng ơn trên đã ban phước lành cho anh. Ơn trên đã ban cho anh một sức khỏe tốt ngày hôm đó để anh đi dự đêm ra mắt CD. Hơn nữa, các anh chị em ở thiền đường đã thay phiên nhau cầu nguyện cho anh gần ba ngày nay, chắc bề trên đã động lòng ra tay cứu vớt, giúp cho anh được khỏe mạnh để hoàn thành công việc đang dở dang.Tôi mừng lắm, vội vàng liên lạc với anh KQ Nguyễn Hồng Vân để nhờ anh chuẩn bị giùm chúng tôi một chiếc xe van đặc biệt cho xe lăn để tối đến đón anh.KQ Nguyễn Hồng Vân là một người bạn rất chí tình. Trong những ngày ở carehouse, anh thường hay đến thăm anh Sĩ Phú. Ðôi khi, anh ngồi suốt buổi chiều và lẳng lặng không nói một lời, có lẽ anh cầu nguyện cho Sĩ Phú hay hồi tưởng lại những kỷ niệm yêu dấu ngày xưa khi anh và người bạn yêu quý của anh đã từng cùng nhau đâu lưng, chung sức để phục vụ cho quê hương dân tộc. Hay cũng có lẽ, anh lặng yên, để nghiền ngẫm rằng, cuộc đời quả thật vô thường. Tất cả, cuối cùng cũng chỉ là bọt nước, mau tan, mau biến mà thôi.Buổi sáng, chúng tôi rất ư là bận rộn vì phải sửa soạn đưa anh vào nhà thương xạ trị. Tôi và một người y tá nữa giúp anh thay quần áo. Mười một giờ đúng, xe cứu thương Lynch đem băng ca đến đưa anh đi.Vào đến phòng đợi ở nhà thương, tôi đưa mắt tìm một cậu bé mà tôi mới quen hôm qua. Cậu là một người Việt Nam và vừa qua Mỹ được một năm. Cậu bé dễ thương 21 tuổi này đã bị một bướu óc lúc vừa lên 19 tuổi. Bác sĩ của cậu cho biết không thể mổ được vì cục bướu mọc sâu ở trong đầu, rất khó lấy ra, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu giải phẫu. Vì cục bướu mà cậu gần như bị mù một bên mắt. Tôi thương cậu vô cùng. Cậu bé cũng vào nhà thương mỗi ngày như anh Sĩ Phú để xạ trị. Cậu chưa đến, tôi lấy một quyển sách đọc cho đỡ buồn. Mười lăm phút sau, người ta đem Sĩ Phú ra ngoài. Anh nằm trên băng ca, chuẩn bị ra về. Tôi theo đoàn người đẩy anh ra khỏi bệnh viện.Cậu bé vừa đến. Tôi vội vàng nói với lại với cậu:- Hôm nay cô đến sớm nên về sớm, cô chúc con được vạn sự bình an. Cô mong sao cho con sớm được bình phục. Cô sẽ cầu nguyện cho con.Cậu nói với theo tôi:- Cảm ơn cô!Và đó là lần cuối cùng tôi gặp cậu. Ðến bây giờ, tôi không biết là cậu ra sao. Tôi luôn luôn cầu nguyện hàng đêm cho những người thương hay bạn bè kém may mắn hơn tôi, những người bạn bệnh hoạn hay nghèo khổ của tôi, rằng tôi xin Chúa hãy ban phước lành cho họ, xin Chúa hãy dang tay rộng mở để đón tiếp và yêu thương họ.Hình ảnh rất thương tâm của cậu bé luôn luôn có mặt trong lời cầu nguyện của tôi.Trở về carehouse, tôi và một y công phụ tắm gội anh sạch sẽ và đem anh trở lại giường, ngủ một giấc để chuẩn bị cho đêm nhạc Còn Chút Gì Ðể Nhớ.Tôi về nhà sắc thuốc Bắc cho anh và đem đến carehouse một giỏ xách nặng đựng những đồ linh tinh xài thường nhật. Ðiện thoại nhà tràn ngập những lời nhắn, đèn đỏ chớp liên hồi, nhưng tôi không còn thì giờ để trả lời điện thoại. Tôi buộc lòng phải ghi xuống hết tất cả các số điện thoại cất vào ví, rồi đi thay y phục.Hai năm trước đó, tôi đã mua cho tôi một bộ y phục dự dạ hội rất quý phái màu đen viền vàng của nhà vẽ kiểu St John, dự định là sẽ mặc bộ y phục này trong đêm ra mắt, nếu đêm này có thể diễn ra. Nhưng nay tình hình thay đổi, tôi không thể nào chưng diện sang trọng trong lúc anh phải ngồi xe lăn. Tôi dẹp đi bộ y phục đó, để mặc một bộ complet lụa Trung Quốc màu xanh dương đậm và áo trong màu hoàng anh.Tôi rời nhà đi chợ mua thức ăn chiều cho anh trước khi trở lại carehouse. Sau này ở carehouse, anh không ăn nhiều như lúc ở nhà nữa. Anh có vẻ lười ăn, có lẽ vì bệnh trạng thay đổi quá nhanh. Anh chỉ ăn qua loa cho xong và yêu cầu tôi đừng nấu nướng gì nữa. Ngay cả khi tôi mua những món ăn mà anh rất yêu thích ngày xưa, anh cũng chỉ ăn một chút cho tôi vui mà thôi.Tôi trở về carehouse lúc 4 giờ chiều.Anh bảo là anh cảm thấy rất khỏe, như chưa từng bị bệnh bao giờ. Người anh rất tươi tỉnh, sáng suốt, và cử động khá nhanh nhẹn.Tôi giúp cho anh uống thuốc, ăn bữa cơm chiều lúc 5 giờ.Tôi chọn một cái áo pullover màu trắng, quần thun dài màu xanh dương đậm cho anh.Chúng tôi đã xin phép trước với bệnh viện là anh sẽ phải ra ngoài trong đêm 22 tháng 6. Họ rất vui vẻ bằng lòng. Khi thấy tôi đã chu đáo sẵn sàng, họ có vẻ xúc động và thán phục chúng tôi. Họ chúc lành cho anh trong đêm đó.Tôi gọi anh Nguyễn Hồng Vân, anh nói anh đang trên đường đi đến bệnh viện và anh bảo tôi cứ yên tâm mà lo đi trước đi, anh sẽ lo cho anh Sĩ Phú.Tôi buộc lòng phải để anh ở lại bệnh viện cho các y tá và các bạn anh lo, vì tôi phải chạy ra Majestic để chuẩn bị.Ðường từ bệnh viện đến vũ trường Majestic ở thành phố Huntington Beach tốn khoảng 45 phút. Khi tôi đến nơi chỉ sau bảy giờ một chút mà đã thấy thấp thoáng có vài khán thính giả đã chờ sẵn bên ngoài.Tôi ngạc nhiên nói với họ:- Anh chị đến sớm quá, mãi đến chín giờ người ta mới mở cửa.Một người khán giả trả lời:- Ông xã tôi đang làm việc thế mà cứ réo gọi tôi ra đây sắp hàng để mua vé trước, vì chúng tôi không muốn bỏ lỡ đêm nhạc hôm nay. Ông xã tôi ổng mê Sĩ Phú lắm!Tôi xúc động vô ngần, nhìn chị. Tôi nói:- Cảm ơn anh chị vô cùng, cô bán vé chưa đến. Xin anh chị cảm phiền chờ một chút, chút xíu các cô ấy sẽ đến vì em có nhờ họ đến sớm giùm.Tôi nói chuyện với họ một chút rồi nhờ các nhân viên an ninh mở cửa cho tôi vào.Ðây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy bên trong vũ trường trước khi khán giả đến. Majestic khá rộng lớn và sang trọng. Bàn ghế xếp đặt thứ tự, chu đáo, sân khấu rộng và khang trang trông rất nghệ thuật. Nhìn chung vũ trường rất lịch sự, chuyên nghiệp nhưng không kém phần ấm cúng, thanh nhã.Tôi nghĩ trong bụng:- Chắc chắn anh Phú sẽ vui lòng và sung sướng lắm!Chị Diễm Phúc cũng vừa mới đến. Chị đang nói chuyện với anh Quốc, chủ nhân vũ trường Majestic bên trong. Tôi cúi đầu chào họ. Chị hối hả căn dặn tôi đủ mọi điều cần thiết.Tôi trở ra ngoài trông ngóng các cô bạn đã hứa sẽ đến sớm để phân phối vé.Các cô cũng vừa mới đến. Bên ngoài khán giả đã khá đông. Họ đang sắp hàng dài chờ đợi mua vé.Hai người Mỹ giữ an ninh bên ngoài nói với tôi:- Chưa từng có một show nhạc nào từ trước đến nay mà khán giả phải sắp hàng quá sớm để mua vé. Ðây là lần đầu tiên mà chúng tôi chứng kiến. Họ đến đây trước khi các cô đến. Chắc chắn show hôm nay sẽ sold out (bán hết vé).Sau khi vũ trường bắt đầu mở cửa, khán giả chen chúc tràn vào mua vé.Anh cũng vừa được chở đến.Khán giả bu chật cứng từ ngoài xe van cho đến bên trong đến độ không còn một chỗ trống cho xe lăn đi vào. Anh đưa mắt tìm tôi, tôi bắt được đôi mắt anh, hãnh diện về anh vô ngần.Anh mỉm cười sung sướng, toại nguyện.Khán giả ùa đến hỏi thăm anh rất nhiều. Họ rất sung sướng gặp anh và anh cũng rất hạnh phúc gặp họ. Anh vui cười nói chuyện với họ nhưng không trả lời cho từng người được. Tôi nhìn khán giả, bên cạnh niềm vui, những nét ngỡ ngàng đã in hằn trên gương mặt của mọi người. Không ai ngờ được rằng họ sẽ nhìn thấy anh trong đêm ra mắt CD trên chiếc xe lăn...Họ bỡ ngỡ, xúc động, xót xa, không thể ngờ?.Mấy lúc sau này, đài phát thanh thỉnh thoảng có phát nhạc của anh, nhắc nhở về anh, nhưng cũng không ai ngờ?Anh Hồng Vân từ từ đẩy xe lăn của anh vào bên trong.Anh đưa tay vẫy thính giả yêu dấu của anh.Lúc này khán giả đến ồ ạt, rất nhiều và rất đông. Tôi lu bu với rất nhiều công việc. May mắn thay, Sang, người em trai út của tôi đã đến kịp thời để giúp thêm một tay. Ðêm hôm đó, nhờ Sang mà tôi đỡ phải lo một số lớn vấn đề.Trước khi chương trình bắt đầu, từ bên trong Sang chạy ra, nói với tôi:- Anh Sĩ Phú cần gặp chị!Tôi bỏ lỡ công việc, đi vào bên trong, nơi hàng ghế dành cho nghệ sĩ. Anh nắm tay tôi, kéo tôi ngồi xuống, ân cần nói:- Anh cần thuốc cho đêm nay. Thường là nửa đêm họ cho anh uống và mình cũng tưởng là sẽ về sớm nhưng anh biết chắc rằng anh sẽ ở lại lâu đêm nay, mình không về kịp đâu em à. Anh nhờ em hay ai đó về carehouse lấy thuốc cho anh. Em phải nói với y tá để họ đưa cho em.- Nhưng anh cảm thấy thế nào? Anh có chịu nổi đêm hôm nay không?- Anh rất khỏe, không sao đâu cưng!- OK, em sẽ về carehouse ngay bây giờ, nhưng lâu lắm mới trở về đây được vì đường xa quá. Anh yên tâm đi! Anh Hồng Vân lo cho anh Phú giùm Lan nhé!Anh Hồng Vân vội vàng:- Chị đừng lo, cứ đi đi.Tôi hấp tấp ra đi.Vũ trường tưng bừng náo nhiệt, khán giả lần lượt đến rất đông. Một rừng người trước mắt tôi. Tôi chen chúc mà ra đi.Con đường từ Majestic đến xa lộ 22 mất nhiều thì giờ vì phải qua rất nhiều đèn đỏ. Tôi lo lắng không biết mọi việc ra sao sau khi tôi đi. Tôi lo lắng đủ điều cho anh nhưng yên chí là anh sẽ vượt qua mọi trở ngại, và hy vọng đêm nay sẽ rất thành công.Ðiện thoại di động reo- Chị Lan đó hả? Thụy đây, Thụy sắp sửa đến nhé!Tôi trả lời Hoàng Trọng Thụy:- Ừ, Thụy đến đi. Khán giả đã đến đông lắm rồi.Về đến carehouse, tôi nói với người y tá trưởng là tôi muốn xin thuốc cho anh. Cô sẵn sàng đưa thuốc nhưng tôi phải chờ vì cô bị bận với bệnh nhân.Sau khi đưa thuốc cho tôi, cô hỏi:- Ông Phú ra sao?- Ông ấy rất vui trong đêm nay vì gặp lại được thính giả!- Tốt quá. Chúc cô Lan vui!Tôi cảm ơn cô rối rít rồi ra đi.Khi tôi vào đến nơi, thì thấy chị Khánh Ly đang đứng trên sân khấu hát. Ðêm hôm ấy chị mặc một chiếc áo dài màu nâu giản dị, thanh nhã. Chị hát một lượt 3 bản nhạc và ưu ái nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả gửi đến cho chị. Tôi nghĩ, nếu không vì thời giờ giới hạn, chị sẽ tiếp tục và khán giả vẫn muốn nghe chị hát.Tôi rất tiếc vì mất một tiếng rưỡi đồng hồ để về carehouse lấy thuốc nên không thấy được phần trình diển của các chị Kim Tước, Mai Hương, Lệ Thu và Kelvin Khoa trước đó.Anh nhận thuốc từ tay tôi và ưu ái cảm ơn tôi.Cô Kim Uyên, theo lời hứa là sẽ ngồi kế bên Sĩ Phú để hỗ trợ tinh thần, đã ở sát bên anh suốt đêm hôm đó. Cô ca sĩ KL cũng vậy. Hai cô ở sát bên Sĩ Phú suốt đêm cho nên tôi không thể nào chen vào với anh được. Tôi kiếm được một cái ghế xếp ai bỏ trong một xó tận sát tường, phía sau sân khấu, cùng chị Diễm Phúc ngồi cạnh cầu thang nơi các ca sĩ lên xuống sân khấu.Chị thì thào vào tai tôi:- Em à, em đừng buồn, em như thế nào thì ai cũng biết giá trị của em?Tôi vội đỡ lời của chị:- Chị đừng lo, em không buồn phiền gì hết. Em rất vui đêm hôm nay!Bébé Hoàng Anh chụp rất nhiều hình trong đêm đó. Có khoảng 70% những tấm hình của anh Sĩ Phú có cô KL và Kim Uyên sát bên anh. Trên 150 tấm hình, tôi vỏn vẹn chỉ có 4 tấm. Nhưng không có một tấm nào có hình tôi và anh Sĩ Phú ngồi bên nhau. Tôi rất tiếc, và tiếc mãi không thôi?Mỗi khi một ca sĩ vừa trình diễn xong và bước xuống bực thang, tôi đều chào đón và nói lời cảm ơn chân thành sâu xa nhất. Tất cả các anh chị em văn nghệ sĩ ngày hôm ấy rất vui mừng được họp mặt cùng nhau và họ rất mãn nguyện đã đến góp vui cho CD mới và chúc lành cho anh.Sĩ Phú rất vui mừng khi thấy tôi hòa đồng và sống với các anh chị em nghệ sĩ. Anh theo dõi tôi rất kỹ. Hình như anh không biết rằng có một người ca sĩ bạn rất quý mến của anh đang ngồi sát bên trong suốt đêm hôm đó. Vì một bên người anh đã không còn cảm giác anh không thể xoay qua được. Do đó, sau này khi tôi xem lại những bức hình, trông anh dường như không biết gì về người bạn ca sĩ đang ngồi bên trái của mình.Mười một giờ đúng, chương trình bắt đầu chính thức khai mạc. MC Việt Dzũng ra giới thiệu chương trình và giới thiệu Sĩ Phú. Giây phút thật trân trọng, thật cảm động sắp đến.Lời giới thiệu vừa dứt, anh Trần Quốc Bảo chậm rãi đẩy xe lăn của Sĩ Phú ra sàn nhảy. Tôi rất tiếc và ước rằng khán giả sẽ đứng dậy vỗ tay thật nhiều để hỗ trợ tinh thần cho anh như khán giả Mỹ đã từng làm cho Christopher Reeve, chàng tài tử màn bạc Mỹ đã bị tàn tật sau một tai nạn. Nhưng không, tất cả khán giả im phăng phắc để theo dõi, chờ đợi. Anh nói những lời chào hỏi và cảm ơn khán giả đã đến với anh. Sau đó, anh chậm rãi nói về bệnh trạng của mình một cách rất tự nhiên. Rồi...Anh cất tiếng hát, bài Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ của Phạm Duy và Vũ Hữu Ðịnh.Ðược khoảng gần nửa bài, trong một bối cảnh vô tiền khoáng hậu, các anh chị em nghệ sĩ, mỗi người một câu, thay phiên nhau, giúp anh ca nốt bản nhạc còn lại.Ðây là một sự bộc phát chứ không phải chuẩn bị trước. Vì thế cho nên tất cả khán giả đều tỏ ra rất thú vị. Họ chăm chú theo dõi.Tôi bị xúc động mạnh, và có lẽ 700 khán giả đến với anh cũng đã bị xúc động mãnh liệt. Phân nửa số này là những người trẻ, dù biết về anh muộn màng, nhưng quý mến tiếng ca của anh qua chính cha mẹ, anh chị của ho. Phân nửa còn lại, là trung niên. Những ai đã từng xem Sĩ Phú trên TV ngày xưa ở VN có lẽ phải xúc động hơn nữa khi thấy chàng chiến sĩ oai hùng Không Quân ngày xưa bây giờ đau đớn khép mình vào chiếc xe lăn, và nói về phần số mong manh của mình.Không khí vũ trường bỗng trở nên thật cảm động. Một vài bác lớn tuổi ngồi gần chỗ tôi đứng khóc sụt sùi, một bác nói với tôi:- Cả một đời bác, chưa bao giờ biết vũ trường là gì, vậy mà hôm nay bác đến đây cũng chỉ vì Sĩ Phú.Một bác khác đã dở áo lên cho tôi xem cái nịt lưng của bác và nói:- Bác bị đau lưng rất nhiều, bác sĩ không cho bác ngồi lâu, hôm nay vì Sĩ Phú mà bác đến đây với cái nịt lưng..này, cô thấy là bác thương Sĩ Phú đến là dường nào?Tôi cảm ơn và định ngồi xuống nói chuyện với các bác, nhưng chị Diễm Phúc đã réo gọi tôi phải đi kiếm người phụ chị bán CD. Tôi đành phải xin lỗi các bác đi ra ngoài.Sau khi bài hát chấm dứt, tiếng vỗ tay vang rền nồng nhiệt của khán giả đã làm vang động cả vũ trường. Ðợi cho tiếng vỗ tay chấm dứt, anh xin phép khán giả cho anh nói thêm một vài lời.- Sẵn đây, tôi muốn nói một vài lời với quý vị.Anh ngừng một chút rồi thong thả tiếp:- Tôi có một người bạn. Người bạn quý này trong thời gian qua, đã giúp tôi rất nhiều. Người bạn này đã hết lòng lo lắng cho tôi. Ðã đến với tôi khi tôi không còn gì nữa và người ấy đã đưa tay ra nâng tôi, hứng tôi khi tôi ngã? tôi không biết phải gọi người ấy là gì? tôi xin gọi người ấy là Thiên Thần đã đến ở cuối đời tôi. Tên người ấy là Ngọc Lan. Hiện có mặt ở đây trong đêm nay, nhưng tôi biết người ấy không muốn xuất hiện, để chường mặt ra ánh đèn, người ấy chỉ muốn âm thầm mà thôi. Nên tôi xin không đem người bạn ấy ra giới thiệu ở đây.Tôi xin cảm ơn quý vị.Khán giả hoàn toàn yên lặng, họ ngỡ ngàng và xúc động tột cùng bởi câu nói của anh. Nhưng không lâu sau đó, họ đã vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.Câu nói về Thiên Thần của anh đã đi vào ký ức mọi người. Hàng trăm và hàng ngàn người sau đó đã nhắc lại và truyền đi câu nói này thật nhanh. Hình như hai cái tên Sĩ Phú-Ngọc Lan và Thiên Thần sau đó luôn đi đôi với nhau. Bất cứ nơi nào tôi đến, tôi đều nghe họ lập lại câu nói này và luôn cả những người đã không dự được đêm ra mắt đó cũng đều nhớ đến hai chữ Thiên Thần vì họ đã nghe kể lại.Vũ trường Majestic có thu lại đêm ra mắt của anh trên video và cho tôi cái tape duy nhất mà họ có. Nhưng không may, vì một lý do nào đó, người thực hiện đã cắt đoạn băng ngay lúc anh vừa sắp sửa nói câu nói quý giá đó dành cho tôi. Khi xem thấy đoạn băng này bị cắt, tôi bỗng khóc òa lên đau đớn, vì biết rằng sẽ không bao giờ tôi sẽ nghe được lời nói ấy của anh nữa. Ðó là một phần thưởng vô cùng quý giá cho tôi mặc dù tôi chưa từng bao giờ mong muốn nó đến như vậy. Những lời anh nói là những gì anh giữ kỹ từ trái tim và do sự xúc động yêu thương mà bộc phát. Không ai có thể ngờ được, luôn cả chính tôi.Khi tôi trở vào, rất đông khán giả đã đến với tôi để chia sẻ tâm tình của họ về Sĩ Phú. Rất nhiều khán giả đã đến cảm ơn tôi đã chăm lo săn sóc cho Sĩ Phú, người ca sĩ yêu quý của họ. Thật là cảm động. Một đêm nhạc có một không hai trong đời mà tất cả những ai có mặt trong đêm ấy đều nhớ mãi. Không khí cảm động bao trùm quanh tôi. Ca sĩ Quốc Việt nhìn tôi, mắt đỏ hoe. Kelvin Khoa, Tuấn Ngọc, Duy Quang, Công Thành, Lê Huỳnh? tất cả các anh đều bị xúc động.Chương trình lại tiếp tục..Các MC lần lượt ra điều khiển chương trình.Tôi ra ngoài xe lấy thêm CD vào vì thính giả muốn mua rất nhiều.Anh ở bên trong ký tên rất nhiều vào bìa CD cho các thính giả yêu mến của mình.Một giờ đêm, trước giờ bế mạc, nghệ sĩ Kim Tuyến, phu nhân của KQ Nguyễn Hồng Vân, đã lên trình bày nhạc phẩm Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ. Chị đã làm cho khán giả đêm ấy thấy rằng, ngoài tài ca cổ nhạc, chị còn rất xuất sắc về tân nhạc. Có lẽ, vì xúc động dâng cao, chị ca bản nhạc rất tới, hay không ngờ được.Ngày hôm sau, anh bị bệnh nặng dữ dội. Người ta cho một chuyên viên chụp quang tuyến lưu động đến chụp hình phổi của anh và khám phá ra anh bị sưng phổi. Bác sĩ cũng đã cho anh uống thuốc và ông cũng cho biết rằng theo hình quang tuyến, lá phổi bên mặt của anh bị vôi hóa rất nhiều.Anh hiền lành nhờ tôi:- Em mua báo hôm nay xem có tờ nào nói về đêm ra mắt CD của anh hay không.Tôi lục hết tất cả các báo chí lớn nhỏ ở quận Cam ngày hôm đó và nhiều ngày sau nữa. Nhưng hoàn toàn không có một tờ báo nào nhắc đến đêm ra mắt của anh. Dù là tờ báo lá cải.Chúng tôi thất vọng vô cùng và buồn lắm.Tôi nói với anh:- Lỗi tại em, vì em không có mời nhà báo vì anh thấy đó, em đâu còn thì giờ để mời ai đâu. Luôn cả mấy bài quảng cáo trên các đài phát thanh là do các đài họ làm giùm, em chỉ gửi tiền đến trả họ, chứ em có thì giờ đâu mà lo được tất cả mọi chuyện. Mấy ngày trước show nhạc, anh bị bệnh dữ dội, em bù đầu ngày đêm lo cho anh nên không có dịp đi mời ai hết.Hai chúng tôi hoàn toàn yên lặng, không ai muốn nói thêm một lời nào nữa dù là có rất nhiều điều tôi muốn nói ra.Nhưng trong cái không may cũng có cái may, nhờ vậy mà rất nhiều thính giả của anh mới mua được vé vào dự để gặp mặt anh một lần cuối cùng.Ðây là một niềm an ủi lớn lao ở cuối đời anh vì thính giả và anh chị em nghệ sĩ đã không bỏ rơi anh. Họ đã sắp hàng cả tiếng đồng hồ bên ngoài vũ trường để đến với anh trong những ngày cuối cùng vì họ yêu thương anh vô điều kiện.Ôi đẹp thay những tấm lòng cao quý ấy. Ngọc Lan xin trân trọng cảm ơn 700 quý vị khán thính giả, cảm ơn các bậc trưởng thượng đã có lòng đến với anh trong những giây phút sau cùng. Cảm ơn các anh chị em văn nghệ sĩ đã cùng nhau đóng góp tiếng hát cho đêm nhạc để đời đầy ắp tình người này. Ngọc Lan cũng xin cảm ơn nhiều vị thính giả khác đã gọi điện thoại, email cho Ngọc Lan than thở và bày tỏ sự hối tiếc vì đã bỏ qua một đêm nhạc hiếm có. Ngọc Lan xin mạn phép gửi vạn đóa hoa hồng đến quý vị, các thính giả của Sĩ Phú, và anh chị em văn nghệ sĩ yêu mến của Sĩ Phú.Hai ngày sau, tôi ra tòa soạn báo Người Việt để đăng lời anh cảm tạ quý thính giả, anh chị em văn nghệ sĩ, và các cơ quan truyền thông.Ngày 28 tháng 6 năm 2000Buổi chiều, tôi đến Westminster Memorial Park (WMP). Với số tiền 20,000 đô la chúng tôi thu được nhờ bán vé và CD trong đêm ra mắt, tôi chuẩn bị chuyện hậu sự cho anh.Khi tôi về thì được anh cho biết khoảng ba giờ chiều, nữ tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Thanh Tuyền, ca sĩ Lê Uyên và người em gái Phi Yến đã đến carehouse để thăm anh. Các chị vào trò chuyện với anh rất vui vẻ hơn một tiếng đồng hồ mới ra về. Chị Thanh Tuyền kể cho tôi nghe sau này, trước khi các chị ra về, anh Sĩ Phú đã tươi cười đưa ngón tay trỏ ra và bảo các chị hãy làm E.T. (Extraterrestrial) truyền nhân điện cho anh để anh được sự sống.Khi tôi cho anh biết rằng tôi đã lo chuyện hậu sự và đã mua hai miếng đất rồi, anh im lặng. Một hồi sau, anh từ từ nói:- Em mua làm gì cho tốn kém. Anh muốn được thiêu cho đỡ tốn kém. Anh không thích làm phiền ai hết sau khi anh đã ra đi. Chôn anh rồi sẽ không ai đi thăm đâu mà còn tốn chỗ.- Em sẽ đi thăm anh mỗi tuần. Chắc chắn thính giả cùng bạn bè cũng sẽ đến thăm anh. Mà anh ơi, dù cho không ai đi thăm mộ anh chăng nữa, em sẽ đi mỗi tuần.- Ngọc Lan ơi, anh cảm ơn em rất nhiều. Anh biết lòng em lắm, em muốn cho anh có một nấm mồ. Nhưng anh chỉ muốn thiêu xác cho tiện và anh muốn để dành tiền cho em mà thôi. Anh muốn em cất hết số tiền này để lo cho em về sau.- Anh đừng lo cho em. Tiền này là tiền của anh, do công anh làm, nếu không lo cho anh thì em sẽ lo cho các con của anh, chứ em sẽ không giữ nó đâu. À anh này, em muốn xin cho các con của anh từ Việt Nam qua thăm anh. Anh phải gặp các con.Anh xúc động không nói nên lời. Anh yên lặng thật lâu. Hình như anh đang khóc. Tình phụ tử đã dâng đầy trong lòng anh.Tôi biết anh rất buồn vì con của anh không qua được. Không còn gì quý hóa và tha thiết cho bằng nếu anh được nhìn thấy con của mình một lần cuối cùng trước khi ra đi.Lòng tôi bồi hồi, xốn xang không tả được.Tôi nhấc điện thoại gọi một người bạn của anh vốn là một luật sư chuyên về di trú để trình bày ước nguyện của chúng tôi.Anh bạn cho tôi biết:- Rất khó để đem con của anh Sĩ Phú qua nếu muốn gấp. Ít ra cũng phải chờ một hay hai năm chứ không thể nào qua liền được, Ngọc Lan à!Cũng theo lời anh bạn, nếu trong thời gian đó anh Phú đang lo làm giấy tờ cho các con, thì còn có chút hy vọng. Một khi hồ sơ đã bị đóng rồi thì phải mở trở lại và vì thế không thể xin qua được liền.Tôi cảm ơn anh bạn rồi gọi anh Nguyễn Văn Chuyên, một cựu sĩ quan Không Quân. Lúc ấy anh Chuyên đang làm việc ở văn phòng đại diện của Thượng Nghị Sĩ Joseph L. Dunn. Tôi hy vọng anh Chuyên biết được một vài người nào đó có thể giúp tôi.Anh Chuyên cho tôi số điện thoại của Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo, một vị Muc Sư đã từng thành công, trong các vụ đưa các con của những gia đình HO từ Việt Nam qua Mỹ trong trường hợp khẩn cấp như cha mẹ bị bệnh nặng sắp qua đời. Tôi cảm ơn anh và gọi Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo liền lập tức.May mắn cho chúng tôi, Mục Sư Bảo đang ở nhà để chuẩn bị cho chuyến đi cứu trợ cho đồng bào nghèo ở các thôn xóm ở Việt Nam. Ông rất mau mắn và hứa sẽ gặp chúng tôi ngày hôm sau.Tôi nhìn anh, anh trông trẻ ra 10 tuổi, cứ như anh sắp sửa hết bệnh rồi. Anh vui lắm.Tối hôm đó, tôi chạy về nhà gọi điện thoại cho Trường Sơn, người con trưởng của anh hiện đang ở Sài Gòn, Việt Nam, báo tin rằng tôi sẽ cố gắng hết lòng và sẽ làm những gì tôi có thể làm được để đem anh em Sơn, Thành, qua Mỹ thăm bố.Sơn vui mừng vô cùng. Tôi cho số điện thoại ở nhà thương để Sơn có thể liên lạc với chúng tôi.Ngày 29 tháng 6 năm 2000Chín giờ sáng, từ Sài Gòn, Trường Sơn gọi điện thoại đến bệnh viện. Thành, Tuyền và Sơn lần lượt nói chuyện với bố. Anh rất xúc động, giọng run run, nghẹn ngào.Với tình yêu các con đầy ắp trong tim, trên giường bệnh, anh nhắn nhủ, anh khuyên bảo và an ủi các con của anh.Anh cho các con hay là anh đã bị bệnh nặng, và không biết số mệnh sẽ như thế nào trong những ngày sắp đến. Hy vọng là Mục Sư Bảo sẽ cố gắng giúp anh để xin đem các con qua trước khi anh có mệnh hệ nào.Mục Sư Bảo là cái phao cuối cùng của bố.Có nhiều lần, anh nghẹn lời, vì hy vọng còn sống một thời gian nữa để chờ con qua thì quá mong manh, trong khi đang nghìn trùng xa cách.Tuy nhiên, nhờ được nói chuyện với các con, anh bỗng dưng lên tinh thần. Suốt ngày hôm ấy anh rất tươi tỉnh và khỏe mạnh.Buổi trưa, Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo đến bệnh viện thăm anh. Ðây là lần đầu tiên cả hai chúng tôi gặp mặt ông. Ông có gương mặt rất nhân từ, giọng nói rất quả cảm và tự tin. Ông căn dặn tôi những giấy tờ cần thiết để giúp ông đệ đơn xin phép chính quyền cho các con của anh được sang Mỹ gặp bố.Ông cho chúng tôi biết ông đã từng xin cho ba gia đình được đoàn tụ, và tất cả ba trường hợp đều thành công. Ông không hứa, nhưng tràn đầy hy vọng rằng trường hợp thứ tư này cũng sẽ thành công.Sau đó, tôi rất bận rộn để đi lo các giấy tờ bảo đảm và giấy của bác sĩ cho anh. Tôi gọi điện thoại về Việt Nam bảo Sơn và các em lo đi làm passport gấp rút. Vì làm giấy thông hành gấp rút nên các hãng du lịch đòi mỗi tờ thông hành là 500 đô la. Anh nhờ tôi đi gửi về VN một ngàn năm trăm đồng để trả tiền cho ba tờ thông hành.Ngày 30 tháng 6 năm 2000Buổi sáng, nhạc sĩ Tuấn Khanh, người cha đẻ của những bài ca một thời vang bóng Chiếc Lá Cuối Cùng, Nhạt Nhòa, Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Chiều Biên Khu?gọi cho tôi và ngỏ ý muốn vào thăm Sĩ Phú. Dù bận bù đầu vì phải lo làm giấy tờ bảo lãnh cho 3 người con của anh,lo kiếm giấy tờ thuế má trong vòng 3 năm, lo đủ giấy tờ trương mục tiết kiệm ngân hàng, làm giấy khai lợi tức trong năm 2000, vân vân, tôi vẫn lo đi đón khách.Xui xẻo cho tôi, vài giờ trước khi đi đón chú Tuấn Khanh thì xe lại nổi đèn đỏ báo hiệu trục trặc máy móc (check engine). Vì phải đem xe vào dealer để cho họ kiểm soát máy, cho nên tôi không thể nào đưa đón chú được. Sau này tôi biết chú Tuấn Khanh buồn vì chú không vào thăm Sĩ Phú được nhưng xin chú hãy tha lỗi. Ước gì ngày ấy có 3 hay 4 Ngọc Lan để một Ngọc Lan đưa đón chú, một Ngọc Lan lo cho Sĩ Phú, một Ngọc Lan lo cho các cháu bên Việt Nam và một Ngọc Lan ở nhà ngủ một giấc cho đỡ khổ.Tôi biết buổi chiều sẽ có một vài anh chị em văn nghệ sĩ đến thăm anh Sĩ Phú, nên tôi đề nghị chú nên đi chung với họ. Bàn tới bàn lui, chú có vẻ không muốn làm phiền người khác, rồi thôi.Anh Trần Quốc Bảo, chủ nhiệm tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ, nữ danh ca Thanh Thúy, và phu quân của nghệ sĩ Kim Tuyến là KQ Nguyễn Hồng Vân đến thăm Sĩ Phú lúc 3 giờ chiều. Chị Thanh Thúy vừa qua khỏi một cơn cảm cúm khá lâu, tuy vẫn còn chưa được khỏe mạnh hoàn toàn, nhưng với tình bạn khắng khít bao lâu nay, chị đến thăm anh với cả một tấm lòng. Chị đem theo một giỏ trái cây thật ngon, loại thượng hạng cho anh, chị còn đem sâm, và một hộp yến để cho anh uống. Tôi cảm động đón lấy giỏ trái cây rất nặng đầy những ân tình của chị như một món quà vô cùng quý báu vì nó chứa đựng biết bao sự quý mến của gia đình chị dành cho Sĩ Phú.Anh Trần Quốc Bảo cho anh Sĩ Phú biết là rất nhiều khán giả đã hài lòng khen tặng hết lời và cho rằng đêm ra mắt CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ là một đêm nhạc có giá trị nhất trong bao năm nay vì đêm đó quy tụ hình như tất cả các ca sĩ thượng thặng nhất và đông đảo khán thính giả nhất.Anh nhắc nhở tôi là nên đem một vài tấm hình đưa cho nhà báo để người ta viết một chút gì về đêm ra mắt.Buổi chiều, sau khi mọi người ra về, tôi chạy đi tìm Phượng vì Phượng vừa nhận những tấm hình chụp trong đêm ra mắt từ Bébé Hoàng Anh. Tôi lần lượt lật quyển album cho anh xem. Anh rất thất vọng vì trên 150 tấm hình không có một tấm nào có tôi và anh ngồi cạnh bên nhau. Nhưng ngược lại thì tấm nào cũng có cô Kim Uyên và ca sĩ KL ở sát hai bên anh. Anh bảo tôi một cách rất tha thiết:- Bây giờ kỹ thuật cũng khá tinh vi, em đem những hình nào có anh và có em đến cho Trung, nhờ Trung cut and paste (cắt và dán) giùm anh một tấm để em có một tấm hình của anh và em ngồi chung với nhau? Tội nghiệp em quá. Cũng vì em như vậy mà anh thương em vô cùng.Tôi hứa với anh một ngày nào đó, tôi sẽ làm lại những hình ảnh ấy để tôi có một tấm chung với anh.Ngày 1 tháng 7 năm 2000Buổi sáng lúc 10 giờ, tôi vào bệnh viện UCI để gặp bác sĩ của anh, Dr. Spillane. Tôi nói cho ông biết rằng tôi cần một lá thư từ bệnh viện UCI chứng nhận rằng anh Sĩ Phú là một bệnh nhân của bệnh viện và đang trong tình trạng nguy kịch để anh và tôi có thể đứng ra lập hồ sơ xin cho ba người con bên Việt Nam được qua Mỹ đoàn tụ với Bố.Bác sĩ Spillane hỏi tôi:- Chừng nào thì cô cần lá thư này?Tôi trả lời:- Ngay bây giờÔng mau mắn:- Vâng, tôi có thể làm được, cô cảm phiền chờ tôi một chút nhé!Tôi theo ông vào văn phòng, ông hỏi tôi:- Nhưng tôi phải viết những gì, cô muốn tôi viết như thế nào?- Ông cứ viết phần của ông trước.Tôi sẽ đọc cho ông viết phần còn lại.Ông ngồi trước máy vi tính, kéo ghế mời tôi ngồi kế bên ông.Ông viết 4 câu đầu, tôi đọc các đoạn còn lại, ông đánh vào máy như sau:July 1, 2000To whom it may concern,Phu Si Nguyen is a patient treated here at the University of California, Irvine in the Department of Hermatology and Oncology. He has stage IV non-small cell lung cancer with metastases to his brain. He was first diagnosed 4/16/99 and has been treated here with multimodality therapy. Currently his disease is progressing with worsening of his brains lesions. His prognosis is terminal with potentially only days to weeks to live.I am writing this letter on behalf of his family. He has three children all living in Ho Chi Minh City, Viet Nam. I feel that they should be granted expeditious visiting visas as soon as possible so that they can see their father before he dies. His last wish is to see his children before he dies.Please grant his family members any consideration possible given the brevity of his current situation. If there are any questions that we can answer to help in this matter, please do not hesitate to contact our office.Sincerely,Thomas J. Spillane. M.D.Bác sĩ Spillane và tôi sửa tới sửa lui lá thư cho đến khi nào cả hai chúng tôi vừa lòng thì mới in ra ngoài giấy màu của bệnh viện cho tôi 5 bản chính.Sau đó, ông cho tôi biết là ngày hôm ấy, 1 tháng 7 năm 2000 là ngày làm việc cuối cùng của ông tại bệnh viện UCI. Ông sẽ ra trường và mở phòng mạch ở một thành phố miền Bắc California.Tôi chúc ông may mắn và cảm ơn ông ra về.Mười một giờ đêm hôm đó, tôi đem tất cả giấy tờ bảo lãnh đã làm xong đến nhà Mục Sư Bảo. Ông cho tôi biết là ông thức trắng đêm hôm ấy để fax gần một trăm trang giấy tờ về tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon và cho văn phòng Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Ông cũng đã gọi điện thoại cho tòa Tổng Lãnh Sự ở Saigon để báo tin về những giấy tờ này và thúc đẩy sự giúp đỡ của họ.Ngày 2 tháng 7 năm 2000Tôi vào tòa soạn báo Người Việt để lấy một số báo mà tôi đã đăng lời cảm tạ thính giả và anh chị em văn nghệ sĩ.Các anh phụ trách phần biên tập xin tôi những tấm hình chụp trong đêm ấy để các anh viết một chút gì về đêm ra mắt trong số báo tới. Tôi đưa cho anh Lê Thụy vài tấm hình cho anh chọn để đăng báo. Vì thế bài báo nói về đêm ra mắt của Sĩ Phú đã đến với thính giả rất muộn vào ngày 8 tháng 7 năm 2000, tức là 11 ngày trước khi anh vĩnh viễn chia tay chúng ta.Khi tôi cầm tờ báo đưa cho anh xem và đọc cho anh nghe, mặt anh thật buồn, mắt anh nhìn xa xôi thật lâu anh không nói gì cả. Anh nhắm mắt lại. Gương mặt thật buồn của anh ngày ấy sẽ không bao giờ nhạt nhòa trong trí tôi.Buổi chiều, chị Phúc từ Virginia qua thăm người em yêu quý của chị. Chị đến bệnh viện với cô Kim Uyên vì lúc ấy chị đang tạm ở tại nhà cô. Khi tôi đi công việc trở về, anh rất vui mừng giới thiệu tôi với chị Phúc. Chị vui vẻ hỏi thăm tôi. Chị Phúc có một gương mặt rất hiền hậu và một tính tình cởi mở dễ thương.Sau khi biết được bệnh trạng của em mình, chị dự định ở lại hai tuần để phụ tôi trông lo cho anh Sĩ Phú. Anh tha thiết muốn chị Phúc ở nhà tôi trong thời gian lưu lại California, nhưng chị Phúc muốn về ở nhà của anh chị Bảo ở Anaheim vì chị không muốn phiền tôi. Tôi cũng thông cảm với chị rằng chị và tôi mới vừa quen nhau thôi. Dầu gì thì về nhà người anh ruột vẫn hơn.Anh nói với tôi sau khi người cháu gái con của anh Bảo đến đón chị Phúc về:- Anh muốn chị ấy ở nhà mình để hai chị em có dịp nói chuyện và tìm hiểu nhau. Chị Phúc của anh dễ thương lắm em à. Anh yêu tính tình rất thẳng thắn của chị.- Không sao đâu anh, ở đâu cũng vậy, chỗ nào chị ấy thoải mái thì chị ấy đến. Còn nhiều dịp mà anh.