ằm trên giường, tôi trằn trọc, không thể chợp mắt. Có tiếng làu bàu của cô gái, tiếng sóng vỗ đều và những tiếng động nhỏ của những bầy chim trên những cành phượng trước căn lều.Tôi nhỏm dậy, thắp cây đèn dầu và lấy từ túi hành lý ra lá thư của Nino Ferrari để đọc. Những lời chỉ dẫn của Nino khá đơn giản và chính xác, liên quan đến áp suất và độ sâu của nước, sự tích tụ azôt trong huyết quản, sự biến đổi của thân nhiệt và những triệu chứng buồn ngủ...Tôi đọc những lời căn dặn nhưng chẳng chút ấn tượng nào. Những hình ảnh huyễn hoặc cứ mãi lởn vởn trong đầu tôi: những rạn san hô, những loài cá lạ lùng có màu sắc của cầu vồng, con tàu ảo ảnh phủ đầy rong biển với hầm tàu chứa những thùng tiền vàng.Tôi nghe có tiếng rên của cô gái và tiếng răng đánh cầm cập trong cơn sốt tái diễn. Tôi đứng lên, cầm đèn trong tay và nhìn nàng, sắc diện của nàng làm tôi sợ. Môi nàng tím xanh, đôi mắt không hồn sâu hoắc, quầng thâm. Đặt đèn xuống, tôi lấy khăn lau mặt, cổ và hai tay nàng. Rồi phải khó khăn lắm tôi mới cho nàng uống xong hai viên thuốc, không tránh làm đổ nước khi đưa ly lên môi nàng.Cuối cùng, tôi đặt nhẹ đầu nàng xuống gối rồi kéo một cái thùng gỗ đến gần giường nàng, tôi ngồi xuống.Đến ba giờ sáng, bệnh nhân hạ sốt. Nàng quằn quại trong những cơn co thắt dữ dội và tiếng rên của nàng nghe rõ hơn. Rồi bỗng dưng, nàng bất động, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Tôi bắt mạch nàng: mạch yếu nhưng đều. Nhịp thở của nàng cũng ổn dần. Khi tôi tính cho nàng uống nước, nàng mở mắt và thều thào:- Tôi không quen biết ông.Tôi mỉm cười:- Rồi cô sẽ biết thôi. Tôi là Lundigan. Qua giấy tờ trong ví của cô, tôi biết cô tên là Pat Mitchell.Nàng nhắm mắt và từ tốn lắc lắc cái đầu trên gối. Khi nàng mở mắt ra, tôi biết nàng đã sợ.Nàng hỏi:- Có phải tôi đang bệnh?- Cô đang bệnh nặng. Cô đã dẫm phải con quỷ biển. Nếu cô sống được cũng là phép lạ.Bệnh nhân dần dần hồi ức. Nàng muốn ngồi dậy nhưng tôi dịu dàng đẩy nàng nằm xuống:- Cô hãy an tâm nghỉ ngơi. Nếu biết thư giãn, cô sẽ dần dà nhớ ra mọi chuyện.Vẻ thiếu nhẫn nãi, nàng thở dài:- Tôi không nhớ ra nơi này. Tôi đang ở đâu đây?- Trên hòn đảo của tôi và trong căn lều của tôi.- Có phải ông đã đưa tôi đến đây?- Tôi đã đưa cô vào lều nhưng tôi không đưa cô lên hòn đảo này. Khi tôi đến thì cô đã có mặt ở hòn đảo. Vì thấy cô bệnh nên chúng tôi phải đưa cô vào đây để chăm sóc.- “Chúng tôi” là ai?- Johnny Akimoto và tôi. Johnny là bạn của tôi.- À!Đột nhiên, nàng có vẻ như không còn sức để nói. Nàng nhắm mắt lại khiến tôi tưởng nàng đang ngủ thiếp đi nhưng chẳng bao lâu sau, nàng lại mở mắt ra.- Ông cho tôi xin ít nước, tôi khát quá.Tôi nâng đầu nàng lên và đưa ly nước lên môi nàng để nàng có thể uống thoải mái. Rồi tôi nhẹ nhàng đặt đầu nàng xuống. Tựa một học sinh ngoan, nàng trịnh trọng nói:- Xin cám ơn ông rất nhiều.Tôi đi cất ly và khi quay trở lại, nàng đã ngủ êm.Tôi đậy nắp lều lại để chắn gió và ngả mình xuống giường. Tuy mệt lả nhưng tôi không cảm thấy bức xúc nữa. Tôi có cảm tưởng mình và Pat Michell vừa giành thắng lợi sau một trận chiến. Vài phút sau, tôi chìm vào giấc ngủ.Johnny mang bữa ăn sáng đến: cá hồi san hô nướng lửa than, bánh mì trét bơ, trà sữa. Cô gái cười tươi với ánh mắt vừa thân thiện vừa ngần ngại. Tôi giới thiệu:- Đây là Johnny Akimoto, bạn tôi. Này Johnny, giới thiệu cậu đây là cô Pat Mitchell.Pat Mitchell ấp úng:- Tôi muốn nói cám ơn các ông. Nhưng... tôi... chẳng còn nhớ gì nữa.Johnny nói:- Cô Pat à, trong những giờ qua chúng tôi đã rất lodiv>Cách bờ biển một trăm thước, con tàu của Johnny Akimoto đong đưa êm ả theo con sóng. Tôi và Johnny phải đi ba chuyến xuồng mới đưa hết các thứ cần thiết lên con tàu. Một khi đã sắp xếp mọi thứ vào hầm tàu, Johnny đóng cửa boong rồi vào bếp để nấu nướng.Tôi nói:- Con tàu này được lắm tôi rất thích.Johnny ngoái cổ mỉm cười nhìn tôi:- Một con tàu tốt cũng tựa như người vợ hiền. Nếu ta biết chăn sóc nó thì nó sẽ lo lắng cho chúng ta. Như ông thấy đó, tên của con tàu này là Vahiné, tiếng bản xứ có nghĩa là Đàn Bà. Đây là người đàn bà duy nhất của đời tôi.- Johnny à, trường hợp tôi cũng chẳng khác gì cậu.Johnny gật đầu rồi lại chăm chú vào chuyện nấu nướng. Anh nói:- Đời là thế đó. Khi ta gặp một người đàn bà đối với ta, người đó là tất cả, thế rồi người ấy không còn nữa thì đời ta cũng trở thành vô nghĩa.- Cậu nói giống như một nhà hiền triết.Johnny nhún vai:- Cũng như một số di dân khác, tôi cảm thấy lạc lõng ở nơi này, nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi là những đứa trẻ hoặc những kẻ ngu ngốc.- Cậu có từng chia sẻ cuộc đời với một người đàn bà nào chưa?Johnny gật đầu:- Nhưng ở nước này thì làm sao tôi có thể tìm được một người đàn bà cùng quê hương với tôi? Và nếu tôi bỏ nước này mà đi thì liệu tôi có thể tìm thấy ở đâu cuộc sống như tôi ở đây? Vậy thỉ tốt hơn hãy để mọi sự xuôi thuận như thế này.Một lúc im lặng, thời gian đủ để cho tôi hút xong điếu thuốc trong khi Johnny hâm nóng món thịt hộp và cắt bánh mì, trét bơ lên và dọn ra đĩa.Khi đã nấu nướng xong, Johnny bày thức ăn lên cái bàn nhỏ trong ca-bin và chúng tôi ngồi vào bàn. Một lần nữa, tôi lại có cái cảm giác của sự giải thoát, một cảm giác lạ lùng mà tôi đã nếm trải khi ngồi trên máy bay. Johnny là người bạn của tôi, một chiến hữu. Và cái thế giới nhỏ bé là con tàu này, nơi tôi cùng chia sẻ với anh ta, là cái thế giới duy nhất có thật, ngoài ra chỉ là ảo ảnh.Sau khi ăn xong và lau rửa chén bát, tôi và Johnny lên boong tàu, ngắm nhìn cái rạng rỡ sau cùng của buổi hoàng hôn. Và rồi các vì sao đã mọc lên trên bầu trời tím thẫm. Gió hiu hiu thổi về đất liền trong khi con tàu Vahiné đong đưa trên những con sóng nhỏ, trong tiếng bì bõm của nước.Quay sang tôi Johnny nói:- Renboss à, có một điều tôi mong ông hiểu cho.- Điều gì?- Con tàu này là của tôi và tôi xem nó như là người vợ. Tôi hiểu nó và nó hiểu tôi. Vì vậy, bao lâu chúng ta ở trên tàu này, thì tôi là người chủ duy nhất. Khi lên đảo thì trái lại. Vì hòn đảo thuộc về ông nên ở đó, ông sẽ là người chủ và tôi nghe theo lệnh ông. Ông đồng ý chứ?- Hoàn toàn đồng ý.- Như vậy thì chúng ta đã thỏa thuận với nhau.- Tôi thấy còn có một điểm muốn nói thêm.- Tôi nghe ông.- Hôm nay, trước khi gặp cậu, tôi đã gọi điện cho một người bạn ở Sydney. Anh ấy cho biết nếu chúng ta gặp khó khăn, anh ấy sẽ đến tiếp ứng.- Anh ta là người như thế nào?- Người Ý và là thợ lặn chuyên nghiệp. Trước đây anh ta đã từng là người nhái trong quân đội.- Với công việc mà chúng ta đang đeo đuổi mà được tiếp tay bởi một người thợ như thế thì rất tốt... Ông vào đấy, tôi cho ông xem thứ này. Johnny mở cái hộc tủ dưới ghế nằm và lôi ra hai khẩu súng trường đã được lau chùi và dầu mỡ kỹ lưỡng.Mỉm cười, Johnny nói:- Đây là thứ mà tôi đã có từ lâu và chỉ dùng để bắn thỏ và kangaroo. Nhưng mai này nếu lỡ bị tấn công, chúng ta cũng có thứ để tự bảo vệ.- Cậu có đạn đấy chứ?- Hai trăm viên. Đó là chi phí mà ông phải trả đấy.Johnny trả hai khẩu súng về chỗ cũ rồi đóng cửa tủ. Anh nói:- Bây giờ chúng ta đi ngủ để sáng sớm mai nhổ neo.Tôi cởi vội quần áo và ngả người trên ghế nằm. Tôi nghe tiếng Johnny lên boong tàu để thắp đèn hiệu. Rồi tôi thấy anh đi xuống và tắt đèn ca-bin. Tôi chìm nhanh vào giấc ngủ không mộng mị.Khi chúng tôi thức dậy, mặt trời đã ló dạng trên vùng biển thật êm ả. Tôi đứng ngắm cảnh một lúc rồi lao xuống biển để tắm trong khi Johnny cằm súng đứng trên boong để phòng ngừa cá mập. Rồi tôi bám vào sợi cáp mỏ neo để lên tàu và đến lượt Johnny xuống tắm.Cuối cùng, tàu nổ máy, neo được kéo lên và con tàu, trước tiên đi về hướng đông, sau đó trực chỉ hướng nam để đến các hòn đảo vui tươi, nơi lui tới của các du khách.Johnny cho biết chuyến đi của chúng tôi kéo dài khoảng ba giờ, sau đó phải mất một tiếng để đưa các kiện hàng lên tàu. Johnny đề nghị tôi ăn trưa tại đó trước khi đến đảo Hai-Sừng. Dĩ nhiên, với các khách du lịch thì chúng tôi không có gì để phải e ngại: họ ra đảo để tiêu tiền, vui chơi rồi ra đi, để lại sau họ những ngày vui ngập nắng những tiếng thì thầm dưới hàng dừa trong những đêm trăng. Nhưng với cư dân bản địa thì khác. Chúng tôi phải uống với họ dăm ba ly, trao đổi tin tức và giúp họ một số việc vặt như sửa cái tủ lạnh bị hỏng, mang giùm thư từ sang cho bạn bè họ ở đảo lân cận. Dĩ nhiên, chúng tôi còn nhiều việc phải lo nhưng không vì lẽ đó mà đánh mất sự đoàn kết với công đồng dân cư trên các đảo mà giờ đây chúng tôi đã là thành viên.Tôi nhắc nhở Johnny nên thận trọng vì sớm muộn Manny Mannix cũng lần ra dấu vết của tôi. Nhưng Johnny không đồng ý với quan điểm đó. Anh nói:- Các cư dân ở đảo là những người rất tử tế. Nếu họ thương mến ta và xem ta như là thành viện của cộng đồng họ thì khi ta gặp nguy nan họ sẽ không bỏ ta đâu. Biết đâu ông sẽ cần đến họ nhưng giờ đây hẳn ông không lường trước tầm quan trọng của sự giúp đỡ của họ.Sự cáu kỉnh của Pat Mitchell l&agrm của Johnny và thầm nghĩ mình sẽ ra sao Pat Mitchell nói tiếp:-gười lực lưỡng, thận trọng và vững ch&atildave;o mình đã có thể về lều. Tôe; vượt qua hơn nửa cuộc hành trình, Johnn tưởng mình bị tê liệt. Tôi đã mũi và đứng đó, huýt sáo đểirc;n... Sau đó, tôi không còn biếte;c thuyền trưởng thuở trước.Đột nhiên, nàng kéo t để anh có dịp giương buồm và chứng tng chân bị thương. Nàng hỏi:- Khô nắng trời đùa vui trên nước và thưphải rạch một đường để lấy đi nọc độc v&igrtrong hai chúng tôi, hai người am hiểu ho&agraan.- Vâng... tôi hic;m sự nhiều lời.Mười mmặc... đó không phải là quần á đảo san hô đúng như dự liệu. Ở trung tâm đảo là một tòa nhà dài, thấp và lấp ló sau hàng dừa là những lều tranh. Bờ biển có độ dốc sâu. Chúng tôi tắt máy tàu và thả neo. Một số người đang bơi trên biển tiến tới chiếc Vahiné, bám tay vào sợi cáp neo, mong muốn được tham quan tàu, nhưng Johnny từ chối. Chúng tôi dùng xuồng nhỏ để vào bờ. Theo từng nhóm, những du khách đến chào chúng tôi: những người trẻ mặc đồ tắm đi kèm với hướng dẫn viên du lịch mặc áo đầm in hoa hoặc quần short kaki. Johnny tươi cười chào mọi người, lịch sự trả lời những câu thăm hỏi của người dân bản địa, và giới thiệu với họ. Anh cho họ biết tôi là chủ nhân của một hòn đảo ở vùng lân cận và đến đây để nhận ba kiện hàng được gởi từ Brisbane. Dân ở đảo tiếp đón tôi khá thân tình và không mấy thắc mắc về sự hiện diện của tôi. Họ cho biết các kiện hàng đã được gởi đến. Thế là tôi có thể an tâm thư giãn, uống nhiều bia ướp lạnh và thích thú với lòng hiếu khách của người dân trên đảo.Tôi nói ra cái tên hòn đảo mà tôi sở hữu và mọi người đều cười ồ; nhưng khi tôi quả quyết rằng ở đó có một con lạch và một suối nước ngọt thì họ gật gù và bảo rằng Sở Địa chính cứ cho rằng biết tất cả, nhưng thật ra vẫn còn thiếu sót. Rồi, bằng một lối nói khá mơ hồ, tôi đề cập đến chuyện thăm dò lòng biển. Họ lắng nghe tôi và khoe với tôi về những điều kỳ diệu trong vùng biển bao quanh họ. Mỗi người trong số họ đều có những khám phá và những bộ sưu tập nho nhỏ: ốc biển, san hô hình dáng lạ lùng, những mảnh vỡ của những con tàu bị đắm thuở xưa.Tựa như chàng dược sĩ mà tôi đã gặp, các cư dân đảo cho tôi biết có một cô sinh viên trẻ đang đi từ đảo này sang đảo khác, trên một chiếc xuồng nhỏ có gắn máy. Tôi bảo rằng tôi rất tiếc chưa được gặp cô ta; thật ra tôi thầm mong rằng tốt hơn đừng nên gặp nàng.Bữa ăn rồi cũng kết thúc. Tôi và Johnny chỉ còn việc đưa các kiện hàng lên tàu, nhổ neo và trực chỉ hướng Đông bắc, về hòn đảo Hai-Sừng. Tôi mỉm cười chào các cư dân bản địa và các du khách ra tận bãi biển để đưa tiễn chúng tôi... để tôi được một mình trên tàu Vahiné với Johnny và những cánh buồm căng gió.Sau khi đã chỉnh con tàu theo đúng hướng gió, Johnny vẩn đứng sau bánh lái, hai chan dạng ra ngang cao đầu, mắt ngời sáng. Anh ta lớn tiếng cười đắc thắng:- Này Renát trong khi bàn tay kia đặt trên bụng. Nàng mặc chiếc quần short bằng vải jean bạc màu, một chân duỗi thẳng trên giường-trại, chân kia thả xuống dưới. Từ đầu gối xuống mắt cá, cẳng chân nàng sưng húp và có màu xanh xanh.Rồi tôi nhận thấy rằng nàng vẫn còn sống, nhưng thở khó và yếu. Tôi cầm lấy cổ tay nàng để bắt mạch: mạch rất yếu. Mồ hôi ướt đẫm trên mặt, ngực và vổ nàng.Tôi đưa mắt nhì Johnny. Không nói năng gì, anh ta cúi nhìn cẳng chân sưng húp của cô gái rồi nhấc nó lên để nhìn kỹ hơn bàn chân: người bệnh giật nẩy vì đau đớn nhưng vẫn mê man. Johnny ra hiệu cho tôi rồi chỉ những vết chích chạy theo một đường dài nhỏ - cả thảy là bảy vết, kéo từ ngón chân đến gót chân.Johnny nói vẻ lo lắng:- Vết đâm của con quỷ-biển.Quỷ-biển là loài cá rất xấu xí. Thân nó màu nâu xám, sần sùi, đầy những cục u tựa như mụn cóc, được bao bọc bởi một lớp bùn nhơn nhớt và thối. Phía trong cái mõm há hốc như hình bán nguyệt của nó là một cái hốc màu xanh lá. Dọc theo sống lưng nó là mười hai cái gai độc, nhọn hoắt, có thể gây chết người hoặc làm cho nạn nhân đau đớn khủng khiếp trong nhiều tuần lễ.Tôi hỏi:- Phải chăng cô ta không qua khỏi?- Tôi không nghĩ thế, nhưng cô ấy rất yếu. Như ông thấy đó, cô ấy đang sốt cao. Sở dĩ cô ấy ngủ mê mệt là vì cơn sốt và sự đau đớn đã làm cô ấy kiệt sức. Tuy vậy, tôi không nghĩ rằng cô ấy đang kề cận với cái chết, trừ khi nọc độc đã ngấm vào các mạch máu.- Johnny à, ta nên đưa cô ta đến bác sĩ.- Theo tôi thấy trước những trường hợp như thế này thì bác sĩ cũng chẳng hơn gì chúng ta.- Nhưng chúng ta không thể giữ cô ta ở đây để chăm sóc!- Tại sao không? Trong thùng thuốc tây, chúng ta có đủ những thứ cần thiết và chúng ta biết phải làm gì. Vả lại, nếu đưa cô ta vào đất liền, chúng ta sẽ mất toi hai ngày: một ngày đi và một ngày về.Lại một lần nữa, tôi đành phải nghe theo Johnny:- Được, tôi đồng ý với cậu. Hãy trở lại tàu để lấy thùng thuốc và đừng quên mang về đây hai tấm drap trải giường sạch.- Vâng.Johnny mỉm cười nhìn tôi rồi vội vã ra khỏi lều.Khi Johnny đã ra đi, tôi sửa tư thế nằm của người bệnh để cho nàng được thoải mái hơn rồi đảo mắt nhìn quanh lều. Trên chiếc bà-gập nhỏ là những dụng cụ của một nhà tự nhiên học: những cái lọ đựng các loài động vật biển, lọ đựng acéton và formaldehyde, dao mổ, kéo, kẹp và một kính hiển vi khá tốt. Ngoài ra, còn có một ghế vải gập, cái xô, chậu thau và một ba lô đựng quần áo. Những thứ này cho thấy chủ nhân của chúng là một sinh viên nghiêm túc.Tuy vậy, cô ta đã dại dột khi đi chân trần trên mỏm đá ngầm, và sự dại dột này suýt nữa đã cướp đi mạng sống của cô và làm hỏng những kế hoạch của tôi.Tôi cầm lấy cái xô và đi về nguồn nước ẩn mình dưới những cây dứa dại. Tôi nhận thấy miệng mình có vị đắng của sự thất vọng: lẽ ra tôi phải vui mừng biết bao khi mọi việc xuôi thuận như tôi đã nghĩ! Nhưng sự việc diễn ra khác hẳn... Tôi múc đầy xô nước và trở lại lều. Trên đường về, tôi trông thấy Johnny đang bơi xuồng trên biển.Tôi đưa tay chào trước cái vẫy tay của của Johnny. Tuy vậy, tôi cảm thấy hơi bực anh ta. Dĩ nhiên, khi tỏ ra ân cần và tốt bụng với cô gái ấy, anh ta chẳng mất mát gì. Hòn đảo này thuộc về tôi, cũng như con tàu Vahiné thuộc về Johnny. Hòn đảo này... Tôi chợt nhận ra tính chất nực cười của tình huống và tôi bỗng cười khi hiểu rằng lòng tham bị đè nén đã khiến cho một giảng viên đại học như tôi trở nên khó tính. Khi trở vào lều, tôi đã tìm lại được sự bình tĩnh.Tôi đổ nước vào chậu thau, lấy từ bô một khăn tay boong và cái khăn tắm rồi cởi bỏ quần áo của cô gái để lau mình cho nàng.Đôi mắt thất thần của nàng hé mở và nàng khẽ rên khi tắm thân nóng bỏng vì sốt chạm phải làn nước lạnh. Nàng hơi nhỏm người, làu bàu đôi ba tiếng, rồi ngả đầu trên chiếc gối ướt đẫm mồ hôi.Bệnh hoạn và sắc đẹp là những điều không tương hợp nhau. Khi chăm sóc cho một con người đang lên cơn sốt, dẫu người đó có đẹp thế nào chăng nữa, ta luôn thấy thương cảm cho con người đó chứ chẳng chút nào ham muốn. Dĩ nhiên người con gái mà tôi đang ôm trong tay thật đẹp, nhưng dưới tác dụng của nọc độc và sự đau đớn, nàng trông chẳng khác gì một pho tượng sáp, bất động, vô hồn.Tôi vừa mặc đồ cho bệnh nhân xong thì Johnny vào. Anh nhìn tôi gật gù thán phục và đặt thùng thuốc tây lên bàn. Rồi lấy ra cây dao mổ, anh bật quẹt và nung nóng vào ngọn lửa để sát trùng. Nhìn những cử chỉ nhanh nhẹn và khéo léo của Johnny, tôi thầm nghĩ người đàn ông bị buộc phải sống lẻ loi này hẳn phải có một số phận tốt đẹp nếu anh ta gặp may mắn và được ăn học đầy đủ.Johnny nói:- Ông hãy đặt cô ấy nằm xuống. Tôi cần ông giúp một tay.Quỳ gối trên đất, tôi nắm chặt bàn chân cô gái trong khi Johnny dùng dao mổ rạch một đường sâu dọc theo những vết chích. Bệnh nhân quằn người và rên lên vì đau đớn trong khi chất nước thối trào ra từ lớp thịt sưng húp. Johnny lau rửa vết thương, rắc bột sulfamide lên rồi băng bó. Tôi kinh ngạc khi thấy anh ta cầm lấy ống tiêm và chích vào cánh tay bệnh nhân một liều pennicilline.Tôi hỏi giọng thán phục:- Cậu đã học được ở đâu thế?- Trong quân đội. Tôi có thời là y tá ở bệnh viện Salamaua.Đặt ống tiêm và cây kim xuống, Johnny nói tiếp: “Lát nữa chúng ta sẽ đun nước để khử trùng chúng”.Cô gái rên khe khẽ và trở mình như muốn tỉnh dậy. Tôi giữ lấy nàng để Johnny thay drap trải giường. Sau đó, tôi đặt nàng xuống và đắp chăn cho nàng. Một lúc sau, nàng hết rên và nhịp thở đều của nàng cho thấy nàng đã chìm vào giấc ngủ. Tôi và Johnny ra khỏi lều của nhà tự nhiên học trẻ tuổi.Chúng tôi chọn một hốc đá gần suối nước để dựng lều, như vậy tránh được gió và có bóng râm nhờ tàn đại thụ ở phía trên. Dựng lều xong, chúng tôi đào một cái rãnh quanh lều, đề phòng mưa to. Rồi chúng tôi xếp đá làm một bếp lò. Các túi ngủ được đặt trên những cái khung bằng kim loại và đồ dùng cá nhân được xếp cẩn thận để tránh nhện và kiến. Sau đó, chúng tôi treo lên một tấm bạt để bảo vệ các thùng đồ và đào quanh nơi đây một rãnh thoát nước. Như vậy xem như đã hoàn tất nơi cư trú. Johnny nhóm lửa trong khi tôi xách ấm ra suối lấy nước rồi đặt nó lên bếp lửa. Chúng tôi lặng lẽ hút thuốc trong tiếng lách tách của củi khô.Tôi thích thú thưởng thức cái êm ả của phút giây này tuy vậy, sự thoải mái của tôi cũng đôi chút bị vơi đi do hình ảnh của cô gái đang lâm bệnh.Tôi nói:- Johnny à, hãy cho tôi biết chúng ta sẽ làm gì?- Bao giờ chứ?- Ngày mai, dĩ nhiên.- Ngày mai chúng ta bắt tay vào việc không chậm trễ.- Chúng ta tính sao với cô gái ấy?- Cô ấy còn bệnh. Phải nhiều ngày mới có thể dậy nổi.- Đúng, nhưng cô ta sẽ nói năng được chứ? Là đàn bà, hẳn cô ta cũng có tánh tò mò. Liệu chúng ta trả lời sao nếu cô ta thắc mắc hỏi han đủ chuyện?- Thì ta sẽ nói thật thôi! Ta sẽ nói rằng ông đang học lặn. Đó là chuyện sẽ thực sự xảy ra mà?- Đương nhiên; nhưng ngoài ra tôi còn làm chuyện khác nữa.Vứt mẩu thuốc lá vào bếp lửa, Johnny nói:- Tôi khuyên ông nên để hết tâm trí vào những bài tập lặn. Trong lần đầu, một khi đã mang thiết bị và lặn xuống sâu, ông có cảm tưởng như một đứa bé tập đi, sợ hãi, ngỡ ngàng khi thấy mình bị bao quanh bởi những điều khủng khiếp. Và ông phải tập làm quen với chúng để nhận ra đâu là những thứ có thể gây nguy hiểm và đâu là những thứ vô hại. Ngoài ra, ông còn phải tập di chuyển trong một môi trường mà mỗi một cử động, dẫu đơn giản nhất, cũng khó khăn. Hãy tin tôi đi, mỗi một giây phút ông dành ra để tập luyện đều rất cần thiết.Tôi lắng nghe và thấy lý lẽ của Johnny Akimoto quả là chính xác. Nếu không nghe lời khuyên của anh, tính mạng tôi sẽ lâm nguy.Tôi nói:- Được, tôi sẽ luyện tập trong vài ngày, hoặc có thể là một tuần. Lúc đó, cô gái ấy hẳn là bình phục. Rồi cô ta sẽ lân la trò chuyện và thắc mắc chúng ta làm gì ở đây. Cậu đừng quên rằng cô ta là người có học và những lý lẽ mà chúng ta đã từng dùng để che giấu sự thật sẽ không dối gạt được cô ta.- Nếu vậy, tôi sẽ đưa tất cả đồ đạc của cô ta lên đấy lên chiếc Vahiné và đưa cô ấy về đất liền, kéo theo chiếc ca-nô.Lại một lần nữa, Johnny đã đề ra giải pháp. Nhưng, vì vẫn còn bức xúc nên tôi tiếp tục tranh luận:- Johnny à, cô ấy bị bệnh vì thế, chúng ta buộc phải nuôi ăn và chăm sóc cô ta.- Chúng ta có hai miệng ăn, thêm một người nữa cũng chẳng sao. Về chuyện chăm sóc thì chỉ cần thay băng cho cô ấy ngày hai lần, sáng chiều. Thuốc men thì cô ấy tự uống cũng được.Nước bắt đầu sôi. Tôi đứng dậy để pha trà nhưng Johnny đặt tay lên vai tôi, buộc tôi ngồi xuống.Anh nói, giọng dứt khoát:- Renboss à, tôi có điều cần nói với ông. Khi tôi nói xong, hẳn ông sẽ yêu cầu tôi rời khỏi đảo và mang theo cô gái ấy. Ngược lại, nếu ông không đuổi tôi, tôi sẽ ở cạnh ông và không nhắc đến chuyện này nữa... Tôi hiểu rõ mục tiêu và quyết tâm của ông. Ham muốn tột độ điều gì, cũng tốt thôi; nhưng trong một số trường hợp, điều đó trở nên rất tệ. Vào dạo này còn là một thợ mò ngọc trai ở vùng biển sâu, tôi biết có những ông chủ bị mọi người thù ghét và khiếp sợ. Mỗi khi các ông trùm này phát hiện một đám trai ngọc ở vùng biển sâu, nơi thường có rất nhiều trai, thì đương nhiên họ sẽ lời khá bộn sau khi trả tiền cho đám thợ lặn và mọi phí tổn khác. Nhưng đối với họ thế vẫn chưa đủ. Họ buộc đám thợ phải lặn không ngưng nghỉ, cho đến khi thái dương của người thợ vỡ tung, cho đến khi máu miệng và mũi trào ra, đến khi tứ chi rã rời do hậu quả của bệnh khí ép khiến người thợ phải tàn phế suốt quãng đời còn lại... Renboss à, thật là khủng khiếp khi thấy con người tham lam đến nỗi không chút xót thương đồng loại... Đó là điều tôi muốn nói với ông. Nếu ông không hài lòng, ngày mai tôi sẽ rời khỏi đảo này.Nước sôi trào ra ấm làm phát ra tiếng xèo xèo và khói bốc lên, nhưng tôi và Johnny vẫn ngồi im. Tôi cố tìm được một câu nói nhưng sự xấu hổ ngăn không cho tôi thốt nên lời. Johnny lặng lẽ chờ đợi.Cuối cùng, tôi nói:- Cậu hãy thứ lỗi cho tôi, Johnny. Tôi mong cậu ở lại đây với tôi.Johnny xiết chặt bàn tay tôi chìa ra và khuôn mặt rám nắng của anh nở nụ cười tươi.- Đồng ý, Renboss. Bây giờ chúng ta pha trà. Chốc nữa, bệnh nhân của chúng ta sẽ thức dậy và hẳn cô ấy sẽ đói bụng.Chúng tôi mang bữa cơm sang lều cô gái.Nàng có vẻ sốt cao hơn. Khuôn mặt đỏ tím, ướt đẫm mồ hôi, nàng trăn trở trên giường, rên rỉ vì những cơn run rẩy. Chúng tôi thấy nàng kéo chăn lên tận cổ để được ấm hơn.Một lần nữa, tôi lấy khăn lau mặt nàng và đỡ nàng ngồi dậy để Johnny cho uống hai viên thuốc và một ngụm nước. Rồi tôi đặt nàng nằm xuống. Chúng tôi ăn tối khi bên ngoài chiều đang xuống dần và gió chiều hất nhẹ những lớp cát.Johnny nói:- Cô ấy bị nặng hơn tôi tưởng. Nếu đêm nay cô ấy không hạ sốt...- Một trong hai chúng ta phải trực bên cô ta...Johnny gật đầu và nói:- Tốt hơn nên đưa cô ấy vào lều chúng ta. Ta sẽ để cô ấy ngủ ở giường tôi còn giường ông thì ông cứ ngủ. Như vậy, lỡ có chuyện gì sẽ có ông ngay.Tôi ngạc nhiên nhìn Johnny, bởi tôi không đoán trước anh đang nghĩ gì khi nói như thế.- Này Johnny, thế thì cậu sẽ ngủ ở đâu? Tại sao cậu nhường chỗ ngủ cho cô ấy?- Tôi sẽ ngủ ở đây.- Tôi không hiểu.Johnny mỉm cười dí dỏm:- Như ông biết... Cô ấy còn trẻ đang bệnh nặng. Nếu trong đêm cô ấy bỗng thức giấc và trông thấy một khuôn mặt đen đúa đang nhìn mình thì cô ấy sẽ rất sợ.Quả thật, Johnny Akimoto rất biết sống...Sau khi đã quấn chăn quanh mình cô gái, chúng tôi chuyển nàng sang lều của chúng tôi. Tôi để Johnny đặt nàng xuống giường và tôi quay trở lại để tìm thùng thuốc tây. Khi cuúi xuống để lấy cái thùng, tôi trông thấy có một cái ví nhỏ bằng da màu đen nằm giữa hai cái lọ, trên bàn-gập.Trong ví chỉ có vài tờ giấy bạc, tem-thư và một tín dụng thư của Commercial Banking Company ghi tên Pattricia Mitchell. Đến lúc này, tôi chẳng biết gì hơn về bệnh nhân. Hẳn tôi chờ nàng bình phục, tỉnh táo... nếu may mắn điều đó xảy ra. Chuyện đó, Johnny xem chừng không mấy tin chắc; phần tôi, tôi không dám nghĩ về những chuyện gì sẽ xảy ra nếu chẳng may cô ta chết: điều tra cảnh sát, thủ tục pháp lý và tiếng đồn khắp vùng bờ biển. Như vậy là bí mật của con tàu Dona Lucia xem như không thể giữ kín.Mặt trời, như một quả cầu đỏ đang xuống nhanh trên biển vàng óng và tím thẫm khi tôi ra khỏi lều. Tôi đứng nhìn cho đến khi nó khuất ở chân tời. Những sắc màu trên nước nhạt dần rồi mất hẳn khi màn đêm buông xuống. Tôi rảo bước về căn lều của tôi và Johnny.Cô gái vẫn sốt cao. Johnny Akimoto chúc tôi một đêm ngon giấc.