ơn một tuần lặn lội để chuyển tiền tặng phẩm cứu trợ của độc giả tới đồng bào miên Trung đang gặp khó khăn, liên tiếp chịu hai cơn bão tàn phá, Sơn đã trở về cơ quan.Sơn bả lả đẩy cửa bước vào phòng, dự tính kiếm gì ăn qua quít đánh một giấc cho lại sức chiều trở về nhà. Sơn đưa tay bật công tắc điện, căn phòng sáng bừng lên, sang trọng Sơn cúi xuống định cởi dây giày và nhận ra một phong thư ngay dưới chân. Sơn cầm lên giật mình vì tên người và nét chữ. “Trần Hoàng Bắc, thân gửi: Lê Minh Sơn". “Thằng Bắc” - Sơn thốt lên - "Bắc ở bên kia cầu, sát bờ sông Hồng, nhưng người ta đã báo tử. Hồi hộp, hoài nghi, Sơn khẽ khàng bóc bì thư rút ra một tờ giấy gấp đôi xòe to như một con bướm lớn. Thư viết: "Sơn, cậu còn nhớ tớ không? Bắc đâyl Bắc rái cá của trung đội đây. Biết cậu do một sự tình cờ hai hôm trước tớ có đọc trên tờ báo Thanh Niên cuối tuần bài: Quân tình nguyện Việt Nam mãi mãi là niềm tự hào của Tổ quốc. Bài viết rất tuyệt, đọc cảm động làm tớ ứa nước mắt. Sơn ạ cậu giỏi thật đấy. Không ngờ cái thằng mặt lù đù như rùa, đánh nhau lì như đất đá, lại trở thành nhà báo.Tớ đến tìm cậu, mời về nhà chơi, nhưng chờ mãi không biết khi nào cậu về, đành viết thư lại nhờ bác bảo vệ chuyển giúp. Đến nhé, mười sáu giờ ngay mười tại nhà tớ”. Sơn liếc nhìn đồng hồ. “Ngày hôm nay” - Sơn lẩm bẩm rồi lấy chiếc Motorola di động ấn phím. Tiếng máy “tin tín" thanh mỏng, điệu đàng như một nốt si trong khúc nhạc tình vang lên. Một chiếc tắc xi tấp vào lề đường, người tài xế với tay mở cửa. Sơn bước vào. Xe lao đi, hai chục phút sau đã sang bên kia cầu.Làng Ngạn phất lên độ mười năm lại đây. Đúng hơn từ ngày nhà nước có chủ trương đổi mới. Dân làng Ngạn đua nhau đi kiếm tiền vào Nam, ra Bắc, lên biên giới làm nghề cửu vạn. Nhờ vậy làng Ngạn giờ thay đồi nhiều lắm, xênh xang nửa quê nửa tỉnh. Chuyện Bắc đi chiến đấu ở chiến trường K mất tích, một bận gây xôn xao, ly kỳ như truyện trinh thám. Sau được kết luận đã hy sinh và báo tử, rồi tên Bắc đã khắc vào bia đá của làng. Đột nhiên, cách đây một năm, Bắc gửi thư về. Ông Bảo, bố Bắc mừng khôn xiết, nước mắt ròng ròng, cầm thư chạy khoe khắp làng: "Con tôi còn sống. Con tôi còn sống”. Chuyện cứ như thần thoại. Một sôố lão làng nói nhỏ với nhau. "Ông Bảo thương nhớ con quá, mà sinh ra lầm tưởng đó thôi". Nhưng rồi hôm nay Bắc đã trở về. Một anh Bắc bằng xương, bằng thịt. Chưa hết, anh còn mang về theo cả một tổ ấm gia đình gồm vợ và đứa con trai hơn mười tuổi. Tin Bắc trở về, ngay buổi sáng cả làng đều biết. Người làng Ngạn quý cái tình ai cũng tới thăm anh. Họ chúc mừng ông Bảo và vợ chồng Bắc. Lũ trẻ làng Ngạn đi tắm ngoài sông kháo nhau: “Chú Bắc lấy vợ ngoại, mặc váy, sắp tổ chức cưới lại rồi". Bắc tổ chức tiệc mặn. Anh mời anh em: bạn bè thân thích gọi là báo cáo chớ cưới xin gì đâu. Trước là để trình diện làng xóm, sau là để vợ con khỏi mủi lòng, lần đầu về thăm quê nội. Sơn tới đúng vào lúc chương trình chuyển sang phần văn nghệ. Một chành trai đang ngất ngưởng hát bài “Người lính tình nguyện Việt Nam”. “Ápsara... Ôi điệu múa: Ápsara ơi..." Đám thanh mền bật dậy, làm thành một vòng tròn đung đưa, nhún nhảy. Số khác ngồi ngoài vỗ tay theo nhịp. Sơn lặng lẽ bước vào sân, chính anh cũng đang bị bài hát cuốn hút, mê hoặc. Những ký ức một thời bất chợt trào dâng trong anh. “Ápsara... Ôi điệu múa... Ôi lời hát Ápsara ơi...".- Sơn! - Bắc kêu lên rồi nhào tới, len qua các dãy bàn ôm chầm lấy anh lắc mạnh.- Bắc! Bắc! Thế mà tớ cứ tưởng...- Đã chết đúng không? Tớ sống lại đấy!- Cậu có phép màu hả Bắc?- Bình tĩnh, chưa phạt tội đến muộn. Nào, lại đây để tớ giới thiệu!- Không cần đâu Bắc. Tớ không muốn vì tớ mà phải dừng cuộc vui.- Pai Lây đấy. Nhưng cậu phải thức suốt đêm nay?- OK!Vợ Bắc đã nhận ra hai người. Bắc đưa tay vẫy vợ và con trai lại gần. Bắc chỉ vào Sơn.- Đây là anh Sơn bạn anh. Còn đây là vợ và con trai mình.Vợ Bắc chắp tay nhún người xá, môi nở một nụ cười hiền hậu. Sơn chắp tay đáp lại, anh quay sang Bắc:- Cậu thật hạnh phúc.- Tiếng vỗ tav rào rào, tiếng cụng ly chan chất, tiếng hát lại vút lên, giống như một dòng chảy không ngừng.Hai người bước dọc triền sông, họ chọn một ụ đất vặt vài bông ngô già trải làm nệm ngồi, mặt hướng ra sông.Một con thuyền gỗ gần đó đã cắm sào, trong bóng đêm trông nó lặng tênh, giống như một chiếc ngoặc đơn. Bắc nói chầm chậm:- Nếu ngày ấy cậu cho rút sớm, đơn vị sẽ ít tổn thất hơn.- Rút, rút thế đếch nào được. Cấp trên chưa lệnh; mặt khác, không ngờ địch lại tập trung lực lượng lớn đến thế.Bắc im lặng, nghe được cả tiếng ộp oạp vỗ vào mạn thuyền. Bắc móc túi lấy bao ba số, gẩy nhẹ một điếu thuốc trồi ra, trông rất điệu nghệ.- Hút?- Bỏ lâu rồi.Nói xong Sơn cúi xuống nhặt một xiên sỏi vung tav ném mạnh ra xa, viên sỏi mất hút, khoảnh khắc vọng tới một tiếng “bụp" nghe như cá đớp mồi.- Giỏi, bên ấy rẻ tớ không nở bỏ, hơn nữa nghề câu cá lênh đênh sông nước, không đốt thuốc buồn bỏ mẹ.Bắc bật lửa châm thuốc. Lửa tắt chỉ còn cái đầu thuốc lập lòe như con đom đóm bay ngang tầm mắt.Bắc thở dài nhớ lại câu chuyện đã qua.- Đúng, cậu nói phải? - Anh nói, sau này tớ mời biết được trận đó địch tập trung gần một tiểu đoàn, có pháo binh yểm trợ, mà bên ta chỉ có hai mươi tay súng. Trận đánh có cường độ cao và khốc liệt phải không? Loạt pháo đầu chúng dùng toàn đạn xuyên để phá công sự. Bọn chó quỷ thật, khói chưa tan đã bắn cấp tập loạt hai đến vài chục quả, toàn là đạn chạm nổ. Cậu nhớ chứ, mười hai đứa chết ngay. Thằng Hồng, thằng Quốc đứng cách tớ hơn chục thước bị một quả rớt trúng.- Thuốc đâu? - Sơn hỏi. Bắc thờ ơ trao bao thuốc cho bạn, Sơn quẹt lửa, rít một hơi thật dài rồi ho khằn khặt.- Ừ phải... kể tiếp đi.- Hôm đó địch đoạn được lực lượng ta mỏng. Chúng chia làm ba mũi tiến lên vừa đi vừa bắn. Tớ thấy cậu gào trong tiếng khóc, nhìn cậu tớ thương và khâm phục. Tớ đã đọc nhiều tiểu thuyết chiến tranh. Tớ cũng xem nhiều phim nói về người lính. Nhưng mấy cha dạo diễn chỉ tài bốc phét?- Nghệ thuật Bắc ạ.- Tớ hiểu. Nghệ thuật không có nghĩa lã bất chấp sự thật. Bữa đó Chúng ào lên như một bầy thú dữ, miệng hô: “Duôn, Duôn". Hình như máu trong ngươi cậu sôi lên. Cậu bật khỏi công sự, hai hàm răng nghiến, khẩu trung liên trong tay cậu gầm lên, địch chết nhiều quá tớ không đếm được. Quái thật tớ lại thấy cậu khóc. Tớ lấy làm lạ rồi chợt hiểu ra, có phải tâm cậu day dứt...? Tớ thông cảm với cậu, không còn cách nào khác, khi người ta vào cuộc đối mặt nhau, với cái chết! Bên cánh trái, tớ và tiểu đội ba đánh tạt sườn, địch co cụm lại, chính lúc đó tớ nghe tiếng cậu: "Rút!”. Tớ nghĩ "Ổn rồi". Cuối cùng thì cậu đã có một quyết định đúng đắn.- Anh em đi hết còn cậu sao cứ lì ra?- Tớ không thể bỏ mặc cậu một mình.- Tớ xin lỗi, hôm ấy đã xử sự như thể.- Cậu đã túm vào cổ áo tớ vặn rất mạnh, mắt cậu trợn trừng rồi bảo “cút ngay”. Tớ lao váo rừng bám theo tốp trước, nhưng càng chạy, càng mất hút. Đêm đặc quánh, tớ có cảm giấc sờ nắm được cái màu xám xịt như sắt. Tớ cố chạy. Bốn bề không gian trống rỗng rồi kiệt sức ngã xoài trên mặt đất. Tớ nằm như vậy không biết bao lâu đến khi tỉnh dậy, chợt nhận ra một vùng sáng từ xa, phía vừa có tiếng con nai. Tớ đoán có thể một làng chài". Mừng quýnh tớ chạy líu díu cả chân, vấp lên, ngã xuống. Tớ chỉ mong được ngồi trên một con thuyền, và được “đánh chén" một bữa tiệc cá thỏa thích. Sự khát khao làm cho tớ mạnh lên, tớ chạy như một thằng khùng, cuối cùng tớ đã tơi được cái vùng sáng ấy. Nhưng kinh lắm cậu ạ. Cái làng chài trên sông chỉ là sự ảo ảnh. Đó là một vùng rừng chồng chất xương cốt người chết. Tớ không đủ can đảm tính được có bao nhiêu nhân mạng nằm trong cái chuông lõm ấy, xung quanh nhiều cây cổ thụ già. Những chiếc cành ngang phè, thõng xuống từng chùm rễ, lòng thòng giống các sợi dây treo cổ. Trời đất sáng một cách ma quái. Ánh sáng trông giống như lửa khi tới gần lại không phải. Thứ ánh sáng không tỏa nhiệt, nhấp nháy, xanh như mắt mèo. Bỗng một cơn gió thổi qua, tớ thấy hàng trăm cái đầu lâu cựa quậy từ trong những hố đất. Những bộ răng quạc ra trắng nhởn. Lúc này sự hoảng loạn ngự trị trên trí não tớ. Tớ chạy, đúng là "chạy như ma đuổi”. Tớ ngã dúi dụi, đập vào cây vào đất, miệng đầu tứa máu. Mặc, tớ cứ chạy, không hề có cảm giác đau đớn. Cho tới khi đầu tớ va vào vật gì đó rất mạnh. Tớ khựng lại, lảo đảo rồi đổ gục.Những hạt nắng lăn qua khe cửa rơi vào mắt cay rát. Tớ choàng tỉnh dậy, thấy mình năm trong một cái lều cỏ, giữa cái vườn toàn cây xoài và cây vú sữa. Những quả xoài vừa chín tơi, căng mẩy như hai mu bàn tay úp. Mỗi quả treo lủng lẳng đầu một cái gọng dài, trông xa giống cái chuông đồng nhỏ. Cách lều hơn năm chục sải chân có một ngôi nhà sàn. Nhà làm bằng loại gỗ dầu, màu gỗ thẫm như màu sừng trâu. Tớ nhổm người định bước vào xem mình đang ở đâu. Nhưng vừa chống hai khuỷu tay người tớ giật bắn lên, như có ai vừa cầm cái kìm dứt từng miếng thịt ở ống đùi trái. Cái đau xối lên óc làm tớ vã mô hôi hột, cùng nước mắt. Tớ bị thương cậu ạ! Thật kỳ lạ, cho tới bây giờ tớ cũng không hiểu nổi, vì sao tớ lại chạy được một quãng đường dài, mà bình thướng đã là khó khăn lắm. “Ai đã đưa tớ vào đây và băng bó cẩn thận?". Tớ còn mung lung suy nghĩ. Bỗng có tiếng người đàn bà từ trong nhà vọng ra: “Ôi anh Son-thi-chiết, anh đã về”.Một ngươi đàn ông gần bốn chục tuổi, nước da màu đất sét đi từ cổng vào, trên vai khoác một túi lưới cá. Người đàn ông tơi chân cầu thang, chợt sững ngươi lại. Cái túi cá rơi tuột xuống đất, vài con cá còn sống uốn mình quật trên đất nghe đành đạch. Mặt anh ta biến sắc, hai cánh mũi phập phông hít hít. "Máu đưa nào đây?” - Anh ta hỏi. Người đàn bà trong nhà chạy ra: cái váy bập bồng suýt làm chị ta ngã. "Bình tĩnh nào anh Chiết". Người đàn ông vẫn câm lặng hầm hầm vòng quanh cầu thang, anh ta cúi xuống nhặt vật gì đó giơ lên. “Cái mũ” của tớ cậu ạ. Khốn nạn, thì ra tối qua tớ đã đập đầu vào vật cứng, chính là cái cầu thang nhà gã Son-thi-Chiết, chiếc mũ rơi ra. Son-thi-Chiết rít qua kẽ răng, như con báo trúng mũi tên độc. “Duôn phải không?” Ngươi đàn bà đã xuống dưới sân van vỉ: "Anh Chiết đừng nói thế”. Gã chẳng thèm nghe, hắn nhảy lên cầu thang nhanh như con sóc. Tiếng đổ vỡ loảng xoảng trong nhà. Một lát hắn vọt trở ra, trên tay cầm một cây kăm bắt (con dao) dài, sáng lóe, mặt tím bầm rỗi băng ra cổng. “Không! Không!...". Tiếng người đàn bà thét lên:- Sau đó thế nào? - Sơn hỏi.- Hình như biết mình vô vọng chị ta bật trở lại, quay vào nhà lấy những thứ gì đó, bỏ đầy một túi xách, bung cửa sau chạy phăm phăm vê phía lều nơi tớ đang nằm. Tớ hoang mang thật sự Sơn ạ, chưa biết phải làm gì, nhưng làm được cái gì kia chứ, khi cái chân “khốn kiếp" và cái đầu toạc máu, vẫn nhức nhối từng cơn. Người đàn bà lao vào nói một lời ngắn gọn: “Đi!". Cái túi khoác chéo qua vai, chị cúi xuống xốc ngang nách tớ, lôi đi như một con mèo tha đứa con của nó. Tớ giãy giụa, cố thoát khỏi vòng tay chị, nhưng vòng tay càng thắt chặt. Chị câm lặng, nước mắt rơi lã chã, lết đi từng bước.- Mẹ... Mẹ... - Tớ có cảm giác đó không phải bàn tay bình thường. Một bàn tay thiên thần thì đúng hơn. Bàn tay đặt rất nhẹ lên ngực tớ và lay nhè nhẹ.- Kon tóp. Kon tóp tỉnh rồi - Tớ nghe vảng vất lời chị nói như reo bên tai. Tớ run rẩy trong mộng mị và cảm nhận được hơi thở chị nóng hổi phả lên ngực tớ.Tiếng chị mềm mại:- Kon tóp... - Tớ từ từ mở mắt, nhìn ngờ vực.- Người... Ngươi...- Cha (dạ), em đã đưa anh về đây. Đêm qua anh luôn mê sảng gọi mẹ.- Tôi sao thế này? - Tớ hỏi.- Kon tóp sẽ khỏi thôi.- Tôi ở đâu?- Kon tóp đang ở nhà một gia đình Khơ-me tốt.- Không, cho tôi về đơn vị.- Kon tóp bị thương chưa thể đi ngay được - Người đàn bà nói rồi đứng dậy đi vào nhà trong, một lát sau quay ra, tay bê một cái tô bằng sứ. Nét mặt chị rạng rỡ. Chị ngồi xuống bên tớ.- Kon tóp ăn cháo nào.Đói, tô cháo cá thơm lựng làm tớ ứa nước miếng. Tớ ngoan ngoãn để chị bón cho từng thìa. Tớ nghĩ tới mẹ cậu ạ. Khi còn nhỏ có lần tớ ốm, mẹ cũng ngồi cạnh tớ và bón cho ăn như thế này.- Chút nữa nào Kon tóp.- Cám ơn, cám ơn chị. - Tớ nói và ngắm nhìn khuôn mặt chị. Biết nói với cậu sao nhỉ. Ừ phải, nét mặt hao gây, hoàn mỹ như thần nữ Ápsara trên vách đền Ăngko Vat. Tớ không hiểu tại sao cái vóc dáng mảnh mai, yểu điệu của chị, lại có thể đưa tớ về đây được. “Còn tên chị là gì?" - Tớ hỏi: Người đàn bà đặt cái tô đã hết cháo xuống giường, khúc khích cười, nói:- Em không nói đâu.- Sao vậy?- Ồ tên em xấu lắm.- Đừng nói thế, nhất định tên em phải đẹp!- Ai nói, kon tóp.- Tôi đoán mà.- Đừng cười nhé.Tớ gật đầu chờ đợi.- Khô Chănđara - Nói rồi chị ngoảnh mặt đi, đưa hai tay lên che mặt tủm tỉm cười.- Ồ… Một cái tên tuyệt đẹp? Đara là một vì sao. Ngôi sao sáng trên bâu trời xanh.- Kon tốp là nhà thông thái à?- Không, một cụ già ở Stungtreng đã kể với tôi tên của các vì sao.Chănđara sung sướng khi có người lại biết ý nghĩa của tên mình. Hôm ấy tớ cũng giới thiệu tên mình với Chănđara. “Tên tôi là Bắc, một vùng quê ở phía Bắc sông Hồng gần thủ đô Hà Nội. Một vùng đất có những làn điệu hát xoan, hát chèo và quan họ nổi tiếng ở Việt Nam, giống Tổ quốc Chănđara có vũ diệu Rpm vông quyến rũ."Gần ba tháng Bắc ở nhà bác Khiêu Sà Lươn, một gia đình Khơ-me nghèo nhưng hào hiệp. Vườn bác Khiêu Sà Lươn rộng, nhiều cây vú sữa tỏa bóng mát như những cái ô lớn. Những ngày cuối cùng vết thương đã ổn định. Một buổi sáng Chănđara dẫn Bắc ra vườn tập đi. Cái buổi sáng thần tiên ấy vẫn còn in đậm trong trí nhớ của Bắc. "Bắc bỏ nạng ra, lại đây" - Chăndara nói và giơ hai tay vê phía Bắc. Bắc ngập ngừng nhìn Chăndara đứng cách anh chừng ba mét, lưng hơi cúi xuống. Cái cổ áo Chănđara hơi trễ để lồ lộ một khoảng ngực trần. “Trời đất" - Bắc suýt kêu lên như thế. Đầu óc Bắc mụ mị, u mê. "Bắc sao thế, bỏ nạng ra” - Chănđara nhắc. "Ờ... Bắc sợ lắm Chănđara ạ". “Can đảm lên, nhìn thẳng phía trước"...Bắc thả nạng, hai tay chới với. Vẫn tiếng Chănđara: "Cố lên, cố lên, tốt rồi". Ngày tiếp theo Bắc hoàn toàn bỏ nạng, Bắc sung sướng nghĩ ngày trở về đơn vị, nhưng với Chănđara là giờ phút nặng nề. Hai ngày sau vào buổi sáng, một chiếc xe ngựa có mái che, đỗ xịch ngay trước nhà bác Khiêu Sà Lươn. Chăndara mắt rưng rưng lệ nói với Bắc đi thay đồ. Bắc mặc bộ bà ba, khoác một tấm kroma "đi đường cho tiện”. Thì ra Chănđara đã chuẩn bị cho chuyến đi của Bắc. Bộ đồ làm cho Bắc giống một chàng trai bản địa. Chỉ khác Bắc có nước da trắng. Bắc bịn rin nắm chặt tay bác Khiêu Sà Lươn. Chănđara giục:- Lên xe đi, Bắc.Bắc bối rồi.- Em tiễn anh chứ.- Nhất định rồi.Bắc lên trước đưa tay kéo Chăndara. Người đánh xe căng cương, vút roi vào mông nhựa. Con vật nhún chân, lấy đà và lao vút đi.Người đánh xe tên là Non Chom-rơn độ gần ba lăm tuổi, bề ngoài anh có cái mã một tên cao bồi Mêhicô. Chănđara giới thiệu: “Trông dữ nhưng hiền khô”. Đúng hơn là con người có hiểu biết rộng. Bắc nhận xét Non Chom-rơn qua tro chuyện giũa Chănđara và anh ta. Với Bắc, Non Chom-rơn có cảm tình đặc biệt. Anh nói: “Nếu không có kon tóp Việt Nam thì đời tôi cũng tiêu rồi". Non Chom-rơn kể, cha anh là nhà nghiên cứu Phật học, mẹ anh là giao sư dạy môn sử ở Kra-chê, cả hai đều bị Pôn Pốt giết ở Bát-đom boong, ngày ấy anh còn là sinh viên. Non Chom-rơn chạy về phum Kro (phum nghèo) nhờ vậy mới thoát chết. Non Chom-rơn tâm sự: "Có lúc thấy chán sống, nhưng có người bảo tôi: Cuộc đời vẫn còn ở phía trước, đừng làm bậy. Thế là tôi thôi". Bắc còn biết: Sau hòa bình, Non Chom-rơn tìm về nơi quê nhà thấy một sợi dây chuyền vàng và hai ba cây vàng thỏi, anh đem bán, có tiền anh mua một chiếc xe ngựa. Từ ngày có xe anh phiêu du nhiều nơi... Anh hy vọng trong vũ trụ mênh mông nay, biết đâu anh gặp được linh hồn cha, mẹ anh. "Hà... hà, chị Chănđara ơi, chị đang nghĩ gì thế?. Chănđara giật mình, mỉm cười nhìn ngươi đánh xe. “Ê, hầy” - Non Chom-ron giục ngựa rồi quay đầu nói với Bắc: "Kon tóp à, người Khơ-me không quên quân tình nguyện Việt Nam đã giúp mình, đúng không chị Chănđara?". Chănđara gật gật cái đầu Non Chom-rơn cười rang rảng. Bất chợt anh cất cao giọng hát: “Ôn ch'mua pho la lò mo mo, lò o riêng lò o khơ nong. Chuốp múc khơ nia mờ đoong, boong choong sro lanh, ôn sơ rây. Sro lanh boong tâu, boong chia mê sơ rốc, phum thơ mây. Mê sơ rốc com bây, prô puôn cách ná. Ót cách tê ôn". (Em Pho-la đẹp người, đẹp nết, đẹp lưng. Gặp nhau có một lần, anh định yêu em à. Yêu anh đil Anh là quận trưởng. Quận trưởng có ba con, vợ dữ lắm! Không đâu em). Tiếng hát anh loang theo chiều gió. Trên cao một đàn chim sáo bay ngang, nghiêng đầu nhìn theo ngơ ngác.- Đây là doanh trại của kon tóp - Người đánh xe nói rồi lỏng cương dừng ngựa. Một cái cổng làm bằng gỗ, mỗi bên có bốn cây, đường kính bằng ba vòng tay, cắm thẳng xuống đất, tạo nên một cái trụ vuông. Nối giữa hai trụ cũng có bốn cây như thế, nhìn xa, cái cổng giống một chữ U khổng lồ lộn ngược lạnh tanh, không một bóng người. Sau rào trong, vườn hoa trước cột cờ cỏ bắt đầu mọc lún phún. Vài ba chiếc giày thủng gót, bỏ lại tại một góc nhà. Bắc thẫn thờ một lúc, rồi nói với Chăndara: “Đi thôi”. Chăndara rầu rĩ bước theo sau. Tới cổng Non Chom-rơn bỏ xe thập thò lắp bắp hỏi: “Kon tóp?”. Bắc ngồi phệt xuống vệ đương mắt nhìn đâu xa lắc: “Không còn ai ở đây”. “Đến Na-ki-khsấp”. Non Chom-rơn đề xuất. Lại đi: mờ tối đến nơi. Vẫn vô vọng. Dấu vết ở doanh trại còn mới, rõ ràng đơn vị mới di chuyển không lâu! Nhưng họ đi đâu? Chỉ biết khi Chăndara hỏi một người dân gần đây. họ bảo: “Kon tóp nhiều lắm, đi rồi, về hướng nam".- Tiếp đi - Sơn nhắc.- Hôm sau tớ quyết định đi về thị xã Kra-chê. Tớ nghĩ Kra-chê là một thị xã, sát bờ sông Mê Kông. Ở đây nhất định tớ gặp được quân mình" hoặc có được tin tức chính xác. Đường về Kra-chê theo quốc lộ 13, rải nhựa nhưng lâu quá rồi lại chiến tranh liên miên, nhiều chỗ hư hỏng nặng, gặp ổ gà xe nảy tưng tưng, ngồi trên xe người chao đảo như lên đồng. Đã hơn một ngày rong ruổi, con ngựa đã thấm mệt, tiếng võ gõ trên mặt đường trở nên lạc điệu. Khổ thân con ngựa những lúc như thế lại phải chịu đòn. Quá trưa xe vào tới thị xã, tớ lao ngay đi tìm. Trời ơi, cậu không thể tưởng tượng được tớ hụt hẫng biết bao chừng nào, khi tớ vào thẳng cơ quan quân sự tỉnh đội hỏi thăm. Rồi được bạn thông bão: “Kon tóp Việt Nam đã về nước. Đơn vị cuối cùng rút khỏi Campuchia tại Phnôm Pênh cách đây cũng hai tuần, theo hiệp định giữa hai chính phủ". Nghe vậy Chănđara òa khóc.- Sơn? - Bắc đột ngột hỏi.- Gì thế. Thôi tiếp đi. Ruột gan mình đang lộn nhộn đây này.- Tớ buồn đến phát khóc cậu ạ. Nhưng có Chăndara ở đấy tớ cố kìm. Đêm ấy ba người vào xin ngủ tạm trong một nhà chùa, nhưng nào ai ngủ được. Tớ và Chăndara ngồi đó, như hai cái bóng câm lặng. Non Chom-rơn nắm chặt vai tớ lắc mạnh: “Bắc đi Phnôm Pênh”. "Đúng, về Phnôm Pênh Bắc ạ". Tiếng Chăndara khấp khởi. Tớ đứng vụt dậy, chút nữa tớ gào lên vì sung sướng. "Phải, đến Phnôm Pênh, vào đại sứ quán Việt Nam, xin thủ tục về nước. Ngày mai, Chănđara, em không cần tiễn anh đâu, hãy trở về Arey khasat, Chănđara ạ. Anh cảm ơn em nhiều lắm". Chănđara đưa hai ngôn tay đặt lên miệng tớ: "Đừng nói thế Bắc".Non Chom-rơn đã dậy, anh ta bước tới chỗ Chănđara và ngồi bên cạnh. Họ ngồi thế, im lặng hồi lâu, không gian nặng nề trôi. Chỉ có tiếng chân ngựa chồn chân bập bập vào đất là nghe rõ. Đột nhiên Non Chom-rơn hỏi Chănđara: "Thằng Chiết theo Pôn Pốt và đã chết trận, chị biết chưa?”. Ngươi đánh xe giận dữ: "Nó là đồ khốn!". Bất ngờ quá cậu ạ, gần như tớ lao tơi và kêu lên thảng thốt: "Chănđara. Chănđara đúng vậy không?”. Một cơn mưa ập tới đường đột. Tớ nhìn thấy từng hạt mưa rơi loáng nhoáng, qua anh đèn điện cao áp ngoài phố hắt vào. Tớ mường tượng trăm ngàn hạt mưa sa ấy, cồ cả nước mắt của Chănđara.Thì ra cái hôm đó Son-thi-Chiết đùng đùng nổi giận vác kăm bắt đi khỏi nhà. Hắn căm thù Duôn, chính là tớ. Chăndara quyết định cứu tớ. Thế rồi mọi chuyện đã xảy ra. Tớ cũng không về Phnôm Pênh để xin về nước. Tớ nói vơi Chănđaara, giọng run rẩy, sợ Chănđara từ chối: “Chăndara, anh ở lại đây với em...". Một năm sau chúng mình đã có thằng Bắc Tít. Bây giờ đã mười năm, vợ chồng tớ mới về thăm quê nội...- Anh Bắc ơi?- Ai gọi? - Sơn hỏi.- Chănđara.- Chănđara ơi... ra đây, trăng đẹp lắm - Bắc ngoái đâu gọi vào.- Cha (dạ) em ra ngay đây.Chănđara khoác trên người một tấm khăn kroma, tay nhíu váy lăm xăm bước về phía Sơn và Bắc. Bắc đứng dậy nắm tay Chănđara chỉ dòng sông, nói:- Đẹp không em?- Đẹp, đẹp lắm, như Tôn-lê Mê Kông phải không Bắc?- Ừ Mê Kông dài và rộng.- Vâng, còn sông Hông nhiều phù sa.- Người sông Hông thì sao Chăndara?- Ừ… ừ… Em không nói đâu. Anh Sơn ơi, Bắc nói xấu Chănđara nhiều phải không?- Không đâu Chănđara, em tuyệt lắm?- Ối anh đừng nói vậy, xấu hổ lắm!- Thật đấy! Em đã sinh ra Bắc lần thứ hai!- Không. Chănđara chỉ giúp Bắc thôi. Bắc ở lại Campuchia em mừng, nhưng khi Bắc ngỏ lời lấy em thì em sợ.- Sao vậy Chănđara? - Sơn hỏi. Em sợ sau này Bắc buồn. Bắc còn trẻ, ở Việt Nam, Bắc sẽ lấy được vợ đẹp Chănđara già rồi, hơn Bắc tới năm tuổi. Không xứng đâu.- Ồ, Chănđara, Bắc không hề ân hận. Gia đình Bắc và cả anh rất tự hào về em?- Chănđara không tin... không tin đâu.Vừa nói Chănđara vữa vung tay dứ dứ. Bắc chạy ra xa ngoài vạt cỏ Chănđara đuổi theo. Bắc quay lại và vung tay múa hát."Krỏ: mun Arey khoát, miên s lịa k'bân, ót s lịa khao chơn thum, chă ríc so phiếp rùm tum, thô vơ ơi chất k' nhum, rum phớt, pếc cơ rây... Cà pứt kh nhum pụa mai, S'cơm teng riêng cai. Cùm oi chất ban chung kh'rúa, te cua á mị cha, ôn ch lơi chạ chờ rùm... chạ pữt, chạ boong chạ mứt, chạ miên cùm mứt, boong xen Sơ ne ha". (Cô gái thum Arey khsat, chỉ bận kờ bân, không mặc quần ống rộng. Đôi mắt của em, nhìn như hai mũi tên bắn thẳng vào tim tôi. Tôi ngỏ lời thương em, nhưng em bảo tôi già rồi. Tôi già thì già rồi, nhưng tôi già có ý tứ...".Trăng khuya như đậu xuống ngọn cây, ánh sáng mát lạnh. Sương rơi sót đẫm. Cỏ cựa mình kêu lách chách mơ hồ. Dưới kia, trên mặt sông, con thuyên đã nhổ neo đang từ từ tiến về phía cửa biển.
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 3 - 1999