Tôi sẽ xin phép mục sư Schwartzflulgel tìm trong những quyển sổ bám bụi, những dấu vết của người tiền nhiệm, mà tôi tin là có, để nghiên cứu tường tận hơn những vết tích đó, để một ngày kia người tiếp theo tôi có thể theo dấu vết đó đến các nấm mồ. Đi xuống các bậc thang cũ kỹ đến tận con đường cát, tôi nhìn phong cảnh mà người kiaj có trước mắt trong mỗi ngày của đời ông ta. Ở đây người ta chết già! Như chiều hôm trước, nhà thờ dựng lên bầu trời xám, phía trên những mái rạ tua tủa. Những cây màu vàng hoặc đen xanh trong vườn hoàng thân và ở nghĩa địa có vẻ như những cái bông cải héo. Những quả đồi nghiêng sườn cỏ xanh ở phía tre6n đống nhà xúm xít và trên hoang mạc, phòng khiêu vũ của thần chết và bão tố, trải ra ở đàng sau. Sự nhận thức về cuộc sống trên đảo đã thấm mạnh vào trong tôi. Không phải chỉ cho cuộc đời tôi thôi, mà còn cho cả cuộc đời của người đến trước tôi và cho cuộc đời người sẽ kế tiếp tôi, tôi đã phải buồn phiền ở đây ngày này sang ngày khác, năm nọ sang năm kia. Tôi đang đi hơi chệch khỏi con đường dẫn đến những cồn cát mọc đầy cây guốc bê, nhưng vẫn nhìn thấy bức tường vàng của nghĩa địa và sự yên bình của những cây tần bì cổ thụ thì bỗng một tiếng huýt đập vào tai tôi và một hòn đá rơi xuống bên cạnh tôi. Tôi rùng mình khi nhận thấy một người trẻ tuổi trạc tuổi tôi với những nét khác thường, xanh xao dưới cái mũ chỏm đội trên mớ tóc đen của anh, một bàn tay còn đu đưa sau cú ném. Bàn tay kia cầm hòn đá thứ hai. Những người lạ - anh càu nhàu – bọn nước ngoài! Nét mặt anh nhăn nhó. Anh giậm chân xuống đất như thể nó là của anh và doạ tôi bằng hòn đá. Rồi anh bỏ đi, quay lại bên này bên kia với vũ khí dài và nhọn như một cái nêm. Tôi vô tình nhìn xuống cái anh vừa ném và cầm trong tay cái rìu bằng đá của thời nguyên thuỷ. Anh ta có lý, tôi đâu có quyền được xem là dân của đảo. Hậu duệ của những người đã chế ra lưỡi rìu và cái nêm ở nơi quạnh hiu hoang dã này đã có trách nhiệm về sự cô lập vô vọng của đảo, đã xua đuổi người lạ từ lục địa đến. Và, trong khi cầm giữa những ngón tay hòn đá đầu tiên đó tôi liền tìm được hàng trăm hòn khác tương tự. Tôi đã siết chặt lần đầu tiên cái bàn tay cầu khẩn, cái bàn tay lạnh giá đã chết của một người bản địa của xứ sở. Tôi ngã thụp xuống nền cát và và những tiếng nấc dâng lên khi nghĩ đến tương lai vô tận trước sự đe doạ của những cuộc ném đá đến chết khác. Người kia dừng lại vung hòn đá với vẻ nhạo báng và hất đầu như làm một dấu hiệu phản đối thầm lặng. Anh đến làm gì ở đây, anh đến muộn quá rồi – hình như anh nói với tôi. Trong cơn kinh hãi, tôi vẫn cầm trong tay hòn đá của tôi và đi theo con đường ngoằn ngoèo dẫn đến chỗ có nhà cửa. Những mặt trước nhà với những ô cửa kính cáu bẩn nhìn tôi sau những bức tường kếch xù bằng đá và những khu vườn trồng cây ăn quả cong queo. Những cái lưới đánh cá ở chỗ ngoặt phố hình như muốn giam tôi vào trong các mắt lưới căng ra trên đống đá có lẽ là dùng để ném vào tôi. Mùi hôi thối của phế thải cá phải chăng là dành để đầu độc tôi? Tôi đi lách dọc theo hàng rrào trogn vườn của hoàng thân với những cành cây tua tủa, và tôi đi qau trước những cửa sổ có những chậu hoa bằng sứ vùng Saxe cổ, rồi tôi đi vào trong lối ngang tối tăm giữa chuồng ngựa những cây lý chua um tùm. Đường ra nghĩa địa. Những bàn tay người chết của tối hôm trước phải chăng vẫn tóm lấy tôi? Những cửa sổ nhà hoàng thân cũng mở ra phía ấy. Nhưng không có một khuôn mặt nào rình rập tôi sau các kính cửa tối đen, không một tiếng động nào vang lên từ ngôi nhà gỗ lớn sơn trắng. Cứ như hoàng thân chỉ là một hiện hình ban đêm, do đêm tối đen đem tới giữa các cây Thánh giá nghiêng ngả và các ngôi mộ thật im ắng. Tôi có thể tin rằng chỉ có mình tôi ở trên đảo với những người chết. Tôi ngồi trên một bức tường đổ, tưởng tượng ở đây mình là người sống sót duy nhất của thời kỳ đại dịch hạch. Gác chuông nhà thờ cúi xuống cái cổng gỗ chạm khắc và gạch lat của cửa vào mà những bước chân nhún nhảy, kéo lê giẫm lên đây vào đêm các lễ rửa tội, các hôn lễ, trang lễ đã không xoá hết được những dấu khắc tên người chết của thế kỷ XV. Những cây tần bì cổ thụ vuơn những cành bão đập vào bức tường nhà thờ bị mưa làm nứt nẻ, và bằng những cánh tay giơ ra đó hình như chúng muốn thu hút các nấm mồ xuống dưới nơi ẩn náu của chúng. Những bụi guốc bê nhô ra trên nền lấp đá. Những người chết xưa kia đã sống giữa những cây guốc be6 và những hòn đá, ngày nay họ nằm nghỉ giữa những cây guốc bê và những hòn đá. Những ngôi nhà nhỏ mọt ruỗng, tường trát đất cũng khó nhớ lại được những cái tên thì thào ở dưới đó. Nhưng người ta có thể đọc các tên đó sau một tấm kính mờ. Những bia đá mộ chí lớn trong các vòng hoa trường xuân mang những tên ngoại quốc, tên Tây Ban Nha, tên Hy Lạp…Nó nhắc đến các đoàn thuỷ thủ của hai con tàu lớn bị mắc cạn trên những đá ngầm của đảo và mất đi giữa thời kỳ Noel trong những năm cuối cùng của thế kỷ XVII Nghĩa địa hẹp quá, tôi ngồi ở góc nào cũng có thể nhìn bao quát được hết. Thế nhưng nó chứa đựng thế giới những thời xưa nhất, những nơi xa nhất. Mỗi mảnh đất là tro bụi của con người, trong lúc đó chỉ có hai tảng đá nói về nhiều người ngoại quốc đã bị một cách bất ngờ phải trải qua sự vĩnh hằng trên hòn đảo, điều mà ngay cả trong khi lên cơn sốt mê sảng họ cũng không ngờ đến. Xung quanh tập hợp một tá cây thánh giá, ở đó nằm nghỉ những con người của các xứ sở xanh lam hay là vùng Bắc Âu. Tất cả họ từ đấy thuộc về hòn đảo, họ hưởng những quyền như nhau. Họ không căm ghét nhau, không ném đá vào nhau ở trên hòn đảo nhỏ bị ném ra giữa biển khơi trời rộng này. Một ngày kia, tôi cũng thế, tôi sẽ nằm bên cạnh những người khác khi tôi đã có quyền chiếm chỗ cho mình. Một ngày kia, vâng, một ngày kia, nhưng từ nay đến đấy…phải không? Tôi đi vòng nhà thờ đến tận cái cửa con phía bắc và đến chỗ bãi cát giữa những vỏ ốc vỡ. Cửa con mở ra hoang mạc. Dãy dài những đụn cát tách xa ra trước mặt tôi, chúng hình như đẩy lùi nhau đi và những tảng đá tụ tập đến tận cột tín hiệu, hạ thấp xuống để lối cho tôi đi đến một khu đất đen và phẳng về phía cái động này. Khoảng không bao la mở ra cho tôi. Ở bên phải là ngôi nhà cuối cùng của làng, dài và cũ nát, mái lợp tảo dạt. Vào trong nhà tôi trông thấy chén bát, những áo va rơi có mũ, thừng chão, và ở trên trần, một hòm thư gì đó. Đó là nhà ở của Gravemand. Nhưng trường học ở đâu? Khi quay về tôi trông thấy nó nhìn xoáy vào tôi bằng những con mắt sâu hõm. Nó được dựng sát tường của nhà thờ, ẩn dưới những cành lá và chùm quả tàn héo của một cây cơm cháy. Một lúc, tôi tưởng là nhìn thấy hiện ra sau những cửa kính tối đen một khuôn mặt xanh xao vừa vụt biến mất. Bước lên các bậc thềm đã mòn lõm vì thời gian, tôi đi qua dưới phần nhô ra của mái rạ như thể tôi phải đi tìm bản thân tôi trong nhà này. Hành lang tối om và có hìm vòm toả ra mùi thối rữa. Tôi đẩy một cánh cửa, một tia sáng yếu ớt đổ lên trên các giá chứa những cặp sách và những giày vải để học sinh đi thay vào sau khi bỏ ra những đôi guốc đầy bùn hoặc tuyết. Tôi cúi xuống dưới thanh lanh tô quá thấp và đi vào trong lớp học. Mùi mồ hôi, mùi ẩm ướt, mùi bảng đá ướt vì nước dãi, mùi sách mốc thấm đọng trong căn phòng, dưới những xà nhà nặng nề, đàng sau những cửa sổ bé tí trắng ra vì phấn và mái nhà nghiêng rủ bóng che xuống. Những chiếc bàn học nhỏ cao đến đầu gối tôi. Tôi ngồi nghỉ trong chiếc ghế bành bằng rơm trên bục, tựa đầu vào bảng đen. Vài ba chiếc ghế dài với những cái bóng mơ hồ, chất lên thành đống như những mảnh gỗ trôi dạt, một cái lò sưởi bằng sứ lộ ra ở trong một góc phòng. Trên bức tường cáu bẩn treo một bản đồ và vài tranh vẽ các con vật. Ở đâu đấy trong bóng tối vẳng lên tiếng nấc liên tiếp của một chiếc đồng hồ. nó chỉ dài không đầy bảy bước chân và rộng năm bước, cái phòng mà ở đấy tôi sẽ hoàn thành công việc của tôi, cho đến khi kết thúc mọi công việc! Tôi ôm đầu trong hai bàn tay. Chiếc ghế bành rơm rít lên, tôi nghe quần áo tôi sột soạt. lại một lần nữa tôi có cảm tưởng tôi là nó, chàng sinh viên trẻ của thế kỷ XVII đã ngồi ngay trong phòng học này. Tôi cảm thấy nó trong tôi, nó thay thế chính trái tim tôi, chính máu của tôi bằng trái thơm của nó đang đập trong ngực tôi, bằng máu của nó đang chảy trong huyết quản tôi. Tôi cảm thấy tiếng nói của nó vang trong họng tôi và những bàn tay áp trên mặt tôi là của một người lạ. Bây giờ tôi chắc chắn nó đã sống, chắc chắn rằng đã có một người đến trước, cũng như là sẽ có một kẻ đến sau. Tôi nhận ra năm tháng trôi qua trên thân thể nó, của nó, những đầu gối của tôi mất đi dáng tròn trĩnh, những khuỷu tay tôi rắn lại, những nếp nhăn phủ trên mặt tôi, và tóc tôi mỏng đi sau gáy run rẩy dưới cái lạnh rỉ vào qua các bức tường. Như là tôi ngồi ở đấy, tôi đã héo tàn. Trong bóng tối chứa những khuôn mặt không ngừng khác nhau, những hơi thở nóng. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Từ những tro bụi của tôi chầm chậm sinh ra một sinh viên trẻ, mới để dẫn dắt cho cuộc đời từ trên cao của giảng đài này, những đứa con của một thế kỷ mới… Trong sự nửa thức nửa ngủ hồn ma của tôi, tôi mơ hồ nghe tiếng guốc đi đến gần, một tiếng động khẽ hình như đến với tôi từ trong lòng trái đất. Bóng tối đến từ mái nhà làm tăng thêm sự tối tăm của những đám mây, tôi cảm thấy xung quanh tôi sụ to nặng của các bức tường đất và sự yên nghỉ của ngôi mộ. Tôi đã kết thúc thời gian của tôi, một người khác có thể thay thế tôi. Khi tỉnh dậy, mặt áp vào cái bàn học có mùi mực, tôi thấy mình đang ở trong bóng tối hoàn toàn cứ như tôi đã thực sự bị rớt vào trong vực thẳm thời gian cho đến đêm trung cổ. Tôi đứng dậy, lảo đảo và đụng đầu vào xà trên trần, hay phải chăng đó là chạm vào những mảnh ván quan tài? Tôi bị chiếm lĩnh bởi ham muốn dã man được sống và tôi lần mò tìm lối ra. Bên ngoài là buổi chiều tháng mười một. Tôi men theo các cây cúc bạc và cúc gai của nghĩa địa, đi lùi trước hoang mạc tối mịt. Giấc ngủ của tôi đã kéo dài nhiều giờ và tôi phải đấu tranh với sự tin tưởng đinh ninh rằng những giờ đó là những thế kỷ và tôi sẽ không tìm lại được một ai còn sống trong số người tôi đã gặp hôm trước. một tiếng thở dài tỏ rõ cho tôi hiểu tôi đã rất mong gặp lại họ, những người bạn đường của đời tôi mà tôi chia sẻ số phận trên hòn đảo hẻo lánh này. Tôi mong gặp lại Malene, và cách cô đốt nóng bầu không khí quanh cô, cảm thấy bàn tay cô xoá tan bóng tối của trán tôi. Tôi đã quên bữa trưa trong khi lưu lại trong quá khứ xa xôi nhưng giờ đây cái đói và cái khát giày vò tôi. Như một con chó, tôi leo lên cái cầu thang đổ nát của nhà cha xứ. dưới mái, một mảnh kính sáng chiếu yếu ớt. Trong làng các cửa sổ đều tắt, ngay cả các cửa sổ của hoàng thân. Ánh sáng duy nhất kia, ở trên cao đã tăng mau nhịp tim tôi, nó chứng tỏ cho tôi rằng tôi đã không ngủ cho đến khi nhận thức biến mất, rằng tôi không bị giấc ngủ lấy đi trong nơi trú ẩn của tôi, trong lúc đó tất cả mọi người khác bị các ngọn sóng cuốn đi. Có những con người trong nhà này, và tôi cần đến họ như con chim bị lạc trong mây cần tìm lại mặt đất. Từ hành lang tôi nghe giọng nói lanh lảnh quang quác của mục sư và giọng nói thanh bình của Malene. Ồ vâng, anh ấy kia rồi – và cô mở cửa bên trái, cạnh cửa dẫn vào phòng. Tôi sợ sệt đi vào trong tia sáng chiếu lên bức tường cáu bẩn, một cái ghế, một cái giường rộng có màn che xung quanh. Cái đầu hình trứng của Schwarzflugel quấn chiếc mũ chỏm lòi ra ngoài đống chăn. Có phải tôi đã lơ là nhiệm vụ ngay ngày đầu tiên và tôi đã chuốc lấy cơn giận của những người duy nhất mà bên cạnh họ tôi có thể tìm thấy hơi ấm, xa khỏi sự đe doạ của trời và biển! Nhưng Malene mỉm cười: Này! Ông sinh viên, có phải anh bị lạc trong hoang mạc không? Anh có biết cụ già Hannes quê quán tại đảo này mà các buổi chiều đã bị lạc và mặc dù cụ ấy đã leo lên bao nhiêu cồn cát và mỏm đá để nhìn nhận các địa điểm, mặc dù cụ đã kêu gào rên rỉ khàn cả cổ mà cụ cũng không tìm thấy đường ra biển, cũng không thấy đường vào làng. Đêm tối và sự sợ hãi đã xâm chiếm cụ ngay trên hòn đảo quê hương. Mãi đến hai ngày sau chúng tôi mới tìm ra cụ mặc dù tất cả chúng tôi đã đi tìm. Hoang mạc chỉ dài một dặm và rộng nửa dặm, khắp nơi anh đi tới nó đều giống nhau, thế nhưng nó lại không bao giờ như thế. Người ta có thể chạy trên đó cho đến khi chết, ngay cả nếu người ta còn trẻ và không sợ rét như cụ già Hannes. Tôi được biết đó là lỗi tại sự cô độc. Tôi co quắp lại trong tia sáng, lưng quay về cái hoang mạc đang mở ra để nhấn chìm tôi như thể từ trên cửa cao này tôi có thể rơi xuống một vực thẳm không đáy. Mùi trở chua của căn phòng làm tôi ngột ngạt, nhưng tôi cảm thấy ở đất an toàn. Anh ấy ở đấy à? – Schwarzflugel kêu lên như quạ - Vào đi. Malene nhìn tôi, vừa lánh ra để cho tôi đi, nhưng cô đã cố ý để cho đôi vú và bụng cô lướt nhẹ lên người tôi. Cô cười bằng nụ cười vàng rực của cô, ra vẻ đã biết ông chủ muốn gì ở tôi. Rồi cô đóng cửa lại sau cô. Ông già nhỏm dậy trên chiếc giường to và thò cái đầu đội mũ chỏm của ông ra đầu cái cổ hết thịt. Anh hãy nhìn qua lỗ khoá xem cô ấy có ở đó không? – ông be be như dê kêu. Tôi không cần nhìn vào lỗ khoá hay khe cửa cũng biết rằng cái lạnh của hoang mạc đi qua khắp nơi. Này, anh lại gần đây với tôi. Tôi đẩy chiếc ghế đẩu con bằng gỗ mà ông chỉ cho tôi đến sát giường. ò và biết làm cho ngay cả sự im lặng cũng nói lên. Nhưng anh hãy nghe đây, anh có biết vì sao nói chung là tôi để một người như anh đến đây không? Ngoảnh mặt sang ông ấy, tôi thấy khuôn mặt của tôi qua ánh mắt yếu ớt của ngọn nến, trong một con mắt to long lanh của ông. Dải bịt trước con mắt kia hình như cũng nhìn trừng trừng vào tôi. Tôi nhận ra từng sợi nhỏ của cặp lông mày xám, từng nếp nhăn trên khuôn mặt nhợt nhạt, hơi thở quyện mùi cam thảo và già nua. Tôi chóng mặt vì mùi thuốc cao dán, vì nhựa đường bọc quanh chân tay bị bệnh gút và vì mùi bách xù cháy trong lò sưởi. Vì sao tôi cho gọi anh đến đây, anh có biết không? Anh hãy nói đi. Để…để dạy dỗ trẻ con, thưa ngài – tôi ấp úng vừa giữ chặt thành giường trong cơn chóng mặt. Ông ấy thì thào: Anh cho rằng tôi già quá rồi không làm được gì ư? Vâng, tôi..tôi nghĩ… Hề! Hề! Tôi quá già! Đột nhiên ông nắm lấy cánh tay tôi bằng bàn tay của ông giống như một cái móng, những ngón tay dài xanh nhợt đâm vào trong thịt tôi. Vì sao tôi quá già? Với cô ấy, với Abisag de Sunnam. Anh hãy xem quyển thứ nhất của các Vua, ở chương một – cô chăn cừu Israel. Có phải tình cờ tôi cũng có những quyền như David? Có phải tôi không bị rét như ông ấy, có phải tôi bị rét trong thời gian hai thế hệ trên đảo này mà người ta không mnq tôi đi, một khi người ta đã dụ tôi đến đây. Có phải tôi không bị rét như ông ấy, có phải tôi không cảm thấy cái lạnh của cái chết? Hừ, hừ! Anh có biết thế nào là bị rét không, anh chàng trẻ tuổi? Không, tôi cảm thấy cái đó trong cái sức nóng hạnh phúc của anh áp vào bàn tay tôi, nó loé sáng trên tôi như là sức nóng của cô ấy. Không, không phải như của cô ấy, không ai như cô ấy, nó chính là ngọn lửa. Nhưng cô ấy cần phải nhường cái nóng của cô ấy cho tôi vì tôi cần nó hơn ai hết ở đây. Tôi không thể bỏ qua một tia nhỏ nào của sức nóng này, tôi muốn tắm mình trong đó một mình tôi. Cô ấy phải là của tôi, chỉ của tôi mà thôi. Không ai ở đây có thể hưởng ngọn lửa của cô ấy. Tôi muốn nó chỉ là của tôi. Tôi có tiền, nhiều tiền, hàng túi, hàng két tiền. chg phải tôi đã rét cóng ở đây trong hơn sáu mươi năm sao? Tôi đã tìm cách để bỏ đi, để trở về với những con người, về với sức nóng. Tôi đã đề nghị làm phó hạt cho một mục sư trẻ tuổi trong một giáo xứ bé nhỏ, nhưng họ không muốn để tôi đi. Họ biết quá đi là họ sẽ không tìm được ai khác. Họ đã gửi đến cho tôi tiền, càng ngày càng nhiều tiền, tôi lại càng đòi đi. Tôi dùng tiền làm gì đây? Tôi có thể mua hạnh phúc, ánh nắng, sức nóng, bạn bè, tuổi trẻ mà họ đã lấy đi của tôi ư? Không, không có gì. Tôi đã không mua được gì cả. Tôi đã giấu tiền của tôi đi, và bây giờ tôi muốn mua tất cả, bây giờ tôi bị lạnh hơn bao giờ hết, tôi sẽ mua được tất cả trong khi mua cô ấy, cô ấy là tất cả những gì họ đã tước đoạt mất của tôi. đến lượt những người khác phải khổ, chỉ mình tôi sẽ có sức nóng của đảo. Nhưng tôi tin rằng cô ấy đánh lừa tôi, tôi biết cô ấy đã làm thế trước kia…Và ngay bây giờ tôi đã hứa cho cô ấy toàn bộ vàng của tôi, và tôi muốn cô ấy làm vợ tôi, nếu cô ấy bằng lòng chỉ trong hai hoặc ba năm còn lại cho tôi duy trì cuộc sống bằng sức nóng của cô ấy…Nhưng tôi cần từng tia lửa, ở tôi đã có bao năm lạnh giá và tôi đã 84 tuổi rồi. Vì thế anh đừng cưỡng đoạt mất sức nóng của cô ấy, anh tự đốt nóng lấy anh được, tôi cảm thấy thế ở thịt tôi. Nếu cô ấy nhường cho anh một tí xíu thôi thì, coi chừng! Coi chừng... – Bàn tay của ông quắp vào xương tôi – Cô ấy có thể bị thiêu huỷ ở trên đảo này, cô ấy sẽ không có lấy được một siling của số tiền mà họ đã trả cho đời tôi, của số tiền mà họ đã dùng để đày tôi biệt xứ tới đây. Anh hãy tin tôi, cô ấy biết người ta có thể mua được gì bằng tiền. Hà! Hà! Cô nàng có thể làm bốc cháy cả châu Âu lắm chứ! Vậy cô nàng cứ việc làm sau khi vua David chết. Anh hãy nghe tôi nói đây, nếu cô ấy để thiếu đói cho tôi một tia lửa thôi, cô ấy sẽ không bao giờ đi khỏi đảo được, nhưng cô ấy sẽ đốt tất cả các người và thêm vào đấy cả cô ấy nữa. Cái lạnh mà thân thể ông già toát ra làm tôi rùng mình và sức nóng lúc này đến với tôi qua cánh cửa thiêu đốt tôi. Chẳng cần phải nhìn vào lỗ khoá hay cái khe nứt của gỗ, tôi cũng cảm thấy Malene đang tựa vào khung cửa rình chúng tôi. Vậy là anh đã hiểu vì sao tôi đã gọi anh. Cô ấy không dám tự làm ô danh với bọn thanh niên trong làng. Nhưng anh là người ở nơi khác, anh đến từ bên ngoài. Chỗ cô ấy đang mơ được đi đến, liệu cô ấy có cưỡng lại được anh không? Chính đấy là cái tôi muốn biết. Còn bây giờ anh đi đi – Ông mục sư hích tôi một cái – Anh hãy thử…Tiền lương của anh? Nếu cô ấy là của anh, anh sẽ được trả khá đấy. nếu cô ấy giữ lời hứa, anh sẽ được một phần thưởng chắc chắn trong ngày mà cô ấy sẽ là vợ tôi. Còn bây giờ anh hãy dạy dỗ bọn trẻ. Tôi chạy trốn ra cửa, xa cái lạnh giá của cái giường này, nhưng tôi lùi lại trước sức nóng xoáy tận đến tôi như một ngọn lửa được cất giấu. Khi tôi mở cánh cửa và chạy ra như để ập đến với ngọn lửa đó thì Malene làm ra vẻ như biến đi trong bóng tối. Thình lình cô dừng lại để nhìn vào tôi với con mắt sáng loáng cho đến khi tôi toan đóng cửa lại sau tôi. Lúc bấy giờ cô làm hiệu với tôi, và, bối rối, tôi đi theo cô. Cô ấy đã giấu tay trong tạp dề và đôi mắt đắm đuối nhìn vào mắt tôi. Thấy không, ông sinh viên – cô nói với giọng thì thầm và dịu dàng – tôi biết vì sao ông ấy gọi anh đến, những người trẻ tuổi ở đây thì ông ấy không tin họ bởi vì họ đều về phía tôi. Nhưng ông ấy nghĩ rằng anh, một người nước ngoài, sẽ trung thành với ông ấy và sẽ phản tôi. Ông ấy tin là ông ấy sẽ sống hai hay ba năm nữa. Ha! Ha! Ông ấy sẽ kgsn được một năm đâu. Và lúc đó, ông sinh viên thì…Nhưng từ giờ tới đó chúng ta sẽ khôn ngoan ra. Cô đột ngột đặt bàn tay lên mặt tôi, bịt mũi và mồm tôi. Tôi thốt ra tiếng kêu ngợp thở và đi về phía bức tường. Nỗi khiếp sợ tôi cảm thấy hồi bé ở phố Pistolet, và sau này trước những tiếng xì xào của bọn bạn, trước những lời trò chuyện của những người cùng đi trêntàu Coquillage tràn ngập trong tôi. Nỗi khiếp sợ lớn hơn sự khiếp sợ mà con người gây nên cho tôi. Tôi lùi lại trước những bi mật sâu lắng nhất của cuộc sống, trước ngọn lửa ngấu nghiến nó thiêu đốt cả trái đất. Trong nháy mắt, Dorete Honorius xuất hiện. Tôi đã sống lại cái khoảnh khắc lạc đường phá huỷ hạnh phúc cuộc đời tôi, tôi gọi Dorete đến cứu tôi và tôi quỵ xuống nửa ngất xỉu ở trên sàn. Malene kinh ngạc cúi xuống tôi và khi tôi giơ lên phía cô một bàn tay cầu khẩn, tôi trông thấy tắt đi ngọn lửa cháy lên trong mắt cô và một cái nhìn yên tĩnh đặt lên tôi, một cai nhìn tươi cười như cái nhìn của Carsten Honorius, như của Dorete… Con ơi! – cô thì thầm, và cô vuốt ve khuôn mặt tôi dịu dàng, nhẹ nhàng, - Bé con khốn khổ đến đây làm gì? Tôi oà lên tiếng nấc, cô quỳ xuống bên tôi sát tường và hôn lên trán tôi. Đó là nụ hôn duy nhất một phụ nữ đã cho tôi, nụ hôn duy nhất mà tôi có thể nhận, nó báo cho tôi nụ hôn của Dorete của tôi trên thiên đường. Cậu bé khốn khổ đến đây làm gì? – cô ngạc nhiên nhắc lại – và cậu đói, cậu chưa ăn gì từ sáng, cậu hãy đến ăn bánh và uống sữa đi, cậu bé khốn khổ. Khi tôi ngồi trong gian phòng rộng tối om, trước chiếc bàn nhỏ, giữa những sổ sách của nhà thờ và nuốt với nước mắt bánh mì và sữa, Malene đứng bên cạnh tôi, một tay để trên bàn tay kia chống nạnh. Có cô ở đây làm tôi yên tâm như có lửa trong lò sưởi. Ngọn lửa từng làm tôi kinh hoàng đã vĩnh viễn dập tắt với tôi. Khi đứng lên, tôi cám ơn cô về bữa ăn và nói tất cả lòng biết ơn với cô trong một cái nhìn. Hôm sau, tôi dạo chơi giữa các quả đồi đến đầm lầy, cái ao và biển. Tôi nghĩ rằng trở về qua ngọn núi Sonderbjaerg. Trong thâm tâm tôi thèm muốn gặp lại quý bà có dáng cao dong dỏng và cô bé mà tôi đoán là họ giống như tôi. Hôm kia họ đã biến mất trên con đường này và tôi biết rằng nhà của nhân viên thuế quan ở gần biển. Tôi không dám đến chỗ ông thầy thuốc. Ông ta sống nhắm mắt bịt tai giữa mọi người, chìm đắm vào trong những cuốn sách. Ông ấy thấy tôi làm sao được? nhưng những con mắt người mẹ và đứa con gái đã tìm mắt tôi. Suốt buổi sáng, ngồi trong căn phòng áp mái lạnh giá mái rơm, quấn trong áo choàng, tôi cắm cúi nghiên cứu những quyển sách mà tôi sẽ cần đến trong ngày hôm sau ở nhà trường. Những quyển sách từ đầu thế kỷ hoặc cuối thế kỷ trước,những quyển sách dơ bẩn, rách nát qua nhiều bàn tay. Quả đúng là tôi đã dùng những quyển sách đó để dạy trẻ con. Trong ấy không có lấy một lời về cuộc cách mạng, không có lấy một lời về Napoléon. Những đảo ở xa lục địa như là xa một hành tinh khác. Lịch sử thế giới có quan trọng gì với nó, đâu có phải là lịch sử của đảo? Dấu vết những bàn tay đã làm bẩn hoặc xé hàng bao nhiêu trang đã ghi trong các quyển sách biên niên sử của đảo. Ngày hôm đó cũng như những ngày khác, trời âm u, đầy mây và xám xít vì sương mù biển. Ngẩng mắt nhìn về phía hoang mạc tôi nhận thấy xung quanh tôi một sự yên lặng, chết chóc, và tôi tự hỏi tại sao tôi đã đến đây với tư cách là giáo viên tiểu học. Tôi phải dạy cái gì đây? Cái yên lặng từ vĩnh hằng đến vĩnh hằng phải chăng rốt cục là đạo lý cuối cùng của con người? Tôi đã ăn tối một mình, mục sư Schwarzflugel còn ốm, không làm lễ nhà thờ, việc này chi tiến hành hai chủ nhật một lần. Malene đã đem bữa ăn cho tôi, và hai tay chống nạnh cô đã nhìn tôi mỉm cười. Cô đã nói chuyện với tôi về hòn đảo, về bọn trẻ. Rồi cô mang các đĩa đi. Sự có mặt của cô không đốt nóng tôi nữa. Tôi chỉ là một đứa trẻ, một cái bóng, một thằng điên khốn khổ, chắc thế, nhưng tôi biết ơn những gì đã xảy ra. Bây giờ tôi đi ra ngoài để xem tôi có tìm được ai thật cần đến một thằng điên khốn khổ không. Đi trên các quả đồi, tôi trông thấy biển trải ra trước mặt tôi trong cảnh mùa thu buồn chán và tôi dừng lại. tiếng rì rào nhẹ êm của những cây guốcbê và của cát bị gió cuốn nói với tôi là tôi đang ở đâu. Không một bụi nhỏ, không một cây nào mọc ở đấy ngoại trừ những cây thông biển ngày nay còn dựng lên những thân lùn và bị xoắn lại, bãi biển trống rỗng. Ngoài vài thùng tô nô và một lán kho tạm gần bến cảng, nhìn ra xa đến đâu, người ta cũng chỉ thấy một đường viền bọt biển và những vách đá dựng đứng đen sì mà những làn sóng đụng vào đấy đã vỡ tan và còn vỡ nữa! Ngoài xa biển khơi mặt trời sáng chói, những thành phố vang lên tiếng ồn ào, những dãy núi nhuộm màu xanh lam, những cây cọ rung rinh tán lá biếc. Mỗi một khoảnh khắc trôi đi đều hệt như một giọt vàng, trong lúc ở đây thì đó chỉ là một hạt cát. Bên kia biển người ta làm việc, người ta vui chơi, người ta chìm đắm vào trong vòng ôm xiết dịu dàng, người ta sinh ra ở trên đời. Ở đây người ta chạy như kẻ mà tôi nhìn thấy đàng kia đang đi dọc bờ biển với bước chân giật giật, cúi xuống chiếc gậy. Như nhân viên hải quan Vendelin, người ta đi vòng hòn đảo chưa đầy một phần ba dặm vuông, biển bao quanh này để trở về chỗ xuất phát, mình lấm mồ hôi, về nhà mồ, trong khi nó xoá đi mọi dấu vết… Bỗng một bàn tay đặt lên vai tôi. Tôi quay giở lại, cứ như đó là bàn tay tử thần. Jacobus Uz đứng đàng sau tôi, nhìn tôi bằng cặp mắt nâu sẫm. Tóc ông ta bay dưới cái mũ bé tí. Tay kia ông giữ chiếc ô sau lưng. Anh thấy biển này rộng lắm phải không? – ông nói, vừa hất đầu về phía biển khơi. Vì tôi không trả lời, ông rú lên một loạt tiếng cười cổ họng, vừa ngửa hẳn đầu dựa lên cái bướu của ông – Cứ chờ cho anh trải qua được một năm ở đây! Tôi thì thầm: Tôi sẽ ở đây mãi mãi. Vì sao vậy? Bởi không còn chỗ nào khác để đi nữa. Những lời nói buột ra mặc dù tôi không cố ý, tôi chệch choạng trước gió biển. Lúc bấy giờ bàn tay của ông tìm bàn tay tôi, và trong khi trập mắt xuống tôi gặp đôi mắt ông. Tôi liền thấy ông ta đẹp biết dường nào. Khuôn mặt vượt lên trên cái thân hình dị dạng của người lùn có những nét cao quý và trong trắng. Tôi nhận thấy cái trán hẹp, lông mày vòng cung, vết sáng của đôi má không râu, tóc mềm lấp lánh và cái nhìn rực sáng đầy lửa và sâu thẳm. Tôi có cảm tưởng ông quả thật đang mang chính tấm đá sứt ở trên lưng ông, ông là người chịu hai lần tù, tù nhân của thân thể ông và tù nhân của đảo. Người trẻ tuổi này – ông nói với tôi – tôi là Jacobus Uz, người giàu nhất của đảo, mặc dù đã có hoàng thân. Tôi có thể mua gấp ba mươi lần tương đương số đất của ông ấy trên lục địa, nhưng anh hãy nhìn tôi. Tôi là con của cha ông tôi và tôi không thể sống ở đâu ngoài đây. Vậy hai ta hãy liên kết theo phe nhé. Bàn tay xương xẩu của ông siết chặt bàn tay tôi mạnh đến nỗi tôi suýt kêu lên nếu như những tiếng đập của tim tôi không làm im đi mọi khổ đau. Bảo rằng một con người nói chuyện với tôi kiểu ấy, và ơ/ trên bờ biển này bảo rằng đó là Jacobus Uz, linh hồn của đảo! Tôi biết anh là ai và vì sao anh đến đây – ông nói tiếp – Tôi cũng biết ông mục sư Schwarzflugel, và cái tổ ấm mà anh sẽ ở nhà ông ấy. Nếu tôi chưa bao giờ nghèo, thì ít ra tôi cũng đã trẻ trung và tôi đã luôn luôn có một mình. Đừng sợ tôi! Sợ ông ta? Tôi mơ hồ nhớ đến những câu chuyện của Malene về ông ta và về người vợ gác đèn pha. Những chuyện đó có cơ sở không? Với những con mắt và tiếng nói đó? Tôi đi theo ông trên lối đi gần như bị xoá mất giữa các bụi guốc bê. Cái đầu hồi trắng và nặng nề của nhà ông nhìn ra những cồn cát từ cái cửa sổ độc nhất tối om. Mái nhà đưa lên cao có vẻ như đang sụp xuống trền hàng cửa kính trước mặt nhà và cái cổng có lưới bằng sắt rèn. Những cột đá được nối nhau bằng dây xích bao quanh ngôi nhà. Khi đi ngang qua trước cửa sổ đầu tiên gần đầu hồi nhà hơn cả, tôi nhận thấy ở bên trong một khuôn mặt rộng và nặng nề đè lên một cái cằm hai lớp. một cái mũ bằng đăng ten che mớ tóc màu nâu trơn nhẵn. Khuôn mặt vẫn bất động nhìn ra biển bằng những con ngươi màu nâu dưới những vết lông mày bồ hóng. Một cánh tay xỏ trong ống áo bằng nhung tựa vào những rèm thêu phủ khuôn cửa, giữa những vỏ sò, những hòn đá và những chậu hoa. Tôi nhận thấy màu trắng của một bàn tay khác đang cầm cây gậy. Anh hãy chào đi – Jacobus Uz thì thào – Đó là cô tôi đấy. Tôi bỏ mũ nhưng đôi mắt nâu không động đậy, vẫn không thôi nhìn ra mặt biển. Uz dừng lại trước cửa lớn và vừa rút từ trong túi ra một chiếc chìa khoá lớn, ông vừa nói: Anh đến đây, tiện thể anh trông thấy người khác nữa. Chúng tôi đi theo dãy cửa sổ bị che tối bởi bóng mái nhà và đi đến cửa sổ cuối cùng. Ở đây anh đừng chào – ông bạn cùng đi bảo vệ bà ấy không trông thấy chúng ta đâu, đó là dì tôi đấy. Và tôi thấy sau cửa kính một khuôn mặt đàn bà thứ hai tái nhợt như xác chết dài đuỗn và hốc hác, phía trên dựng lên mất mớ tóc đen. Cũng như bà kia, bà nhìn bầu trời và mặt biển xám bằng mắt kính lấp loáng mà không nhìn thấy chúng tôi, đôi môi mím lại giữa các nếp nhăn. Anh đã trông thấy những bạn đường của tôi – Jacobus Uz nói – bây giờ anh có muốn biết những sinh linh đang còn sống ở trên đảo trải qua một ngày như hôm nay ra sao không? Tôi rụt rè tỏ dấu hiệu đồng ý. Ông mở cánh cửa thấp ở trước mặt hồi nhà và tôi đi theo ông đến một lối mòn dốc đứng dẫn ra biển. Nhà của nhân viên hải quan hiện ra sau những cồn cát. Người ta có thể nói đó là một đống tảo dạt. Cái mái gù vắt vẻo như một chiếc gối trên những bức tuờng trát đất và vách nghệ bạc màu qua năm tháng, những cửa kính nhỏ dính đầy gỉ đồng, những hòn đá đổ xuống bậc thềm. Cái nhà này bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? – tôi hoi trong lúc chúng tôi giẫm lên cỏ ở bên rìa lối đi. Jacobus Uz lắc đầu. Không ai biết điều đó. Khi dòng họ của tôi đến định cư trên đảo cách đây bốn trăm năm thì đã có nó rồi. Nhưng anh hãy nhìn nó từ trước mặt. Như một con thú hoang nằm nấp trong những cây guốc bê của đồi, nó ngắm chúng tôi bằng những con mắt đã chết dưới cái bờm bằng tảo dạt. Nó bị ăn mòn, han gỉ, đổ nát và què quặt gần như sắp ngã gục xuống trong sự chống chỏi với kẻ thù muôn đời là biển không ngừng quật vào nó bằng bọt trắng. Một cây lê đá với những chùm quả đen bám vào mía và hai cây xà ngang chìa ra như những mảnh gỗ trôi trong đống tảo dạt. Đấy không phải là nhà ở của con người – tôi thì thầm. Thế mà người ta đã ở trong hơn bốn trăm năm và họ đã chết ở đấy. bây giờ đến lượt vợ và con thanh tra quan thuế Vendelin ở đấy. Anh hãy đến xem. Rồi ông túm lấy ống tay áo kéo tôi đến tận một cửa sổ. Tôi thấy qua cánh cửa kính mờ xỉn đi vì nắng và muỗi cắn, một gian phòng có kích thước bất thường, nhưng lại thấp và tối om dưới những xà ngang khổng lồ. Những nhân vật kỳ lạ cựa quậy lặng lẽ trong gian phòng mà tôi cảm thấy hình như hoàn toàn chẳng có bàn ghế gì cả, vì bóng tối khiến tôi phán đoán như thế. Ngồi ở giữa là người đàn bà cao lớn mà tôi tìm. Bà mặc chiếc áo màu lục, ngồi thẳng người tựa vào lưng ghế. Những giẻ rách chất đống dưới chân bà. Hai bàn tay buộc lại bằng dải băng dài, bà quay lên trần, khuôn mặt xanh nhợt đóng khung trong những món tóc xoăn. Chốc chốc bà giơ cao những bàn tay buộc lại đó trong một cử chỉ cầu xin hoặc thắng lợi, vừa ngửa đầu ra phía sau, trong khi cái nhìn của bá loé lên. Bên cạnh bà, Agnete và một bé gái khác, trẻ hơn, nhảy múa nhẹ nhàng và rầu rĩ. Chúng vung lên một dải khăn san đỏ rồi bỏ nó ra thật cao trên đầu của mẹ chúng, quấn quanh bà, rồi cho dải khăn lượn sóng trên mặt đất, rồi lại tung nó lên trên đầu bà, không ngừng làm cho nó xoay tròn. Mỗi lần như thế, người đàn bà giơ cánh tay lên không và hướng về phía trần những cái nhìn tràn đầy niềm vui hay đau khổ. Những đứa trẻ khác, ba trai, hai gái mà đứa bé nhất chưa đầy ba tuổi vây quanh cả nhóm. Đứa con trai lớn nhất đội một cái vòng đồng lồi, đứng cao trên lưng ghế thấp và cầm bất động một đoạn rễ cây quấn giây vàng và những dây thừng màu đỏ. Hai đứa tiếp theo, một trai một gái, đứa con gái đập vào không khí bằng hai chiếc đũa như thể đang đánh trống, còn đưa kia thì đưa bàn tay làm tù và trên miệng có vẻ như thổi kèn trompet. Đứa con trai bé nhất mặc chiếc áo dài đen của Agnete đóng vai linh mục. quyển sách cầm tay,nó có vẻ muốn dùng tiếng hát bài Thánh ca, cũng như những đứa khác muốn dùng tiếng trống và trompet để làm at những tiếng kêu đau khổ hay chiến thắng của nạn nhân quấn bọc bởi những ngọn lửa cuốn xoáy của dải khăn san đỏ. Đứa bé gái cuối cùng trong số con gái nằm trên mặt đất co rúm lại bên đống củi. Tóc đen của nó xoã ra xung quanh, nó hình như đã khóc hết nước mắt. Đàng sau tất cả chúng nó, người ta đoán ở bên kia bức tường là những bụi cây guốc bê phớt xanh rậm rạp. Chúng nó diễn Jeanne d'Arc tuần này đây, chúng nó đang ở Rouen – Jacobus Uz nhắc tôi, vừa kéo tôi ở đàng sau. Tôi nhìn ông ngạc nhiên. Ông lắc đầu Tôi biết chương trình, và luôn luôn biết đến buổi diễn nào tôi có thể tham dự ngay khi Vendelin lại ra đi vòng quanh đảo. Nhưng ông ấy chạy theo cái gì vậy? Và những người khác diễn trò gì thế? – tôi kêu le6n. Anh đã nói với tôi là anh sẽ ở lại đây mãi mãi, và tôi đã thử tin, theo như cái nhìn của anh khi chúng ta gặp nhau ở trên cao, thì anh đã có thể tự trả lời câu hỏi này – Jacobus Uz nói. Những đứa trẻ kia quả thực trông thấy mẹ chúng cháy lên v` những con mắt của bà sáng loé như thể bà ở giữa đống lửa. Anh tin rằng chúng sẽ diễn như thế tất cả các ngày, năm này sang năm khác, nếu chúng không xem trò biểu diễn của chúng thực sự là nghiêm túc ư? Chúng tôi thong thả bước trở lại phía ngôi nhà, Jacobus tiếp tục: Ở đây lạnh lắm, không có một cái lò sưởi nào cả. Chính vì thế họ đã đốt giàn thiêu, chính vì thế bà Vendelin tự biến mình làm vật hy sinh. Trong căn phòng đó không bao giờ có lửa, không bao giờ có ánh sáng. Hầu như không có cái gì ăn, không có cái gì mặc. Người mẹ nuôi các con bằng nguồn sống của trái tim mình, bà đùm bọc chúng bằng ngọn lửa đốt cháy trong bà. Ông mở cái cửa ở giữa các lan can sắt. Tôi dòm bên phải và bên trái vào các khuôn mặt bất động, vào khuôn mặt hốc hác mà những cái nhìn tìm mặt biển một cách không thay đổi. Anh nhìn các khuôn mặt – Jacobus Uzns – cứ nhìn đi, không hề gì đâu, chúng không trông thấy anh cũng như bà Vendelin và các con không trông thấy anh. Ông đóng lại phía sau chúng tôi cánh cửa nặng gỗ sồi và chúng tôi đã ở trong cái phòng ngoài tối tăm. Ánh chiều chỉ chiếu xuống qua một cửa sổ độc nhất che lưới sắt như một thần linh sẽ tiến lên trong bóng đêm. Tôi ngạc nhiên nhìn thấy một cái mắc áo bằng sừng hươu hay ngà voi treo rất cao trên bức tường trát. Tôi phải nghển chân mới với tới được, chứ còn những cánh tay dài của Jacobus Uz thì chỉ đến một nửa. Cái lò sưởi bằng sứ sát tường cuối cùng khiến tôi ngạc nhiên không kém. Đó đúng là một quả núi. Khi Jacobus Uz mở một cái cửa và tôi đã ở trước một dãy phòng chỉ được chiếu sáng bằng ánh lửa chập chờn, tôi hiểu rằng con người lùn này là người cuối cùng của một giống người khổng lồ. Những chiếc ghế kếch xù dựng lưng lên xung quanh những cái bàn xứng đáng với những hiệp sĩ của vua Arthur. Những chiếc tràng kỷ bằng da trải ra những kích thước khổng lồ, những chiếc tủ đứng lên tận trần và phồng lên trên những tấm thảm bằng da thú, và những lò bằng sứ có vẻ như những khối đá cẩm thạch trong bóng tối của cái hang thú săn mồi này. Ở trên tường, những chân dung màu sẫm có dáng như những con ma. Những khuôn mặt râu ria nhìn tôi từ trên cao. Ánh lửa làm hiện ra rồi biến đi những tượng bán thân của những người khổng lồ nam nữ, rồi ánh sáng đến chiếu vào hình bóng lùn tịt của ông chủ hiện nay của ngôi nhà. Khuôn mặt nhợt nhạt của ông cúi xuống, hai tay dài khoanh lại, ông ngắm nhìn ngọn lửa lung linh trong những gian phòng đầy bóng tối. - Xin mời ông ngồi – ông nói, giơ cánh tay chỉ vào một chiếc ghế mà trên đó ông có thể tựa đầu vào – Còn kia là chỗ của tôi! thoăn thoắt như một con khỉ, ông trèo lên cái ghế kếch xù nhất, một cái ngai thật sự, bên cạnh cái ghế ông chỉ cho tôi. Vừa ngồi vào ông đã khoanh chân và áp cánh tay vào ngực, rồi ông cúi đầu xuống một trong những ngón tay dài của ông. Khi ông ở đấy, thân hình ông bị hút vào trong bóng tối, chỉ còn trông thấy khuôn mặt và đôi mắt chói sáng của ông, tôi tưởng như ông là con trai của tổ tiên, theo đúng nghĩa của từ, và tôi đang chuyện trò với một trong những chủ nhân của đảo này với một trong những người họ Uz, thuỷ thủ và thương gia dòng dõi. Mắt của ông nhìn tôi: Này anh thanh niên, tôi đã dẫn được anh đến đây. Họ không đông lắm đâu, những người dân của đảo sẽ đi theo anh ở đây. Nhưng tôi trông thấy anh run! Vậy anh có biết tôi không? Anh đã nghe nói về tôi, ngay từ khi anh đặt châng lên đảo? Có lẽ là từ lúc anh đang còn ở trên tàu Coquillage. Anh đừng chối. Tôi biết điều đó. Tôi biết cả người ta đã nói với anh những gì. Tôi có thể nhắc lại với anh từng lời một. Thế mà anh đã ở đây, trong nhà của Jacobus Uz, trong hang của con thú! À vâng, à vâng… Ông đột ngột ngửa người về đàng sau như thể ông muốn vỗ vào tôi, mắt ông toả sáng dưới vầng trán bạc. Phải, tôi biết dân đảo. Họ nhận được sự hào phóng của tôi, tôi nuôi họ, tôi cho họ mặc, tôi sưởi ấm họ như bà Léonoone ở kia làm cho các con bà ta. Nhưng, ở tôi thì chính là tiền của tôi nó tác động chứ không phải sự tưởng tượng. Tôi xây nhà cho họ, tôi trả thuế tô của họ cho hoàng thân, họ được no nê ở cửa của tôi, nơi mà cha ông tôi đuổi họ đi. Tất cả những vết thương mà họ hàng nhà tôi gây ra cho họ đều được băng bó. Họ biết tôi khi tôi còn nhỏ, họ đã trông thấy tôi trần truồng trên ngọn Sonderbjaerg, họ đã giơ ngón tay chỉ tôi cho người này người khác và bây giờ họ nói với anh: kìa Jacobus Uz. Họ đã giơ ngón tay chỉ tôi, nhưng bây giờ lời nói thuộc về tôi. Và ông giơ về phía tôi, trong bóng tối, những ngón tay xoè ra của ông. Anh có biết tôi đã vào làng để tìm anh và lôi kéo anh đến đây không? Anh có biết anh là người ngoại quốc duy nhất đã cập bến xuống dảo kể từ hai mươi năm nay không? Và ngay từ khi đặt chân lên vùng đất vững chắc này anh đã sợ tôi, con người trần truồng của Sonderbjaerg, anh là cái thế giới bên ngoài kia mà tôi thèm muốn như một thằng điên, và cuối cùng anh đã đến với tôi. Ông vung hai cánh tay dài của ông trong bóng tối theo một cử chỉ phản kháng dữ tợn. Anh đừng lấy đi củatôi cái tai duy nhất có thể nghe tôi, hiểu tôi, không bị bịt lại vì những lời dối trá phổ biến về tôi, và tôi chết vì cái đó. Anh tưởng rằng tôi không biết anh sao? Có, tôi có biết anh. Anh cứ hỏi nô lệ của tôi. Mons Abi ed Plude, thương gia lo liệu những gì còn lại trong sự buôn bán của tôi và, anh đã có chuyến đi biển với anh ta. Anh ta đã kể với tôi, chế giễu tất cả những gì anh ta biết về anh cho tôi và tôi đã hiểu anh là thế nào và vì sao anh đến, vì sao anh sẽ ở mãi mãi ở đây. Tôi cũng biết rằng anh là người phải được gửi tới cho tôi vào một ngày nào đó! Ông giơ cho tôi bàn tay run rẩy của ông, vừa cười bằng nụ cười chua chát. Anh có nhớ vua Midas đã nói nhỏ bí mật của mình với đất bởi ông ấy không thể giữ im lặng hơn nữa, và những cây sậy nhớ lời ông ấy nói không? Cây guốc bê của đảo chưa trả lời cho tôi. Một ngày kia khi anh đã sống bằng số năm tôi đã sống, anh sẽ thấy rằng không phải là một thằng điên chiều nay đã lôi kéo anh đến nhà nó và nói với anh như tôi đã làm. Không có một cư dân nào của đảo muốn quan hệ với tôi. Anh có muốn quan hệ không? Nhưng này anh hãy nghĩ đi. Tôi là con người trần truông, với tôi mọi sự dôi trá không tương hợp. Những người khác có giấu giếm tôi trước mắt anh không? Ồ, tôi đã thấy hết, họ đã phản ảnh tất cả với anh, anh hãy thú nhận đi. Ôi, anh, người ngoại quốc duy nhất từ hai mươi năm nay, người bạn đường duy nhất không mưu mẹo, quanh co, không đề phòng, thổ lộ như với anh, hãy đồng cảm để tôi không bị mất anh và tôi không bị một tôi vì dối trá. Anh đã nghe những người khác nói, anh hãy nghe tôi, rồi tự hỏi xem đâu là sự thật về phần tôi. Ông quỵ xuống trên ghế! Tôi chỉ còn trông thấy tay dài của ông, chỉ còn nghe thấy hơi thở rít lên của ông. Và tôi run lên vì có một mình với ông ấy trong nhà này, tôi còn run hơn cả khi trông thấy những nét tử thi trên Ramus Schwarzflugel. Khuôn mặt nhợt nhạt của Jacobus Uz ra khỏi bóng tối. Anh đã trông thấy hang thú, bây giờ anh hãy xem những dã thú tôi và họ hàng nhà tôi. Tuột xuống khỏi chiếc ghế, ông đi mở cánh cửa gỉ của lò sưởi. Anh hãy nhìn những con cá voi, những con gấu, những con chó sói, những linh miêu và cuối cùng là linh cẩu, linh cẩu là cha tôi! Ông chỉ cho tôi ở trên cao một mặt người chiếu sáng bởi ngọn lửa rung rinh, một khuôn mặt dài xám xịt với những chòm râu má, một vòng râu cằm, một đôi mắt cắm sâu như những con đỉa dưới những vệt lông mày xiên, một cái mồm to xếp nếp với nụ cười. Jacobus Uz đóng lại cái cửa và với một cái nhảy ông về ngồi lại trên ghế. Anh hãy nhìn họ, hãy nhìn đồ đạc của họ ước lượng sức lực của họ và hiểu rằng, tôi sinh ra từ sự mạnh mẽ của cá voi, và từ sự tàn bạo của linh cẩu. Là con của một nòi giống Viking, cướp biển, chủ tàu buôn, hoàng thân buồn bán, những bản năng khát máu, sự đam mê biển cả và bão tố, sự tàn bạo của dã thú bị giam hãm trong thân thể tàn tật của tôi khiến nó bị còng xuống đất vì sức nặng các tội lỗi của tất cả họ hàng tôi chất đống lên vai tôi. Anh trai Caspar của tôi da nâu, trogn khi tôi da đen, anh ấy thẳng đứng, tôi thì gù, anh ấy thì tốt, còn tôi thì xấu. anh ấy là con hươu, tôi là con cóc trong đàn thú nhà Uz. Nhưng chúng tôi đau khổ cùng nhau dưới móng vuốt của bố tôi, dưới cái nhìn, dưới tiếng cười thuốc độc của ông ấy. Hễ chúng tôi đoán được sự có mặt của ông ấy qua mùi nhựa lô hội và nhựa đường là chúng tôi tránh ông ấy từ gian này sang gian khác. Caspar đi trước còn tôi bò sau bằng những cánh tay khổng lồ. Từ một phòng ở cuôi, phòng mà ở đó dì tôi ngắm biển hiện giờ, chúng tôi nghe thấy đưa lên tiếng hát man rợ của mẹ tôi cho tới một lúc mà bỗng thình lình bà ấy đẩy mạnh cửa chạy vào trong phòng, vẫn mặc áo ngủ, tóc xoã, bị đuổi theo bởi tất cả các dã thú của gia đình, cá voi, gấu và sói. Hoảng sợ quá, chúng tôi trốn vào trong các góc hoặc dưới những bàn ghế khổng lồ. Còn bố tôi, con thú dữ cuối cùng của những con vật khủng khiếp, lao vào mẹ tôi và lôi bà vào nhà tù của bà. Hồi đó tất cả các cửa sổ đều che lưới sắt như các cửa sổ của phòng ngoài để không cho bà ra biển. Nhưng bà nhìn biển qua cửa kính, và rồi một ngày sóng biển đã cuốn bà trở về với đất. Bố tôi đã biết mẹ tôi như thế nào? Chúng tôi đã không hề biết. Có lẽ là theo đúng tục lệ của giống nòi, ông đã cướp lấy bà từ trên lục địa. Không có một phụ nữ nào đến đây tự nguyện cả. Nhưng một khi đã ở trong nhà này thì con đường về đã đóng lại. Bố tôi không muốn từ bỏ sức mạnh và sự giàu có của ông sau khi ông chết, các phụ nữ đó phải ở trong tay nòi giống của ông, và vợ ông phải đẻ ra chúng tôi. Tôi cũng chưa già lắm khi tôi hiểu được tại sao anh tôi và tôi lại được tạo ra như vậy. Linh cẩu vằn, con cuối cùng của các con vật ăn thịt đồng loại. Sự buôn bán của chúng tôi, đúng thế, rất quan trọng trong thời gian ấy, nhưng có thực nó cần đến hai mươi nhân viên đang thay đổi luôn không? Ông đã có hẳn cả một loạt người dự trữ trên đảo. Hoàng thân khốn khổ đã làm tôi từ bấy giờ hiểu ra cái nhu cầu tự tiêu diệt ở người cuối cùng của một dòng dõi, sự kiểm soát của thiên nhiên thực hiện với bản thân nó. Tôi đã biết được thế để tha thứ tất cả, chỉ trừ một điều. Caspar và tôi cả hai đều sinh ra từ những khúc ruột ấy. Ban ngày, khi Caspar đứng sát một cửa sổ chắn lưới thép đó để nhìn ra khơi, khá cao ráo, trắng trẻo, trong khung cửa tối om, tôi thấy anh ấy giống như một hồn ma, một thiếu niên của giống nòi chúng tôi chết từ lâu rồi đã trở về trong cái nhà tù mặt đất từ đấy anh ngắm nhìn biển khơi… Khi bầu trời và mặt nước hoà vào trong hoàng hôn, Caspar léo lên như một tia sáng trăng bị bỏ quên. Nhưng ban đêm anh ấy biến đổi, trở thành một con quỷ như tôi. Cuộn người trên thảm, lưỡi để giữa hai hàm răng, để cho tiếng phát ra không đánh thức anh, tôi lắng nghe những giấc mơ của anh ấy. Lúc đó anh ấy tự bộc lộ. Anh ngáy lên một cách khoái trá hay đau đớn, mặt căng ra như một cây cung, đỏ bừng. rồi anh ngã xuống, sùi bọt mép. Người ta tưởng anh chết. Những lời nói ngái ngủ, những tiếng kêu vang lên trong phòng trẻ con của chúng tôi. Những con người thuộc nòi giống chúng tôi chen chúc nhau trong những ác mộng của anh ấy thành những đoàn thú hư ảo dựng lên chống con mồi của chúng. Tuy nhiên anh ấy đứng dậy trên giường, và, hai mắt nhắm lại, bắt đầu nhảy một điệu nhảy tôn giáo, điệu nhảy thánh Gui trên những cục than hồng của tội lỗi với những cuộc bay lên bầu trời và những cái ngã xuống khủng khiếp. Biến dạng vì đau đớn, vã mồ hôi, hai bàn tay giơ lên, anh ấy xoắn người lại như ở trên bánh xe hình phạt tra tấn, rồi anh lao lên không như thể phọt ra ngoài cơ thể của m`inh như một bông hoa lis bung ra khỏi đài hoa. Bằng lòng bàn tay anh bám vào các xà trên trần, mắt cháy loé trong khuôn mặt nghiêng, anh giống như một người bị treo cổ. cuối cùng anh buông ra và rơi xuống như một mảnh giẻ. Chỉ còn hai bàn tay và hai chân anh còn cựa quậy. Tôi không rời mắt nhìn anh từ dưới cái bướu của tôi. một con thú ngắm nhìn một vị thần. Lòng tôi bay theo anh lên bầu trời và rơi theo anh khi sa xuống đất. Nhưng dưới lòng trắc ẩn đau đớn của tôi lại ẩn giấu một nỗi khuây khoả. Nếu ban ngày anh là một con người thì ban đêm anh trở thành một con ma chó sói giống như tôi. Tuy thế, anh đã biết thoát ra khỏi sự di truyền nòi giống của anh, và khỏi cần sự câu thúc của cha tôi. Caspar và mẹ chúng tôi giống nhau như đúc. Từ cái đêm mà bà thoát qua được những lưới sắt, qua được những bức tường, để rồi hôm sau, vẫn mặc chiếc áo ngủ trắng dính đầy tảo dạt và những con sứa, bà lại bị ném xuống dưới chân chồng bà, bố tôi đã phải ngần ngại trước bộ mặt của Caspar và trước giọng nói của anh ấy như trước một bóng ma. Hà, hà! Linh cẩu vằn, con vật đi ăn đêm vẫn sợ những người chết! Người ta cho phép Caspar đi biển và anh đi trên một chiếc tàu chiến của bố tôi. Ra đi anh mặc bộ quần áo thuỷ thủ, tay cầm chiếc ba lô con, xanh xao và thẳng đứng, có dáng như một kẻ tuẫn đạo bước xuống vực. Anh biến đi trên biển, một sợi rơm bị gió đưa đi. Tôi nghĩ rằng tôi sẽkg bao giờ nhìn thấy anh nữa, nhưng anh ấy đã về luôn, càng ngày càng xanh xao, mảnh khảnh và cao như một linh hồn bị phạt tội chết đuối bắt buộc phải vĩnh viễn trở về với bờ biển chạy trốn. Thỉnh thoảng tôi nhận được những lá thư viết về những bến bờ của người Esquimo, hay của những người da đen. Thư chỉ kể những tên, những ngày tháng, những con số, Caspar không bao giờ nói về anh ấy. cuối cùng anh ấy chỉ nói về biển mà thôi. Tuy nhiên những con mắt của anh ấy vẫncòn rực sáng, anh vẫn còn nhảy ở trên chiếc tàu chiến đơn độc, điệu nhảy cái thang rực cháy của Jacob, trước mặt cây thánh giá phương Nam hay sao Bắc Đẩu. Chiến tranh 48 nổ ra. Caspar đã là một người đàn ông bắt đầu già, mỉm cười. Cái vinh của kẻ tuẫn đạo cuối cùng đã vô hiệu. bố tôi không dám phản đối. Caspar ra đi và bị giết ở Frederits, đi đầu tất cả mọi người, lá cờ thủng trên thân mình bị đạn chằng chịt. Bị che khuất dưới thân những người khác, tên của anh đã bị quên đi trong số tên của những anh hùng. Anh ấy đã đạt mục đích, sự thanh lọc ở bên kia thế giới. Từ ngày đứa con cả đi thuyền xa nhà, xa đảo, bố tôi rút lui vào tôi, một thằng khổng lồ bị giam hãm trong thân một thằng lùn. Trong tôi ông ấy tìm thấy lại mình. Tôi ở lại một mình với ông ấy, bị cái nhìn của ông ấy thôi miên như một con cóc dưới chân ông. Tất cả mọi người đều nhận thấy thế nhưng không ai đoán được trái tim con cóc đập đến điểm nào trong ngực nó! Ông ấy quắp tôi vào trong những móng vuốt của ông, kéo tôi đến cái bàn học khổng lồ, bắt tôi ngồi vào trước cuốn sách gối đầu giường của gia đình. Biển tối om, vách đá trụi trọc, những xà nhà làm bóng tối đen hơn, và làm hẹp bớt vòng tròn đời tôi trong khi tôi đọc những trang kẻ dòn cẩn thận vật bằng nét chữ đậm truyền thuyết về nòi giống của tôi, nguồn gốc của tôi, số phận của tôi. Tôi đọc ở đấy những gian lận, những bạo lực cổ xưa, những vụ buôn lậu, những việc giả mạo cân đon,gã những cuộc mua đồ trang sức giả bán cho các bộ tộc ngu đần và dã man để đổi lấy quế và ngà voi. Tôi đã đọc trong lịch sử những thịt thối đầu độc nhiều làng xóm, thịt ở trên các tàu được bảo đảm chắc chắn, sắp bị thối mà người ta phái ra khơi với một đoàn thuỷ thủ tập nghề… Tôi lao xuống dưới ghế quỳ xuống chân bố tôi để cầu xin ông thôi đừng tra tấn tôi như vậy. Cũng như Caspar trong các giấc mơ của anh, tôi cảm thấy như bị sặc mùi uế khí xông lên từ cái nhà này, tôi đã biến đổi, tôi đã trở thành một người trong số họ, những con quỷ đáng nguyền rủa ấy… Tôi năn nỉ bố tôi để cho tôi được trốn khỏi giống nòi của tôi, trốn khỏi hòn đảo, được ẩn náu trên lục địa trong số những người sống bên kia biển. Tôi muốn trông thấy họ, muốn giống như họ, yêu mến họ, tôi muốn sống cho họ, chết cho họ. Ông ấy nhìn tôi cười nhe hết cả hàm răng. Thật thế ư, mày muốn đi đến với những con người. Mày có nhận xét bọn trẻ con ngư dân hoảng sợ bỏ chạy khi mày đến gần chúng không, rồi dù không muốn, chúng cũng phải dừng lại để ngắm nghía mày một cách vui thích không? Nếu mày không phải là con tao thì chúng đã ném đá cho mày chết rồi. chú bạn nhỏ của tôi ơi, chú phải tin chắc rằng những cái cây như thế này – và ông chỉ cái bướu của tôi – phát triển phần lớn là ở trong bóng tối. Cát của đảo này là phù hợp với… Sự ám chỉ vào những đứa trẻ của ngư dân làm tôi nhảy lên trên ghế trước bàn học, rồi co rúm người và mải miết vào các cuốn sách. Trong bóng tối và cái lạnh cực bắc này, tôi xoa tay một cách khoái trá khi hình dung đến số phận những người sống ở mặt kia trái đất, cách xa đây hàng nghìn dặm và ở đấy họ trả thù hòn đảo và miền Bắc. Rồi một hôm, tôi thức dậy, trông thấy một con bướm, con bướm đầu tiên và độc nhất – anh có biết không? Nó không có ở đây, chúng sống thế nào được ở nơi không có hoa này? và sao mà chúng có thể đến đây được, qua hàng bảy nghìn dặm đường? Thế mà tôi đã trông thấy một con trắng như tuyết bay qua những trang sách đen ngòm và chấm bẩn của tôi. Hai bàn tay tôi quắp lại trên cuốn sách, tôi nhìn con bướm. Con vật này là cái gì thế? Vì đâu mà tôi biết được nó? Phải chăng là kỷ niệm của sự giáo dục ở tuổi thiếu niên của tôi, ở những mơ mộng của mẹ tôi, là điệu nhảy thần thánh của Caspar? Không, tôi biết nó nhỡ một sự hiểu biết nội tâm. Con bướm này chính là bản thân tôi, là linh hồn tôi. Mắt sáng lên tôi vươn tay tới nó, rồi nhảy xuống đất và đứng dậy lại, lao vào bức tường, cuốn vào một điệu nhảy phóng túng như anh tôi, mắc phải sự điên rồ như anh ấy và cũng thấm thía một niềm hạnh phúc như anh ấy. Chẳng bao giờ tôi biết được có phải con bướm hôm dó được gửi từ phía bên kia những nọgn sóng đến để nói chuyện với tôi, để nhắc tôi rằng có một mùa hè vĩnh cửu, hay là tâm hồn tôi không dám cư trú trong lồng ngực dị dạng của tôi, đã tuột khỏi thân thể tôi? Năm người đàn ông đã phải khuất phục tôi trong lúc tôi đấu tranh để thoát khỏi cái thân thể này và khi tôi tỉnh lại là lúc tôi trở lại là tù nhân, mà là người tù của bố tôi chứ không phải là của bản thân tôi. Tôi đã đi ra khỏi bản thân, cũng như anh tôi, tôi vươn tới bầu trời như anh ấy. Tôi cầu xin bố tôi cho tôi sách, tôi cầu xin ông cho phép tôi gặp những người có đầu óc giống tôi, những người im lặng không hay chế nhạo, những người có đôi bàn tay rộng mở, trái tim rộng mở. Tôi không đòi hỏi chỉ những tác phẩm thơ ca, lịch sử, viễn tưởng mà cả những sách toán học, thiên văn,, vật lý, địa lý để chinh phục thế giới, đóng kín nó lại trong tôi, trong đời tôi. Nhưng, những con mắt linh cẩu vằn của ông nổi cơn giận. Ông nắm tay đập xuống những quyển sách kế toán và bảo rằng đó là thế giới. Cái còn lại chỉ là khói, là sự ngu ngốc và tôi, người cuối cùng của giống nòi ông, thằng gù dị dạng, tôi chỉ phải tự làm thành người có ích cho tới cùng. Chúng tôi lại ngồi trước mặt nhau như cũ. Đôi môi ông mím chặt lại tiếp tục khắc nên nụ cười như trước. Tôi thuộc quyền của ông ấy. Thuộc quyền của đảo, bất lực để bảo vệ. Tôi không nghe thấy gì ngoài tiếng bước chân rất khẽ, khập khiễng của ông, nó giam hãm tôi như là biển, như là đảo, và môi tôi mím chặt lại, tôi thành câm, mù và hình như đã chết. Nhưng trong thâm tâm tôi đưa lên tiếng hát khá rõ ràng rằng tôi đã để người ta không nghe thấy nó trong sự im lặng vĩnh viễn này, tiếng hát của thế giới mà tôi tạo ra trong thân hình khốn khổ của tôi, cái duy nhất mà tôi sở hữu riêng. Tôi sáng tác ra tiếng hát đó trong những đêm của tôi, tôi, kẻ mà người ta không cho nhận đồng loại, kẻ mà người ta không cho nhận vũ trụ. Ngồi xổm trước bàn, che cây đèn bằng cái bướu của tôi, để ngòi bút chạy trên trang giấy, tôi đã sáng tác ra tất cả từ số không. Cửa kính rắc gãy chỗ nước đóng băng trong khi tôi viết, đầu óc tôi hình như sống động lên vì chính hơi thở của Chúa trong bóng tối trống rỗng mà Người cho trú ngụ vô vàn sáng tạo của Người. Tôi chỉ có một mình cũng như Chúa lúc Người sáng tạo ra thế giới. Hòn đảo sinh ra giống như một cái bọt trên các ngọn sóng. Con chiền chiện đầu tiên bay lên trên Khu Rừng Lam và hai người đầu tiên bước đi giữa những cái cây. Người đàn ông là tôi, còn người đàn bà được tạo thành từ một xương sườn của tôi! chúng tôi là cái hôn đầu tiên, là cái ôm đầu tiên trên đất này, cái sinh đầu tiên và cái chết đầu tiên. Và các thế hệ sinh ra từ chúng tôi có hàng nghìn các thế hệ đó sinh ra trên hòn đảo sống này, trên hòn đảo sống này, trên hòn đảo chết này. chúng tôi đã lên đến tận các vì sao và chúng tôi đã lôi cuốn chúng vào chúng tôi, chính chúng tôi là vũ trụ.. Một đêm, một cái bóng lẫn vào trong cái bóng khổng lồ của cái bướu của tôi, hai con mắt của linh cẩu rực chiếu lên, một bàn tay xương xẩu sà xuống tác phẩm của tôi. Bố tôi đã trông thấy tôi và ánh sáng của tôi. Tôi nhảy xuống dưới ghế, lật đổ cây đèn và cái bàn, và đi vào trong đêm đến bờ biển để tìm lại mẹ tôi. Tôi là người sáng tạo ra cuộc sống, tôi chạy đến cái chết. Những người khác đuổi theo tôi, tôi nghe tiếng kêu của họ, tôi trông thấy họ trong ánh trăng, bố tôi và bọn đầy tớ của ông trong lúc tôi chạy trốn, lang thang, dị hình, với bước đi của con cua. Họ đuổi kịp tôi, lôi tôi về trong phòng mẹ tôi. Tôi nằm ngọ nguậy một lúc trên sàn, sau những thanh chắn, rồi tất cả tối sầm lại chung quanh tôi. Sáu tháng sau, khi tôi hồi sức lại qua cơn xung huyết não, bản viết của tôi đã biến mất, bị bố tôi đốt đi. Tôi cũng không nghĩ đến nó nữa, tôi đã quên nó rồi. Trên toàn thế giới chỉ còn lại địa ngục và trong số những con người Chúa tạo ra chỉ còn lại mình tôi. Lúc bấy giờ bố tôi cho tôi lương, theo đúng lệ của gia đình. Ông cho tôi những người vợ. Tôi, thằng lùn có bướu, đã kết hôn hai lần. Cô vợ đầu tiên là một cô gái quý tốc ở Fionie. Chúng tôi giữ cha cô trong nanh vuốt của chúng tôi và ông ta phải đưa con đến để trả tiền chuộc. Cô ấy đến đây, cao to, tóc vàng hoe, lạnh lùng, dáng như một nàng tiên. Tôi lê đến bên chân cô như một con cóc, cầu xin cô giải phóng cho tôi. Đêm tân hôn của chúng tôi cô ấy đã chạy trốn. Cô ấy nhảy lên một chiếc thuyền trước khi tôi đuổi kịp và cô đã trốn ra khơi. Tôi vừa chạy ra bờ biển vừa gọi. Đó là mùa đánh cá vu thu, không có một chiếc thuyền nào trên bến. Cả một đêm và ngày hôm sau cô ấy được những con sóng của Kattegat đưa đi. Rồi cô đến Djursland cảng của Framnaes. Bây giờ cô ấy là thợ may ở Copenhague. Cô ấy đã mài mòn những ngón tay trắng trẻo, mảnh dẻ của cô để khâu may, không muốn biết gì về tôi cũng như về gia đình cô. Rồi đến cô vợ thứ hai của tôi. Cha cô ấy là thương gia ở Grennaa, đã làm những hối phiếu giả theo tên của bố tôi. Cô ấy bé lùn, tóc sẫm và môi đỏ chót. Cô ấy đóng khoá cửa, nấp mình sau những cái tủ và những khẩu súng lục. Anh đã trông thấy những cọc chỉ điểm đánh cá trên vách đá chưa? Tôi đã bị treo lên chính ở đấy. Người ta cắt dây. Một lần nữa tôi chạy ra biển để nhìn thấy vợ tôi đi khỏi đảo! Tôi đã nghe nói cô ấy đi khắp xứ cổ vũ chống lại thú vui nhục dục. cô ấy không ngừng đòi hỏi tôi tiền, càng thật nhiều tiền để cứu vớt những tâm hồn. Cô ấy biết gì về những tâm hồn đang mất đi ở đây? Và từ đó thế nào? Anh hãy hỏi đảo. Mà không, chẳng cần phải hỏi nữa. Người ta đã cho anh biết đầy đủ cả rồi, tôi biết mà. Anh biết những cuộc săn đàn bà có chồng và chưa chồng của tôi, cuộc chạy theo của tôi đến các hội nhảy, cho dù hội đó như thế nào, và mặc dù đàn bà trốn chạy mỗi khi tôi đến gần. Tuy thế tôi đã có được tất cả thuộc quyền của tôi, con quỷ của đảo mà hai người vợ đã bỏ trốn. Lúc bấy giờ Madeleine xứ Provence đã đến, cô ấy là vợ trẻ của người gác đèn pha. Cô ấy từ Provence đến đảo, bay như một con bồ câu từ mũi tận cùng của đảo đến với tôi. Phải chăng cô ấy là một nạn nhân phải chuộc tội nộp cho Chúa đảo này hay là một sứ giả do đảo gửi đến nhà tù giam cô ấy? Hoặc là cô ấy đoán được ở tôi một nỗi đau khổ như của cô ấy, một người đàn bà ở xứ sở đầy biệt thự, vườn nở hoa, đầy thành phố lộng lẫy và đông đúc, nhưng hiện nay đang ở trước một cái tháp giữa biển và hoang mạc với một người đàn ông hơn cả anh mình đến hai mươi tuổi. tuổi trẻ của người gác đèn pha đã trải qua trong các cuộc đi biển băng giá, và tuổi trung niên dành cho việc trông coi cây đèn, cho nên anh ấy đã trở thành câm. Phải chăng Madeleine tìm cách an ủi tôi bằng dòng máu của trái tim cô? Cũng có thể là cô ấy bị thu hút đến với tôi, con chim bị con rắn thôi miên? Một đêm khi anh ta đang gác đèn cô ấy đến đập cửa nhà tôi. Cô ấy đã một mình đi qua hoang mạc trong bóng tối, trong sự quạnh hiu mênh mông của đảo, và bất thình lình cô ấy hiện ra ở ngưỡng cửa, trắng toát, với cái nhìn của người ngủ mộng du. Tôi nhìn cô ấy, ngạc nhiên. Không nói một lời, cô ngả vào chân tôi, cô cầu xin tôi lòng thương hại hay sự nâng đỡ? Đến hôm nay tôi cũng chưa biết được. Anh tự hỏi tôi có đánh thức cô ấy không, tôi có dùng bàn tay người cha dẫn dắt đứa con lạc đường trở về với chồng và chủ của cô ấy không? Anh hãy nhìn những khuôn mặt kia, máu của họ sục sôi trong huyết quản của tôi, bất kể cơ thể tôi thế này. Anh cũng nên nghĩ đến hai đêm tân hôn của tôi… Tôi có phạm một tội lỗi nào không? Nếu cô ấy đến với tôi khi tôi hai mươi tuổi, cô ấy đã cứu vớt cả hai chúng tôi, cô ấy đã giải thoát chúng tôi khỏi chuyện say đắm… Tôi đã quỳ xuống trước cô vợ đầu tiên, tôi đã lê đến van xin ở trước cửa cô vợ thứ hai, nhưng đối với cô này, cô gái đã quyến rũ… Sáu tháng sau…cô ấy đã huỷ hoại tôi, đã cắn xé tôi. Tôi đã tìm được nhiều hơn là tôi kiếm, tôi đã tìm được chủ nhân của tôi. Chúng tôi đã tìm được chủ của chúng tôi, những người trên đảo. Cô ấy đã nhai nghiến tất cả, cho đến cả con thú Mons Abed Flade. Như một ngọn lửa, cô ấy đi qua đảo, đốt cháy cả những tàu nước ngoài. Nhưng người gác đèn pha vốn ít quan tâm đến cô ấy đã đi đến chỗ nhốt cô vào nơi đáng nguyền rủa này. Tuy nhiên anh ta vẫn tin cô đến mức cô ctchạy theo những bản năng sa đoạ của đàn bà mà không gây cho anh chút nghi ngờ nào cả. Anh vẫn gác chốt ở tận cùng đảo, còn ở đây thì cô hoàn toàn được giao phó cho những ngọn sóng. Người đàn ông kia không bao giờ về làng, không bao giờ chuyện trò với ai, liệu có nghi ngờ điều gì không? Một chiều, tôi nghe nói cô ấy đã lên một chiếc tàu đang neo ở vịnh kho hàng, và thuyền trưởng đã phang gậy đuổi cô. Ngay đêm đó tôi đi ra chỗ cây đèn pha. Đã từ lâu rồi cô ấy không phải là của tôi nữa, tuy nhiên cô ấy vẫn thuộc của tôi hơn bất kỳ ai hết. Cô ấy là cái của tôi xứng đáng với người sáng tạo ra nó. Tôi đến đưa cô ấy về nhà chúng tôi và thú thật tất cả với người gác đèn, đưa cô ấy về nhà cô ấy, xem như cô ấy là vợ tôi, người vợ thứ ba. Cô còn có thể có một tổ ấm ở đâu nếu không phải là ở nhà tôi?