Chương 14
Những hình thức đấu tranh đa dạng của người Sài Gòn

Giữ lời hứa lúc ra tranh cử quốc hội lập pháp nhiệm kỳ hai, tôi “tẩy chay” Hạ nghị viện mặc dù đơn từ nhiệm của tôi không được Chủ tịch Hạ nghị viện chấp nhận. Những ngày tháng đầu tiên của thời kỳ này thật chán nản đối với tôi. Bỗng chốc nhận ra sự bất lực của hoạt động chính trị nghị trường và thân phận làm “đối lập kiểng” của mình, tôi cảm nhận mình không khác gì một con gà bị trụi lông, chẳng còn cái lớp ngoài để che giấu đi cái thực trạng đáng tội nghiệp của mình.
Không đi họp Hạ nghị viện, tôi lại ra báo: thuê manchette tờ Bút Thần của anh Nguyễn Văn Phương tiếp tục làm sau khi gián đoạn với tờ Điện Tín.
Từ 1971, sau khi Nguyễn Văn Thiệu tái cử trong cuộc độc diễn, cho đến tháng Tư 1975, ngày Mỹ cuốn cờ, là một thời kỳ dài khá u ám nhưng rất sôi động đối với các thành phần đối lập và các trí thức yêu nước tại miền Nam. Chính quyền Thiệu tăng cường các biện pháp siết chặt phe đối lập, đồng thời tiến hành triệt để đàn áp, bắt bớ các phần tử bị coi là thân Cộng. Diễn đàn quốc hội, nằm trong tay phe Thiệu, không còn là nơi hoạt động có ảnh hưởng của những tiếng nói chống chế độ. Còn báo chí bị chi phối bởi một đạo luật mới được phe của Thiệu biểu quyết – luật 007 – vô hiệu hóa hầu hết báo chí đối lập, vì không có tiền đóng ký quỹ để tiếp tục xuất bản nên năm 1972 chỉ còn là mảnh đất riêng dành cho báo chí của Thiệu và thân Thiệu. Trong tình hình bế tắc ấy, các thành phần chống Thiệu không còn sự lựa chọn nào khác là phản đối chính quyền Thiệu bằng cách xuống đường biểu tình, làm báo lậu, tổ chức báo nói v.v…
Những người tích cực nhất thúc đẩy các hoạt động chống chế độ Thiệu trên đường phố phải kể đến: lực lượng Phật giáo Ấn Quang, phong trào học sinh sinh viên tiến bộ và các cá nhân như bà Ngô Bá Thành, ni sư Huỳnh Liên, các dân biểu đối lập trong đó người hăng hái nhất và cũng có óc tổ chức liều lĩnh nhất là anh Hồ Ngọc Nhuận. Tôi không vào Hạ nghị viện họp nữa và mỗi khi các đồng viện của mình tổ chức xuống đường, tổ chức báo nói v.v.. tôi không bao giờ vắng mặt. Trước mỗi cuộc xuống đường, không thể nào không nghĩ đến sự ác liệt của những trận tấn công lựu đạn cay, dùi cui, những cú đánh lèn tàn bạo của cảnh sát rằn ri và cảnh sát chìm… đang chờ đợi mình. Nhưng rồi đúng hẹn mọi người đều có mặt. Khi hai phía – những người biểu tình và cảnh sát chống biểu tình – xáp vào nhau thì tức khắc những suy nghĩ do dự ban đầu đều biến mất, không khác tâm lý của các chiến binh ngoài mặt trận sau khi súng đã nổ. Thật sự không phải bao giờ cảnh sát cũng hăng hái ra tay đàn áp những người biểu tình khi mà đa số là trí thức tay không, là phụ nữ, người tu hành, học sinh sinh viên ở tuổi con em của họ. Do đó các tay chỉ huy cảnh sát ác ôn phải nghĩ ra những đòn ma giác để biến các nhân viên cảnh sát bình thường thành những “con thú dữ”: họ cho những tên cảnh sát chìm (mặc thường phục) len lỏi vào đám đông biểu tình, rồi từ đây chúng ném đá và các vật cứng khác có thể gây thương tích về phía lực lượng cảnh sát đang dàn ra để ngăn chặn biểu tình. Thế là lực lượng cảnh sát điên lên vì cho rằng những người biểu tình đã tấn công họ, họ bắt đầu phản ứng lại và đàn áp không còn nương tay. Trong sự hỗn loạn này, nguy hiểm nhất cho những người tham gia biểu tình là sự can thiệp của bọn cảnh sát chìm. Chúng tấn công từ phía sau đầy bất ngờ, với gậy gộc và những khúc gỗ dài có đóng đinh nhọn ở đầu. Cảnh sát sắc phục dù sao vẫn còn e ngại những hành động quá tay của mình có thể bị báo chí nước ngoài chụp ảnh, lên án làm ảnh hưởng xấu chế độ. Còn cảnh sát chìm nếu có quá tay thì được chính quyền đổ thừa cho sự bộc phát của “quần chúng” chống lại các phần tử thiên cộng (!).
Sau khi liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Trần Văn Hương trúng cử trong cuộc bầu cử độc diễn, cuộc biểu tình phản đối đầu tiên được tổ chức mấy ngày sau đó với sự kết hợp giữa các dân biểu đối lập và các tổ chức quần chùng như “Phụ nữ đòi quyền sống” của bà Ngô Bá Thành, Lực lượng Hòa giải Dân tộc của Phật giáo Ấn Quang. Đoàn biểu tình tập hợp tại cao ốc nằm bên cạnh trụ sở Hạ nghị viện, phía sau khách sạn Caravelle. Cao ốc này được dùng làm văn phòng cho ác Ủy ban chuyên môn của Hạ nghị viện. Sáng sớm, khoảng 7 giờ, tôi có mặt ở điểm hẹn này. Tôi đoán trước chính quyền Thiệu sẽ đàn áp không nương tay. Để ngăn ngừa mọi toan tính phủ nhận kết quả cuộc bầu cử và các biểu lộ khác có thể phá vỡ uy tín bốn năm cầm quyến sắp tới của mình, Nguyễn Văn Thiệu sử dụng triệt để quân đội và cảnh sát để duy trì quyền lực. Biết như thế nhưng tất cả những gương mặt dân biểu đối lập chính quyền đều có mặt: Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Văn Minh, Phan Xuân Huy, Kiều Mộng Thu, Dương Văn Ba, Vũ Văn Mẫu, Bùi Chánh Thời, Võ Đình Cường. Ngoài ra còn có bà Ngô Bá Thành, chị Trần Thị Lan v.v…
Nhóm biểu tình đông khoảng từ 40 đến 50 người với những biểu ngữ tố cáo cuộc bầu cử gian lận, phủ nhận sự trúng cử của liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Trần Văn Hương v.v… tiến từ bên hông khách sạn Caravelle sang mặt trước của Hạ nghị viện. Vừa đến khoảng trống trước Hạ nghị viện, nơi dành cho các dân biểu đậu ô tô, tôi nhìn thấy ngay phía bên kia đường Tự Do (bây giờ là đường Đồng Khởi), dọc theo công viên, cảnh sát dã chiến xếp “dàn chào” sẵn đó từ lúc nào. Họ giăng hàng ngang, súng phóng phi tiễn hướng thẳng qua tiền đình Hạ nghị viện, nơi nhóm biểu tình sắp sửa tiến về hướng ra chợ Sài Gòn. Tôi vẫn nhớ cái cảnh đầy đe dọa ấy: cảnh sát dã chiến trong tư thế sẵn sàng nổ súng, một đầu gối chịu xuống đất, súng đưa lên tầm ngắm với túi đạn phi tiễn đeo bên người, phía sau là bức tượng khổng lồ đen xì của hai Tướng Minh làm quốc trưởng), kiến trúc sư Nguyễn Hữu Phi (cựu bộ trưởng Thanh niên Thể thao thời ông Thơ làm thủ tướng). Sau đó ông Thơ bị bệnh nặng không đến họp nữa, còn ông Phi thì không thích hoạt động chính trị. Ông Thơ gốc là một công chức ngạch Đốc phủ sứ, được ông Ngô Dình Diệm cất nhắc lên vị trí phó tổng thống nhằm có một gương mặt đại diện miền Nam bên cạnh ông. Tướng Minh và ông Thơ khăng khít với nhau từ năm 1956 khi tướng Minh được ông Diệm giao sứ mạng tiễu trừ lực lượng vũ trang Hòa Hảo và giăng bẫy bắt lãnh tụ của họ là Ba Cụt. Trong kế hoạch bắt Ba Cụt có ông Nguyễn Ngọc Thơ tham gia. Chính trên đường đi gặp ông Thơ là đại diện chính phủ, để thương thuyết một cuộc trở lại hợp tác với chính quyền của lực lượng Hòa Hảo mà Ba Cụt bị phục kích bắt sống. Sau đó theo lệnh của tổng thống Diệm, tòa án quân sự tuyên án tư hình Ba Cụt và chặt đầu ông bằng máy chém!
Ông Thơ nếu không bệnh và chết sẽ vẫn là một cố vấn rất được tướng Minh tin cậy. Vì rằng hai người là bạn thân thiết lâu năm với nhau, mặt khác ông Minh có một sự nể trọng thật sự đối với ông Thơ. Ông Thơ là một nhà hành chính giỏi, có kinh nghiệm lãnh đạo và duy trì nhiều quan hệ với các nhân vật Mỹ thế lực. Ông cũng là một chuyên viên kinh tế giỏi. Cái chỗ yếu của ông Thơ là không được các trí thức và quần chúng ủng hộ. Dư luận coi ông là một nhân vật “ba phải”, thời nào cũng được trọng dụng. Khi ông Thơ, cựu phó tổng thống của chế độ Diệm, được tướng Minh chọn làm thủ tướng sau cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, báo chí mỉa mai gọi chính phủ Thơ là chính phủ... của những Đốc phủ sứ, tức là một chính phủ của những quan lại thời Pháp, lạc hậu đối với những đòi hỏi của tình hình mới. Thật sự khi tướng Minh chọn ông Thơ làm thủ tướng, đã gây thất vọng ở lớp trí thức miền Nam từng nuôi hi vọng cuộc lật đổ gia đình Ngô Đình Diệm sẽ dẫn tới một cuộc cải cách lớn trong guồng máy lãnh đạo miền Nam. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Ông Bùi Diễm, đại sứ của Sài Gòn tại Hoa Kỳ thời ông Thiệu, kể rằng: khi hay tin ông Thơ lại bổ nhiệm làm thủ tướng, ông Diễm đã bày tỏ sự không đồng tình của mình với tướng Lê Văn Kiện, bạn thân của ông Minh. Tướng Kim trả lời Bùi Diễn bằng tiếng Pháp: “Pour Big Minh c'est un postulat” (Với “Minh lớn” đó là một vấn đề không cần phải bàn lại). Trung tướng Dương Văn Minh đã mất nhiều uy tín vì tiếp tục tín nhiệm ông Thơ.
Nên việc ông Thơ không có sức khỏe để tham dự nhóm Dương Văn Minh rốt cuộc lại là một thuận lợi cho ông Minh trong giai đoạn này.
Ngoài ông Thơ, tướng Minh còn có người bạn thân đến sinh hoạt thường xuyên với nhóm, đó là luật sư Trần Ngọc Liễng, đã từng là bộ trưởng xã hội thời chính phủ Kỳ. Làm đổng lý văn phòng cho ông bộ trưởng Liễng là... đạo diễn Lê Dân! Ông Liễng theo đạo Phật, đã có quan hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam trước khi sinh hoạt với nhóm ông Minh. Tôi không rõ ông Liễng có nói riêng với ông Minh về mối quan hệ bí mật này của mình hay không. Tuy hai gia đình rất thân nhau, nhưng trong hoạt động chính trị, ông Liễng không phải là một cố vấn có trọng lượng đối với ông Minh. Một người bạn lâu đời khác trong quân ngũ, “dính líu” với nhau qua nhiều biến động chính trị và cuộc đời binh nghiệp là trung tướng Mai Hữu Xuân, được ông Minh coi như một một “quân sư” cố vấn mật của mình. Tướng Mai Hữu Xuân từng nắm ngành an ninh cảnh sát thời Ngô Dình Diện và được coi là người thực hiện vụ “kết liễu” hai anh em Diệm - Nhu, có một tiếng tăm và hình ảnh hoàn toàn không thuận lợi trước quần chúng và các giới chính trị. Chính tướng Mai Hữu Xuân cũng ý thức điều này và tránh xuất hiện công khai. Chắc chắn ông Minh đã có những tham khảo ý kiến với tướng Xuân về những người gia nhập nhóm. Đánh giá các tướng lãnh khác của tướng Xuân phần nào cũng có giá trị đối với ông Minh. Lúc đầu, hình như trong nhóm có cả ông Võ Văn Hải, đã từng là chánh văn phòng của tổng thống Diệm.
Ngồi vào chiếc ghế trống đặt bên cạnh ông Minh trong các buổi họp - sau khi ông Thơ bị bệnh vắng mặt - là luật sư Vũ Văn Mẫu, nghị sĩ Thượng nghị viện. Ông Mẫu từng là ngoại trưởng trong chính phủ Ngô Đình Diệm, đã cạo đầu và từ chức ngoại trưởng để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính phủ Diệm. Ông Mẫu là một chính khách sắc sảo, một con người trung thực, có những quan hệ quốc tế sâu rộng, đại diện cho lực lượng Phật giáo Ấn Quang. Ông rất được ông Minh và anh em trong nhóm kính trọng. Các ý kiến của ông luôn được ông Minh đánh giá cao.
Đối với các thành viên khác của nhóm, phần nhiều tập hợp từ khoảng 1969-1970, người được ông Minh nể trọng và có nhiều tình cảm là giáo sư Lý Chánh Trung. Ông Trung là một trí thức trung thực, không hám danh lợi, có cuộc sống riêng giản dị. Ông luôn phát biểu thẳng thắn. Tuy không hoạt động chính trị như một chính khách nhưng ông Trung luôn dấn thân vào các hoạt động chính trị yêu nước và vì dân chủ. Ông từng là đổng lý văn phòng tại Bộ Quốc gia Giáo dục khi người bạn của ông là giáo sư Nguyễn Văn Trường làm bộ trưởng Bộ này (thời chính phủ Kỳ). Ông Trung là người thảo các diễn văn quan trọng của ông Minh bằng tiếng Pháp. Khi làm đổng lý văn phòng ở Bộ Giáo dục, ông Trung chủ trương chấm dứt sự tồn tại các trường Pháp dạy theo chương trình Pháp tại miền Nam.
Các thành viên khác hoạt động trong nhóm ông Minh có bác sĩ Hồ Văn Minh, phó chủ tịch Hạ viện, từng là tổng quản lý Chương trình phát triển quận Tám. Khi ông Dương Văn Minh có ý định ra ứng cử tổng thống, ông đã chọn bác sĩ Hồ Văn Minh làm ứng cử viên phó tổng thống. Tánh tình hiền hòa, là người kết nối giữa các anh em, bác sĩ Minh thường được tín nhiệm trong vai trò đại diện anh em. Bác sĩ Minh là bạn thân của dân biểu Hồ Ngọc Nhuận.
Trong những anh em trẻ, có lẽ anh Nhuận là người duy nhất đã biết tướng Dương Văn Minh và từng cộng tác với ông Minh nhiều năm trước, ngay sau cuộc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Anh Nhuận, nhỏ con, gầy, mảnh khảnh nhưng là con người hết sức năng động và liều lĩnh trong các hoạt động chống Mỹ và chính quyền. Trong anh em, anh là người đạt kỷ lúc số lần xuống đường biểu tình. Anh được coi
là “nhà tổ chức biểu tình” có... bằng cấp! Với bạn bè, anh luôn sẵn sàng giúp đỡ.
Ông Nguyễn Văn Cước, hoạt động công đoàn, bị cảnh sát của Nguyễn Văn Thiêu truy lùng, “tị nạn” trong Dinh Hoa Lan, là một thành viên trong nhóm... không vắng mặt buổi họp nào. Ông Cước rất ít khi phát biểu.
Linh mục Nguyễn Ngọc Lan thỉnh thoảng có đến tham dự nhưng không phải là một thành viên... thường trực.
Người trẻ nhất trong nhóm là dân biểu Dương Văn Ba thuộc đơn vị Bạc Liêu. Trong Hạ viện 1967- 1971, anh Ba cũng là dân biểu trẻ tuổi nhất. Thông minh, chính trị nhạy bén, viết báo và làm báo giỏi nhưng từ năm 1971 anh không thể tiếp tục hoạt động công khai vì ở nhiệm kỳ Hạ viện 1971-1975 anh không còn là dân biểu. Do đó anh bị ghi vào danh sách truy nã của chính quyền Thiệu. Cũng như ông Cước, anh Ba “tị nạn chính trị” trong Đinh Hoa Lan của tướng Minh cho đến ngày 30-4- 1975.
Khi tôi đến sinh hoạt trong nhóm ông Minh, tôi đưa một người bạn thân đến giới thiệu với ông. Đó là anh Nguyễn Hữu Chung, dân biểu lập hiến ở đơn vị Bến Tre; ở hai nhiệm kỳ lập pháp sau (1967-1971 và 1971-1975), anh Nguyễn Hữu Chung ứng cử cùng đơn vị với tôi tại Sài Gòn. Trước 1975, những người quen biết tôi và anh Nguyễn Hữu Chung gọi thân mật tôi là Chung Lý, còn anh Hữu Chung là Chung Nguyên. Đầu tiên ông Mãnh chỉ định anh Chung Nguyễn là đại diện báo chí cho ông. Nhưng sau đó (tôi không nhớ rõ vì lý do gì) khi cận ngày bầu cử tổng thống 1971, ông lại chọn tôi làm đại diện báo chí cho ông. Có lẽ ông Minh nhận thấy tôi làm công việc tiếp xúc với báo chí trong và ngoài nước phù hợp và có hiệu quả. Anh Chung Nguyễn và tôi thường kết hợp với nhau trong các hoạt động. Mỗi khi tôi xuất bản một tờ báo tôi đều rủ anh tham gia. Hai đứa cùng đứng tên trên “manchette”, tôi làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, còn anh là giám đốc chính trị.
Nhóm ông Minh sinh hoạt mỗi tuần một lần vào ngày thứ tư. Sau khi tình hình khẩn trương tăng lên thì thêm một lần vào ngày thứ sáu. Thường thứ sáu ông mời cả nhóm dùng một món ăn nhẹ. Ông Minh là người thích ăn ngon, sành điệu về các món Tây. Khi đãi khách, ông xuống tận bếp đôn đốc người đầu bếp chuẩn bị các món ăn. Trong những ngày không họp, khi có những món ăn đặc biệt, ông cho người mời vợ chồng tôi vào cùng thưởng thức. Vợ tôi cũng thường nấu những món ăn ông ưa thích đem vào biếu ông bà. Bà Minh luôn chìu những người khách của chồng, nhưng về tánh tình bà khó hơn ông Minh.
Ông Minh không thích người Mỹ đã rõ. Từ khi tôi lui tới Dinh Hoa Lan, người Mỹ duy nhất trong chính quyền Mỹ mà tôi thấy ông tiếp là cựu trung tướng Charles Timmes. Người Mỹ này có mặt tại miền Nam từ năm 1961 với chức vụ chỉ huy nhóm cố vấn quân sự Mỹ. Ngay sau khi quân đội VNCH và các cố vấn Mỹ thất bại ở trận đánh trực thăng vận tại ấp Bắc ngày 2-01-1963 (Mỹ nhìn nhận có bốn máy bay trực thăng bị bắn hạ và ba cố vấn Mỹ bị thiệt mạng), tướng Timmes cùng vị chỉ huy trực tiếp của mình là tướng Paul Harkins đã có mặt tại chỗ. Timmes đã từng nhảy dù xuống bờ biển Normandie (Pháp) trong Thế chiến thứ hai. Cuối đời, tướng về hưu Charles Timmes được người đứng đầu CIA là William Colby tuyển dụng và đưa trở qua Việt Nam thay thế một nhân vật tình báo đã từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm: Lou Conein. Trong những ngày cuối cùng của người Mỹ tại Việt Nam (tháng 4-1975), Timmes có một vai trò bên cạnh chế độ Thiệu như Lou Conein đối với chế độ Diệm. Timmes cùng đại sứ Graham Martin vận động sự ra đi của tổng thống Thiệu, áp lực phó tổng thống Trần Văn Hương từ chức nhường quyền lãnh đạo lại cho trung tướng Dương Văn Minh, và cũng chính Timmes ngăn trở tướng Kỳ toan tính làm đảo chính. Timmes chỉ rời Sài Gòn tối 29-4-1975 khi ông ta thấy rằng Mỹ không thể thoát kết thúc đầy bi kịch.
Suốt gần sáu năm cộng tác với tướng Minh, tôi cũng không thấy giữa ông và tòa đại sứ Pháp có một quan hệ nào, ngoại trừ những ngày cuối tháng 4-1975. Chính người Mỹ cũng nghi ngờ ông Minh có quan hệ đặc biệt với người Pháp. Tuy nhiên về văn hóa và tình cảm không thể chỗ cãi là ông Minh nghiêng về người Pháp hơn là người Mỹ. Ông Minh nói và viết sành tiếng Pháp, còn tiếng Mỹ chỉ đủ để giao tiếp. Tiếng Pháp, ông học từ nhỏ và sử dụng nó thuần thục từ thời ông còn ở trong quân đội Pháp. Trong cương vị tướng lãnh giao tiếp thường xuyên với các cố vấn Mỹ và các cấp cao của Washington, đúng ra tiếng Mỹ của ông rất sành. Nhưng rõ ràng ông không hào hứng trong việc cải tiến vốn tiếng Mỹ của ông. Trong khi các tướng như Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ... cũng được Pháp đào tạo, nói tiếng Pháp rất sành nhưng sau này cũng nói tiếng Mỹ rất trôi chảy. Bởi đó cũng là một cách dễ dàng để họ tranh thủ người Mỹ.
… Các buổi họp tài Dinh Hoa Lan diễn ra tại phòng họp trên tầng một của dãy nhà nằm phía ngôi nhà chính. Thường cuộc họp bắt đầu bằng cuộc nói chuyện tự do trong khi chờ đợi mọi người đến đông đủ. Ai có thông tin hay nhận định gì về tình hình cứ nói. Khi cuộc họp chính thức bắt đầu, tôi có trách nhiệm vừa điểm báo vừa trình bày một tổng kết tình hình. Trong tổng kết tình hình, thường tôi lồng vào các thông tin những đoạn trích từ các báo, tài liệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và của Hà Nội. Nguồn cung cấp báo chí và tài liệu mật này là từ M., một cô gái làm việc cho hãng tin AFP (hãng thông tấn Pháp). Cô M. quen tôi khi đi dự các cuộc họp báo do tôi tổ chức và qua các cuộc phỏng vấn tôi của AFP. Cha cô là một giáo sư nổi tiếng trường Đại học Luật. Từ quan hệ trong công việc, chúng tôi tiến dần đến một tình cảm đặc biệt. Tình yêu chăng? Lúc đó chúng tôi không nói ra công khai bằng lời tình cảm này, nhưng cách cư xử với nhau không đặt ra một giới hạn nào thì có lẽ không cần một định nghĩa nào khác bằng ngôn ngữ. Với thời gian nhìn lại, tôi nhận ra đó là một chân dung tình yêu tha thiết và đầy hy sinh. M. nếu không yêu tôi mãnh liệt thì không bao giờ cô chấp nhận sự nguy hiểm to lớn khi dám lấy tài liệu từ các cuộc họp báo của các phái đoàn MTDTGPMN và VNDCCH tại Tân Sơn Nhất mang về cho tôi. Ngoài tài liệu phát trong cuộc họp báo, M. còn tìm cách lấy các tài liệu khác của hai đoàn này để giúp tôi hiểu rõ hơn đường lối của người cộng sản cùng thái độ của Hà Nội thuộc các biến động chính trị, quân sự tại miền Nam.
M. ngụy trang các tài liệu thành những gói quà bề ngoài rất đẹp như những gói quà sinh nhật và trao cho tôi khi gặp nhau bên hồ bơi tại câu lạc bộ CSS (Xẹc Tây). M. giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh và là bạn thân của cô Thiện con gái bà Ngô Bá Thành. Tôi không thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra cho M. nếu M. bị cảnh sát phát hiện đang trao những tài liệu này cho tôi. Có một hôm M. mang về cho tôi cuộn băng ghi âm tại phi trường Lộc Ninh trong cuộc trao đổi tù nhân chánh trị giữa phía VNCH và MTDTGPMN. Cuộn băng ghi lời phát biểu của tù nhân - sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm: Anh từ chối việc trao trả anh cho MTDTGPMN, với lý do anh không phải là người của Mặt trận, mà là người hoạt động trong thành phần thứ ba và đòi chính quyền Thiệu phải trả tự do cho anh tại Sài Gòn. Anh Mẫm đích thực hoạt động trong hàng ngũ những người cộng sản nhưng vào thời điểm bị chính quyền Thiệu bắt thì anh buộc phải hoạt động với một tư cách khác. Anh đã đóng tròn vai này cho đến ngày 30-4-1975. Vì không chấp nhận sự trao trả cho Mặt trận nên anh Mẫm bị đưa trở lại nhà giam của chính quyền Sài Gòn.
M. đã có được cuộn băng này từ vị đại diện của phái đoàn Ba Lan có mặt tại Lộc Ninh trong thành phần ủy ban quốc tế Kiểm soát và Giám sát. Tôi đã mang băng vào phiên họp ở Dinh Hoa Lan và phát lại cho ông Minh cùng anh em nghe. Tôi có khá nhiều kỷ niệm với anh Mẫm, trước khi anh bị bắt và sau này trong những ngày cuối cùng của tháng 4-1975.Vì không ghi chép, tôi không nhớ rõ đó là năm nào, Huỳnh Tấn Mẫm và Nguyễn Văn Thắng (hình như lúc đó là chủ tịch Tổng hội sinh viên) kéo một số rất đông sinh viên biểu tình trước Hạ viện và sau đó muốn đến Thượng viện để tiếp xúc với Chủ tịch Thượng viện. Hôm đó tôi đã cùng Mẫm và Thắng dẫn đầu cuộc xuống đường của sinh viên đi đến trụ sở Thượng viện nằm trên bến Bạch Đằng. Để đối phó sự đàn áp và ngăn chặn của cảnh sát quận Nhất trên đường đi, tôi đã lấy thẻ dân biểu đeo trước ngực. Vào thời điểm những năm 1968-1969, cảnh sát còn nể nang các đại biểu dân cử và chưa có lệnh thẳng tay đàn áp các cuộc xuống đường.
Đoàn sinh viên xuống đường ủng hộ hai anh Mẫm và Thắng xuất phát từ Hạ viện đi thẳng đường Tự Do (tức Đồng hởi) xuống đến bờ sông Sài Gòn, rẽ sang phải để đến trụ sở Thượng viện. Đoạn đường này êm xuôi. Nhưng đến trước trụ sở Thượng viện, cảnh sát rằn ri đã có mặt sẵn dàn chào, các cuộn kẽm gai giăng bít lối vào Thượng viện. Mẫm, Thắng và đoàn sinh viên phải dừng lại. Tôi nói anh em sinh viên cứ chờ tại đây, để tôi vào một mình dàn xếp. Tôi đưa thẻ dân biểu ra, cảnh sát vẹt hàng rào kẽm gai dành một lối đi hẹp cho tôi. Vào Thượng viện, người đầu tiên tôi gặp là cựu trung tướng - nghị sĩ Trần Văn Đôn. Tôi chuyển lời yêu cầu của đại diện Tổng hội sinh viên muốn gặp Chủ tịch Thượng viện để trình bày một số nguyện vọng. Liền đó tôi và ông Đôn gặp Chủ tịch Nguyễn Văn Huyền. Ông Huyền đồng ý tiếp ngay. Ông Huyền là luật sư, một nhân vật có ảnh hưởng trong cộng đồng Thiên Chúa giáo và một tiếng nói có trọng lượng đối với Tòa Tổng giám mục. Ông cũng có uy tín đối với các giới trí thức miền Nam.
Chủ tịch Nguyễn Văn Huyền cùng một số nghị sĩ trong đó có ông Trần Văn Đôn tiếp hai anh Mẫm và Thắng tại một phòng họp của ủy ban Thượng viện. Tôi còn nhớ anh Thắng phát biểu rất lưu loát và hùng biện. Anh Mẫm cũng phát biểu, giọng nhẹ nhàng và chậm rãi.
Sau này, cuối tháng 4-1975, tôi và Mẫm có một cuộc gặp gỡ khác vào thời điểm dặc biệt của đất nước. Nhưng đó là chuyện sẽ được kể sau.
… Trở lại nhóm Dương Văn Minh, lúc đó các thành viên cũng gồm từ “ôn hòa” đến “cực tả”. Ôn hòa như dân biểu – bác sĩ Hồ Văn Minh, nghị sĩ - luật sư Vũ Văn Mẫu, dân biểu Nguyễn Hữu Chung... và trung tướng Dương Văn Minh. Còn theo hướng “tả” là các anh Lý Chánh Trung, Dương Văn Ba... Hai anh Hồ Ngọc Nhuận và linh mục Nguyễn Ngọc Lan được chính ông Minh xếp vào loại “cực tả”.
Như tôi đã nói, các buổi họp khởi đầu phần điểm báo và tổng kết tình hình trong nước và ngoài nước liên quan đến Việt Nam do tôi phụ trách. Sau đó là ý kiến của anh em, đôi khi là kế hoạch hành động sắp tới chống chính quyền Thiệu. Phải nhìn nhận rằng nhóm ông Minh chưa bao giờ bàn thảo và hình thành một “plate – forme” (cương lĩnh) chính trị đúng nghĩa. Điều đó cũng dễ hiểu vì sự tập họp của nhóm này không mang tính chất đảng phái chính trị, mà chỉ là một tập họp những người yêu nước, đối lập với Thiệu và chống sự can thiệp của Washington vào Việt Nam, có cùng một hoài bão đấu tranh cho hòa bình. Nhờ những mục tiêu rất rộng ấy, các thành viên nhóm dễ đoàn kết với nhau và tránh được những cuộc tranh luận và xung đột liên quan đến các vấn đề thuộc lý luận chính trị.
Xét về “gốc tích” thành phần của nhóm ông Minh... lộ ra sau 1975, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về sự chuyển dịch lập trường của nhóm ông Minh từ “ở giữa” chuyển sang tả, rồi hướng đến sự sẵn sàng thỏa hiệp, liên kết với MTDTGPMN và Hà Nội. Gần phân nửa thành viên trong nhóm có quan hệ với MTDTGPMN như ông Cước, anh Nhuận, giáo sư Trung, linh mục Lan, luật sư Liệng... Khi Hiệp định Paris được ký kết, nhóm ông Minh ủng hộ triệt để sự thi hành Hiệp định. Bản thân tôi cũng tham gia Lực lượng Hòa giải Dân tộc (HGDT) do luật sư Vũ Văn Mẫu đứng đầu; lực lượng này được Phật giáo ấn Quang hậu thuẫn và có chủ trương đòi tổng thống Thiệu tôn trọng và thi hành Hiệp định. Lực lượng HGDT tổ chức nhiều cuộc hội thảo và thuyết trình về Hiệp định Paris tại chùa ấn Quang và tại nhiều địa điểm khác tại miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... Luật sư Liễng thì thành lập Tổ chức đòi thi hành Hiệp định Paris với sự tham gia của linh mục Nguyễn Ngọc Lan, thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, nhà văn Thế Nguyên (báo Trình Bày), nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Văn Cước v.v...
Nhiều tháng trước kết thúc chiến tranh, trong một buổi sinh hoạt của nhóm ông Minh, tôi đặt ra giả thuyết (mà giờ đây, sau 30 năm nghĩ lại tôi thấy thật “ngây thơ”): rất có thể khi ông Thiệu bị lật đổ và ông Minh lên nắm quyền thì không còn thời gian để thương lượng giải pháp chính trị và thay thế Thiệu lúc đó chỉ là thay chính quyền Thiệu để cầm cờ... đầu hàng. Tôi nói tiếp “theo tôi nếu lịch sử đặt chúng ta vào vai trò này, chúng ta cũng sẵn sàng nhận lấy vì hòa bình dân tộc”. Tôi còn nhớ không ai có mặt hôm đó phản đối ý kiến của tôi. Ông Minh cũng tỏ ra tán đồng. Như vậy lúc đó dù không hẳn đoán trước được “số phận” chờ đợi mình ở ngày 30-4-1975, nhóm ông Minh cũng không quá bất ngờ về những gì sẽ xảy ra cho mình. Các thành viên chủ chốt trong nhóm ông Minh đều ở lại đất nước cho đến giây phút chiếc xe tăng đầu tiên của Quân Giải phóng vào Dinh Độc Lập. Người duy nhất ra nước ngoài do hoàn cảnh đặc biệt của gia đình là dân biểu Nguyễn Hữu Chung. Những người ở lại hầu như không ai tỏ ra hối tiếc về sự chọn lựa của mình. Kể cả ông Dương Văn Minh. Dù cho số phận từng người sau đó khác nhau, không phải ai cũng suôn sẻ.