au khi mời D. Marnin vào trong nhà, cô vội vàng đi xuống dưới nhà sau và để anh một mình trong căn phòng được bài trí lộn xộn. Hai chiếc bóng đèn treo cao trên trần bị che khuất bởi mấy bức tranh bằng giấy màu hồng nhạt nên khung cảnh ở đây giống như ở trong phòng của một khách sạn rẻ tiền. Anh bước đến bên chiếc tủ lạnh mà không thể kìm nén được trí tò mò của mình nên anh mở cánh tủ ra và nhìn thấy bên trong chỉ có ba chai Coca Cola. Đúng lúc ấy, anh nghe có tiếng động nhỏ rồi quay đầu lại và bắt gặp Lily đang bước vào trên tay bê một chiếc khay đựng một chai Remy Martin và hai chiếc ly nhỏ. Anh đóng cửa tủ lại rồi quay trở lại ngồi xuống ghế trường kỷ. - Để một chiếc tủ lạnh ở phòng khách như vậy chỉ là chạy theo mốt thôi phải không? Sao em không tống khứ nó đi cho rồi? Sao em không dám thay đổi tất cả những gì mà em cảm thấy không thích? Lily đưa cho anh một ly rượu rồi ngồi xuống đầu bên kia chiếc ghế và nghiêng người về phía anh một cách rất thân thiện. - Bởi vì - Cô nói chậm rãi - nếu như em thay đổi một chút gì đó trong căn phòng này nó sẽ tạo cho em cảm giác là em sẽ vĩnh viễn chấp nhận nó. Chừng nào em còn sống ở đây với đúng những trật tự mà nó vốn thế thì tự em sẽ luôn cảm nhận thấy rằng tất cả chỉ là tạm thời. Rồi cái tình cảnh này cũng phải đến hồi kết. - Thế nhưng tại sao em không...? - Tại sao anh không ngừng hỏi em những câu hỏi “Tại sao” như vậy có được không? - cô chặn lời anh một cách bực bội - Đừng, đừng bao giờ anh làm như thế nữa nhé. - Làm cái gì cơ? - Hãy nói chuyện gì đó để em có thể cảm thấy thoải mái đi anh. - Cô thì thầm một cách nhẹ nhàng hơn - Anh sẽ kể còn em thử làm một người tra hỏi thật nhẫn tâm đấy. Đầu tiên là, anh lớn lên ở đâu? - Ở New York, anh đã sống ở đấy với... bố anh. Nói rồi, D. Marnin uống một ngụm rượu cô-nhắc. - Anh có anh chị em gái gì không? - Anh là con một. - Vậy thì buồn lắm nhỉ...? - Cô hỏi tiếp - Thế còn mẹ anh? - Bố mẹ anh chia tay nhau rồi. - Ly dị sao? Chuyện đó không bao giờ được phép xảy ra ở đây đâu. Người ta không được phép li dị. - Ngày anh còn nhỏ những chuyện ly dị cũng không phải nhiều lắm mà có khi phải gọi là cực hiếm nữa là đằng khác. Anh chẳng gặp người bạn nào phải sống với bố hoặc mẹ đã ly dị giống như anh cả. Anh đã luôn phải sợ hãi với điều đó và không bao giờ anh dám thừa nhận nó với ai cả kể cả những người bạn thân nhất. - Vậy thì buồn lắm nhỉ. D. Marnin bắt đầu cảm thấy không thoải mái khi nói về quá khứ của mình. Anh muốn đưa câu chuyện theo chiều hướng ngược lại anh muốn cô nói nhiều hơn về quá khứ của mình. - Thế em đi học ở Hà Nội hay ở Paris? - Anh hỏi. - Em học Trường Nữ sinh Đồng Khánh ở Huế, giống như chị Trần Lệ Xuân, người mà các anh vẫn quen gọi là Đệ nhất phu nhân ấy. Đấy là một trường dành cho con em các gia đình Công giáo nên kỷ luật ở đây rất nghiêm khắc. Mặc dù cũng có các lớp con trai nhưng trên thực tế chẳng bao giờ con gái và con trai trong trường được tiếp xúc với nhau hết. Ông Diệm cũng học ở trường ấy đấy - nói đến đây cô cười giễu cợt - có lẽ chính vì thế cho nên em và ông ấy cũng có điểm chung đấy. - Lúc ở Hà Nội gia đình em là nghề gì? - Họ vốn là các thương gia... có thể nói là khá thành đạt. Họ có mối quan hệ rất gần vói các thương gia người Pháp. Thế nhưng ba em lại không quan tâm nhiều lắm đến kinh doanh mà chủ yếu mẹ em mới là người điều hành việc kinh doanh của cả nhà. - Cô lại mỉm cười một cách khôi hài - Ba em vốn là con út trong gia đình, chính vì thế cả nhà đã tạo rất nhiều điều kiện cho ông ấy. Sau đấy ông ấy làm việc cho Chính phủ toàn quyền rồi thì trở thành một nhà ngoại giao. Thế còn bố anh thì sao? Ông ấy làm nghề gì? D. Marnin chưa vội trả lời trong giây lát. Anh đang nhớ tới quan điểm của nhà văn R. Kipling cho rằng, lý do đầu tiên khiến một người đàn ông quan tâm đến một người đàn bà chính là khi hai người nói truyện với nhau về cuộc s!!!14083_1.htm!!!
Đã xem 58277 lần.
http://eTruyen.com