ao nói về bản thân như một người hoàn hảo nhất. Năm 1970, ông nói với Edgar Snow: “Tôi là hoà thượng đạt san”, dịch theo nghĩa văn chương là “hoà thượng cầm ô”. Nhưng “heshang dasan” chỉ là vế đầu của một câu thơ. Vế thứ hai vô phan vô thiên mới là vế quan trọng, nhưng lại thường không được nhắc đến. Vô phan vô thiên, có nghĩa là không tóc, không Trời, tức là “đội Trời đạp Đất”, để nói về một người bất phục. Vì người nữ phiên dịch của Mao không được học văn học cổ điển, nên đã dịch câu nói của Mao thành “một nhà sư cô đơn lang bạt với chiếc ô thủng”. Edgar Snow và những học giả khác suy ra rằng, Mao tự ví mình như một người độc hành đáng thương. Nhưng thực ra, Mao muốn nói rằng, chính ông là thiên, là Trời tạo lập ra vũ trụ: vô phan vô thiên.Mao thường nói với tôi:- Tôi tốt nghiệp Đại học Thảo khấu.Mao chính là một phiến quân tài giỏi, nổi dậy chống lại chính quyền, kiểm soát tất cả, đoạt được mọi thứ. Điều này không chỉ có giá trị nắm quyền bính cao nhất trong chính trị mà còn ảnh hưởng lớn lao tới những hoạt động thường ngày. Tại Trung Nam Hải sẽ không có gì xảy ra nếu không được ông chuẩn y. Thậm chí ông còn quyết định cả việc vợ ông nên mặc y phục nào.Đó là sự thật, Mao ít bạn, sống đơn độc, cách biệt với cuộc sống đời thường. Ông dành rất ít thời gian cho vợ và không quan tâm lắm đến con cái. Cho đến tận bây giờ, tôi có thể nói, tôi có ấn tượng không mấy cảm tình ngay buổi gặp gỡ đầu tiên, cảm nhận Mao ít tình người, thiếu nhân hậu và thiếu sự thân thiện một các trung thực. Một lần, tôi ngồi kế bên Mao trong buổi xem biểu diễn nghệ thuật ở Thượng Hải, trong mục đi trên dây, cháu bé biểu diễn trượt chân ngã xuống sàn, bị thương rất nặng. Tất cả khán giả lặng người nghẹt thở, mẹ cháu bé than khóc thảm thiết. Nhưng Mao vẫn thản nhiên tán chuyện và cười vang coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi biết ông không hề hỏi han số phận cháu bé bất hạnh đó.Tôi không thể hiểu nổi sự nhẫn tâm của Mao. Có lẽ vì đã chứng kiến quá nhiều cảnh tang tóc, nên ông chai sạn với nỗi đau khổ của người khác. Người vợ đầu của ông, Đường Khai Tuệ và cả hai người em ruột của ông đều bị Quốc dân đảng sát hại. Con trai cả của ông cũng đã hy sinh trong cuộc chỉến ở Triều Tiên. Ông cũng đã mất những người con trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh vào giữa những năm 30. Nhưng không bao giờ tôi thấy ông để lộ bất cứ sự xúc động nào vì những mất mát này. Việc ông sống sót trong khi nhiều người khác đã hy sinh càng làm cho ông tin ông sẽ rất thọ. Ông nói, chính những người chết “đã phù hộ cho ông, cho cách mạng”.Ấy thế Mao không bao giờ thờ ơ với những thông tin. Mặc dù suốt ngày nằm trên giường, không mặc quần áo, đọc sách nhưng thường xuyên được các cộng sự của ông báo cáo bằng văn bản hoặc bằng miệng về những sự kiện xảy ra ở Trung Quốc và thế giới, từ mưu mô lặt vặt ngay xung quanh ông, diễn biến tại những nơi hẻo lánh, vùng sâu vùng xa ở Trung Quốc cho đến những sự việc xảy ra ở những đất nước xa xôi khác.Mao không ưa hình thức và nghi lễ. Sau khi Mao được bầu làm Chủ tịch nước năm 1949, vụ trưởng Vụ lễ tân Dư Tín Thanh đề nghị ông nên tuân theo lễ nghi quốc tế khi đón tiếp các đại sứ nước ngoài, như mặc âu phục màu sẫm, đi giày da đen. Mao đã nổi giận. Ông nói:- Chúng ta là người Trung Quốc, có tập quán riêng. Tại sao lại phải theo phong tục tập quán người khác?Từ đó ông thường mặc bộ đồng phục kiểu Tôn Trung Sơn, đi giày vải. Khi các chính trị gia hàng đầu khác noi gương vị Chủ tịch của họ, tên của bộ đồng phục đã thay đổi và bộ đồng phục màu xám “kiểu Mao” đã trở thành “mốt”. Vụ trưởng Vụ lễ tân, người dám cả gan khuyên Mao tuân theo nghi thứ quốc tế đã bị cách chức. Ông ta đã tự vẫn trong thời kỳ Cách mạng văn hoá.Mao coi lịch trình công việc hàng ngày, nghi thức và lễ nghi như là phương tiện để kiểm tra chính mình, ông từ chối những quy định của cấp dưới. Ông thường vui chơi quá độ, không ai có thể đoán trước những gì ông sẽ làm tiếp theo. Khi đi dạo, ông thường về nhà bằng đường khác. Ông hay tìm tòi những cái mới, những điều chưa được thử nghiệm không những trong cuộc sống riêng tư, còn cả trong lĩnh vực chính trị.Ông mê nhất lịch sử Trung Hoa. Ông thường nói:- Chúng ta phải nghiên cứu về quá khứ để phục vụ hiện tại.Ông đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần cuốn lịch sử 24 triều đại – một bộ biên niên sử chính thống, từ cổ xưa đến các triều đại gần đây, trong khoảng thời gian từ năm 221 trước công nguyên đến năm 1644 sau công nguyên.Tuy nhiên, quan điểm lịch sử của Mao khác cơ bản với những người bình thường khác ở Trung Quốc. Lĩnh vực đạo đức không có chỗ trong chính sách của Mao. Tôi hoảng sợ khi được biết, Mao không những tự ví mình với những vị hoàng đế Trung Hoa, còn tỏ ra khâm phục những tên bạo chúa bất nhân nhất trong lịch sử.Mao đặc biệt khâm phục vua Trụ, một bạo vương trị vì triều đại nhà Thương thế kỷ thứ XI trước công nguyên. Dân tộc Trung Hoa ghê tởm và khiếp sợ trước sự tàn bạo của vị bạo chúa này. Đối với nhà vua, sinh mạng của bầy tôi chỉ là cỏ rác, nhà vua thích bêu xác những nạn nhân bị hành quyết, để cảnh cáo những người nổi loạn chống lại nhà vua. Bể tắm của nhà vua thường đổ đầy rượu thay cho nước lã.Tuy vậy, Mao cho rằng, sự quá thái của vua Trụ không có nghĩa lý gì so với những việc làm của nhà vua. Vua Trụ đã mở rộng lãnh thổ Trung Hoa, kiểm soát cả một vùng duyên hải từ Bắc tới Nam, đã thống nhất được các bộ tộc quy về một mối, tuy nhà vua đã ra lệnh giết một số vị quan có tài và trung thành. Ví dụ điển hình là quan thượng thư Tỷ Can đã lập được nhiều công trạng, nhưng chỉ vì can ngăn hành động ngang ngược mà bị Trụ Vương xử trảm. Vua Trụ sống rất xa hoa, có hàng nghìn cung tần mỹ nữ, nhưng vua nào mà chẳng thế.Tần Thuỷ Hoàng, 221-206 trước công nguyên, người lập nên triều đại nhà Tần, vương quốc Trung Hoa thống nhất cách đây gần hai nghìn năm, cũng là người được Mao hâm mộ. Ông thường ví mình với vị hoàng đế này. Giống như Trụ vương, Tần Thuỷ Hoàng cũng bành trướng mở rộng lãnh thổ, đã thống nhất các tiểu vương quốc khác thành một nước Trung Quốc rộng lớn. Ông đã đặt ra đơn vị đo lường và trọng lượng thống nhất, xây dựng hệ thống đường bộ. Nhưng người Trung Hoa khinh bỉ và căm ghét, vì ông đã tàn sát những người theo đạo Khổng và đốt sách. Mặc dù vậy, Mao biện hộ, cho rằng Tần Thuỷ Hoàng làm điều này chỉ để cố gắng thống nhất đất nước và xây dựng đế quốc Trung Hoa không bị ai ngăn cản. Ngoài ra, ông ta chỉ giết 260 người Khổng giáo thì có gì quá thảm khốc? Khi nhận xét về Tần Thuỷ Hoàng, người ta không được cường điệu những điều không quan trọng để rồi quên đi những điểm nổi bật.Mao cũng rất khâm phục Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (627-705), một trong số ít phụ nữ nắm giữ quyền lực ở Trung Quốc cái đích mà sau này Giang Thanh đã cố vươn tới. Khi Mao hỏi tôi nghĩ gì về Võ Tắc Thiên, tôi đã nói thẳng: “Bà ta là người đa nghi, gian giảo và đã giết quá nhiều người”. Mao nói:- Đúng vậy, nhưng Võ Tắc Thiên cũng là một người cải cách xã hội. Bà ta đã bênh vực quyền lợi của địa chủ nhỏ và trung bình trong việc nộp tô cho giới quý tộc và những dòng họ lớn. Nếu bà ta không đa nghi, không tin vào những tay do thám, làm sao bà phát hiện được những âm mưu của giới thượng lưu và của những gia tộc lớn chống lại bà? Tạì sao bà không ra tay hạ thủ những kẻ âm mưu chống lại mới được cơ chứ?Đối với vua Tuỳ Dạng Đế (604- 618) cũng vậy. Dưới con mắt của người Trung Quốc, vị hoàng đế này là tên bạo chúa xấu xa nhất. Ông mê gái và nghiện rượu, sống rất xa hoa, đồi truỵ, bắt những cô gái trẻ đẹp phải kéo con thuyền du ngoạn của ông ngược dòng bằng những sợi dây lụa. Biết bao người đã chết trong khi đào và xây tất cả kênh trong nước theo lệnh của nhà vua. Nhưng Mao lại liệt ông vào hàng những kẻ cai trị giỏi nhất. Tất cả các con sông ở Trung Quốc đều chảy từ Tây sang Đông, nhưng nhờ những dòng kênh đào của nhà vua đã nối miền Bắc với miền Nam. Vì vậy, theo Mao vua Tuỳ Dạng Đế cũng là người vĩ đại hiếm có.Mao quan tâm đến lịch sử Trung Quốc hơn cả. Nhưng ông cũng đã đọc nhiều sách nói về một số nhân vật lịch sử phương Tây. Trước hết, ông đánh giá cao Napoleon. Theo Mao, sử dụng lực lượng pháo binh mạnh, Napoleon đã làm một cuộc cách mạng về chiến lược quân sự. Ngoài ra, vị tướng Pháp này đã ứng dụng khoa học vào chính sách mở mang đất nước. Ông không chỉ đưa quân đến Ai Cập, còn đưa cả các học giả, nhà khoa học đến đó để nghiên cứu nguồn gốc của nền văn minh phương Tây. Mao cũng muốn tổ chức một chuyến đi nghiên cứu như vậy trên đất nước Trung Hoa. Năm 1964 ông đã dự định thực hiện chuyến thám hiểm khoa học tìm hiểu về cội nguồn sông Hoàng Hà thuộc tỉnh Thanh Hải xa xôi. Sông Hoàng Hà đã từ lâu gắn chặt với cái nôi của nền văn hoá Trung Hoa khiến Mao có ý định lần về quá khứ của nền văn hoá này và cả nguồn gốc của nó nữa.Uông Đông Hưng được giao nhiệm vụ tập hợp và điều hành một nhóm những nhà sử học, trắc địa, địa chất và những chuyên viên thuỷ học và năng lượng học. Uông đã kiếm được những con ngựa vùng Nội Mông cũng như quân trang, quân dụng. Tôi và Mao cùng nhau tập cưỡi ngựa. Ngày 10-8-1964 chuyến đi bị hoãn lại, năm ngày trước Mao nhận được tin Mỹ định đổ thêm quân vào Việt Nam hòng làm chủ tình thế chiến trường. Ông quyết định bí mật đưa ra chiến trường những người lính Trung Quốc được cải trang bằng những bộ quân phục Việt Nam, để hỗ trợ cho đồng minh của ông đánh Mỹ.Về chính bản thân ông, quan điểm lịch sử của Mao cũng có nhiều điểm không đúng. Những tài liệu về quá khứ của đất nước Trung Hoa đã giúp ông nắm được, điều hành được hiện tại và ông kết hợp điều đó với chính sách đối ngoại. Tôi biết, những mưu mô trong các triều đại vua chúa tác động đến tư tưởng của ông mạnh hơn cả chủ nghĩa Marx-Lenin. Dĩ nhiên, Mao vẫn là một người cách mạng. Mục đích của ông là thành lập nước Trung Quốc, mang lại sức mạnh và cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. Thế nhưng ông lại học từ quá khứ để lãnh đạo, dùng những con bài đầy thâm hiểm để đạt được quyền lực tối cao.Nhưng lịch sử cổ đại Trung Hoa không đóng góp được gì to lớn trong tư tường chuyển giao của Mao. Mao cho rằng nền văn minh Trung Hoa đã lụi tàn, trì trệ, mục tiêu của ông là thúc đẩy, đổi mới nền văn hoá đó bằng cách học hỏi tiếp thu tư tưởng mới lạ của nước ngoài vận dụng với điều kiện và tình hình thực tế của Trung Quốc. Ông thường nói, kết quả sẽ “không mang tính chất của Trung Quốc, cũng không mang tính ngoại lai, chẳng phải là lừa, cũng chẳng phải là ngựa, mà là con la”.Mao cho rằng chủ nghĩa xã hội giúp ông khơi dậy tiềm năng sáng tạo của dân tộc Trung Hoa, đưa đất nước Trung Quốc trở lại thời hoàng kim trước đây. Ông cần sự ủng hộ cần thiết của Liên Xô, vì đó là một mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung Quốc. Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Mao đã tâm niệm, Trung Quốc phải đi theo một hướng riêng. Liên Xô là một tấm gương đối với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Nhưng khi Mao nói về chủ nghĩa xã hội, ông thường đề cập đến một chủ nghĩa xã hội mang tính chất đặc thù của Trung Quốc, một chủ nghĩa xã hội làm cho đất nước Trung Quốc hạnh phúc và phồn quang. Ông thường nói, việc nhập cảng ồ ạt tư tưởn!!!14876_13.htm!!!
Đã xem 147543 lần.
http://eTruyen.com