Bảy giờ rưởi tối. Căn phòng chứa gần hai trăm người chợt im lặng khi Luận bước lên sân khấu.- Kính thưa anh chị em. Thay mặt các anh em tổ chức tôi thành thật cám ơn anh chị em đã bỏ thời giờ tới tham dự buổi trình diễn đặc biệt cho ngày quốc hận 30- 4. Vì tài chánh eo hẹp cũng như nhân sự ít ỏi nên sự tổ chức đã có nhiều sơ sót. Xin anh em vui lòng bỏ qua. Trước hết tôi xin hân hạnh giới thiệu gia đình của anh Minh...Mọi người đồng loạt vỗ tay hoan hô khi gia đình nghệ sĩ bước lên sân khấu.- Kính thưa quý vị. Thật là hân hạnh cho gia đình của chúng tôi khi được gặp quý vị trong ngày quốc hận đặc biệt này. Trước hết tôi xin giới thiệu Hoàng Vân, người bạn đường của tôi. Kế đó là cháu Anh Bảo và sau cùng là cháu gái Thiên Hằng. Buổi trình diễn tối hôm nay sẽ xoay quanh chủ đề " Hát Cho Quê Hương " với những ca khúc chọn lọc của các tác giả nổi tiếng và nhiều nhạc phẩm do chính chúng tôi sáng tác. Tuy nhiên trước hết tôi xin quý vị hãy cùng chúng tôi hát bản Quốc Ca và sau đó là một phút mặc niệm cho tổ quốc điêu linh và dân tộc đang còn sống trong sự cai trị hà khắc của cộng sản cũng như gởi tới những người đã chết lời tri ân chân thành nhất...Nhạc trổi lên và mọi người cùng đứng dậy hát quốc ca. - Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núiĐồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sốngVì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tênLàm sao cho núi sông từ nay luôn vững bềnDù cho phơi thây trên gươm giáoThù nước lấy máu đào đem báoNòi giống lúc biến phải cần giải nguyNgười công dân luôn vững bền tâm tríHùng tráng quyết chiến đấu, làm cho khắp nơi vangTiếng người nước Nam cho đến muôn đời...Công dân ơi mau hiến thân dưới cờCông dân ơi mau làm cho cõi bờThoát cơn tàn pháVẻ vang nòi giốngXứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng... Quốc ca dứt. Mọi người cúi đầu im lặng cho phút mặc niệm sau đó mới lần lượt ngồi xuống. Giọng nói trầm khàn của Minh vang lên.- Kính thưa quý vị... Để mở đầu cho chương trình nhạc chủ đề Hát Cho Quê Hương đêm nay tôi xin hát một ca khúc mà có lẽ quý vị đã biết. Đó là ca khúc Người Lính Già Xa Quê Hương...Nhạc da diếc buồn nhưng cũng không buồn bằng tiếng hát truyền cảm của Minh. - Người lính già xa quê hươngNghe trong tim đêm ngày trăn trởNhớ quá một thời chinh chiến gian laoNhớ phút nguy nan đi vào binh lửaSắt thép trong tay đang đối diện thùBỗng tiếng loa vang lệnh truyền buông thảNửa đời còn gì cung kiếm ngang trời... Ba mươi năm về trước. Người lính trẻ tùng sự tại tiểu khu Cà Mau ngồi im lặng trong căn phòng nhỏ cùng với năm ba người lính. Mọi người đều nghe được lệnh buông súng của Dương Văn Minh. Có tiếng khóc tức tưởi. Có giọt nước mắt ứa ra âm thầm. Có tiếng thở dài uất nghẹn. Tất cả đều bàng hoàng, tê liệt vì cái lệnh buông súng. Hùng đã lê những bước chậm chạp, nặng nề và sầu tủi nhất trong đời mình từ đơn vị về tới nhà của Quỳnh Hương để báo tin buồn. - Người lính già xa quê hươngBao nhiêu năm anh nằm không ngủNhớ quá mẹ hiền nhớ quá anh emNhớ những đêm mưa quân hành đất đỏNhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầuNay quá xa xăm đường về thăm thẳmNửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha hương... Căn phòng chứa gần hai trăm người chìm mất trong tiếng nhạc u sầu và tiếng hát nghẹn ngào của Minh. Anh hát cho anh, cho nỗi lòng của một trong trăm ngàn người lính già xa quê hương. - Ôi còn đâuÔi còn đâu Bạn bè taNhững anh hùng hào kiệtKhông tiếc chi xương máu giữ màu cờÔi còn đâuÔi còn đâuMột thời trai một thời súng gươmNay bỗng dưng thành kẻ lưu vong Người lính già xa quê hươngNhưng trong tim chưa tàn ánh lửaVẫn ước một ngày theo gót Quang TrungVẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọiVẫn thấy trong tim canh cánh đường vềVẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạmThầm hẹn ngày về chết giữa quê hương... Mấy chữ " Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương " mường tượng như là lời hứa hẹn âm thầm của những người đã ra đi nhưng vẫn canh cánh bên lòng một ngày trở lại để tiếp tục sứ mệnh giải phóng quê nhà khỏi ách độc tài tàn bạo của cộng sản. Gần hai trăm người không hẹn đồng đứng lên vỗ tay hoan hô. Điều đó cũng không lạ vì tất cả người nghe đa số là những người lính già xa quê hương. - Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đờiSài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vờiGiờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôiNhững nụ cười ngắt trên môiNhững giọt lệ ôi sầu đắng.Sài gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên đườngĐường ngày xưa, mưa có ướt ngập lối người vềRồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viênBóng gầy còn bước nghiêng nghiêngHay đang khóc thương cho người yêu... Tiếng hát của Hoàng Vân buồn thật buồn. Dù có tuổi nhưng giọng hát ngọt ngào của chị đủ sức làm cho người nghe tê tái trong lòng. Hùng cảm thấy hồn mình như rã mục theo từng chữ, từng câu trong ca khúc Vĩnh Biệt Sài Gòn. Tên gọi thật xa nhưng vẫn còn lẩn quẩn ở đâu đây, vọng vang hoài hủy trong tâm tưởng. - Tôi giờ như con thú hoang lạc đànTừng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gianKiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cayTôi gọi tên em mãi thôiSài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở vềNgười tình ơi, tôi xin giữ trọn mãi lời thềDù thời gian, có làm một thoáng đam mêPhố phường vắng ánh sao đêmNhưng tôi vẫn không bao giờ quên... Tiếng vỗ tay kéo dài cho tới khi Anh Bảo bước ra sân khấu. Người thanh niên có vóc dáng nghệ sĩ này cất tiếng hát một ca khúc mang tên Sài Gòn Niềm Thương Nhớ Không Nguôi. Hùng như uống từng lời từng chữ. Bản nhạc này anh có nghe người khác hát nhưng giọng hát trầm ấm và truyền cảm của Bảo đã làm anh xúc động tới độ chỉ biết ngồi im lắng nghe và mơ tưởng. - Một tờ thư nát trao tay viết tên Sài GònVài dòng nhắn rằngNgười Sài Gòn vẫn cô đơnDù thành phố cũ đã thay đổi tênMà người năm cũ vẫn không hề quênVẫn mong bình minh xé toang màn đêm...Sài Gòn vẫn sống hiên ngang giữa lòng ngục tùSài Gòn kiên cường ở vùng kinh tế hoang vuSài Gòn thao thức mãi trong đêm đêmSài Gòn ray rứt mãi bao con timTrái tim Việt Nam chất chứa hận thù...Tháng tư vềNgười Sài Gòn mất thủ đôTháng tư về chẳng còn Công Lý Tự DoThành phố đã thay tênLạc lối chốn thân quenNgười chiến sĩ không tên khóc trong lòng phốLần bước đến công viênChợt hạnh phúc vô biênTừng ghế đá công viên khắc tên Sài Gòn...Sài Gòn vẫn sống sau bao đắng cay dập vùiSài Gòn muôn đời là niềm thương nhớ khôn nguôiSài Gòn hai tiếng ấm đôi bờ môiSài Gòn câu hát đã ru vành nôiKhúc ca tự do gió đưa ngàn nơiSài Gòn vẫn sống thênh thang trong lòng mẹ giàSài Gòn vẫn còn nồng nàn trên mắt môi chaSài Gòn vẫn sống trong tim người điThời gian không xóa vết thương biệt lyĐuốc thiêng tự do thắp sáng đường về... Gần hai trăm người ngồi im. Họ như chìm mất vào nỗi buồn đau của những người từng một thời đã sinh ra, lớn lên và đã sống những ngày tươi đẹp nhất của đời mình ở thành phố thân yêu giờ đã bị thay tên. - Một tờ thư nát trao tay viết tên Sài GònVài dòng nhắn rằngNgười Sài Gòn vẫn cô đơnDù thành phố cũ đã thay đổi tênMà người năm cũ vẫn không hề quênVẫn mong bình minh xé toang màn đêm...Sài Gòn vẫn sống hiên ngang giữa lòng ngục tùSài Gòn kiên cường ở vùng kinh tế hoang vuSài Gòn thao thức mãi trong đêm đêmSài Gòn ray rứt mãi bao con timTrái tim Việt Nam chất chứa hận thù...Tháng tư vềNgười Sài Gòn mất thủ đôTháng tư về chẳng còn Công Lý Tự DoThành phố đã thay tênLạc lối chốn thân quenNgười chiến sĩ không tên khóc trong lòng phố...Lần bước đến công viênChợt hạnh phúc vô biênTừng ghế đá công viên khắc tên Sài Gòn...Sài Gòn vẫn sống sau bao đắng cay dập vùiSài Gòn muôn đời là niềm thương nhớ khôn nguôiSài Gòn hai tiếng ấm đôi bờ môiSài Gòn câu hát đã ru vành nôiKhúc ca tự do gió đưa ngàn nơiSài Gòn vẫn sống thênh thang trong lòng mẹ giàSài Gòn vẫn còn nồng nàn trên mắt môi chaSài Gòn vẫn sống trong tim người điThời gian không xóa vết thương biệt lyĐuốc thiêng tự do thắp sáng... đường... về... Luận là người vỗ tay lớn nhất, lâu nhất và nồng nhiệt nhất. Thắng vừa vỗ tay vừa la bis bis còn Bình nói nữa nữa. Ai ai cũng chăm chú nhìn lên sân khấu khi cô gái trẻ đẹp mang tên Thiên Hằng bước ra. Đèn sáng mờ mờ soi khuôn mặt thanh tú, mái tóc huyền thả buông trên vai chiếc áo dài trắng đơn sơ và mộc mạc.- Kính thưa quý vị. Sau đây cháu xin trình bày một bài thơ được cháu phổ nhạc. Bài thơ này của một người ở Denver mà nếu cháu nói ra chắc ít người biết. Đó là bài thơ của chú Nguyễn Vũ Huy Hùng...Nói xong Thiên Hằng còn giơ tay chỉ vào chỗ Hùng đang ngồi khiến cho mọi người đồng quay nhìn rồi vỗ tay hoan hô. Có người lên tiếng.- Phải vậy mới được chứ... Denver của mình đông quá mà không có nhân tài thời quê mặt lắm... Hoan hô anh Nguyễn Vũ Huy Hùng...Mọi người trong phòng vỗ tay khen tặng gà nhà. Đợi cho tràng pháo tay dứt Thiên Hằng mới tiếp.- Thưa chú Hùng... Vì lý do riêng cháu xin phép đổi tên bài thơ được phổ nhạc của chú thành Quà Cho Sài Gòn°... - Ngày ta điSài Gòn bùng khói súngNgày ta điQuê hương phủ màu tang tóc thê lươngĐêm ba mươi Trên biển đen âm thầm tiếng khóc chia xa... Chỉ có mấy câu nhưng bằng tiếng hát buồn Thiên Hằng đưa dẫn mọi người ngược thời gian trở lại một ngày của ba mươi hai năm về trước. 30- 4- 75. Ngày mười mấy triệu dân của miền nam nhỏ lệ. Ngày mười mấy triệu dân miền bắc ứa nước mắt vì biết hy vọng được sống trong tự do của họ sẽ không bao giờ tới. Miền nam, phần đất biểu tượng cho tự do của dân tộc Việt Nam đã bị lọt vào vòng cai trị sắt máu và bạo tàn của cộng sản. - Ta đã đi qua muôn dặm trùng dươngTới một nơi vô cùng xa lạHọ với ta lạ màu da sắc tócHọ không nói tiếng ta yêu, tiếng người yêu ta nóiHọ có hết Xe hơi, nhà lầu, tivi, tủ lạnhHọ có thừa nhưng thiếu chút cảm thôngĐể hiểu ta một kẻ lưu vongBỏ lại sau lưng chút tình yêu bé nhỏMột mẹ già, cha lẫn cháu thơ ngâyAnh đi cải tạo chưa về... Giọng hát của Thiên Hằng chợt vút cao lên như tiếng thét hờn căm đầy u uất của dân tộc đang oằn oại dưới ách thống trị của ngoại bang và bạo quyền. - Họ làm sao hiểu đượcNơi xứ ta hình cong chữ SThịt cá tôm cua là xa xỉ của nhân dânDân ta đó Tên Việt Nam nhưng bất hạnh vô cùngMột ngàn năm nô lệ giặc TàuMột trăm năm đô hộ thằng Tây Hai mươi năm Nga Mỹ làm thầy... Rồi giọng hát chìm xuống thành tiếng than van não nề của một người vì nạn nước phải lìa bỏ tất cả những gì yêu quý để tìm kiếm tự do. - Ta cũng muốn quên để sốngĐể nghĩ tới tương laiDù một tương lai không có chi đáng nóiThứ tương lai trên xứ văn minhThừa đồ ăn chóTrong khi bên kia bờ đại dương đỏ máuCháu ta đói mà không chén cơm ăn...Thứ tương lai trên xứ tân tiếnCó nhà thương, bệnh viện, bác sĩ chóTrong khi bên kia trời tăm tốiMẹ ta nằm tê liệt cả chân tay... Hùng nhìn lên bục gỗ nơi có vóc dáng mảnh mai buồn với mái tóc huyền buông chảy xuống những cung bậc của chiếc đàn tây ban cầm đang tạo ra những rung cảm tuyệt vời. Anh hồi tưởng lại hình ảnh của người mẹ già thân yêu nằm hấp hối chờ đứa con trai thân yêu đã đi thật xa và có lẽ không bao giờ trở lại thăm trước khi bà nhắm mắt. - Ta đã sốngNhững ngày tuyết mênh mông và lòng ta cũng mênh môngĐể mơ lại một thời ta đã sốngKhông xe hơi, nhà lầuKhông giấc mơ cố xứNhưng thừa mứa niềm vuiÔi! Sài Gòn Ta thấy em buồn mòn mỏi đợi chờ taCho nên ta đã quyếtNửa trái tim ta bỏ lại quê hươngCòn phân nửa quà hồi hương em đó... Ôi! Sài Gòn ta thấy em buồn mòn mỏi đợi chờ taCho nên ta đã quyết...Nửa trái tim ta bỏ lại quê hươngCòn phân nửa quà hồi hương em đó...Nửa trái tim ta bỏ lại quê hương...Còn phân nửa quà hồi hương em đó... Tiếng hát nhỏ dần dần. Mọi người đứng dậy vỗ tay. Chỉ riêng có Hùng vẫn ngồi im. Anh xúc động tới độ quên cả vỗ tay.- Nữa... Nữa... Bis... Again... - Hát lại đi cháu...- Hay lắm...Mọi người cứ tiếp tục vỗ tay và yêu cầu khiến cho Thiên Hằng phải cười nói.- Kính thưa quý vị... Để đáp lại thạnh tình của mọi người sau đây cháu xin trình bày một ca khúc mang tên Bóng Khói Ninh Kiều°... Đây cũng là một bài thơ của chú Huy Hùng được cháu phổ thành nhạc... - Chiều ngang sông Hậu lại vấn vươngMòn con nước chảy nhớ cùng thươngXa trông bóng khói chiều ủ dộtEm ngồi im lặng đêm phố phường Viết cho em...Viết cho em... đó... giấy cùng thưThuốc cháy tan thành khói tương tưNghe như chất đắng ly rượu ngọtTa uống không say buổi tạ từ Tàu xuôi ra biển nuốt đắng cay Em còn ở lại chịu đọa đàyGiơ tay giã biệt sầu trong mắtTa gọi tên em của một ngày Mấy năm sống tạm kiếp lang thangTrông về phương ấy dạ bàng hoàngNgày qua lần giở phong thư cũThấy bóng mình in lắm tạ tàn... Viết cho em...Viết cho em... đó... giấy cùng thưThuốc cháy tan thành khói tương tưNghe như chất đắng ly rượu ngọtTa uống không say buổi tạ từ Tàu xuôi ra biển nuốt đắng cay Em còn ở lại chịu đọa đàyGiơ tay giã biệt sầu trong mắtTa gọi tên em của một ngày Mấy năm sống tạm kiếp lang thangTrông về phương ấy dạ bàng hoàngNgày qua lần giở phong thư cũThấy bóng mình in lắm tạ tàn...Ngày qua lần giở phong thư cũThấy bóng mình in lắm... tạ... tàn... Tiếng nhạc và giọng hát nhỏ dần, nhỏ dần cuối cùng dứt hẳn nhưng âm hưởng đọng trùng trùng trong căn phòng im lặng. Có tiếng thở dài hắt hiu. Tiếng vỗ tay vang lên thật lớn, thật lâu mới dứt. Luận lên bục gỗ tuyên bố tạm nghỉ mười lăm phút để giải lao. Rất nhiều người tìm tới bắt tay khen tặng Hùng về hai bài thơ của anh. Hằng cười nói nhỏ với ông chú già của mình bằng cái giọng nửa như dạy đời mà nửa như trêu cợt.- Chú thấy chưa... Cháu nói chú làm thơ hay mà chú cứ cải...Hùng cười. Anh không có chút gì tỏ ra phật lòng khi nghe câu nói " dạy đời " của cô cháu gái nhỏ hơn mình ba mươi mốt tuổi.- Đó là nhờ cháu phổ nhạc rồi hát hay chứ nếu đọc lên đâu có ai muốn nghe...- Cháu muốn nghe... Tối nay về nhà chú đọc thơ cho Hằng nghe... nghe chú...Hằng nắm tay Hùng dặc dặc. Hùng lắc đầu.- Không được đâu...Hằng kêu lên với giọng nhõng nhẽo.- Sao hổng được... Tự nãy giờ cháu hát cho chú nghe thời tối nay chú phải ngâm thơ cho cháu nghe... Như vậy mới fair... Chú mà không ngâm thơ là cháu hổng thèm chơi với chú...- Ok... Một bài thôi... nhưng mà đọc chứ không phải ngâm...Hằng cười tươi đưa ngón tay nhỏ nhắn của mình ra.- Chú ngoéo tay đi...Hùng gượng cười cong ngón tay để cho Hằng móc ngón tay mềm mại của mình vào.