Chương 3

Buổi trình diễn được tiếp tục lúc Minh bước ra với nụ cười tươi tắn.
- Kính thưa anh chị... Để tiếp tục chương trình tôi xin cống hiến một ca khúc mới có tên là Thân Phận°. Ca khúc này sẽ do toàn ban nhạc hợp ca...
Nhạc trổi lên. Tiếng đàn guitar hòa với tiếng keyboard và tiếng trống tạo nên âm hưởng mới lạ.
 
- Em bên kia bờ đại dương
Lao động tốt cho nhà nước
Tăng gia sản xuất cho đảng ta
Tôi bên này đại lục
Hùng hục đi cày
Làm giàu cho tư bản
Ôi vinh quang của lao động
Em xác thân vỡ tan
Tôi méo mó hình hài...
 
Anh bên kia đất nước
Ngồi im nghe tố khổ
Học làm người vô sản
Tôi ở chốn xa lạ
Cố quên đi dỉ vãng
Gắng thành công dân Mỹ
Ôi đớn đau thân nhược tiểu
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
 
Em bên kia đất nước
Phá rừng vùng kinh tế mới
Tăng gia sản xuất cho đảng ta
Tôi bên này đại lục
Quần quật đi cày
Làm giàu cho tư bản
Ôi vinh quang của lao động
Em óc tim mòn hao
Tôi héo úa từng ngày
Anh bên kia đất nước
Ngồi im nghe kiểm thảo
Học làm người cộng sản
Tôi bên này đại lục
Ấp ôm hoài dỉ vãng
Chối từ công dân Mỹ
Ôi đắng cay thân nhược tiểu
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
 
Phải cố gắng lắm Hùng mới không thở dài. Tuy nhiên anh cảm thấy lòng thật buồn khi nghĩ tới quãng đời còn lại của mình. Vô vị. Nhàm chán. Tẻ nhạt. Lặng lẻ. Thời gian như viên thuốc ngủ ru đời anh vào rã mục và lụn tàn.
 
- Em bên kia bờ đại dương
Lao động tốt cho nhà nước
Tăng gia sản xuất cho đảng ta
Tôi bên này đại lục
Hùng hục đi cày
Làm giàu cho tư bản
Ôi vinh quang của lạo động
Em xác thân vỡ tan
Tôi méo mó hình hài...
 
Anh bên kia đất nước
Ngồi im nghe tố khổ
Học làm người vô sản
Tôi ở chốn xa lạ
Cố quên đi dỉ vãng
Gắng thành công dân Mỹ
Ôi đớn đau thân nhược tiểu
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
 
Tiếng hát chìm vào tiếng thở dài áo não của ai đó. Khi tiếng vỗ tay dứt Minh cười nói trong lúc vợ và hai con cầm đàn với trống.
- Kính thưa anh chị em... Sau đây là ca khúc Niềm Đau Tự Do°, một hợp soạn của hai vợ chồng tôi khi mới vừa qua Mỹ được vài năm...
 
- Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em
Ta như thấy được
nỗi buồn đau của một kẻ lưu vong không bao giờ về lại với non sông.
Nghe tiếng em cười
Ta tưởng chừng tiếng khóc của mẹ già
 có con mười mấy năm đi tị nạn chưa về.
Hỡi tượng thần tự do
Nhìn làn da em trắng
Ta tưởng đến mảnh khăn sô trên đầu người góa phụ
ôi chồng nàng đã chết trong trại cải tạo tháng vừa qua.
Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em
ta như thấy được niềm đau của một kẻ ly hương không bao giờ gặp lại mẹ cha.
Hỡi tượng thần tự do
Ta xin em giơ cao hơn ngọn đuốc
Đốt thêm ánh lửa hồng tự do
Làm sáng lại những mảnh đời tăm tối Việt Nam.
Cho ta thấy đường về lại với quê hương...
 
Hùng nhìn Thiên Hằng đứng trên sân khấu. Cô cháu gái của anh hoàn toàn biến thành tiếng than van nghẹn ngào, tiếng khóc âm thầm và tức tưởi của một người dân lưu vong không bao giờ hoặc không có hy vọng gì trở về lại quê hương của chính mình. Trở về lại một quê hương tự do và no ấm chứ không phải trở về bằng cách cầu cạnh hay đầu hàng cộng sản.
 
- Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em
Ta như thấy được nỗi sầu thương của một kẻ ra đi không bao giờ về lại với quê hương.
Nghe tiếng em cười
Ta tưởng chừng tiếng khóc của mẹ già có con mười mấy năm đi học tập chưa về.
Hỡi tượng thần tự do
Nhìn làn da em trắng
Ta tưởng đến mảnh khăn tang trên đầu người thiếu phụ
Ôi chồng nàng đã chết trong trại cải tạo mấy ngày qua.
Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em ta như thấy được buồn đau của một kẻ ra đi không bao giờ gặp lại mẹ cha.
Hỡi tượng thần tự do
Ta xin em giơ cao hơn ngọn đuốc
Đốt thêm ánh lửa hồng tự do
Làm sáng lại những mảnh đời tăm tối Việt Nam
Cho ta thấy đường về lại với quê hương...
 
Toàn thể mọi người không hẹn cùng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.
- Kính thưa anh chị... Sau đây cháu Thiên Hằng sẽ cống hiến anh chị một ca khúc mới...
Cô cháu gái của Hùng xuất hiện trong chiếc áo dài màu đen huyền hoặc dưới ánh đèn mờ mờ.
 
- Thôi em đừng buồn...
Anh sẽ bắt cây cầu xuyên qua Thái Bình Dương
Để đưa em về lại với quê hương.
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa thu rực rỡ
Anh dìu em đi trên đường Nguyễn Du nắng vàng đổ lá me bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Washington
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Washington- Moscow- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
Trở lại quê xưa...
 
Thôi em đừng buồn
Anh sẽ đóng con tàu băng ngang Thái Bình Dương
Để đưa em về lại với quê hương
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa xuân hạnh phúc
Ta dìu em đi trên đường Tự Do
Gió chiều thổi tóc em bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Tokyo
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Tokyo- Berlin- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
Trở lại Việt Nam...
 
Hùng mỉm cười. Hằng đã đổi chữ, chuyển câu, thay từ nhưng vẫn giữ được nguyên cái ý của thơ. Bây giờ anh mới nhận ra một điều là bài thơ của mình không được trọn vẹn nếu không có tiếng đàn và tiếng hát thêm vào.
 
- Thôi em đừng buồn...
Anh sẽ bắt cây cầu xuyên qua Thái bình dương
Để đưa em về lại với quê hương
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa thu rực rỡ
Anh dìu em đi trên đường Nguyễn Du nắng vàng đổ lá me bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Washington
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Washington- Moscow- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
 Trở lại quê xưa...
 
Thôi em đừng buồn
Anh sẽ đóng con tàu băng qua Thái Bình Dương
Để đưa em về lại với quê hương
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa xuân hạnh phúc
Ta dìu em đi qua đường Tự Do
Gió chiều thổi áo em bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Tokyo
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Tokyo- Berlin- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
 Trở lại Việt Nam...
Trở lại Việt... Nam... Việt... Nam...
 
Mọi người như bị cuốn hút vào tiếng hát truyền cảm của Thiên Hằng đến độ quên cả vỗ tay hoan hô khi hai tiếng Việt Nam chấm dứt. Tới khi bừng tỉnh tất cả đều đứng lên vỗ tay, hò reo và huýt sáo ầm ỉ.
- Nữa...
- Nữa...
- Thêm một bài nữa đi cháu...
Đợi cho tiếng hoan hô chấm dứt cô ca sĩ trẻ tuổi cười vui.
- Kính thưa quý vị... Ca khúc Xin Em Đừng Buồn° mà quý vị vừa nghe được cháu phổ nhạc từ một bài thơ của chú Huy Hùng...
Tiếng vỗ tay vang lên rào rào. Hướng về chỗ Hùng ngồi Thiên Hằng đùa với giọng thánh thót.
- Kính mời chú Hùng của cháu lên sân khấu để cho mọi người chiêm ngưỡng dung nhan...
Bị Thiên Hằng gọi đích danh Hùng bất đắc dĩ phải lên trình diện dù không muốn.
- Mời quý vị cho một tràng pháo tay để hoan hô chú Hùng của cháu...
Đứng bên cạnh Thiên Hằng Hùng cười thốt.
- Kính thưa anh chị... Vì mến tôi nên cháu Hằng mới gọi tôi lên đây trình diện cùng anh chị... Cám ơn các anh chị đã hưởng ứng nồng nhiệt buổi trình diễn hôm nay...
Cười nhìn Hằng rồi chào mọi người lần nữa Hùng mới trở về chỗ ngồi. Giọng nói thánh thót của Thiên Hằng vang lên trong bầu không khí ấm cúng.
- Sài Gòn Hai Mùa là một bản tình ca sẽ do Anh Bảo trình bày... Kính mời quý vị thưởng thức...
 
- Anh còn nhớ không anh?
Nhớ Sài Gòn mưa rơi thật nhiều
Nhớ Sài Gòn bao nhiêu là chiều
Nhớ Sài Gòn từng tiếng hát đêm
Anh còn nhớ không anh?
Nhớ vòm trời đưa ta vào đời
Nhớ chuyện mình yêu nhau một thời
Nhớ hai mùa chợt nắng hay mưa
Khi anh ra đi tình mình đã chết
Nắng đã tàn rồi trên ngọn chiều rơi
Khi anh ra đi cuộc tình đã hết
Đã hết nụ cười giọng hát đêm khuya
 
Khi anh ra đi vào miền giông tố
Bao nhiêu xôn xao để riêng chốn này
Bao nhiêu cô đơn và nghìn nỗi nhớ
Con đường ngày nào vẫn nằm mơ anh
 
Khi người đã ra đi
Thoáng hẹn hò đêm khuya đợi chờ
Lá ngậm ngùi rơi rơi từng giờ
Thoáng đâu về giọng hát như mơ...
 
Tiếng hát của Hoàng Vân cất lên ngậm ngùi trong ca khúc Sài Gòn, Em Và Tôi của Y Vũ.
 
- Tôi sẽ yêu ghế ngồi em đã hẹn
Chiều Sài Gòn trái nhớ nở mênh mông
Con đường cũ chạy vòng từng góc phố
Chiếc lá vàng ghi dấu cuối mùa xuân
 
Tôi sẽ yêu khung trời em ở lại
Chiều hẹn hò thơm hương tóc em bay
Và tôi đã bâng khuâng từ thuở ấy
Em bên kia tôi thương nhớ bên này
 
Cali buồn một trời mây tê tái
Sài Gòn tôi còn sót ở đâu đây
Vầng trăng sáng theo về từ chốn cũ
Giòng sông xưa đưa vội dấu chân mây
 
Em biết không nơi này tôi vẫn đợi
Lời tình nồng ru ấm mãi trong tôi
Như cánh đóm bỏ mùi tình rực cháy
Chiều Sài Gòn ôi say ngất hồn thơ
 
Tôi sẽ yêu ghế ngồi em đã hẹn
Rồi nghìn trùng tôi bỗng thấy bơ vơ
Sài Gòn ơi thương sao chiều e ấp
Cầm tay em mùa xuân đến bất ngờ...
 
Minh tiếp tục chương trình bằng một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Văn Hưng.
 
- Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không đằng đẵng mấy mùa thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm giùm ta, người ấy ở trong tù
Cho ta gởi một mảnh trời xanh biếc
Thay giùm ai, màu trời ngục âm u.
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe, tiếng chim cười
Đến bao giờ đến bao giờ
Người bạn tù ơi, ta không quên đâu
Nhớ hôm xưa, nhìn đôi tay cùm xích
Hàng song thưa chia cách vạn tình Ngâu
Ai tra tấn nghe lòng ai kim chích
Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do và nhiều lắm
Nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo
Ai trở về xứ Việt
nhắn giùm ta người ấy ở trong tù
Ta sẽ về đón ở cửa âm u
Đời sẽ đẹp mùa Xuân hồng biết mấy
Dầu ngoài kia mây có trĩu mùa Thu...
 
Tiếng hát trữ tình của Thiên Hằng cất lên  với nhạc phẩm Sài Gòn Chiều Mưa của nhạc sĩ Trần Chí Phúc. Có người sụt sùi. Có người bùi ngùi. Có hơi thở dài phiền muộn.
 
- Sài Gòn chiều mưa
Đất trời tăm tối
Em ngồi bó gối
Trông từng hạt mưa
Rơi ngoài hiên vắng...
Nhớ ai...
Sài Gòn chiều mưa
Phong ướt người về
Sài Gòn chiều mưa
Vương vấn lời thề
Một ngày người đi
Nói câu yêu em
Giờ người ở đâu
Xa vời bên ấy
Nửa vòng thế giới
Mưa chiều có tới
Anh ngồi có nghĩ đến em...
Đường tình mộng mơ
Hai đứa hẹn hò
Mình vào cà phê
Quán cóc chuyện trò
Những chiều trời mưa... Rất mưa
Anh đưa em về
Sài Gòn chiều mưa
Ngồi đây em hát
Bài hát cũ một thời ta đã nghe
Sài Gòn chiều mưa
Hàng me đổ lá
Những gốc me già
Đứng ngóng mỏi mòn
Sài Gòn chiều mưa
Êm đềm phố xá
Đem làn gió mát
Cho lòng hương ngát
Mơ về năm tháng dấu yêu
Chiều này trời mưa
Ngăn cách tình rồi
Ngõ về nhà em
Nước xuống ngập tràn
Đợi chờ ngày mai nắng lên
Phố yêu rộn ràng...
 
Gần hai trăm người im lặng như tượng. Giọng hát ngọt ngào, tươi trẻ và quyến rũ của Hằng dẫn đưa họ về vùng trời kỷ niệm của tình yêu mà Sài Gòn là một nhân chứng hầu như đã chìm sâu khuất nẻo.
 
- Sài Gòn chiều mưa
Đất trời tăm tối
Em ngồi bó gối
Trông từng hạt mưa
Rơi ngoài hiên vắng... Nhớ... ai...
Sài Gòn chiều mưa
Phong ướt người về
Sài Gòn chiều mưa
Vương vấn lời thề
Một ngày người đi
Nói câu yêu em
Giờ người ở đâu
Xa vời bên ấy
Nửa vòng thế giới
Mưa chiều có tới
Anh ngồi có nghĩ đến... em...
Đường tình mộng mơ
Hai đứa hẹn hò
Mình vào cà phê
Quán cóc chuyện trò
Những chiều trời mưa
Rất mưa...
Anh đưa em về
Sài Gòn chiều mưa
Ngồi đây em hát
Bài hát cũ một thời ta đã nghe
Sài Gòn chiều mưa
Hàng me đổ lá
Những gốc me già
Đứng ngóng mỏi mòn
Sài Gòn chiều mưa
Êm đềm phố xá
Đem làn gió mát
Cho lòng hương ngát
mơ về năm tháng dấu yêu
Chiều này trời mưa
Ngăn cách tình rồi
Ngõ về nhà em
Nước xuống ngập tràn
Đợi chờ ngày mai nắng lên
Phố yêu rộn ràng...
Sài Gòn chiều mưa...
Sài Gòn chiều mưa...
Ngồi đây... nhớ... ai...
 
Hùng có cảm tưởng là cô ca sĩ trẻ đẹp và dễ thương đã nhìn mình mỉm cười khi hát tới hai chữ " nhớ... ai...".
Minh trở lại với chương trình bằng một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ  Nguyễn Đình Toàn.
 
- Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như giòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không
Sài Gòn ơi!
Đâu những ngày ôi hè phố xôn xao
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Nay còn gì đâu...
Ai ra đi nhớ hàng me già, thu công viên hoa vàng tượng đá
Thôi hết rồi mộng ước xa xôi, theo giòng đời trôi...
Sài Gòn ơi!
Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Những quầy hoa quán nhạc đêm về
Còn rộn ràng giọng hát Khánh Ly
Sài Gòn ơi!
Thôi hết rồi những ngày hát bên nhau
Nhớ Phạm Duy với tình ca sầu
Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
Còn gì đâu
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Mất từng con phố đổi tên đường
Khi hẹn nhau ta lạc lối tìm
Ôi tình buồn như đã sống thêm
Sài Gòn ơi!
Tôi mất người như người đã mất tôi
Như trường xưa mất tuổi thiên thần
Hy vọng xa hay mộng ước gần
Đã lìa tan
Trăng ơi trăng có còn chăng là
Sao ơi sao, sao mờ lệ nhớ
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mắt trời trong cánh nhỏ chim hiền
Đã ngậm sầu ngang môi lắng im
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời sâu đã bỏ đất sầu.
Còn gì đâu...
 
Tiếng vỗ tay vang lên thật lâu mới dứt. Cùng gia đình đứng trên sân khấu Minh cười nói.
- Kính thưa quý vị. Bản hợp ca Người Di Tản Buồn sẽ chấm dứt buổi trình diễn của chúng tôi. Thay mặt cho gia đình tôi kính chúc quý vị được khang an và  hy vọng sẽ gặp lại quý vị...
 
- Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhoà
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu
Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vươn đầy bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gửi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những đắm say
Người yêu ơi giờ thương nhớ giăng đầy
Này em có bao giờ em biết rằng
Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng
Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau
Thời gian không còn giây phút nhiệm màu
Cho tôi xin lại nụ cười nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu như thời chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gửi lòng này bên người yêu dấu ngày xưa...
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vắng tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn
Cho tôi xin lại ngọn đồi ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần bên ngàn chiến hữu của tôi...