Dịch giả : Lê Kim
Chương 34
Vô chiến khu Trinh làm mật mã
Gặp Nguyễn Bình kết nghĩa tri âm




























Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Chiến cuộc ngày càng lan rong với chủ trương tốc chiến tốc thắng của tên tướng hiếu chiến Leclerc.
Quân đội viễn chinh Pháp ồ ạt toả đi các hướng quyết bình định các tỉnh. Tại Sài Gòn chúng chỉ để lại một ít quân làm nhiệm vụ cảnh sát. Báo chí công khai nhân lúc bộ máy hành chính chúng còn lỏng lẻo đả kích chánh phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh. Đọc báo buổi sáng vào lúc điểm tâm là một thói quen của chị Trinh. Chị đậu tú tài thì chiến tranh bùng nổ. Chị là con ông đốc công Vương Quang Ngưu, một nhà điền chủ có một trăm mẫu vườn dừa ở Điều Hoà, Mỹ Tho.
Ông Ngưu mở phòng cố vấn pháp luật, binh vực dân quê bị cường hào ác bá cướp đất giật ruộng. Những người nghèo túng ông Ngưu giúp không lấy tiền. Ông Ngưu giao du với các nhà cách mạng, phần lớn là các nhà báo như Nguyễn Văn Nguyễn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh. Còn Ung Văn Khiêm là bạn cột chèo. Bà Ngưu và bà Khiêm là hai chị em, bà Ngưu thứ bẩy, bà Khiêm thứ tám...
Đầu 1946, Trinh được thư của dượng Tám bấy giờ phụ trách ban Nội vụ Nam Bộ gọi ra bưng. Xếp bút nghiên từ lâu, Trinh muốn thoát ly theo kháng chiến. Chị không thể chịu đựng được cảnh ăn không ngồi rồi giữa thành phố bị địch tạm chiếm. Bức thư đến là một dịp tốt để “lên đàng”.
Theo liên lạc, Trinh ra An Phú Đông, một căn cứ kháng chiến sát nách Sài Gòn. Những trận giao tranh đầu tiên đã khiến vùng đất ven đô hiền lành này trở nên một địa danh nổi tiếng, nhất là sau khi có bài thơ của Xuân Miễn:
An Phú Đông đây, An Phú Đông,
Một làng nho nhỏ ở ven sông,
Một năm chinh chiên ôi chinh chiến
Sông nước Sài Côn nhuộm máu hồng...
Cơ quan đầu tiên thu nhận chị là toà soạn báo La Voi du Maquis (Tiếng nói bưng biền) do luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần làm chủ bút. Vô cơ quan này, chị Trinh như cá gặp nước. Cả nhà chị có máu làm báo. Chị được anh Thuần giao chép bản thảo các bài báo. Toà soạn không đông, hầu như một mình anh Thuần “bao sân”. Đây là cơ quan ngôn luận nhắm vào trí thức trong thành phố nên số in không nhiều như các tờ Chống Xâm Lăng của Mặt trận Việt Minh thành phố và Cảm tử của Liên hiệp Công đoàn thành phố.
Một thời gian sau chị Trinh được giới thiệu học mật mã và được đưa về phụ trách phòng Mật mã của uỷ Viên Quân sự Nam Bộ. Đây là sự tín nhiệm đặc biệt mà chị Trinh cố gắng xứng đáng. Cơ quan mật mã phải gắn liền với văn phòng khu trưởng. Do công tác liên hệ mật thiết, chị Trinh được biết rõ về anh Ba Bình. Nhận xét đầu tiên của chị về anh Ba là đức tánh bình dân. Là tướng, anh Ba rất gần với anh em binh sĩ. Nghe anh Nguyễn Đức Hinh cưới vợ, anh Bình móc túi đưa hết xấp bạc sinh hoạt phí hàng tháng tặng “cho cậu làm lễ liên hoan”. Khi nghe một cán bộ bị thương, anh Ba bảo bắt cặp gà tặng “cho nó tẩm bổ”. Có lúc vì tình thế bắt buộc phải đóng trong nhà dân, Anh Ba cũng hoà mình với gia đình chủ nhà. Chuyện đáng nhớ là thời gian anh Bình đóng trong nhà tín đồ Cao Đài sau khi xảy ra nhưng vụ tảo thanh Cao Đài Tây Ninh theo Tây của Phạm Công Tắc. Những đêm uống trà đàm đạo với ông già chủ nhà về chuyện đạo và đời, anh Bình nói chuyện rất thoải mái, kể chuyện đời xưa, khi hoạt động cách mạng anh đã từng tá túc trong chùa, có những nhà sư vứt áo cà sa mặc chiến bào. Rồi anh kết luận: Đạo nào cũng khuyên làm lành tránh dữ và anh nói thêm “đạo nào cũng phải tham gia đánh Tây giành độc lập. Cho nên Đạo với Đời tuy hai mà một”. Về cá tính anh Ba Bình rất ít nói nhưng tình cảm, tiếng cười của anh nghe rất có cảm tình. Nhưng điều quan trọng nhất đối với anh Ba về phương diện cầm quân là kỷ luật. Luôn luôn giữ vững kỷ luật. Phải nghiêm trị những kẻ coi thường kỷ luật. Chính vì vậy mà anh Ba đã cương quyết kết án tử hình Ba Nhỏ mặc dầu có một số chỉ huy quân sự Bình Xuyên không tán thành quyết định đó. Và cũng chính vụ xử Ba Nhỏ đã chứng minh bản lĩnh của Nguyễn Bình.
Có vị chánh án nào dám cho tử tội mượn khẩu súng của chính mình để tự xử. Nói về cái dũng cảm của anh Ba thì vô cùng, nhất là chuyến anh về thành nắm tình hình địch, để tiếp xúc với các nhà trí thức yêu nước chưa có dịp để ra khu. Bận trở về anh bị phục kích ở Vĩnh Lộc may nhờ Chi đội 4 giải vây.
Với những giai thoại đầy hào quang đó, Chị Trinh rất kính trọng anh Ba và vui lòng kết nghĩa tri âm với một “dũng tướng”. Phòng mật mã của chị chỉ cách phòng làm việc của anh Ba có một vách lá.
 

Truyện NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật Chương 1 !!!8068_32.htm!!! Đã xem 574383 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả : Lê Kim
Chương 32
Pháp đưa Tắc họp tung chống Cộng
Nguyễn Bình quyết liên hoành đánh Tây


























Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

--!!tach_noi_dung!!--
Thấy Cao Đài đồng tâm ủng hộ Việt Minh đấu tranh giành độc lập, thực dân giở trò thâm độc: chia để trị. Sẵn Trần Quang Vinh chạy ra thành đầu hàng, Tây bày chuyện ký kết cái gọi là thoả ước Bính Tuất (1946) do Trần Quang Vinh ký với tên chủ tỉnh Tây Ninh Ménage. Theo sự ký kết này, Cao Đài rút hai chi đội 7 và 8 của Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Thành Phương về toà thánh Tây Ninh. Về phần Pháp thì sẽ đưa Hộ pháp Phạm Công Tắc bị đày ở Mã đảo (Madagascar) từ năm 1940 về nước để chăm lo nền đạo. Ngày 9-6-1946 Trần Quang Vinh và Ménage ký Thoả ước Bính Tuất. Hai tháng sau Phạm Công Tắc về tới Sài Gòn và ngày 30-8-1946, Tắc về Toà Thánh Tây Ninh. Đây là một ngày lịch sử quan trọng trong đạo Cao Đài. Hộ pháp được đón tiếp hết sức long trọng.
Trong ngày vinh quang của đời mình, từ một kẻ tội đồ hoá thành Đức Hộ pháp cứu tinh của cả triệu tín đồ trong cơn binh lửa, Tắc tuyên bố: “Kết cuộc thì cũng vẫn là Pháp Việt đề huề. Giai đoạn này cũng như là giai đoạn đầu, Cao Đài là đồng minh của Pháp”. Bốn tháng sau, Tắc ký thoả hiệp quân sự đưa hai chi đội 7 và 8 tập kết tại Rừng Nhúm về toà thánh hợp tác với Pháp. Pháp hứa trang bị súng ống đầy đủ cho quân đội Cao Đài để chống Việt Minh vô thần. Lễ trao võ khí cho quân đội Cao Đài sẽ tiến hành vào Tết Đinh Hợi, ngày 21-1-1947. Lúc này Phạm Công Tắc công khai chống Việt Minh: “Cao Đài làm chánh trị. Cao Đài muốn tồn tại phải lập ra quân đội. Quân đội là do chánh trị thành lập. Quân đội phải do chánh trị điều khiển”.
Tất cả mưu đô của Pháp lợi dụng đạo Cao Đài đều được trinh sát báo cáo về Bộ tư lệnh khu 7. Bấy giờ thành uỷ Khu là Nguyễn Văn Trí thường gọi là Hai Trí, quê Mỹ Tho. Hai Trí là tay cách mạng kỳ cựu, đầu óc tiêm nhiễm truyện Tàu, nhất là Đông Chu liệt quốc mà ông ta cho là “túi khôn của nhân loại”. Hay tin Pháp sử dụng nước cờ giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo và Bình Xuyên đánh Việt Minh. Hai Trí bàn với Khu trưởng Nguyễn Bình:
- Đây là kế hợp tung của Tô Tần, nguy hiểm lắm.
Ông Bình cười:
- Hợp tung là sao? Quân sư nói rõ thêm.
Hai Trí thao thao:
- Trước hết phải định nghĩa chữ tung đã. Tung là nét sổ thẳng theo chiều dọc, trái với chữ hoành là nét gạch ngang. Thiên hạ thường nói chữ tung hoành mà không hiểu nghĩa của nó. Hợp tung là tập hợp lại những nét sổ dọc. Còn kế hợp tung của Tô Tần thì như thế này: Tô Tần là người ở thành Lạc Dương, nhà Đông Châu. Lúc nhỏ là học trò của Quỷ Cốc thiền sư nước Tề. Lớn lên làm nghề du thuyết. Bấy giờ nước Tần rất mạnh, quyết gom thu lục quốc là sáu nước Tề, Nguỵ, Sở, Hàn, Yên, Triệu. Tô Tần đi khắp sáu nước khuyên các vua hợp lại chống Tần mới có thể tồn tại bằng không thì bị Tần nuốt. Đó là kế hợp tung.
Nguyễn Bình gật gù:
- Ngày nay thằng Tây cũng áp dụng “túi khôn” của người xưa, theo kế hợp tung để đánh Việt Minh. Hay! Trước đây tôi đã ra lịnh giải tán cái gọi là Mặt trận quốc gia liên hiệp quy tụ các nhóm tự xưng là “quốc gia” như Bình Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo và các đảng đã từng chạy theo Nhật Tàu trước đây. Nhưng tôi không hề nghĩ kẻ chủ mưu đó học thuyết hợp tung của Tô Tần. Bây giờ quân sư hãy trình bày tiếp cách đối phó như thế nào.
Hai Trí cười thích thú. Ông ta hài lòng với danh từ quân sư mà anh Ba Bình tặng cho mình:
- Chống lại hợp tung của Tô Tần phải dùng kế phá tung của Trương Nghi. Gọi là phá tung hay gọi là liên hoành cũng được. Liên hoành là tập hợp lại nhưng nét gạch ngang. Để đương đầu với hợp tung là liên kết các nét sổ thẳng. Đó là nói về chữ nghĩa. Còn trên thực tế thì liên hoành là liên kết sáu nước Tề, Nguỵ, Sở, Hàn, Yên, Triệu để theo Tần. Cũng cần nói thêm về Trương Nghi. Tay này là đồng song với Tô Tần. Cả hai đều học chung một thầy là Quỷ Cốc thiền sư. Nhưng do hoàn cảnh khác nhau mà chọn hướng đi khác nhau, tuy cốt cách cả hai cũng đều là uốn ba tấc lưỡi để đi tới mục đích tối thượng là vinh thân phì gia. Cho nên người đời sau phỉ nhổ bọn du thuyết vô lương tâm: Bây giờ mình gọi bọn đó là bọn cơ hội.
Nguyễn Bình cười:
- Hãy trở về chuyện đời nay đi. Bây giờ mình đối phó với kế hợp tung của thằng Tây như thế nào đây?
- Thì dứt khoát là phá tung thôi. Tức là một mặt phá tan cái gọi là Mặt trận quốc gia liên hiệp, phá tan đội quân Cao Đài mới thành lập. Tôi đề nghị Khu tấn công vô Toà Thánh phá cái lễ phát súng tổ chức vào ngày mồng một Tết. Anh Ba thấy sao?
Nguyễn Bình suy nghĩ khá lâu:
- Với tôn giáo, phải thận trọng. Địch tuyên truyền Việt Minh vô thần, tiêu diệt tôn giáo, độc quyền yêu nước...
Hai Trí cười lớn:
- Quan tâm làm gì những lời tuyên truyền của thằng Tây? Ngày đêm chúng ra rả chửi bới Việt Minh. Chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành cứ đi.
Nguyễn Bình thở dài:
- Cho tôi suy nghĩ thêm.
Đêm đó anh Ba bình thức khá khuya để phân tách lợi hại của kế phá tung mà Hai Trí đề nghị. Tự nhiên ông cũng nghĩ nhiều về Hai Trí. Vị chánh uỷ Khu 7 mới thay thế ông Trần Xuân Độ là một người khó hiểu. Trước đây giữa Tư lệnh và chánh uỷ còn gọi là chánh trị bộ chủ nhiệm rất thoải mái. Ông già Độ thẳng tính, có gì thì nói huỵch toẹt ra, chứ không lầm lì bí hiểm như Hai Trí. Sổ tay của ông ta không ghi bằng tiếng Việt mà chi chít những chữ nho và kí hiệu như tốc kí. Có người bí mật cho biết chánh uỷ Hai Trí không ch Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Tài liệu tham khảo Thay lời bạt