Dịch giả: Ngô Đăng Tâm
Chương 4

     AGGIE VÔ CÙNG THẤT VỌNG VÌ KHÔNG ĐƯỢC cùng đi với cha tới trường đón Tom. Bà Tulliver bảo, sáng nay trời quá ẩm, con gái không thể mặc đồ đẹp đi xa. Maggie phản đội mạnh ngay, và kết quả trực tiếp của sự đối kháng đó là – trong khi bà Tulliver đang lo chải thẳng những lọn tóc rối cho Maggie – cô bé vùng chạy thoát khỏi tay mẹ, nhúng đầu vào một thau nước gần đó, với quyết ý trả thù, không cho cuộn tóc hôm nay.
Bất lực, bà Tulliver bỏ bàn chải lên đùi, chán nản kêu lên:
- Maggie! Maggie! Mầy hư hỏng như vậy thì sau này còn ra gì nữa? Tuần sau dì Glegg và dì Pullet tới chơi, tao sẽ kể hết cho họ nghe và họ sẽ không thương mày nữa đâu. Trời ơi! Nhìn cái dãi yếm mới của mầy coi, ướt hết rồi! Người ta lại bảo là tao đã bị Thượng Đế trừng phạt nên mới có một đứa con gái như thế – người ta sẽ nghĩ rằng ngày trước tao đã ăn ở thất đức, bất nhân...
Nhưng bà Tulliver chưa kịp dứt lời thì Maggie đã nhảy bước một lên căn gác rộng nằm sát mái nhà cũ kỹ, cô bé vừa chạy vừa rảy nước ra khỏi tóc như một con chó săn Skye đang bị tắm bỗng vùng chạy thoát đi. Căn gác là nơi thích nhứt của Maggie trong những ngày ẩm ướt, khi tiết trời chưa giá lạnh bao nhiêu; đây cũng là nơi cô bé đã trút những nỗi bực dọc bằng cách quát tháo với những kệ hàng mục nát và những gốc tối bụi bặm, nhện giăng; lại còn là nơi có giữ sẵn một vật để trừng phạt hầu đền bù những bất hạnh của mình. Đó là con búp bê lớn, bằng gỗ, không chân tay, trước đây hãy còn đôi mắt tròn xoe với hai má phính hồng. Nhưng hiện nay hình dáng bên ngoài của nó đã bị hủy diệt hoàn toàn vì đã phải chịu đựng bao nhiêu là hình phạt để chia xẻ nỗi đau khổ của chủ nhân nó. Ba chiếc đinh đóng vào đầu, đánh dấu những cơn khủng hoảng xảy ra trong chín năm tuổi đời của Maggie. Cô bé đã nảy sanh cách thức trả thù này khi được hình bức Joel tiêu diệt Sisera trong Cựu Ước. Chiếc sau cùng được đóng vào một cách hung bạo hơn bao giờ hết bởi cái vật tế thần lúc đó là đại diện cho dì Glegg. Nhưng ngay sau đó, Maggie chợt nghĩ, nếu đóng quá nhiều đinh vào đầu con búp bê thì cô ta sẽ không còn tưởng tượng được nỗi đau của nó khi đập đầu nó vào tường: và lúc đó nguôi giận, cô cũng không thể an ủi và dán thuốc chữa thương cho nó, vì ngay cả dì Glegg cũng rất đáng thương khi bị hành hạ quá nhiều. Vả lại, Maggie còn muốn dành đường cho dì phải năn nỉ, xin lỗi mình kia chớ. Từ đó, Maggie không đóng đinh vào đầu búp bê nữa, mà chỉ tự an ủi bằng cách đập và chà xát cái đầu gỗ của nó vào thành gạch lởm chởm của hai ống khói lò sưởi vĩ đại làm thành hai cột trụ chống đỡ mái nhà. Đó chính là hành động của Maggie sáng nay trên gác thượng, cô khóc vùi đến nỗi đã quên khuấy đi mất nguyên nhân sự đau khổ của mình. Cuối cùng, những tiếng nức nở dịu lại, bàn tay hình phạt cũng bớt hung hãn đi, và một tia nắng bỗng xuyên qua lưới mắt cáo, soi sáng những kệ hàng mục nát, Maggie liệng con búp bê đi và chạy ra cửa sổ.
Mặt trời đã lên cao, tiếng máy xay lại thật vui tai như thường lệ, cửa kho lúa đã mở, và Yap, chú chó săn lông trắng đốm nâu, với một tai cụp xuống, đang chạy đánh hơi quanh quẩn như sục tìm một người bạn để đùa vui. Không dằn được, Maggie vén tóc, chạy xuống, chụp lấy chiếc nón, nhìn dáo dác khắp hành lang vì sợ chạm trán mẹ, rồi phóng mau ra sân. Cô bé vừa nhảy múa như một ả đồng bóng, vừa ca: «Yap, Yap, Yap, Tom sắp về rồi!» Con Yap cũng vừa nhảy vừa sủa chung quanh cô chủ nhỏ như muốn bảo, nếu cần khua động thì đã có chú ta đảm trách. 
- Ê, Ê, cô bé! Coi chừng chóng mặt rồi té vào sình.
Người vừa gọi là bác Luke, thợ cả trong nhà máy. Thân hình cao lớn, vai rộng, tóc đen, bác trạc tuổi bốn mươi, mình mảy dính đầy bột như một cái nấm tai mèo. 
Maggie ngừng quay, hơi lảo đảo một chút – rồi chống chế:
- Không đâu, bác Luke, không chóng mặt đâu. Bác cho tôi vào nhà máy với được không?
Maggie rất thích thơ thẩn trong các phòng rộng của nhà máy để được ra về với mái tóc phủ bột trắng mịn như bông, khiến cho hai mắt của cô lóng lánh như hai viên huyền ngọc. Tiếng máy rầm rỉ đều đặn, sự chuyển động liên tục của các cối đá khổng lồ tạo cho Maggie một cảm giác sợ sệt thú vị trước dòng bột bất tận, trước lớp bụi trắng mịn màng phủ khắp nơi, làm cho các màng nhện trông giống như những khung thêu tuyệt xảo, và trước hương vị ngọt ngào, thanh khiết của bột mới. Tất cả làm cho Maggie cảm thấy nhà máy như là một thế giới nhỏ, tách rời với đời sống thường ngày của cô. Đặc biệt những con nhện đã làm cho cô bé nghĩ ngợi nhiều. Cô tự hỏi không biết chúng có bà con nào ở ngoài nhà máy hay không, và nếu có, chắc hẳn chúng đã gặp nhiều rắc rối trong những mối liên hệ họ hàng – Một chú nhện mập mạp, đã quen ăn ruồi phủ bột, chắc phải gặp khó khăn nơi bàn tiệc họ hàng lũ nhện với một con ruồi bình thường và chắc bà nhện sẽ khó chịu khi nhìn bộ dáng nhau. Nhưng nơi Maggie thích nhứt trong nhà máy chính là tầng trên cùng – kho chứa thóc, nơi tích trữ vô số bao hạt ngũ cốc và hàng đống lúa lớn mà cô bé vẫn thường leo lên ngồi cho tuột xuống. Maggie vẫn cứ tiêu khiển bằng trò này trong khi vẫn trò chuyện cùng bác Luke, người mà cô rất mến và muốn chia sớt kiến thức của mình như cha cô đã từng làm.
Có lẽ cô bé muốn khôi phục lại địa vị của mình nơi bác Luke ở dịp này, vì thế, cô bé vừa leo lên đống lúa gần nơi bác thợ cả làm việc vừa hỏi chuyện giữa những tiếng ầm ĩ bất tận.
- Bác Luke, chắc bác không hề đọc sách gì khác ngoài Thánh kinh, phải không?
Bác Luke thật thà:
- Phải ngay cả Thánh kinh tôi cũng đọc it lắm. Tôi không phải là người mê đọc sách.
- Nhưng nếu tôi mượn, bác chịu không? Loại sách dễ đọc không có bao nhiêu, nhưng tôi có cuốn «Âu Châu du ký» hay lắm - nó sẽ kể cho bác nghe về tất cả các giống người trên thế giới, và nếu bác đọc mà không hiểu rõ thì cứ coi mấy tấm hình - họ mô tả bộ dáng, lối sống và việc làm của các giống dân. Có cả người Hòa Lan, mập lắm, họ hút thuốc - bác biết không - còn có một người ngồi trên thùng gỗ nữa. 
- Không đây, tôi không cần biết về người Hòa Lan, họ chẳng giúp được tôi gì cả. 
- Nhưng họ là đồng loại của ta, bác Luke – chúng ta phải tìm hiểu đồng loại của mình chớ. 
- Không cần thiết lắm, tôi nghĩ vậy. Tất cả những thứ tôi biết – ông thầy của tôi ngày xưa cũng là người hiểu biết vẫn thường nói «Chừng nào tôi thấy lúa mì của tôi mặn, ngày đó tôi là người Hòa Lan» và điều đó cũng có nghĩa người Hòa Lan chỉ là một người điên, hay đại khái như vậy. Không, không, tôi không muốn gì về người Hòa Lan...
Maggie đành chịu thua trước thành kiến đó. 
- Thôi được, có lẽ bác sẽ thích đọc cuốn «động vật giới» - không có người Hòa Lan đâu, mà có voi, đại thử, chồn hương, cá nóc, và một loại chim ngồi trên đuôi của nó – tên gì tôi quên mất rồi. Nhiều xứ có rất nhiều thú vật như thế, thay vì bò và ngựa như ở đây, bác biết không? Đọc cuốn đó nghe bác Luke?
- Không được đâu, tôi còn phải lo tính toán thóc lúa, không đủ thì giờ lo việc khác. Những thứ đó đưa con người vào chỗ chết, cái gì cũng hiểu biết hết, trừ cách thức tìm miếng ăn cho mình. Tất cả đều là giả dối, chắc vậy mà, tất cả những thứ in trong sách...
- Ồ, bác thật giống anh Tom...
Maggie khéo léo đổi đề tài:
- Tom cũng không thích đọc sách. Bác Luke, tôi thương anh Tom lắm.
- Thương hơn bất cứ ai trên đời này. Khi anh ấy lớn lên, tôi sẽ lo việc nhà cho anh, và chúng tôi sẽ sống với nhau suốt đời. Tôi có thể kể cho Tom nghe những điều anh không biết. Tôi cho rằng Tom rất thông minh dầu không ham đọc sách. Anh làm roi dây và đóng chuồng thỏ đẹp ghê đi!
- À, nhưng chắc cậu Tom sẽ buồn vì mấy con thỏ đều chết cả rồi.
Maggie nhảy khỏi đống lúa, thét lên:
- Chết rồi? Trời ơi, bác Luke! Còn con thỏ tai lớn với con thỏ cái đốm nâu mà anh Tom bỏ hết tiền ra mua, có sao không?
- Cũng chết luôn!
- Bác Luke ơi!
Maggie thảm thiết kêu lên, nước mắt lăn dài trên má. 
- Anh Tom dặn tôi săn sóc chúng, vậy mà tôi lại quên. Phải làm sao bây giờ, bác Luke?
- Cô thấy bầy thỏ nuôi ở tận nhà kho dụng cụ xa lắc xa lơ, ai mà rảnh rang, tới đó chăm sóc hoài. Có lẽ cậu Tom có nhờ Harry coi giùm nhưng làm sao tin nó được. Cái thằng đó có bao giờ giữ đúng lời hứa đâu, nó chỉ nhớ tới cái bao tử của nó thôi. 
- Bác Luke, anh Tom có dặn tôi chăm sóc cho bày thỏ mỗi ngày nhưng làm sao tôi nhớ đưg báo việc đi đứng với người nhà...
Stephen quay sang Maggie, kiểu cách lịch sự cứng ngắc:
- Sáng nay cô vẫn bình thường, cô Tulliver?
Maggie lạnh nhạt:
- Bình thường. Cám ơn ông.
Philip chăm chú nhìn hai người, và Lucy thì quá quen với tâm tính bất thường của họ nên không mấy ngạc nhiên, nàng chỉ tiếc là Maggie đã quá cao ngạo với Stephen như thế. Sợ Stephen mất thiện cảm với người chị họ của mình, nàng nói lấp:
- Em thấy hôm nay khó mà cỡi ngựa đi dạo được. Chỉ có chơi nhạc là hay hơn cả. Nhứt là có cả hai anh một lúc. Yêu cầu anh với Philip, cho tụi em nghe bài « Masaniello », Maggie chưa được nghe, nhưng em nghĩ là chị ấy sẽ thích lắm.
Stephen bước tới dương cầm, nắn vài âm thanh thánh thót?
Lucy nhìn Philip:
- Philip, anh phụ họa với Stephen nghe!
Philip rất hài lòng với đề nghị đó - chẳng có cảm giác nặng nề nào mà không thể chế ngự được bởi âm nhạc. Âm nhạc giúp người ta lấy lại sự thanh thản cho tâm hồn. Chàng ngồi vào dương cầm:
- Rất sẵn sàng. Trên đời này không có gì bằng ca hát, đánh đàn và nghe tiếng hát, tiếng đàn của mình. Hay là vừa ca vừa vẽ.
Stephen nói:
- Bạn làm tôi khao khát quá. Tôi chẳng làm gì được với đôi tay này.
Lucy ngắt ngang:
- Thôi, tạm gác chuyện đó đi, bây giờ nghe nhạc cái đã.
Thường thường, Maggie khó thể tiếp tục công việc may vá khi tiếng nhạc bắt dầu trổi lên. Nàng buông kim chỉ xuống, hai tay nắm chặt, mắt mở to, hoàn toàn bị tiếng nhạc cuốn trôi. Chưa lúc nào trông Maggie diễm lệ bằng giữa lúc này, Philip nghĩ thầm.
Bài ca vừa dứt, Lucy yêu cầu ngay:
- Nữa, nữa đi, một bản gì thật hay.
Philip đánh lên một đoạn nhạc dạo.
Lucy hỏi:
—  Anh dạo bản gì đó? Nghe hơi lạ.
Không biết à? Một bài trong tập 4 Sommambula » — « Ah! Perche non Possoodiarti?» Đây là lời bằng Anh ngữ: «Tôi vẫn yêu em».
Giọng ca trầm ấm của Philip không có gì lạ với Maggie - nó vẫn thường vang lên bên tai nàng trên những lối mòn, trên những hố cỏ xanh và dưới rặng trần vì trong Thung Lũng Đỏ. Nhưng hình như lời ca có chứa đựng cái gì tương tự như một lời trách móc. Philip có ý gì trách nàng không?
Buổi ca nhạc chấm dứt khi bà Tulliver vào mời các cô cậu dùng bữa.
Lúc mọi người dã đông đủ phòng ăn, ông Deane nói với Philip:
- Lâu quá mới gặp lại cậu. Chắc ba cậu không có ở nhà hả?
Hôm qua tôi có tới văn phòng tìm ông ấy, nhưng họ nói là đã rời thành phố.
- Ba cháu đi Mudport có việc. Nhưng cũng sắp về tới rồi.
- Ông ấy vẫn thích nông trại như xưa chứ?
Philip hơi ngạc nhiên trước sự chú ý đặc biệt của ông Dean về cha chàng.
- Dạ, cháu tin như vậy.
Ba cậu chắc có khá nhiều đất ở hai bên bờ sông này?
- Dạ phải.
Ông Dean tiếp tục dọ dẫm:
- À. Chắc ba cậu phải thấy trồng trọt là môt chuyện khó chớ không phải chơi, lại tốn kém nữa. Tôi thì chẳng co thú tiêu khiển nào hết. Có nhiều người lai tưởng rằng trò tiêu khiển của họ có thể ló ra tiền được!
Lucy sốt ruột khi thấy cha mình bình phẩm về chuyện tiêu xài của ông Wakem. Nhưng câu chuyện giữa hai người đã ngưng ở đó và ông Dean có vẻ trầm ngâm, nghĩ ngợi trong suốt bữa ăn! Đã quen với tính cha, Lucy chú ý ngay tới sự kiện này.
Sau bữa ăn, khi còn ngồi lại trong phòng một mình với cha, Lucy hỏi:
- Ba không ngủ trưa sao?
- Chưa. Con còn muốn nói gì đây. Muốn xin them tiền cho hội chợ hả?
- Dạ không, bữa nay con không xin ba gì cả. Con chỉ muốn hỏi ba một chuyện thôi. Con muốn biết tại sao ba lại hỏi Philip về chuyện trang trại của ba anh ấy? Con thấy lạ vì chưa bao giờ con nghe ba hỏi han gì về ông Wakem với anh Philip cả. Vã lại, tại sao ba lại chú ý tới chuyện ông Wakem hao phí tiền bạc trong thú tiêu khiển riêng.
Ông Dean xua tay:
- Chuyện làm ăn mà, con không biết đâu.
- Nhưng ba vẫn thường nói với con là Philip chẳng biết gì về thương mãi cả, thì lại sao ba lại dò hỏi anh ấy? Con thấy rõ là Philip cũng ngạc nhiên lắm.
Ông Dean đành phải nói:
- Có gì đâu! Ba nghe tin là nông trại và nhà máy xay nằm bên kia sông — nhà máy Dorocoite của dượng Tuiliver con ngày xưa đó - đang bắt đầu thất thu. Ba muốn biết xem Philip có hay gì về chuyện ba anh ta muốn nhường nhà máy lại không. _
- Ủa, vậy ba định mua lợc, bác thấy không? Ồ, anh ấy sẽ giận tôi, tôi biết, và anh ấy sẽ tiếc mấy con thỏ – tôi cũng tiếc nữa, làm sao bây giờ?
Bác thợ cả an ủi:
- Cô đừng lo, thỏ chỉ là thứ vô dụng – có cho ăn chúng cũng chết như thường. Cái gì phản thiên nhiên đều khó sống mạnh. Thượng Đế không ưa chúng. Ngài tạo ra tai thỏ dựng lên, vậy mà không có gì có thể làm cho nó cụp xuống như tai chó gộc giữ nhà. Cậu Tom sẽ hiểu để khỏi bỏ tiền mua lần nữa. Cô đừng lo. Cô có muốn về nhà gecirc;m trang hơn:
- Này ba, ba có tin con không? Con có chuyện này muốn nói với ba - con nghĩ kỹ rồi.
- Cứ nói, ba nghe đây.
- Con muốn đề nghị kéo Philip Wakem về phe chúng la - ba cho con nói hết ý định mua lại nhà máy của anh chị con và tại sao họ lại muốn mua, con tin là Philip sẽ sẵn sàng giúp đỡ về chuyện đó.
Ông Dean bối rối:
- Tại sao con có thể tin chắc như vậy được? Con không nghĩ rằng cậu trai đáng thương đó có cảm tình với con mà sẳn sàng theo ý muốn của con đó chớ?
- Thưa ba không, Philip không mấy chú ý tới con - phần con đối với anh ấy cũng vậy. Nhưng con có lý do để quả quyết với ba là Philip sẵn sàng giúp đỡ chúng con về chuyện đó. Ba đừng hỏi tại sao, chỉ cho phép con hành dộng là đủ rồi.
Lucy lại ngồi ôm chân cha; ông Dean âu yếm nhìn
con:
- Con tin chắc là không lầm lẫn chớ?
- Thưa ba, con hứa chắc như vậy. Con hấp thụ gần hết những đức tính thương mại của ba mà. Ba muốn xem sổ sách của con không?
- Được, được, nếu Philip chịu giúp thì chuyện lấy lại nhà máy sẽ bớt khó khăn hơn. Nói thật, dùng bất cứ phương cách nào cũng phải gặp khó khăn. Thôi, ba đi ngủ nghen.