PHẦN 3
8:32 SÁNG THỨ NĂM
CHƯƠNG 40

     rong căn phòng khách sạn tồi tàn, Lincoln Rhyme lắc đầu ngờ vực khi Sachs nói với anh điều cô vừa phát hiện ra: rằng họ đã biết Charlotte mấy năm trước khi ả đến New York và sử dụng cái tên giả Carol Ganz. Ả và con gái, tên làPammy, là nạn nhân trong vụ án đầu tiên Sachs và Rhyme hợp tác điều tra – chính vụ án hôm qua anh vừa nghĩ tới, kẻ bắt cóc bị ám ảnh bới những khúc xương người, một đối tượng cũng thông minh và tàn nhẫn như Thợ Đồng Hồ vậy.
Để truy nã hắn, Rhyme đã tuyển dụng Sachs làm mắt, làm tai, làm chân cho anh tại các hiện trường, và họ đã cùng nhau giải cứu được cà ả đàn bà lẫn con gái ả – và hóa ra Carol tên thật là Charlotte Willoughby. Ả là thành viên một phong trào vũ trang cánh hữu căm ghét chính phủ và những dính líu của chính phủ vào chuyện nội bộ các nước. Sau khi được giải cứu, ả đàn bà đã đánh bom trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Manhattan. Vụ nổ làm chết sáu người.
Rhyme và Sachs nhận giải quyết vụ này, nhưng Charlotte cùng con gái biến mất vào các hoạt động bí mật, có lẽ là ở miền Tây hoặc Midwest, và cuối cùng mất dấu vết.
Thi thoảng, họ vẫn kiểm tra những báo cáo có liên quan đến một nhóm vũ trang hay chính trị cánh hữu nào đó của FBI, Chương trình Bắt giữ Tội phạm Bạo lực và cảnh sát thành phố, tuy phiên không phát hiện ra manh mối về Charlotte và Pammy. Mặc dù vậy, Sachs chưa bao giờ bớt lo lắng cho cô gái nhỏ, và đôi lúc, nằm trên giường cùng Rhyme ban đêm, cô lại nói thành lời rằng chẳng biết cô bé đang làm gì, nếu đã quá muộn để cứu cô bé. Sachs, người luôn luôn muốn có con, khiếp sợ cuộc đời mà mẹ cô bé có lẽ đang bắt buộc cô bé phải sống – chui lủi, quá ít bạn bè cùng trang lứa, không được học ở các trường bình thường – tất cả nhân danh một thứ sự nghiệp thù hận.
Và bây giờ Charlotte – với gã chồng mới Bud Allerton – đã quay lại thành phố này tiến hành một vụ khủng bố nữa, và Rhyme và Sachs thêm một lần liên quan đến cuộc đời bọn họ.
Charlotte trừng trừng nhìn Rhyme, cập mắt ả chứa đầy cả lệ lẫn lòng căm ghét.
“Chúng mày đã giết Bud! Đồ phát xít dã man chúng mày! Chúng mày đã giết anh ấy.” Rồi kẻ tù nhân bật tiếng cười lạnh lùng. “Nhưng chúng tao đã chiến thắng Tối nay chúng tao đã giết được bao nhiêu đứa? Năm mươi đứa. Bảy mươi lăm? Và bao nhiêu nhân vật cao cấp từ Lầu Năm Góc?”
Sachs vươn người tới sát mặt ả.
“Chị có biết rằng có những đứa trẻ trong phòng hội nghị đó không? Vợ và chồng các quân nhân? Cha mẹ họ? Ông bà họ? Chị có biết không hả?”
“Tất nhiên là chúng tao biết”, Charlotte trả lời.
“Họ cũng trở thành những vật hy sinh, đúng không?”
“Vì mục đích cao cả hơn”, Charlotte đáp.
Đó có lẽ là câu khẩu hiệu mà ả và nhóm của ả hô mỗi khi bắt đầu một cuộc tập hợp, hay bất cứ cuộc họp nào.
Rhyme bắt gặp ánh mắt Sachs. Anh nói: “Có lẽ chúng ta nên cho chị ta xem kết quả cuộc tàn sát”.
Sachs gật đầu và bật ti vi lên.
Nữ biên tập viên xuất hiện trên màn hình. “… một thương tích không nghiêm trọng. Sĩ quan đội tháo bom đang điều khiển từ xa robot tháo ngòi nổ hai quả bom thì bị thương nhẹ do mảnh vỡ văng vào người. Anh đã được xử lý vết thương và về nhà. Thiệt hại vật chất ước tính là năm trăm nghìn đô la. Khác với các báo cáo ban đầu, vụ đánh bom không liên quan tới Al-Qaeda hay bất cứ nhóm Hồi giáo cực đoan nào. Theo lời một nữ phát ngôn viên Sở Cảnh sát New York thì một tổ chức khủng bố trong nước chịu trách nhiệm về vụ đánh bom. Nếu bây giờ quý vị khán giả mới bắt đầu theo dõi chương trình, xin tường thuật lại là hai quả bom đã phát nổ khoảng giữa trưa hôm nay tại tòa văn phòng HUD khu Hạ Manhattan, nhưng không ai tử vong và chỉ có một trường hợp bị thương nhẹ. Một thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Tổng Tham mưu Trưởng Liên quân nằm trong số các mục tiêu của tổ chức khủng bố...”
Sachs tắt tiếng ti vi và hướng cái nhìn tự mãn sang Charlotte.
“Không”, ả há hốc mồm. “Ôi, không... Tại sao...?”
Rhyme nói: “Hiển nhiên là chúng tôi đã phát hiện ra trước khi quả bom phát nổ và sơ tán mọi người trong căn phòng”.
Charlotte bị mất tinh thần ghê gớm.
“Nhưng... không thể nào. Không... Các sân bay đóng cửa, các chuyến tàu... ”
“Ồ, đấy”, Rhyme nói với giọng coi thường. “Chúng tôi chỉ cần kéo dài thời gian. Đầu tiên, đúng, tôi tưởng hắn sẽ đánh cắp Đồng hồ Delphi thật, nhưng rồi tôi đi đến kết luận rằng đó chỉ là đòn nghi binh. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa hắn đã không làm gì với chiếc đồng hồ ở Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và Công nghệ. Bởi vậy, trong lúc xác định chuyện hắn đang thực sự toan tính, chúng tôi đã gọi cho ngài thị trưởng vi đề nghị ngài ra lệnh tạm dừng các chuyến bay, các phương tiện giao thông công cộng.”
Anh biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhấn cái nút đó...
Charlotte liếc nhìn vào phòng ngủ, nơi chồng ả đã chết một cái chết vô ích. Rồi lý tưởng quay lại trong ả, ả nói bằng giọng đều đều: “Chúng mày sẽ không bao giờ đánh bại được chúng tao đâu. Chúng mày có thể chiến thắng một, hai trận. Nhưng chúng tao sẽ lấy lại đất nước của chúng tao. Chúng tao sẽ…”
“Nảy, thôi những lời lẽ khoa trương ấy đi, nhé?” Người vừa nói là một người đàn ông da đen, cao, gầy, bước vào căn phòng. Nhân viên mật vụ FBI FredDellray. Khi anh ta nghe nói tới khủng bố trong nước, anh ta bỏ vụ lừa đảo kế toán mà anh ta đang hỗ trợ (“Dù sao cũng là một vụ chán ngắt”) và tuyên bố sẽ là nhân viên cơ quan điều tra liên bang chịu trách nhiệm vụ đánh bom tòa nhà HUD.
Dellray mặc bộ com lê màu xanh dương cùng với chiếc sơ mi màu xanh lá cây trông phát choáng, bên ngoài khoác áo choàng màu nâu có hoa văn kiểu zích zắc, mốt năm 1975. Thẩm mỹ của anh ta đối với các thứ trang phục sang trọng cũng phô trương như cung cách của anh ta vậy. Anh ta nhìn Charlotte. “Chà, chà, chà, hãy xem chúng ta tóm được cái gì.” Ả ngang ngạnh nhìn lại. Anh ta bật cười. “Đáng tiếc là cô sẽ đi tù... chà, vĩnh viễn, và cô thậm chí chẳng đạt được điều mà cô những muốn đạt được. Bơi lòng vòng dưới cái vực thất bại thấy thế nào?”
Phương pháp phỏng vấn đối tượng tình nghi của Dellray rất khác phương pháp của Kathryn Dance, Rhyme ngờ là cô sẽ không đồng tình.
Charlotte bị Sachs bắt vì những vụ phạm tội cấp bang và bây giờ tới lượt Dellray bắt ả vì những vụ phạm tội cấp liên bang – cả vụ lần này lẫn vụ đánh bom trụ sở Liên Hiệp Quốc mấy năm trước, tội dính líu vào một vụ bắn người ở SanFrancisco và vài tội linh tinh khác.
Charlotte nói ả hiểu ả có các quyền gì và rồi lại bắt đầu một bài thuyết giáo nữa.
Dellray ngoắc ngón tay bảo ả: “Chờ chút, cưng”. Người đàn ông rắn chắcquay sang Rhyme. “Thế anh xác định được sự việc bằng cách nào, Lincoln? Chúng tôi nghe thông tin này thông tin nọ toàn về đám cảnh sát ăn tiền, rồi chuyện thằng cha kỳ quặc để lại danh thiếp là những chiếc đồng hồ, rồi chuyện tiếp theo mà chúng tôi biết là các sân bay đóng cửa và báo động an ninh cấp một tại tòa nhà HUD làm tôi mất giấc ngủ trưa.”
Rhyme kể chi tiết về quá trình điều tra hết sức nỗ lực để cuối cùng xác định được kế hoạch thực sự của Thợ Đồng Hồ. Kathryn Dance đã đưa ra ý kiến là hắn nói dối khi nói tới nhiệm vụ ở New York. Bởi vậy, họ xem xét lại các bằng chứng. Một số chỉ ra khả năng gã sắp sửa đánh cắp một hiện vật hiếm có tại bảo tàng Mỹ thuật Thành phố.
Nhưng càng suy nghĩ, Rhyme càng thấy khả năng đó ít đi. Rhyme xác định rằng Duncan dựng lên câu chuyện về chiếc phong bì không được chuyển tới bảo tàng Mỹ thuật chỉ nhằm làm họ tập trung vào bảo tàng này. Một kẻ thận trọng như Thợ Đồng Hồ sẽ không để lại dấu vết. Gã nộp Vincent cho cảnh sát, vì biết kẻ hiếp dâm sẽ khai về ngôi nhà thờ, nơi gã để lại những cuốn hướng dẫn tham quan bảo tàng có đề cập tới đồng hồ Delphi. Gã nhắc tới nó với Hallerstein, cũng như với Vincent. Nhưng sao? Kathryn Dance nghiên cứu lại băng phỏng vấn gã mấy lần, và đi đến kết luận rằng có thể gã nói dối khi nói gã lựa chọn những người tưởng chừng là nạn nhân ấy đơn giản vì từ những địa điếm ấy việc trốn thoát sẽ dễ dàng.
“Nghĩa là...”. Rhyme nói với Dellray, “… gã lựa chọn họ vì lý do nào đấy khác. Vậy, họ có điểm gì chung?”.
Rhyme nhớ lại một điều Dance đã tìm hiểu được về hiện trường thứ nhất. Ari Cobb nói chiếc SUV thoạt tiên đỗ ở cuối con hẻm, nhưng rồi Thợ Đồng Hồ lùi xe ra đầu con hẻm bỏ cái xác.
“Tại sao? Một lý do là gã cần bỏ xác nạn nhân ở một vị trí nhất định. Cái gì gần vị trí đó? Cửa hậu tòa văn phòng HUD.”
Rồi Rhyme có danh sách khách hàng từ công ty thiết kế sàn, nơi Thợ Đồng Hồ giấu quả bom ngụy trang bằng bình xịt chữa cháy, và biết rằng họ từng cung cấp thảm và gạch lát nền cho tòa văn phòng HUD.
“Tôi cử cậu tân binh của chúng tôi đi xem xét xung quanh khu vực. Cậu ấy phát hiện ra một tòa nhà bên kia phố Cedar đang được cải tạo lại. Công nhân đã quét lại nhựa mái cách đấy một tuần, ngay trước đợt lạnh. Những mảnh hắc ín ở đó phù hợp với những mảnh hắc ín tìm thấy trên giày đối tượng. Mái tòa nhà kia là vị trí lý tưởng để quan sát tòa văn phòng HUD.”
Điều này cũng giải thích tại sao gã đã vãi cát xuống nền hiện trường và quét đi – để đảm bảo tuyệt đối chắc chắn rằng họ không tìm thấy dấu vết nào khiến ai đấy về sau nhận diện được gã khi gã quay lại đặt bom.
Rhyme còn phát hiện ra các nạn nhân khác có mối liên quan đến tòa nhà.Lucy Richter hôm nay sẽ được tuyên dương ở đó, và cô được phát những tấm thẻ đặc biệt để đi vào tất cả các khu vực trong tòa nhà. Cô cũng được phát một bản thông báo mật về thủ tục an ninh và sơ tán trong trường hợp khẩn cấp.
Đối với Joanne Harper, hóa ra cô đã thiết kế các bình hoa cho buổi lễ – một cách hay để đưa lén cái gì đó vào tòa nhà.
“Tôi cho là một quả bom. Chúng tôi đề nghị sự tham gia của ngài thị trường bằng cách ngài gọi cho bên truyền thông, yêu cầu họ giữ kín việc chúng tôi đang sơ tán tòa nhà HUD để các đối tượng không trao đổi tin tức. Nhưng quả bom phát nổ trước khi đội tháo bom có thể vô hiệu hóa nó.” Rhyme lắc đầu. “Thật đáng ghét khi những chứng cứ rõ ràng lại bị thổi bay mất. Anh biết là lấy dấu vân tay từ các mảnh kim loại đá văng trong không khí với tốc độ chín trăm kilômét một giây thì khó khăn như thế nào?”
“Làm sao anh tóm được tiểu thư Dễ Thương đây?”, Dellray hỏi, hất đầu vềphía Charlotte.
Rhyme nói với giọng coi thường: “Việc ấy dễ dàng thôi. Cô ta mắc tội bất cẩn. Nếu Duncan là rởm thì ả ta hỗ trợ hắn ở hiện trường thứ nhất trong con hẻm cùng phải là rởm. Cậu tân binh của chúng tôi đã lấy số đuôi trên biến đăng ký tất cả các xe đỗ gần con hẻm phố Cedar. Chiếc xe mà cô em gái rởm đang lái là một chiếc Avis, do Charlotte Allerton thuê. Chúng tôi kiểm tra mọi khách sạn trong thành phố cho tới lúc tìm thấy cô ta”.
Dellray lắc đầu. “Còn đối tượng của anh thì sao? Ngài Thợ Đồng Hồ ấy?”
“Đó lại là một câu chuyện khác”, nhà hình sự học nói rằng con gái Charlotte,cô bé Pam, nghe thấy bảo gã ở một chỗ bên Brooklyn nhung không biết chỗ nào. “Chẳng còn manh mối nào nữa.”
Dellray cúi người xuống. “Chỗ nào ở Brooklyn? Chúng tôi cần biết. Và ngay bây giờ.”
Charlotte đáp ngang ngạnh: “Chúng mày thật tồi tệ! Tất cả chúng mày! Chúng mày chỉ lả đổ bợ đỡ cho cái bộ máy quan liêu tại Washington. Chúng mảy đang bán đi trái tim đất nước chúng tao và...”
Dellray vươn người ra đằng trước, ghé sát mặt Charlotte. Anh ta tặc lưỡi. “Ờ. Không chính trị, không triết lý… Tất cả những gì chúng tôi muốn là trả lời vào câu hỏi. Hiểu chưa?”
“Đ. mẹ mày.” Đó là câu trả lời của Charlotte.
Dellray phồng má lên như người thổi kèn trumpet. Anh ta rên rỉ: “Tôi không phải đối thủ của con người tài trí này”.
Rhyme ước có Kathryn Dance ở đây thẩm vấn ả ta, mặc dù anh nghĩ chắc cũng mất nhiều thời gian mới moi nổi thông tin từ ả.
Anh lăn xe về phía trước và thì thầm, để Pam không nghe thấy:
“Nếu cô giúp đỡ chúng tôi, tôi xin đảm bảo rằng khi ở trong tù cô sẽ thi thoảng được gặp con gái. Nếu cô không hợp tác, tôi cam đoan cô sẽ chẳng thấy lại mặt nó chừng nào cô vẫn còn sống”.
Charlotte liếc nhìn ra hành lang, nơi Pam đang ngồi trên một chiếc ghế dựa, bướng bỉnh cầm cuốn Harry Potter. Cô gái nhỏ tóc đen trông xinh xắn, các nét có vẻ mong manh và quá mảnh khảnh. Cô bé mặc chiếc quần bò đã bạc, chiếc áo ni màu xanh lam thẫm. Mắt cô bé thâm quầng. Cô bật các ngón tay vào nhau liên tục. Cả con người cô toát lên nỗi nghèo khổ.
Charlotte quay lại nhìn Rhyme. “Thế thì tao sẽ không bao giờ gặp lại nó nữa”, ả nói bình thản.
Dellray chớp mắt, anh ta thông thường ít bộc lộ những phản ứng tình cảm bằng nét mặt.
Bản thân Rhyme thì chẳng nghĩ được gì hơn để nói với người đàn bà này.
Đúng lúc đó, Ron Pulaski chạy vào căn phòng. Anh dừng lại lấy hơi.
“Gì thế?”, Rhyme hỏi.
Mất một lát, chàng cảnh sát trẻ mới trả lời được. Cuối cùng, anh nói: “Những cuộc điện thoại... Thợ Đồng Hồ...”.
“Nói rõ ràng xem nào, Ron.”
“Xin lỗi...” Một hơi thở sâu. “Chúng tôi không thể lần ra điện thoại di động của hắn, nhưng một nhân viên lễ tân khách sạn đã trông thấy cô ta, Charlotte, hôm nào chừng nửa đêm cũng gọi điện, trong vòng bốn hay năm hôm nay rồi. Tôi gọi tới công ty cung cấp dịch vụ điện thoại lấy được số cô ta gọi đi. Họ lần theo nó, phát hiện ra một máy điện thoại công cộng ở Brooklyn. Chỗ ngã tư này.”
Pulaski đưa mảnh giấy cho Sellitto, ông ta tiếp tục chuyển cho Bo Haumann và Đơn vị Phản ứng nhanh.
“Làm việc tốt lắm”, Sellitto bảo Pulaski. Ông ta gọi cho viên phó thanh tra phụ trách đồn cảnh sát khu vực, nơi có bốt điện thoại công cộng kia. Cảnh sát sẽbắt đầu rà soát trong dân cư ngay sau khi Mel Cooper gửi qua email cho viên phó thanh tra bức ảnh chắp ghép.
Rhyme đồ rằng Thợ Đồng Hồ không ở gần bốt điện thoại – điều ấy sẽ không khiến nhà hỉnh sự học ngạc nhiên – nhung chỉ ba mươi phút sau, họ đã có thông tin tích cực từ một cảnh sát tuần tra, anh ta tìm thấy mấy người hàng xóm nhận ra gã đàn ông.
Sellitto lấy số nhà và thông báo cho Bo Haumann.
Sachs tuyên bố: “Em sẽ gọi về từ hiện trường”.
“Hẵng hượm”. Rhyme nói, liếc nhìn Sachs. “Tại sao em không ngồi đây đi. Để Bo xử lý vụ này.”
“Sao thế?”
‘Họ sẽ có đầy đủ lực lượng chiến đấu.”
Rhyme đang nghĩ tới cái sự mê tín là những cảnh sát sắp sửa rời khỏi ngành hay bị chết hoặc bị thương hơn những người khác. Rhyme vốn vẫn không tin tưởng chuyện mê tín. Nhưng điểu ấy chẳng thành vấn đề. Anh muốn Sachs ở lại.
Amelia Sachs có lẽ cũng nghĩ tới việc đó, xem chừng cô đang cân nhắc. RồiRhyme thấy cô nhìn ra Pam Willoughby ở ngoài hành lang. Cô quay lại nhìn nhà hình sự học. Ánh mắt họ gặp nhau. Anh khẽ mỉm nụ cười và gật đầu.
Sachs vớ lấy chiếc áo khoác ngắn bằng da, vội vã đi về phía cửa.
Tại một khu vực yên tĩnh ở Brooklyn, khoảng chục cảnh sát từ từ di chuyển dọc theo vỉa hè, sáu cảnh sát khác bước rón rén trong con hẻm đằng sau ngôi nhà tồi tàn đứng riêng biệt.
Đây là khu vực với những ngôi nhà giản dị, nằm giữa những mảnh sân nhỏ, đang đầy các thứ trang trí cho lễ Giáng sinh. Diện tích chật hẹp không ảnh hưởng tới việc chủ nhân những ngôi nhà này bày ra hết mức có thể nào là ông già tuyết, nào là tuần lộc, các vị tiểu thẩn.
Sachs chậm rãi bước dọc theo vỉa hè, dẫn đầu nhóm tập kích. Cô liên lạc vớiRhyme qua bộ đàm.
“Chúng em đang ở đây”, cô nói khe khẽ.
“Tình hình thế nào?”
“Chúng em đã kiểm tra những ngôi nhà ở hai bên và đẳng sau. Không có nhà nào đối diện.” Bên kia phố là một vườn rau chung. Thằng bù nhìn xơ xác đứng giữa mảnh vườn bé tí. Trên ngực nó loằng ngoằng các hình vẽ và chữ viết.
“Khu vực khá thuận lợi cho việc tập kích. Chúng em... khoan. Rhyme.” Một ngọn đèn bật lên trong một căn phòng đằng trước. Đồng đội xung quanh Sachs dừng lại và khom người xuống. Cô thì thầm:' “Hắn vẫn còn ở đó... Em tắt máy đây”.
“Tóm cổ hắn đi, Sachs.” Cô nghe thấy một nỗi quyết tâm khác thường trong giọng Rhyme. Cô biết anh bực bội vì gã đàn ông đã trốn thoát. Cứu được mọi người tại tòa nhà HUD và bắt được Charlotte là tốt rồi. Nhưng Rhyme chưa vui vẻ chừng nào mà tất cả các đối tượng chưa đưa tay vào còng.
Nhung anh cũng không quyết tâm bằng Amelia Sachs. Cô muốn giao Thợ Đồng Hồ cho Rhyme – như một món quà kỷ niệm lần cuối cùng họ hợp tác phá án.
Cô thay đổi tần số và nói vào mic: “Thám tử 5885 gọi nhóm Phản ứng nhanh Một”.
Bo Haumann, tại trạm chỉ huy cách đấy một khối phố, trả lời qua bộ đàm: “Báo cáo đi”.
“Hắn đang ở đây. Vừa trông thấy một ngọn đèn bật lên trong căn phòng đằng trước.”
“Roger, nhóm B, nghe thấy không?”
Đây là những cảnh sát chốt đằng sau ngôi nhà. “Trưởng nhóm B báo cáo nhóm Phản ứng nhanh Một. Roger đây. Chúng tôi... khoan. Được rồi, bây giờ hắn ở trên gác. Vừa trông thấy ngọn đèn bật lên trên gác. Xem chừng là phòng ngủ đằng sau.”
“Đừng nghĩ hắn có một mình”, Sachs nhắc nhở. “Có thể có cả kẻ nào đấy thuộc tổ chức của Charlotte. Hoặc có thể hắn vừa có một tên đồng lõa khác.”
“Roger, thám tử, nghe”, Haumann nói bằng giọng khàn khàn. “Trinh sát Kỹ thuật các anh có báo cáo gì cho chúng tôi?”
Những nhóm Trinh sát Kỹ thuật đang vào vị trí trên nóc tòa chung cư đằng sau ngôi nhà Thợ Đồng Hồ trú ngụ và trong mảnh vườn bên kia phố, họ đang từ đó hướng máy móc sang ngôi nhà.
“Nhóm Trinh sát Kỹ thuật Một báo cáo nhóm Phản ứng nhanh Một. Tất cả các cửa sổ kính màu đều đóng. Hoàn toàn không nhìn được vào bên trong. Chúng tôi phát hiện ra nhiệt ở phần phía sau ngôi nhà. Nhưng hắn đang ở nguyên một chỗ. Có một ngọn đèn bật trong gian áp mái, nhưng không tài nào nhìn vào, không cửa sổ, chỉ có những mái hắt”
“Tình hình ở đây cũng giống thế, nhóm Trinh sát Kỹ thuật Hai. Không nhìn vào được. Phát hiện ra nhiệt trên gác, chẳng có gì dưới tầng trệt. Vừa nghe thấy một, hai tiếng lách cách.”
“Vũ khí à?”
“Có thể. Cũng có thể chỉ là các thiết bị trong nhà hoặc lò sưởi.”
Người cảnh sát thuộc Đơn vị Phản ứng nhanh đứng bên cạnh Sachs dùng tay ra hiệu triển khai quân. Anh ta, Sachs và hai cảnh sát khác tập trung tại cửa trưóc, một nhóm bốn cảnh sát ở ngay đằng sau họ. Một người cầm trục gỗ phá cửa. Ba người kia chĩa súng vào các cửa sổ tầng trệt và tầng hai.
“Nhóm B gọi nhóm Một. Chúng tôi đã vào vị trí. Và đã bố trí thang bên cạnh căn phòng sáng đèn đằng sau.”
“Nhóm A, đã vào vị trí”, một cảnh sát khác thì thầm qua bộ đàm.
“Chúng ta chẳng phải khách khí”, Haumann nói với các nhóm. “Khi tôi đếm đến ba, ném lựu đạn tạo ánh sáng và tiếng nổ vào những căn phòng sáng đèn. Nhớ ném mạnh để ném qua được kính cửa sổ. Đến một, thì đồng thời tập kích vào theo cả lối đằng trước lẫn lối đằng sau. Nhóm B, chia ra, chịu trách nhiệm tầng trệt và tầng hầm. Nhóm A, xông thẳng lên gác. Đừng quên, gã này biết chế tạo bom. Nhớ đề phòng xung quanh.”
“Nhóm B, rõ.”
“Nhóm A, rõ.”
Mặc dù trời lạnh cóng, hai lòng bàn tay Sachs trong đôi găng nhãn hiệu Nomex ướt mồ hôi. Cô tháo chiếc bên tay phải ra và thổi vào nó. Rồi lại làm như thế với chiếc bên tay trái. Rồi cô siết chặt đai áo chống đạn và mở nắp bao đạn dự trữ. Những cảnh sát khác sử dụng súng máy, nhưng Sachs chưa bao giờ sử dụng loại vũ khí này. Cô thích cái tao nhã của một viên đạn được nhắm chính xác hơn là một loạt đạn bắn vung vãi.
Sachs và ba cảnh sát tập kích vào đầu tiên gật đầu với nhau.
Giọng khàn khàn của Haumann bắt đầu đếm. “Sáu... năm... bốn… ba…”
Tiếng kính vỡ vang lên trong bầu không khí khô lạnh khi những quả lựu đạn được ném qua cửa sổ.
Haumann tiếp tục đếm bình thản: “Hai... một”.
Tiếng lựu đạn nổ chát chúa làm rung chuyển các cứa sổ và trong khoảnh khắc ngôi nhà bùng lên ánh sáng trắng chói lòa. Người cảnh sát lực lưỡng thúc trục gỗ vào cánh cửa trước đánh sầm. Cánh cửa ngay lập tức nứt toác và chỉ sau vài giây cảnh sát đã tỏa ra khắp ngôi nhà hầu như chả có đồ đạc gì.
Tay nảy cầm đèn pin, tay kia cầm súng, Sachs cùng nhóm của mình xông lên cầu thang.
Cô bắt đầu nghe thấy giọng những cảnh sát khác gọi to thông báo họ đã kiểm tra xong tầng hầm và các căn phòng ở tầng trệt.
Rồi tất cả các căn phòng đều được thông báo là đã kiểm tra xong.
“Hắn biến đằng quái nào nhỉ?”, Sachs lẩm bẩm.
“Hắn luôn luôn làm những cuộc phiêu lưu, phải không?”, ai đó hỏi.
“Thằng chết tiệt vô hình này”, một giọng khác nói.
Rồi Sachs nhận được báo cáo qua tai nghe: “Nhóm Trinh sát Kỹ thuật Một. Đèn gian ảp mái vừa bật. Hắn ở đây”.
Trong phòng ngủ nhỏ đẳng sau, họ phát hiện ra một cái cửa lật trên trần và một sợi dây to buông xuống từ đó. Chắc hẳn là dây kéo thang. Một cánh sát tắt đèn trong căn phòng để họ không dễ dàng bi nhắm bắn. Họ đứng lùi lại và chĩa súng lên ô cửa, còn Sachs túm lấy sợi dây kéo mạnh. Nó cót két trôi xuống, kèm theo một chiếc thang gấp.
Người nhóm trưởng hét to: “Tên kia, trên gian áp mái. Xuống mau... Có nghe thấy tao nói không? Đây là cơ hội cuối cùng của mày”.
Chẳng động tĩnh gì.
Người nhóm trưởng nói: “Lựu đạn”.
Một cảnh sát rút quả lựu đạn từ thắt lưng ra, gật đầu.
Người nhóm trưởng đặt bàn tay lên chiếc thang, nhưng Sachs lắc đầu. “Tôi sẽ tóm cổ hắn.”
“Chị chắc chắn mình muốn thế chứ?”
Sachs gật đầu. “Chỉ có điều cho tôi mượn một chiếc mũ sắt.”
Cô đội mũ, cài dây.
“Chúng tôi đã sẵn sàng, thưa thám tử.”
“Tiến hành thôi.” Sachs leo lên đến gần bậc thang trên cùng – rồi lấy quả lựu đạn. Cô rút chốt an toàn, nhắm mắt lại để ánh sáng không làm mình bị lóa và cũng là để thích ứng với bóng tối trên gian áp mái.
Được rồi, chúng ta đến đây.
Sachs ném quả lựu đạn vào gian áp mái và hạ thấp đầu xuống.
Ba giây sau, quả lựu đạn nổ. Sachs leo nốt những bậc thang lên một gian nhỏ mù mịt khói và mùi thuốc nổ. Cô lăn mình ra xa ô cửa, bấm đèn pin và lia nó theo vòng tròn trong lúc di chuyến tới chỗ một cái cột vật che chắn duy nhất cô tìm thấy được.
Không có gì phía bên phải, không có gì ở chính giữa, không có gì...
Đúng lúc đó, Sachs ngã lăn quay.
Cái sàn hoàn toàn không làm bằng gỗ như nhìn bề ngoài mà bằng tấm vữa[82]. Chân phải của cô thụt xuống qua lớp trần phòng ngủ, khiến cô bị giữ chặt lấy, chẳng nhúc nhích được. Cô kêu lên vì đau.
“Thám tử!”, ai đó gọi.
Sachs nâng chiếc đèn pin và khẩu súng lên, chĩa về phía duy nhất cô có thể nhìn – thẳng đằng trước. Sát thủ không có đây.
Nghĩa là hắn ở đẳng sau cô.
Chính lúc ấy, ngọn đèn trên trần được bật lên, gần như chiếu xuống đúng đầu Sachs, biến cô thành một mục tiêu hoàn hảo.
Sachs nỗ lực để quay lại, chờ đợi tiếng nổ đanh của một phát súng, cú đập gây tê liệt của một viên đạn xuyên vào đầu, cổ, hay lưng cô.
Sachs nghĩ về cha.
Nghĩ về Lincoln Rhyme.
Anh và em, Sachs...
Rồi cô quyết định cô không thể chết mà để cho hắn không hề hấn gì. Cô dùng răng giữ khẩu súng ngắn và chống cả hai tay vặn mạnh người lại, tìm kiếm mục tiêu.
Sachs nghe thấy tiếng giày cao cổ nện bên thang khi một cảnh sát Đơn vị Phản ứng nhanh leo lên giúp đỡ cô. Tất nhiên, đó chính là điều Thợ Đồng Hồ đang chờ đợi – cơ hội để giết thêm cảnh sát. Hắn đang sử dụng cô làm mồi nhử các cảnh sát khác vào chỗ bị tiêu diệt và hy vọng sẽ lợi dụng tình trạng rồi loạn để tẩu thoát.
“Cẩn thận!”, Sachs nói to, tay nắm chặt khẩu súng ngắn. “Hắn…”
“Hắn đâu?”, trưởng nhóm A hỏi. Anh ta đứng lom khom ở bậc thang trên cùng. Anh ta đã không nghe thấy cô nói – hoặc đã không lắng nghe – vội vã leo lên, theo sau là hai cảnh sát khác. Họ đang quét ánh mắt xung quanh căn phòng – kể cả khu vực đằng sau Sachs.
Tim cô tức giận đập thình thịch, cô cố gắng hết sức ngoái nhìn qua vai. Cô hỏi: “Các anh không trông thấy hắn à? Hắn phải ở đó chứ”.
“Không.”
Người nhóm trưởng và một cảnh sát nữa cúi xuống, túm lấy áo chống đạn của Sachs, kéo cô ra khỏi tấm vữa. Khom người, cô xoay một vòng.
Căn phòng trống không.
“Hắn ra ngoài bằng cách nào?”, người sĩ quan Đơn vị Phản ứng nhanh lẩm bẩm. “Không cửa, không cửa số.”
Sachs nhận ra một thứ ở bên kia căn phòng. Cô cười thành tiếng chua chát. “Hắn không hề lên đây. Không lên đây, không dưới gác. Hắn có lẽ đã chuồn hàng tiếng đồng hồ rồi.”
“Nhưng những ngọn đèn. Ai đó bật và tắt chúng.”
“Không. Nhìn kìa.” Sachs chỉ một chiếc hộp màu be nối với hộp cầu chì. “Hắn muốn làm chúng ta tưởng rằng hắn vẫn còn ở đây. Để hắn thêm cơ hội tẩu thoát.”
“Cái gì thế?”
“Còn cái gì nữa? Nó là một thiết bị định giờ.”

Ghi chú

[81] Người phụ trách một chương trình truyền thanh Mỹ, bình luận viên về các vấn đề chính trị.
[82] Tấm làm bằng bia carton, ở giữa có vữa.