iesenfield giữ đúng lời hứa. Sân hãng đã được chất đầy bia đá. Những khối đá quý mài nhẵn bốn mặt được bao bọc thật kỹ. Đó là những cô đào chánh của gánh hát chúng tôi.Bây giờ chúng tôi đã được võ trang đến tận răng. Ngay bà mẹ Kroll cũng bỏ chút thì giờ ra ngắm nghía, vuốt ve những tảng đá hoa cương và lâu lâu lại buồn thảm liếc nhìn sang cái tháp tưởng niệm đen, di vật của chồng bà.Kurt Bach lăn một khối sa thạch to vào xưởng anh ta. Khối đá đó sẽ một thành con sư tử, không phải nằm bẹp xuống như bị đau răng, mà sẽ như muốn nhảy phóng tới với một ngọn giáo cắm vào hông. Con sư tử này sẽ được mang tới đặt tại đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong của làng Wustringen, nơi có đặt chi hội cựu chiến binh dưới quyền điều khiển của đội trưởng kỵ binh hồi hưu Wolkenstein. Đối với Wolkenslein, một con sư tử chịu tang coi yếu quá. Hắn còn muốn đặt cả một con sử tử bốn đầu, miệng khạc lửa, nếu không có gì trở ngại.Nhân dịp này, chúng tôi còn bán thêm cho họ một số thú vật đúc bằng kim khí của xưởng Wurtemberg. Đó là bốn con diều hâu đang vỗ cánh, hai con bằng đồng, hai bằng gang. Wolkenstein muốn làm như thế để khuyến khích giới trẻ một cuộc chiến mới như hắn từng tuyên bố khẳng định nhiều lần:- Rồi sẽ có ngày ta chiến thắng và bọn chúng sẽ lãnh lấy tất cả tai họa.Ngay lúc này, mấy con diều hâu trông chẳng khác gì mấy con gà mái khổng lồ sắp đẻ, nhưng khi được gắn lên trên cao vót của đài tưởng niệm bằng đá hoa cương Thụy Điển, chúng sẽ có điệu bộ ác điểu ngay. Những ông Tướng không mặc binh phục lắm khi coi còn tệ hơn những người thường và gần hơn nhứt là Wolkenstein trông hắn vô cùng thô kệch. Ở quê hương yêu dấu của chúng tôi thật không thiếu những cảnh trí và những nhân vật dị thường.Tôi ngắm nhìn sự bài trí và không muốn ai đem đặt chúng bất cứ nơi đâu mà chỉ muốn để chúng ở lại trong khoảnh vườn này từng nhóm cho vui mắt.Ngày thật tươi, trời xanh và cao vút, không một bóng mây. Sự tươi mát của buổi sáng vẫn còn ấp ủ trên cành lá, chim kêu tíu tít rộn ràng và... hối suất Mỹ kim là năm mươi ngàn đồng Đức.Báo chí loan tin ba vụ tự tử. Ba người sống với lợi tức cố định... cả ba đều chết như nhau, cái chết của kẻ nghèo với vòi hơi đốt, thiếu phụ Kubalke gục chết, đầu còn gối lên lò bếp. Lão Hopf nằm chết trong bộ quản áo cũ nhưng được chải chuốt cẩn thận với bốn tờ giấy bạc một ngàn trên tay, như những vé vào cửa thiên đàng. Và góa phụ Glas nằm trên nền nhà bếp với quyển sổ Tiết kiệm kết toán ở con số năm mươi ngàn Marks bị xé vụn dưới chân. Những tờ bạc một ngàn của lão Hopf có tin đồn là sẽ được phục hồi giá cũ vì chúng đã được bảo đảm bằng vàng. Nhưng cách nay hai hôm, tin chánh thức đã phủ nhận lời đồn đãi đó và chính vì vậy mà có cáo phó của lão ta.Từ xưởng mộc của lão Wilke vang lên những tiếng búa đều đặn như tiếng chim gõ kiến. Công việc làm ăn của hắn chạy đều. Mọi người đều cần một quan tài, ngay cả người tự tử. Đã qua rồi những nấm mồ tập thể và những người chết bị cuốn tròn trong những tấm bố nhà binh. Trong những cái hộp gỗ, nơi mà lũ côn trùng làm việc từ tốn, lâu dài, người ta cũng từ tốn rửa nát ra trong những bộ y phục tươm tất. Riêng lão chủ lò bánh mì Nieburh thì trên áo còn có gắn một số phù hiệu và huy chương. Bà Nieburh còn cẩn thận đặt vào những ngón tay lạnh cứng của chồng một lá cờ tí hon, biểu hiện của đoàn ca nhạc “La Concorde” mà lão đã từng là một đội viên. Mỗi thứ bảy, lão ong óng hát “Im lặng giữa khu rừng” và “Phất cao ngọn cờ đen, trắng, đỏ” rồi uống bia gần nức bụng trước khi trở về đánh đập vợ tơi bời. “Một con người, một mẫu người đáng làm gương!” Đó là lời tuyên bố của một giáo sĩ khi làm lễ trước ngôi mộ lão.Henri Kroll đã đạp xe đi lúc mười giờ. Một số lượng mới cung cấp đầy ối đá hoa cương khiến con tim thương mãi của ông ta đập mau hơn thường nhựt.Chúng tôi cùng cảm thấy nhẹ nhõm trong người. Bà Kroll ủy lạo chúng tôi bằng bánh mì quết bơ, pa-tê gan và cà-phê. Lisa hiện ra ở cổng vào trong chiếc áo màu đỏ chói. Bà Kroll lườm ả, bà không chấp nhận được sự diêm dúa của ả.- Đồ bẩn thỉu!Georges bất bình ngay:- Bẩn thỉu à? Bẩn thỉu chỗ nào?- Bẩn thối ra chớ còn gì nữa.Georges nhổm người tới. Không một ai thích nghe nhân tình mình bị người ta mắng. Nhưng bà Kroll vừa chiến thắng xong đã đổi sang đề tài khác khiến Georges cụt hứng. Tôi nhìn bà ta, không che giấu sự thán phục. Bà ta chẳng khác một Tướng lãnh điều kliển những đơn vi lưu động, đánh mau và mạnh vào một nơi rồi tới lúc địch quân từ từ lấy lại thế phòng ngự, bà di chuyển sang mục tiêu khác.Ba cô con gái của lão Knof đang trò chuyện tíu tít trước nhà. Cả ba cô đều bé nhỏ gọn gàng và giỏi nghề may như bà mẹ. Suốt ngày gần như không bao giờ ngớt tiếng rào rào của những cái máy may.Hết sức cẩn thận, tôi và Georges tháo vải bao của hai cái tháp bằng đá hoa cương ra. Tháng Năm, khu vườn đầy mộ bia và tháp tưởng niệm đúng là một nơi lý tưởng cho lũ mèo hoang và những cặp tình nhân. Lũ mèo bắt đầu động cỡn vào tháng Hai trong khi những cặp tình nhân chỉ tới đây vào lúc thời tiết bắt đầu thuận tiện cho những cuộc hôn hít ngoài trời.Hẻm Arquebusiers ít người qua lại, khu vườn của chúng tôi lại rộng thênh thang. Cảnh trí ma quái ở đây chẳng những không làm cho những cặp trai gái đó ghê sợ mà trái lại, còn vô cùng hấp dẫn.Tôi ra vườn thưởng ngoạn “khu triển lãm”. Hai cây thánh giá đứng vững trện bê xi-măng, nhô lên cao. Biểu tượng cho cuộc sống đời đời, những khối đá mài bóng này sẵn sàng chờ đợi khắc lên một cái tên nào đó của các nhà triệu phú hoặc kỹ nghệ gia. Ngay đến một tên ngờ nghệch nhất cũng không muốn rời khỏi hành tinh này mà không có gì lưu niệm. Tôi nhận thấy cần lưu ý Georges:- Nên coi chừng ông anh của anh lại đem bán cả cái núi Golgotha này để rồi chỉ lấy tiền sau những ngày mùa. Giữa tiếng chim hót và hương vị cà-phê này, mình phải long trọng thề “chỉ bán hai cây thánh giá này bẳng tiền mặt”.Georges cười dễ dãi:- Chú mầy đừng lo. Hối phiếu còn tới ba tuần lễ nữa. Trong thời gian đó, kiếm được đồng nào là lời đồng ấy.- Lời cái gì? Rồi hối suất lại tăng.Georges đốt một điếu xì-gà năm mươi ngàn đồng:- Chú coi vậy mà đôi khi quá nhút nhát. Thay vì than van, mình nên coi nạn lạm phát như là biểu tượng nghịch đảo của sự sống còn. Một ngày đi qua là giảm bớt một chút sống. Chúng ta sống trên số vốn chớ không phải trên tiền lời. Ngày nào, đô-la cũng lên giá nhưng mỗi đêm là hối suất của sự sống giảm đi. Như vậy, đã đủ ý làm thơ chưa?Tôi nhìn nhà hiền triết Socrate của hẻm Arquebusiers, lúc nào y cũng tự hài lòng. Một giọt mồ hôi nằm trên cái trán bóng của y như một giọt sương mai. Tôi chọc tức:- Lạ chưa! Người ta nói chuyện triết khá hay nếu ban đêm không ôm gối một mình.Georges vẫn thản nhiên:- Triết học cần phải vui chớ không nên sầu thảm. Ghép vào đó những mầm sống siêu hình không bằng trộn lẫn cái thú vị của những giác quan và cái mà thi đoàn của chúng gọi là tình yêu lý tưởng.Tôi vẫn giữ mặt lạnh:- Thôi, cho xin! Bây giờ tôi muốn hiểu tại sao anh lại thích nhai ngấu nghiến những tạp chí chỉ toàn là chuyện gái ghiếc những vụ ô nhục trong giới thượng lưu, những cô đào sân khấu và màn ảnh...Georges thổi vào mặt tôi một hơi khói trị giá ba trăm Đức kim:- Có gì đâu! Đó là vấn đề nuôi dưỡng óc tưởng tượng. Có bao giờ chú nghe nói tới tình yêu hạ giới chưa? Chú định làm một sự tổng hợp vợi Erna nhưng chú đã sai lầm khi để hai món hàng khắc nghịch nhau trong một tiệm khiến cho món này làm hư thối món kia. Tôi thì không như vậy, không trộn lộn hai món vào một cũng không đặt gần nhau. Nên bắt chước tôi. Có vậy mới dễ sống hơn. Thôi, bỏ qua! Đi kiếm cái gì ăn trước đã. Thử nếm qua món bò nấu mì ống của Edouard xem sao.Tôi chấp nhận ngay và lẳng lặng đi lấy nón. Georges đã chạm đúng tim đen nhưng tôi vẫn làm như chẳng có gì.Gerda Schneider đã ngồi trong văn phòng lúc tôi về tới. Cô bé mặc áo thun xanh, váy ngắn và đeo những vòng tai to gắn hột xoàn giả. Trên ngực áo bên trái, cô ta cài một bông hồng trong bó hoa tôi tặng đêm rồi. Gerda ưỡn ngực tới:- Cám ơn! Anh làm họ ghen chết được. Đó là bó hoa dành tặng cho đào chánh.Tôi nhìn cô ta và nhớ tới câu chuyện tình yêu hạ giới của Georges. Tươi sáng, chắc nịch, trẻ trung và không kiểu cách. Cô ta hỏi:- Chiều nay anh làm gì?- Làm việc tới năm giờ. Rồi đi dạy kèm một giờ cho thằng nhóc con.- Dạy gì? Chủ thuyết ngốc nghếch hả?Tôi cười:- Cô nên biết, bài học không quan trọng bằng tiền.- Vậy là tới sáu giờ. Sau đó tới khách sạn Con Nai tìm tôi. Tôi tập ở đó.Tôi gật đầu, Gerda đứng lên:- Nhớ nghe!Cô ta đưa mặt tới. Tôi ngạc nhiên. Không ngờ đóa hoa lại có thể đem lại bất ngờ. Cũng chẳng sao! Georges vậy mà có lý: tất cả đàn bà đều giống như đinh nhọn, cái mới đổi cái cũ, như bậc thầy Kant đã dạy. Tôi hôn nhẹ lên trán cô ta.- Thôi, đừng ấm ớ!Cô ta vừa nói vừa hôn mạnh vào môi tôi và tiếp:- Những nghệ sĩ lưu diễn không có thì giờ kiểu cách. Mười lăm hôm nữa là đi rồi. Nhớ, tối nay!Gerda quay ra, chân thon với những bắp thịt dài, bờ vai đầy đặn. Cô ta dừng lại nhìn cái tháp đen rồi quay lại:- Có lời nhiều không?Tôi hơi ngượng:- Cũng đủ ăn...- Anh là nhân viên?Tỏi gật đầu:- Cũng hơi lạ, phải không?- Chẳng có nghề gì đáng chê cả. Còn tôi, lòn đầu giữa hai chân thì sao? Chẳng lẽ lại bảo Trời sanh ra để làm vui cho mọi người. Nhớ tới khoảng sáu giờ.Bà mẹ Kroll từ trong vườn đi ra với bình tưới cây. Bà nhìn theo Gerda:- Cô đó coi mà đàng hoàng! Cô ta làm gì?- Nhào lộn.- A, nhào lộn! Hầu hết những tài tử nhào lộn đàng hoàng. Có làm ca sĩ không?- Không, chỉ nhào lộn thôi. Nhào lộn tròn, đi bằng hai tay uốn cong xương sống như nữ xà vương.- Biết nhau lâu rồi, hả? Cô ta có định mua món gì không?- Chưa tới lúc.Bà Kroll bật cười, tròng kinh chiếu ngời lên:- Cháu Louis ơi, phải tới bảy mươi tuổi cháu mới biết đời sống là phù du.- Bây giờ tôi cũng đã biết rồi. Này, bà nghĩ thế nào về tình yêu?- Bộ giỡn hả?- Không. Tôi chỉ muốn hỏi về tình yêu hạ giới và thượng giới.Bà Kroll cười dễ dãi:- Thôi đi, Louis. Lâu lắm rồi bà không còn nhớ gì nữa hết, lạy Chúa!Tới tiệm sách của Arthur Bauer, tôi lựa lấy quyển “Phương cách xử thế trong mọi hoàn cảnh” để trừ tiền dạy kèm thằng con của ông ta. Cẩn thận, tôi nhờ bao cuốn sách kim chỉ nam này lại đề phòng trường hợp găp phải người quen. Để khỏi lỗ công, tôi còn lấy thêm quyển Yến tiệc của Platon và hăng hái đi tới chỗ hẹn với Gerda.Khách sạn Con nai còn là một tửu quán thường lui tới của các nghệ sĩ và khách giang hồ cũng như của những phu xe. Ở từng nhứt có khoảng một chục phòng cho mướn và phần sau là một đại sảnh có sẵn dương cầm và đủ thứ dụng cụ thể thao để các lực sĩ nhà nghề thao luyện.Tôi đẩy cửa. Đứng trước dương cầm, Renée de la Tourterelle đang dượt một bài ca hai giọng. Trong góc, một anh chàng đang tập ba con chó, trong số có một con loại lông xù. Hai thiếu nữ lực lưỡng nằm dài trên một tấm thảm, và Gerda từ một chiếc đu bay phóng vèo tới chỗ tôi.Hai thiếu nữ nằm trên thảm thỉnh thoảng lại vận chuyển cho các bắp thịt nổi vồng lên. Có lẽ đó là hai nhà đấu vật của chương trình giải trí được tổ chức ngay trong khách sạn. Renée chào tôi với một giọng oang oang của một thượng sĩ trước quân hàng. Hất hàm về phía Gerda cô ca sĩ hai giọng giải thích.- Chị ấy đang tập lại để trở về gánh xiệc.- Bộ trước đây đã từng làm xiệc rồi sao?- Từ lâu. Trưởng thành từ gánh xiệc mà. Rã gánh vì chủ nhân không đủ tiền mua thịt cho sư tử.- Cô ta phụ trách về sư tử à?Renée cười lớn:- Đừng lo, chị ấy chỉ trình diễn môn nhào lộn thôi.Gerda lại bay ngang trên đầu chúng tôi. Mắt cô ta dáng cứng vào tôi như muốn thôi miên. Renée đột ngột hỏi:- Willy có giàu thật không?- Chắc là phải giàu. Thời đại này những người làm áp phe đều không nghèo được. Chi vậy?Renée cười và đổi sang giọng thánh thót:- Tôi thích những người giàu... cũng như mọi phụ nữ khác...- Dĩ nhiên! Một gã lủng đoạn tài chánh bao giở cũng vẫn được ưa chuộng hơn một tên cạo giấy lương thiện.Renée cười ngặt nghẽo:- Giàu và lương thiện không bao giờ đi đôi, cưng ơi! Nhứt là trong thời đại nhiễu nhương này. Có lẽ trước đây cũng vậy.- Còn trúng số độc đắc thì sao?- Cũng không khá hơn. Tiền bạc làm hư hỏng tánh tình, anh không biết à?- Như vậy tại sao cô quá chú trọng chuyện giàu?- Tại tôi thích tiện nghi và an toàn.Gerda ngừng đu, đứng trên xà ngang cách đầu tôi khoảng năm mươi phân và cười lớn:- Renée nói láo dữ lắm.Renée vẫn giữ giọng thánh thót:- Tất cả đàn bà đều nói láo. Và nếu không nói láo thì họ không còn là đàn bà nữa.Anh chàng tập chó gục đầu xuống:- Amen!Gerda vuốt tóc ra sau:- Xong rồi. Anh chờ một chút, tôi vào thay đồ ngay.Renée nhìn theo Gerda:- Đẹp lắm. Anh có thấy chị ấy đi thẳng người không? Đối với phụ nữ đó là điều quan trọng. Dường như những lực sĩ nhào lộn đều biết như thế từ thuở nằm nôi.- Tôi có nghe nói một lần. Lời nhận định của một tay rất sảnh về đàn bà và đá hoa cương. Làm thế nào để giữ người thật thẳng lúc đi?- Dễ mà, cử tưởng tượng là đang kẹp giữa mông một đồng năm Đức kim... và đừng thèm nghĩ tới nó.Tôi cố tưởng tượng hình ảnh đó nhưng không thấy được. Lâu quá rồi tôi chưa hề gặp lại một đồng năm Đức kim. Nhưng tôi biết có một người đàn bà mạnh đến nỗi có thể dùng mông để nhổ khỏi tường một cây đinh. Bà ta là bạn của lão chủ tiệm giày Karl Brill.Renée bỗng nghiêm trang:- Anh nên cố làm cho Gerda vui. Mười lăm ngày, chẳng là bao.Tôi hơi bối rối. Không hiểu trong quyển Xử thế có chỉ dạy về trường hợp đặc biệt này không? Rất may là Willy tới vừa đúng lúc. Mặc dầu ăn mặc thật bảnh bao với một cái nón Ý Đại Lợi chánh cống đội nghiêng, trông nó vẫn giống một khối xi-măng được trang hoàng bằng hoa nhân tạo. Nó kiểu cách hôn tay Renée rồi lấy trong túi ra một cái hộp nho nhỏ và trịnh trọng:- Xin tặng con chim quý báu của Werdenbrucke.Renée kêu lên một tiếng ngạc nhiên - dĩ nhiên là với giọng thánh thót - và mở nắp hộp ra. Một chiếc cà rá vàng nhận bích ngọc chiếu ngời. Cô ta đeo vào ngón giữa bàn tay trái, ngắm nghía một lúc rồi bất thần ôm choàng lấy Willy. Mặt thằng bạn học cũ của tôi vác hất. Renée rên rỉ:- Willy, em sung sướng quá.Gerda từ trong phòng thay đồ ló đầu ra:- Chuyện gì mà ồn ào vậy?Willy nói như hạ lệnh:- Các bà mau lên, mình còn đi nữa chớ.Renée vào phòng thay đồ. Tôi mắng Willy:- Đồ ngu! Sao mày không chờ lúc có hai đứa không thôi rồi hãy tặng? Mầy làm vậy rồi tao phải ăn nói ra sao với Gerda?Willy phì cười với vẻ một người tốt bụng:- Bậy quá, tao quên nghĩ tới. Thôi, kể như rủi đi. Mầy vói con bé đi ăn với bọn tao.- Để nhìn ngắm viên bích ngọc mày vừa tặng hả? Thôi, cám ơn.- Mầy nghe đây, bọn tao khác hơn mày với Gerda. Tao tính chuyện đàng hoàng. Mầy có tin hay không cũng được nhưng chắc chắn là tao đã si mê nàng ta. Hoàn toàn si mê.Chúng tôi ngồi trên những cái ghế cũ kỹ bện bằng rơm. Willy giải thích:- Mầy biết không, giọng nói của nàng làm tao muốn điên lên. Ban đêm thì không tưởng tượng được. Làm như mình một lúc có cả hai người đàn bà. Một thiếu nữ thơ ngây và một mụ bán cá. Lúc tắt hết đèn, nàng cất giọng ồm ồm là rởn xương sống. Đôi lúc đi với nàng tao có cảm tưởng như mình đang phạm thượng đối với một ông Tướng hay là với tên hạ sĩ quan Flumer thường hành hạ mày lúc trước, khi tui mình mới nhập ngũ. Mầy có hiểu tao muốn nói gì chớ?- Tao cố gắng tưởng tượng...- Nếu nàng chịu ở lại đây, tao sẽ lo.- Nhưng nếu cô ta không chịu bỏ nghề?- Không cần lắm. Thỉnh thoảng nàng vẫn có thể lại tái ký. Tao đi theo. Nghề của tao đâu cần ở một chỗ.- Vậy sao không cưới luôn?- Cưới hỏi là chuyện khác. Làm sao mày dám lấy một bà vợ lúc nào cũng sẵn sàng trổi giọng nhà binh? Nếu cưới, tao sẽ cưới một con bé hiền lành biết lo bếp núc. Renéé chỉ thích hợp với vai trò tình nhân thôi.Nó cười với lối kẻ cả. Phương cách xử thế đối với nó hoàn toàn thừa. Hai nhà nữ đấu vật bắt đầu đứng lên dượt lại một vài bộ thế. Willy nhìn vào họ với vẻ thèm muốn:- Ngon lành quá!- Làm gì vậy? Đứng lên! Nghiêm!Willy giựt nảy mình. Người vừa quát với giọng nhà binh cố nhiên là Renée. Willy nheo mắt với tôi:- Bây giờ, mầy hiểu tao rồi phải không?Dĩ nhiên là tôi hiểu. Nó và Renée đi ra. Chiếc xe hơi đỏ bóng của nó được lót nệm da cũng toàn màu đỏ. Tôi khoan khoái vì Gerda thay đồ hơi lâu. Như vậy, cô ta không thấy chiếc xe của Willy. Tôi phải làm gì đây? Ngoài quyển kim chỉ nam xử thế ra tôi chỉ có số phiếu ăn tại nhà hàng Walhalla mà lại không có giá trị đêm nay. Dầu vậy, tôi quyết định cầu may bằng cách làm cho Edouard hiểu đó chỉ là hai phiếu cuối cùng.Gerda đi ra. Tôi chưa kịp mở miệng thì cô ta đã hỏi:- Anh có biết tôi muốn đi đâu không? Mình nên kiếm một chỗ có cây xanh gió mát. Đi bằng xe điện.Tôi không tin ở tai mình. Đi ra đồng quê? Chính con quỷ cái Erna đã mắng tôi thậm tệ vì việc đó, cho rằng khả năng của tôi đối với đào chỉ tới nổi mức độ đó thôi. Hay là con bé đã nói cho Gerda hay?Tôi giữ thế thủ:- Theo tôi thì nên tới Walhalla. Ở đó mình có thể ăn sang như vua chúa.Gerda lắc đầu:- Ở mấy chỗ đó tôi không thích. Hồi chiều tôi đã làm sàn một xà-lách và khoai tây. Trong gói này đây. Mình sẽ ngồi trên cỏ ăn với thịt dồi và uống bia. Đồng ý không?Tôi gật đầu nhưng càng lo hơn. Những lời nhục mạ của Erna về nước ngọt, thịt dồi, bia và rượu chát rẻ tiền vẫn còn văng vẳng bên tai. Gerda thúc giục:- Tới chín giờ là tôi phải trở về cái chuồng thứ Moulin Rouge.Chuồng thú? Tôi nhìn dò xét. Mắt cô ta vẫn trong và ngây thơ. Thế là thoát nạn. Lạy Chúa!Cuộc sống bình dị. Tình yêu hạ giới. Sự yên ổn ở tâm hồn. Còn gì hơn?- Được rồi. Nếu cô muốn thì mình đi dạo một vòng trong rừng vậy.