Tấm áo nâu,Dắt dìu nhau vào chốn rừng sâu,Dắt dìu nhau vào tới Cà Mau.Phạm Duy (Tình Ca)Đại đa số người Việt nam nhìn nhận ông cha mình đã tiêu diệt Chiêm Thành và lấn chiếm Cam-bốt. Sự nhìn nhận này đi đôi với một mặc cảm phạm tội. Tôi đã nghe nhiều người than Ông cha mình kể ra cũng ác thực!. Tội ác của Việt nam đối với Chiêm Thành được coi là ghê gớm gấp nhiều lần đối với Cam-bốt vì Cam- bốt chỉ bị mất đất đai trong khi Chiêm Thành bị tuyệt diệt. Tháng 4 năm 1975 một đồng nghiệp, bàn về cuộc thảm bại của Việt nam Cộng Hòa và cuộc tháo chạy đẫm máu của dân và quân miền Nam trên quốc lộ 7B tại miền Trung, nói với tôi: Đó là vua Chàm báo thù người Việt!. Vua Chàm theo ngôn ngữ của anh là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bởi vì ông Thiệu người Phan Rang, trung tâm chính trị của nước Chiêm Thành trước đây, nơi mà hiện nay vẫn còn Tháp Chàm, một công trình lớn của người Chiêm Thành.Năm 1989, tôi có được mời tham dự một cuộc hội thảo quốc tế tại Paris về vấn đề Cam-bốt. Theo chương trình nghị sự thì mục đích của cuộc hội thảo là vấn đề Việt nam chiếm đóng Cam-bốt và những giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy cuộc hội thảo đã mau chóng biến thành một diễn đàn chống Việt nam, chống nước Việt nam và người Việt nam, chứ không phải chỉ chống chính quyền cộng sản Việt nam. Việt nam được mô tả như một dân tộc hiếu chiến và bành trướng, đã tàn sát dân tộc Chiêm Thành, chiếm đất đai của Cam-bốt và hiện đang âm mưu tiêu diệt Cam-bốt và Lào. Hiện diện trong hội nghị có đại diện các tổ chức đối lập Cam-bốt và nhiều chuyên gia Pháp về Đông Dương. Lúc đó cuộc chiếm đóng Cam-bốt của quân Việt nam đã kéo dài hơn mười năm. Các tổ chức đối lập Cam-bốt dĩ nhiên giành nhau chức vô địch chống Việt nam, nhưng các chuyên gia Pháp về Đông Dương cũng không nói gì khác, họ đều cảnh tỉnh người Cam-bốt hãy đoàn kết chống lại nguy cơ thôn tính của Việt nam mà họ coi là thường trực. Mặc dầu ngày hôm đó tôi được mời thuyết trình với tư cách một chuyên viên kinh tế và đề tài của tôi là nhận định về những khả năng phát triển của Cam-bốt, tôi đã cảm thấy phải lên tiếng bác bỏ những ngộ nhận quá lớn về lịch sử cuộc nam tiến của người Việt. Tôi đưa ra một số sự kiện và yêu cầu các chuyên gia về Đông Dương có mặt trong phòng hội đóng góp. Dĩ nhiên buổi hội thảo đã trở nên rất gay go, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là các chuyên gia khẳng định bản tính xâm lược của người Việt đã chỉ có một hiểu biết rất sơ sài về cuộc nam tiến của dân tộc ta. Bản tính xâm lược hiếu chiến của người Việt chỉ là một thành kiến chứ không phải một nhận định nghiêm chỉnh dựa trên tư liệu. Điều đáng nói là thành kiến này đa số người Việt nam cũng chia sẻ, vì chúng ta đã chịu quá nhiều ảnh hường của những luận điệu được lập lại nhiều lần trong suốt thời pháp thuộc.Chúng ta cần nhận thức rõ cuộc nam tiến của dân tộc ta vì hai lý do: một là vì đó là sự kiện rất vĩ đại đối với chúng ta, hơn một nửa lãnh thổ của ta đã có được nhờ cuộc nam tiến đó; hai là vì chúng ta cần chấm dứt một mặc cảm tội lôi không đúng.Trước hết hãy nhìn lại trường hợp của nước Chiêm Thành. Sự đụng độ giữa nước Việt nam cổ xưa (với các quốc hiệu Văn Lang, Giao Châu, rồi Đại Việt) với Chiêm Thành đã diễn ra ngay từ lúc Việt nam chưa thực sự thành một quốc gia độc lập. Đó là sự đụng độ giữa hai nền văn minh. Một bên là văn minh Nho Giáo và nông nghiệp dưới ảnh hưởng Trung Hoa, một bên là văn minh ấn Độ dựa trên hai giai cấp tăng sĩ và chiến binh. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, hình như lúc nào cũng có chiến tranh giữa quận Giao Chỉ thuộc Trung Quốc và nước Chiêm Thành. Từ khi Việt nam được độc lập, trong các triều đại kế tiếp nhau, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn, chiến tranh Việt-Chiêm là một hằng số. Lịch sử các triều đại Việt nam thường chỉ ghi vắn tắt kiểu Năm..., quân Chiêm Thành sang quấy phá, vua sai... Đi tiễu trừ, quân ta chiếm được....Cũng có đôi khi sử ta ghi lý do là vì Chiêm Thành bỏ lệ triều cống. Nguyên nhân của những cuộc chiến liên tiếp gần hai ngàn năm này do đâu? Nếu dựa vào lịch sử Việt nam thì thường thường là do Chiêm Thành gây hấn trước. Mặc dầu vào các thời đại đó đánh Chiêm Thành là một lẽ thường không cần gì phải biện bạch, và do đó các sử gia không có lý do gì để xuyên tạc nguyên do, nhưng không thể lấy sử Việt nam làm sự thực tuyệt đối. Nền văn minh ấn Độ hồi đó lấy thần linh và chiến tranh làm nền tảng, nước Chiêm Thành coi chiến tranh là lý tưởng nên có thể họ gây chiến thường hơn, nhưng đó chỉ là suy luận. Xung đột Đại Việt - Chiêm Thành ngày nay đã thuộc hẳn vào quá khứ, cả Đại Việt lẫn Chiêm Thành đều đã là những nhân tố lịch sử cấu tạo ra nước Việt Nam ngày nay. Người Việt nam ngày nay không có lý đo gì để bênh bên này hay bên kia cả. Tất cả đều đã thuộc vào gia phả của chúng ta. Nhận định chỉ có mục đích để hiểu.Vấn đề là qua cả ngàn năm đụng độ, Chiêm Thành và Đại Việt đã trở thành hai quốc gia không thể sống chung, chỉ một quốc gia có thể tồn tại và nước nào yếu sẽ bị tiêu diệt. Đó đã có thể là số phận của Đại Việt, nhưng đó đã là số phận của Chiêm Thành. Cái lý một mất một còn có lẽ mọi người đều hiểu. Nhưng điều nghiêm trọng là nhiều người, kể cả người Việt nam, cho rằng người Việt có tội đã tàn sát và diệt chủng người Chiêm Thành. Điều này trước hết rất vô lý. Giả thử Đại Việt có tiêu diệt Chiêm Thành thực đi nữa thì một người Việt nam hôm nay làm sao biết mình có bao nhiêu phần trăm gốc Việt, bao nhiêu phần trăm gốc Chàm, hay bao nhiêu phần trăm gốc Hoa, gốc Miên, v.v... Để biết mình là tội phạm hay là nạn nhân. Điều này cũng hoàn toàn không được lịch sử chứng minh. Lịch sửđương với một năm sản xuất của hòn đảo nhỏ xíu Nouvelle Calédonie. Ngoài ra ta có hai mỏ khác có triển vọng khá là mỏ chrome ở Thanh Hóa (trữ lượng 21 triệu tấn) và mỏ apathite ở Lào Cai (trữ lượng công nghiệp 135 triệu tấn). Từ vài năm gần đây, Việt Nam trông đợi rất nhiều vào đầu khí. Nhưng đây cũng chỉ có thể là một hy vọng rất khiêm nhường. Trữ lượng của ta, theo những ước đoán lạc quan, không bao nhiêu, chỉ vào khoảng 400 triệu tấn (thế giới: 400 tỷ tấn). Sản lượng dầu lửa hợp lý của ta sau này chỉ có thể đạt tới mức tối đa 15 triệu tấn mỗi nam, nghĩa là tương đương với một tuần lễ sản xuất của Mỹ, hoặc Nga, hoặc Saudi Arabia, trừ khi ta áp dụng chính sách ăn xổi ở thì, khai thác cho hết thực nhanh chóng và bất chấp tương lai. Trong trường hợp này những đầu tư thiết bị vào dầu lửa sẽ thành vô dụng sau một thời gian ngắn. Mặt khác, nhu cầu năng lượng của ta sẽ tăng lên mau chóng (ít ra ta phải hy vọng như vậy) cùng với đà phát triển, và các mỏ dầu chỉ giúp ta giảm nhẹ hóa đơn dầu nhập cảng mà thôi. Khí đốt hy vọng mới của Việt Nam cũng vậy, với một trữ lượng 100 tỷ mét khối (hy vọng rằng ta còn tìm được thêm), 1 % của trữ lượng trong vùng và 7 phần mười ngàn (7/10.000) trữ lượng thế giới, ta cũng chỉ có thể hy vọng bớt đi phần khí đốt phải mua vào mà thôi. Nếu cần một con số nói lên sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên của ta thì đó là con số 13. Hiện nay, năm 2000 chúng ta đứng hàng thứ 1 3 trên thế giới về dân số với 78 triệu người, nếu không kiểm soát được đà gia tăng thì đến đầu thế kỷ 21 chúng ta sẽ qua mặt Đức (80 triệu dân) để lên hàng thứ 12, nhưng ta không đứng trong số 13 nước đầu, mà cũng không đứng trong số 30 nước đầu, về một tài nguyên nào cả. Tài nguyên đã giới hạn như thế hiện nay chúng ta lại rất nghèo, rất lạc hậu, rất thua kém. Liệu chúng ta có một tương lai nào không? Và nếu muốn có thì phải làm thế nào? Hãy khoan trả lời những câu hỏi đó. Nhưng ngay tại đây ta có thể nói rằng ý thức được hoàn cảnh khó khăn của mình tự nó cũng đã là một hành trang quí báu, bởi vì nó cho ta một cách ứng xử đúng đắn, nó đem lại cho ta một thái độ lo lắng và thận trọng trong việc dựng nước, nó giúp ta ý thức được sự cần thiết của cố gắng.