Một số nhận định về Tỏ QUốC ĂN NĂN và tác giả

Tổ quốc ăn năn là một tác phẩm chính luận rất khác với những gì chúng ta thường đọc. Mục dịch của nó là đề nghị một kế sách cho việc phát triển đất nước khi thật sự bước vào kỷ nguyên dân chủ đa nguyên. Nhưng không phảí chỉ có thế. Tác giả quyển sách đã trải qua kinh nghiệm của một nhà hoạt động, và dựa trên kinh nghiệm bản thân để nhận ra những khó khăn của một hành tnnh dân chủ và phát triển cho đất nước. Tác giả đã làm một việc rất mới đối với một luận văn chính trị: đó là duyệt lại đi sản của lích sử và văn hóa của dân tộc mà ông xem là những trở ngại chính cho một hành trình về tương lai phồn vinh cho đất nước.
Di sản của lịch sử và văn hóa là những nguyên lai của sự kiện tại sao dân tộc chúng ta lại lạc hậu bần cùng như ngày nay. Duyệt lại di sản văn hóa của dân tộc là một việc lớn, và khó. Tác giả đã làm một việc như thế trong suốt ba phần đầu của sách. Một cống hiến xuất sắc nữa là tác giả đã đưa ra một chương trình kiến tạo lái đất nước để thật sự tiền về kỷnguyên dân chủ đa nguyên, phồn vinh và phát triển.
Bàng bạc sau những trang viết là một tấm lòng nhân ái và tấm lòng lo trước của một công dân yêu tổ quốc thắm thiết.
Đoàn Xuân Kiên
(chuyên viên ngữ học, nhà bình luận, Lon don)
Được đọc góp ý và sửa chữa Tổ quốc ăn năn là một niềm vui lớn cho tôi. Độc giả có thể đồng ý hay không đồng với tác giả, nhưng Tổ quốc ăn năn là cuốn sách chính luận độc đáo nhất do một người Việtnam viết ra trong thế kỷ 20. Nó cũng là một cuốn sách có thể dùng làm chuyên cho thể văn chính luận tiếng Việt và, một phần nào cho tiếng Việt nói chung. Rất ít khi tiếng Việt được sử dụng một cách chính xác và truyền cảm bằng trong cuốn sách này, nó làm cho người ta yêu tiếng Việt và tự hào về tiếng Việt. Chắc chắn nhiều độc giả sẽ đồng ý với tôi
Nguyễn Văn Huy
(chuyên viên dân tộc học, nhà văn, nhà báo)
Nguyễn Gia Kiểng không thích đi đường mòn. Hắn luôn khai phá. Luôn đặt ngược những sự việc đã tưởng mặc nhiên là thế, không cần bàn cãi nữa. Chuyện hắn thích chọc ngoáy những cái đã định hình, và chuyện về những vấn đề mà hắn đã nêu ra và sẽ còn nêu ra, là chuyện thường ngày, chuyện đương nhiên, không thể khác. Chấp nhận hay không chấp nhận lập luận của Kiểng là việc của mỗi người đọc hắn, tùy thuộc nhãn quan, và cả tính tình, của người đó.
Cái mà Kiểng muốn là sự tranh cãi, chứ không phải những tràng vỗ tay. Hãy để cho hắn có cái mà hắn muốn. Tôi không thích tranh luận về những đề tài Kiểng nêu ra. Phần lớn chúng nằm ngoài thời biểu của tôi. Một số nằm ngoài tầm hiểu biết của tôi.
Điêu tôi ghi nhận ở những gì tôi đọc được của Kiểng là cái mới, cái độc đáo của văn phong mang dấu ấn không trộn lẫn được của Nguyễn Gia Kiểng. Hắn đưa vào tiếng Việt những cách nói mới, có vẻ phương Tây đấy, mà lại rất Việt. Sẽ có nhưng người nghiên cứu ngữ ngôn đánh giá công lao của hắn, và biết đâu đấy, rồi đây họ lại chẳng trân trọng cho hắn hẳn một vòng nguyệt quế.
Vũ Thư Hiên
(nhà văn, tác giả Đêm Giữa Ban Ngày, Pháp)
Một lằn nữa, kẻ hèn Nguyễn Gia Kiểng lại làm một chuyện chẳng hèn chú tnào: một quyển sách dày 600 trang và buộc tất cả chúng ta phải xét lại toàn bộ những định kiến về lịch sử, văn hóa và con người Việt nam. Chúng ta đã được hé thấy một phần suy nghĩ táo bạo của tác giả qua mấy bài đã được công bố trên báo lấy từ cuốn sách ra: bài về kẻ sĩ, bài về Quang Trung, v.v... Không ít người bực tức vì những niềm tin sắt đá được nuôi dưỡng từ nhỏ, từ trong gia đình ra ngoài xã hội đến vào học đường, bỗng một sớm một chiều bị lung lay tận gốc rễ. Nhưng ở trong đời, chính những biến cố lớn, những vụ động đất mới để làm cho ta thức tỉnh. Đồng ý hay không là một chuyện, nhưng có điều thực là sống mà tỉnh thức thì rất nên, nên lắm nữa là khác.
Nguyễn Ngọc Bích
(học giả, nhà báo, Hoa Kỳ)
Nguyễn Gia Kiểng thuộc hàng ngũ chuyên viên trẻ phải bỏ nước ra đi sau năm 1975. Sáng kiến, lối suy luận độc đáo, can đảm trí thức và lòng yêu nước đã tạo cho ông một thế đứng đặc biệt trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Các bài viết của ông từng gây ra tranh luận sôi nổi và tạo cho ông lắm kẻ thù nhưng cũng đem lại cho ông nhiều người mến mộ. Nếu cứ nhìn vào việc trước mà tính đến chuyện sau, người ta có thể đoán rằng cuốn Tổ quốc ăn năn sẽ gây ra nhiều tranh luận và kích thích được những suy nghĩ hữu ích. Trong thư viết cho bạn bè, ông tâm sự rằng nếu tôi nói lên được mười điều mà trong đó có chín điều sai, một điều đúng thì cũng là một đóng góp rồi? Lập luận đó làm tôi giật mình. Một người nhún nhường quá đáng hoặc đang bị lửa đốt tâm can mới thốt ra như vậy. Người làm chính trị mà như vậy, nhỡ người ta bảo rằng anh này sai nhiều hơn đúng thì sao?
Nguyễn Mạnh Hùng
(giáo sư đại học George Mason, Virginia,
chủ tịch Indochina Institute, Hoa Kỳ)
Nguyễn Gia Kiểng là một trí thức dám thẳng thắn và can đảm nói lên những điều mình nghĩ, minh tin là đúng, cho dù có làm phật lòng người khác. Đó là điểm son của Nguyễn Gia Kiểng. Khác với đa số người khác, chỉ nói cho phải đạo với đám đông.
Đinh Quang Anh Thái
(ký giả, cựu tù nhân chính trị, Hoa Kỳ)
Ông Nguyễn Gia Kiểng là một người vốn có ý kiến độc đáo về các vấn đề đất nước. Và cách trình bày của ông thường làm người khác ý kiến dễ bất mãn. Nhưng - tôi nghĩ - chủ ý của ông Kiểng là bằng cách đó mới tạo ra tranh luận để các vấn đề được đào sâu. Tổ quốc ăn năn, chỉ đọc cái đầu để của cuốn sách đã muốn tranh luận rồi, huống chi đọc hết hơn 600 trang cuốn sách đa sự của ông.
Trần Bình Nam
(nhà hoại động và bình luận chính trị, Hoa Kỳ)
Nguyễn Gia Kiểng nhìn về tương lai mà không để ý đến quá khứ. Th quan về phân tách m à xao lãng tổng hóp. Phê phán nhiều mà ít khi khen ngợi. Hình như chỉ muốn đi tìm đối thủ mà ít khi kết nghĩa bạn bè. Tuy nhiên điều kỳ lạ là mới gặp anh lần đầu mà tôi đã có cảm tưởng như đã quen biết từ nhiều kiếp trước. Anh phê phán nhiều vì dân tộc chúng ta đang giẫy chết trên xảo ngữ ngọt ngào. Anh chỉ phân tách vì chúng ta đầy ắp những tổng hợp vô giá ttị. Anh dũng mãnh tiến vào tương lai vì đã gói ghém trong tâm thức quá khứ đsu thương của dân tộc Tôi coi Nguyễn Gia Kiểng là một đồng chí rất tốt trong cuộc đấu tranh cho tương lai Việt nam.
Đào Tăng Đức
(luật sư Hiệp Hội Dân Chủ Pháp Trì,
tác giả Việt nam Dân Chủ Tranh Dấu Luận, úc)
Nếu giá trị của nghị luận chính trí là thúc đẩy người đọc hình thành một nhận định, có một thái độ và từ đó (nếu có thể) làm một hành động chính trị, thì Nguyễn Gia Kiểng là người thành công nhất ở hải ngoại và trong một giới hạn nào đó, cả ở trong nước. Tại sao những bài viết của Nguyễn Gia Kiểng có sức hấp dẫn người đọc? Tôi cho là ông Nguyễn Gia Kiểng nắm được cả hai yếu tố nội dung và hình thức khiến một bài nghị luận phải được chú ý. ấy là ý tưởng và nghệ thuật diễn đạt ý tưởng.
Nhờ có đầu óc cấp tiến, một kỹ thuật phân tích thuận lý và một cách lý luận thông minh, Nguyễn Gia Kiểng gây hứng khởi cho rất nhiều suy nghĩ về tương lai Việt nam. Gía trị các bài viết của Nguyễn Gia Kiểng còn đọc nhân lên nhiều lần nhờ lối hành vẫn trong sáng.
Bằng một thái độ tranh luận thẳng thắn, lương thiện và triệt để, Nguyễn Gia Kiểng đã tạo được sự chú ý của dư luận qua nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi trong nhiều tầng lớp người Víệt hải ngoại. Cũng chính những đức tính ấy đã góp phần tạo nên sắc thái độc đáo của riêng một Nguyễn Gia Kiểng trên diễn đàn dân chủ hiện nay.
Sơn Dương
(ký giả, úc)
Tôi muốn có nhiều Nguyễn Gia Kiểng hon nữa, nhưng đồng thời muốn những Nguyễn Gia Kiểng série 2 này, ngoài thái độ khiêu khích về mặt tư tưởng, thì lại rất khiêm tốn về mặt hành văn, rất thận trọng trong sự lựa chọn từ ngữ để tránh gây trong độc giả cảm tưởng rằng tác giả khinh miệt mình, cho mình là number ten trong khi tác giả là number one về mặt trí tuệ, kiến thức và lo cho phúc lợi chung.
Tôn Thất Thiện
giáo sư, nhà nghiên cứu và bình luận chính trị, Canada
Lập trường của Nguyễn Gia Kiểng là chỉ nên đưa ra nhưng ý kiến mới, hoặc khác; nếu mình nói ra mười điều mới trong đó có tới chín điều sai và chỉ có một điều đúng thì mình vẫn còn đóng góp được một cái gì đó, còn hơn là viết mưòí điều đúng cả mười nhưng đều là những điều đã biết rồi. Tôi cho đó là một thái độ khiêm tốn, tõn trọng thì giờ của người đọc.
Nguyễn Hữu Chung
chuyên gia, nhà bình luận chính trị, Canada
____________________________________________

Truyện Tổ quốc ăn năn Lời đầu Cảm tạ Ghi chú về tài liệu tham khảo và bố cục Sơn hà gấm vóc Rất đượm hương và rộn tiếng chim Sơn xuyên chi cương vực ký thù Nước non nghìn dặm Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Nước non nghìn dặm (II) Mưu sự tại nhân... Một dân tộc tinh anh? Một dân tộc hiếu học? Một dân tộc sáng dạ? Chuồng lợn và cái cày Hai bằng tiến sĩ Người Việt, người Nhật Một dân tộc bất khuất và tự hào? Yêu nước Ils ne s aiment pas Đôi bạn Phương pháp và gắn bó Phá vỡ định luật 8 Hợp tan Anh hùng nước Nam Thằng nào đây? Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi Máu chảy ruột mềm Mấy ngàn năm lịch sử con cháu tiên rồng Mở mắt và nhỏ lệ ảo ảnh Lý Trần Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung Người trong một nước? Đem tâm tình viết lịch sử? Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ Rước voi về dày mả tổ Cõng rắn cắn gà nhà Cho những người đã nằm xuống Chấp nhất kỷ chi kiến Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau Cướp đất của ai? Dừng chân nghĩ lại Tám mươi năm Pháp thuộc Một bài học lịch sử Soi lại chân dung, ba nét đậm của đất nước Một chuyển tiếp tự nhiên Bốn ngàn năm văn hiến Một phép mầu, một may mắn và một bài học Kinh nghiệm Cao Ly Đoạn Trường Tân Thanh Thua kém và nguyên nhân Khổng Giáo và Khổng Tử Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Tử Di sản Xuân Thu Chiến Quốc Đạo lý thánh hiền Việt Nho Mặt thật của ai? Giết hại công thần Anh không biết gì về cộng sản Ưu đạo bất ưu bần? Tổ quốc của kẻ sĩ Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ Chuyện cổ tích Mười triệu năm đánh đu Mười triệu năm đánh đu Cái tuổi dại khờ và ánh sáng bừng lên Hòa Lan: cái gì đã xảy ra? Anh: một dân tộc bán tiệm Hoa Kỳ: Nhật Bản: tự do trá hình và dân chủ giấu mặt Những xã hội phồn vinh khác Cùng một hiện tượng Những thí dụ phản bác? Singapore: một thị trưởng xuất sắc Mã Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc: Thái Lan: mãi đến 1992 Philíppin: sự bịp bợm của Marcos Inđonesia: sự ra đời vội vã của một nước lớn Đài Loan: từ một chiến khu tới một quốc gia Châu Mỹ La Tinh: một thế kỷ rưỡi trong bóng đêm Những lập luận phản bác? Những định luật cho một xã hội phát triển? Kinh bang tế thế Huyền thoại kế hoạch Laissez-faire? Quốc gia, dân tộc Quốc gia Nhà nước Nhà nước- quốc gia Dân tộc Chủ quyền Quốc gia, nhà nước và dân chủ Đất nước ta Vài vấn đề về dân chủ Đi xa hơn dân chủ Các giá trị châu á? Thập nhị sứ quân Phản xạ tổng thống chuyện của các luật sư Một thoáng suy tư về châu Phi Tổ quốc ăn năn Gởi vào giấc mộng, nhắn ra cuộc đời Một số nhận định về Tỏ QUốC ĂN NĂN và tác giả Bình luận