Phần 4 Vài trang bị cho tương lai
Đất nước ta

Tất cả phần trên chỉ là một sự ghi chép với đôi chút chủ quan, chẳng hạn như sự nhấn mạnh trên tầm quan trọng của một dự án tương lai chung trong định nghĩa quốc gia. Mong các vị học giả châm chước cho về một sự tóm lược quá đáng trên những khái niệm tư chúng vốn đã rất tế nhị mà lại còn bị ngôn ngữ chính trị thông thường làm mờ tối thêm. Sau lời cáo lỗi thành thực đó, tôi cũng xin được có một ý kiến cá nhân về đất nước mình.
Sự phát minh ra khái niệm quốc gia (và nhà nước hiện đại dựa trên đồng thuận dân tộc mà nó đi kèm) đã là phát minh trọng đại nhất từ xưa đến nay của loài người. Nó đã được quan niệm như là một không gian liên đới của một cố gắng chung. Nó đã tạo ra sức mạnh của các nước phương Tây. Nhưng ngày nay các quốc gia tiên tiến đã đạt đến một mức độ phát triển ở đó sự cần thiết của quốc gia không còn là tuyệt đối nữa. Họ đang xét lại ý niệm quốc gia trong ý định đi một bước tiến xa hơn nửa.
Những khái niệm quốc gia đã rất cần thiết và có ích cho một giai đoạn phát triển. Thảm kịch của chúng ta là chúng ta còn đang ở một giai đoạn phát triển rất cần quốc gia, nhưng chúng ta chưa hình thành nổi một quốc gia vào lúc ý niệm này đã sắp sửa bị vượt qua. Như vậy chúng ta vừa phải xây dựng một quốc gia vừa phải đúng hẹn với trào lưu tiến bộ của thế giới.
Công việc đã khó lại càng khó hơn vì phải nói người Việt chúng ta có rất ít suy tư về quốc gia và dân tộc. Chúng ta có lẽ là dân tộc duy nhất trên thế giới này gọi quốc gia là nước. Đối với chúng ta, quốc gia ván chỉ giản dị là nước, là đất nước, là sông núi, quanh quẩn vẫn là đất và nước, những yếu tố hoàn toàn vật chất và địa lý. Điều này tố giác rõ rệt sự thiếu vắng của một tư tưởng chính trị và một suy tư về quốc gia. Do đó tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của chúng ta dĩ nhiên là rất yếu. Chính vì lòng yêu nước của chúng ta quá yếu mà chúng ta vần chưa hình thành được một lực lượng dân tộc dân chủ có tầm vóc để chấp nhận thách đố của một đảng cầm quyền đã đưa đất nước từ đỗ vỡ này đến thảm kịch khác. Đừng chạy trốn sự thực, có hiểu được bệnh của mình mới có hy vọng lành bệnh.
Người Việt nam chúng ta rất cần một quốc gia, như là một không gian liên đới của một cố gắng chung, để nhờ đó cùng nhau vươn lên tới một cuộc sống phồn vinh và đáng tự hào. Và trong thế kỷ 21, với nhân quyền và dân chủ được coi như những giá trị cơ bản và phổ cập, sẽ chỉ tồn tại được những quốc gia không những được định nghĩa như một không gian liên đới, một tình cảm và một lương lai chung, mà còn phải thành công trong việc đem lại phúc lợi và niềm tự hào cho người dân. Nói một cách khác, những quốc gia thực sự dân chủ, đa nguyên và được quản lý một cách thông minh. Các quốc gia khác sẽ tan vỡ.
Hiện nay chúng ta chỉ có một chế đô độc tài, quản lý đất nước một cách tồi dở, với một dự án tương lai mà nhà nước áp đặt nhưng bị toàn dân khước từ là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự tồn vong của đất nước ta đang bị đe dọa nặng nề, không phải vì một ngoại bang nào dòm ngó xâm chiếm mà vì bị tụt hậu nhục nhã giữa trào lưu tiến bộ mãnh liệt của thế giới và vì, hơn thế nữa, dưới mắt người dân, quốc gia là một gánh nặng chứ không phải một chỗ dựa.
Chúng ta phải có dân chủ và phải có dân chủ thật mau chóng; đấu tranh cho dân chủ là tên gọi mới của cuộc đấu tranh giữ nước. Chúng ta phải tiến và phải tiến nhanh, nghĩa là phải vượt lên trên mọi hận thù, chia rẽ và ngờ vực để động viên được mọi khối óc, mọi trái tim và mọi bàn tay Việt nam trong một cố gắng chung; hòa giải và hòa hợp dân tộc là tiếng kêu cứu khẩn cấp của tổ quốc lâm nguy.

Truyện Tổ quốc ăn năn Lời đầu Cảm tạ Ghi chú về tài liệu tham khảo và bố cục Sơn hà gấm vóc Rất đượm hương và rộn tiếng chim Sơn xuyên chi cương vực ký thù Nước non nghìn dặm Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Nước non nghìn dặm (II) Mưu sự tại nhân... Một dân tộc tinh anh? Một dân tộc hiếu học? Một dân tộc sáng dạ? Chuồng lợn và cái cày Hai bằng tiến sĩ Người Việt, người Nhật Một dân tộc bất khuất và tự hào? Yêu nước Ils ne s aiment pas Đôi bạn Phương pháp và gắn bó Phá vỡ định luật 8 Hợp tan Anh hùng nước Nam Thằng nào đây? Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi Máu chảy ruột mềm Mấy ngàn năm lịch sử con cháu tiên rồng Mở mắt và nhỏ lệ ảo ảnh Lý Trần Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung Người trong một nước? Đem tâm tình viết lịch sử? Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ Rước voi về dày mả tổ Cõng rắn cắn gà nhà Cho những người đã nằm xuống Chấp nhất kỷ chi kiến Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau Cướp đất của ai? Dừng chân nghĩ lại Tám mươi năm Pháp thuộc Một bài học lịch sử Soi lại chân dung, ba nét đậm của đất nước Một chuyển tiếp tự nhiên Bốn ngàn năm văn hiến Một phép mầu, một may mắn và một bài học Kinh nghiệm Cao Ly Đoạn Trường Tân Thanh Thua kém và nguyên nhân Khổng Giáo và Khổng Tử Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Tử Di sản Xuân Thu Chiến Quốc Đạo lý thánh hiền Việt Nho Mặt thật của ai? Giết hại công thần Anh không biết gì về cộng sản Ưu đạo bất ưu bần? Tổ quốc của kẻ sĩ Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ Chuyện cổ tích Mười triệu năm đánh đu Mười triệu năm đánh đu Cái tuổi dại khờ và ánh sáng bừng lên Hòa Lan: cái gì đã xảy ra? Anh: một dân tộc bán tiệm Hoa Kỳ: Nhật Bản: tự do trá hình và dân chủ giấu mặt Những xã hội phồn vinh khác Cùng một hiện tượng Những thí dụ phản bác? Singapore: một thị trưởng xuất sắc Mã Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc: Thái Lan: mãi đến 1992 Philíppin: sự bịp bợm của Marcos Inđonesia: sự ra đời vội vã của một nước lớn Đài Loan: từ một chiến khu tới một quốc gia Châu Mỹ La Tinh: một thế kỷ rưỡi trong bóng đêm Những lập luận phản bác? Những định luật cho một xã hội phát triển? Kinh bang tế thế Huyền thoại kế hoạch Laissez-faire? Quốc gia, dân tộc Quốc gia Nhà nước Nhà nước- quốc gia Dân tộc Chủ quyền Quốc gia, nhà nước và dân chủ Đất nước ta Vài vấn đề về dân chủ Đi xa hơn dân chủ Các giá trị châu á? Thập nhị sứ quân Phản xạ tổng thống chuyện của các luật sư Một thoáng suy tư về châu Phi Tổ quốc ăn năn Gởi vào giấc mộng, nhắn ra cuộc đời Một số nhận định về Tỏ QUốC ĂN NĂN và tác giả Bình luận