Tôi mở mắt và nghe mình nhỏ lệNhững trận giặc kéo dài qua nhiều nămNhân loại đau buồn kể lểThành phố bị chiếm tiêu điềuLàng mạc hắt hiu trong cơn điên cuồng lửa đạnEm là người hậu chiến hon hắt hủi bơ vơ ngoài phốThương bằng hữu bỗng biến thành kẻ tội tù.Mai Trung Tính (40 bài thơ)Không hiểu do cảm hứng nào mà Mai Trung Tính làm ra những vần thơ tiên tri như thế. Mai Trung Tĩnh tên thật là Nguyễn Thiệu Hùng, anh ruột của Nguyễn Thiện Tường, bạn thân của tôi. Tôi hay lui tới gia đình Tường, nhất là những sáng chủ nhật. Lúc đó ba của Hùng và Tường mất có lẽ đã lâu lắm rồi, mẹ Tường hay cho chúng tôi tiền để đi ăn phở với nhau. Không biết bà cụ buôn bán gì nhưng gia đình tương dối khá giả, bà cụ coi tôi gần như một đứa con của gia đình. Tường học đệ nhị với tôi ở lớp Bình Dân Giáo Dục. Thực ra Tường có đủ điều kiện để đi học bình thường như những người khác nhưng cũng ghi tên học Bình Dân Giáo Dục buổi tối để học với tôi cho có bạn. Lúc đó, năm 1960, Hùng đã đậu xong tú tài đang học Đại Học Văn Khoa, ngoài ra còn đi dạy Việt văn ở cấp trung học để kiếm thêm lợi tức cho gia đình. Hùng thích Sartre, Gide và Camus, tuần nào cũng bỏ tiền ra mua Paris Match vì thích nhưng bài bình luận chính trị của Raymond Cartier. Khi viết câu: Em là người hậu chiến hồn hắt hủi bơ vơ ngoài phố thương bằng hữu bỗng biến thành kẻ tội tư, Hùng không ngờ câu đó lại ứng nghiệm cho mình tới hai lần trong khoảng 15 năm. Tập thơ 40 bài thơ, của Hùng làm chung với Lê Đức Vượng (tức Vương Đức) được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc năm 1960. Mỗi người hai mươi bài. Những câu thơ trên lấy từ bài Lịch sử của Hùng. Tôi còn nhớ, ngay ngày cuốn sách in xong, Hùng ân cần tặng tôi một bản. Tôi thích bài Lịch sử và nhớ cho tới bây giờ.Tuy là giáo sư, nhưng như mọi người trong lứa tuổi, như các anh em tôi, Hùng cũng thuộc diện sĩ quan biệt phái. Ai cũng biết sĩ quan biệt phái chỉ là một cụm từ rỗng nghĩa, có mục đích để chính quyền Việt nam Cộng Hòa có thể gọi nhập ngũ trở lại một số người bất cứ lúc nào. Nhưng trên thực tế đó là những người không có hay không còn, liên hệ gì tới quân đội. Bằng cớ là ngay trước lúc sắp sụp đổ, chính quyền Sài Gòn cũng không gọi họ nhập ngũ. Tuy vậy cái nhãn sĩ quan biệt phái, đã khiến Hùng bị bắt đi cải tạo gần bảy năm. Tôi gặp lại Hùng mùa thu năm 1982 khi Hùng mới đi cải tạo về và tôi cũng sắp đi Pháp. Bẵng đi tám năm, tôi không liên lạc với Hùng, rồi không ngờ lại được tin Hùng trong một trường hợp khác.Phải nói là rất không ngờ. Sau khi đi cải tạo về, tôi gặp một số trí thức trẻ có ưu tư với đất nước và chúng tôi giao du với nhau thành một nhóm chia sẻ lập trường dân chủ. Gặp Hùng, tôi không rủ Hùng gia nhập vì lúc đó Hùng mới đi tù về còn đang yếu mệt và tôi cũng sắp đi Pháp, vả lại tôi biết Hùng không thích chính trị. Đoàn Viết Hoạt ở tù ra năm 1988 thì ít lâu sau đó bắt liên lạc được với chúng tôi. Tôi biết Hoạt có thành lập một nhóm bạn dự định cho lưu hành tập tài liệu Diễn Dàn Tự Do nhưng không biết rằng Hùng cũng có trong đó. Chỉ sau khi nghe tin Hoạt và nhóm Diễn Dàn Tự Do, trong đó có Hùng, bị bắt tôi mới biết và ngạc nhiên. Hùng bị kết án năm năm, sau đó kháng án và được giảm xuống bốn năm. Cái nhìn lịch sử của nhà thơ rất chính xác. Lịch sử nước ta là một lịch sử đau thương. Đó là một chuỗi ngoại thuộc và chiến tranh. Cứ coi như nước chúng ta thực sự thành lập với nhà Hồng Bàng với 18 đời vua. Cứ tính trung bình mỗi vị chừng mười lăm năm thì nhà Hồng Bằng kéo dài được non ba trăm năm thì bị nhà Thục cướp ngôi năm 258 trước công nguyên. Như thế thì có nghĩa là chúng ta có khoảng hai ngàn năm trăm năm lịch sử. Thế nhưng cỗ sử của ta lại chép rằng Kinh Dương Vương, ông nội của vua Hùng Vương thứ nhất làm vua nước Xích Quỷ từ năm 2879 trước tây lịch, như thế là ta có tới gần năm ngàn năm lịch sử. Như vậy có một khoảng trống trên hai ngàn năm. Khoảng thời gian ấy là khoảng thời gian cần thiết để một số người từ Hoa Nam vượt vách núi dầy đặc trên một trăm cây số. Giả thuyết hợp lý nhất là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên một số người đã qua được vách núi đến được giáp vùng đồng bằng sông Hòng để cùng với người thổ dân lập ra nước Văn Lang. Huyền sử con rồng cháu tiên có lẽ đã xuất phát từ một lý do rất thực tiễn. Muốn khuất phục những con người thô sơ, không gì bằng dựa vào phép thần tiên, và những người ít ỏi từ miền Bắc xuống đã tự tạo cho mình một nguồn gốc thần tiên để thu phục người bản xứ. Trong khoảng năm trăm năm đầu, đất nước Văn Lang chắc là có rất ít người. Bằng chứng là nhà Thục, dòng họ đã diệt họ Hòng Bằng, không hề có một dấu vết nào trong lịch sử Trung Hoa cả, đó chỉ là một gia đình nào đó đã từ Hoa Nam sang Bắc Việt và qui tụ được một số gia nhân lập thành một giang sơn riêng. Vậy mà nhà Thục đã diệt được họ Hồng Bằng thì đủ biết tầm vóc của Văn Lang lúc đó không hơn một bộ lạc là bao.Dù nhỏ bé như vậy, mà trong năm trăm năm đầu trước công nguyên, dân ta đã phải chịu ba cuộc chiến tranh: nhà Thục diệt Hồng Bằng, rồi nhà Triệu diệt nhà Thục, rồi nhà Triệu bị nhà Hán bên Trung Hoa tiêu diệt và nước ta bị sát nhập vào Trung Quốc. Kế tiếp là hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Trong khoảng thời gian này cũng đã có vô số binh biến đẫm máu. Hai Bà Trưng khởi nghĩa, làm chủ đất nước và cầm cự được ba năm, rồi cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Chinh và Triệu Quốc Đạt. Rồi vô số những loạn lạc đao binh khác, có khi do chính các quan cai trị muốn xưng hùng xưng bá đánh giết lẫn nhau, có khi do nhân dân nồi dậy chống áp bức. Có lần dưới thời Tam Quốc bên Trung Hoa, lúc nước ta đang dưới sự đô hộ của nhà Ngô, dân Giao Châu nổi lên giết được quan thái thú rồi đi thần phục nhà Ngụy ở mãi tận phương Bắc, để rồi lại bị Đông Ngô đánh dẹp. Trong thời gian năm trăm năm của thời Bắc thuộc lần thứ hai, từ năm 43 đến nam 554, nước ta lúc nào cũng có binh biến, và binh biến thường thường do các quan cai trị Trung Hoa thấy Giao Châu có núi ngăn cách với Trung Hoa muốn thành lập một quốc gia độc lập. Cuối cùng Lý Bôn, một người gốc Trung Hoa, làm chủ được đất nước, lập ra nhà Tiền Lý, kéo dài được sáu mươi năm. Nhìn vào giai đoạn này, ta có thể rút ra hai kết luận: Một là ý thức về mình như một xã hội riêng biệt với phương Bắc của ta đã do chính những quan đô hộ người Trung Hoa đem đến. Hai là nước ta đã được thai nghén trong binh lửa và đó cũng là một điều không may.Trong sáu mươi năm ngắn ngủi của nhà Tiền Lý, nước ta đã phải đương đầu với cuộc tái chiếm của Trung Hoa, rồi cuộc nội chiến giữa Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử, cuối cùng lại rơi vào Bắc thuộc một lần nữa.Trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba này chiến tranh lại còn triền miên và dữ dội hơn nữa. Chiến tranh với Lâm ấp (Chiêm Thành), cuộc nổi dậy của Mai Thúc Loan, của Phùng Hưng, rồi lại đánh Chiêm Thành, rồi chiến tranh với nước Nam Chiếu (ở khu vực Vân Nam, Trung Quốc bây giờ), và dĩ nhiên, yếu tố thường trực vẫn là những cuộc tranh giành giữa các quan đô hộ. Trong thời gian ấy xã hội Việt nam vẫn tiếp tục hình thành, người mỗi ngày một đông, trí tuệ mỗi ngày một mở mang, ý thức cộng đồng càng ngày càng rõ rệt, kìm kẹp của ách thống trị càng ngày càng bất lực. Đến đầu thế kỷ thứ 10, năm 906, một hiện tượng lạ lùng xảy ra, hệ thống đô hộ của người Trung Hoa tự nó sụp đổ và dân Giao Châu tôn Khúc Thừa Dụ lên làm chủ. Đất nước Việt nam coi như đã thực sự hình thành. Người Trung Hoa định tái lập nền thống trị nhưng không được nữa, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán rồi xưng vương, dân đất nước vào giai đoạn độc lập chính thức. Một ngàn năm Bắc thuộc thường được coi như một giai đoạn đen tối của nước ta, nhưng đó cũng là giai đoạn đất nước ta thai nghén và hình thành như một đất nước theo khuôn mẫu chính trị Trung Hoa. Quá trình hình thành của nước ta là một chuỗi dài chinh chiến. Đứa trẻ Việt nam vì thế đã ra đời với một cơ thể yếu. Nhưng được độc lập rồi, loạn lạc, chiến tranh không giảm mà còn tăng. Nhà Ngô trị nước chẳng được bao lâu thì rơi vào loạn mười hai sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước và thi hành một chính sách trị nước cực kỳ tàn bạo, kéo dài mười bốn năm. Lê Hoàn soán ngôi nhà Đinh lập ra nhà Tiền Lê trị vì ba mươi năm. Trong vòng ba mươi năm đó dân ta đã phải chịu đựng một cuộc chiến tranh với nhà Tống, một cuộc chiến tranh với Chiêm Thành và nhiều cuộc chiến tranh bình định khác. Nhà Tiền Lê chấm dứt với triều Lê Long Đỉnh kéo dài năm năm, từ 1005 đến 1009. Lê Long Đỉnh tuy chỉ làm vua trong một thời gian ngắn ngủi nhưng đã để tên lại trong lịch sử như là bạo chúa kinh khủng nhất của nước ta. Sự thực hay chỉ là một bịa đặt của nhà Lý để bào chữa cho việc cướp ngôi nhà Tiền Lê? Thế kỷ đầu của độc lập, đối với dân ta, còn đau thương hơn cả thời Bắc thuộc.Triều Lý vẫn được coi là một thời thịnh trị của nước ta vì đã lập ra triều chính, kỷ cương, văn hóa, thi cử như một quốc gia thực sự. Điều đó đúng, những nếu nhìn kỹ hơn một chút thì trong hơn hai thế kỷ dưới thời Lý dân ta cũng không sung sướng là bao. Chiến tranh cũng rất thường xuyên: đánh dẹp Nùng Trí Cao, đánh dẹp các tù ương không thần phục, đánh Chiêm Thành, Ai Lao, rồi lại đánh Chiêm Thành, rồi đem quân đánh Tống, rồi kháng cự với quân xâm lăng Tống và mất Cao Bằng, Lạng Sơn, rời lại đánh Chiêm Thành, rồi giặc Thân Lợi, giặc Phạm Du, cuộc nổi loạn của đám tướng Phạm Bình Di - Quách Bốc làm nhà vua phải bỏ cả kinh dô mà chạy, cầu cứu họ Trần rồi mất ngôi về tay nhà Trần.Công lao lớn nhất của nhà Trần là đã phá được quân Mông Cỗ trong ba cuộc chiến tranh khóc liệt bậc nhất trong lịch sử nước ta. Nhưng cũng không phải chỉ có thế. Anh em nhà Trần có lúc còn đánh lẫn nhau, giặc giã ở trong nước cũng không ít: giặc Mường, giặc Đoan Thượng, giặc Nguyễn Nọn, giặc Phạm Sư ổn, Dương Nhật Lệ, rồi nhưng cuộc chiến tranh liên miên với Chiêm Thành, trong đó quân Trần bại nhiều hơn thắng, kinh đô Thăng Long bị tàn phá nhiều lần. rồi đánh nhau với Ai Lao. Ngày nay nhiều người vẫn coi nhà Trần là một thời thịnh trị, gần như nhà Lý, vì nhà Trần đều có công đánh được quân Nguyên, nhưng xét ra có lẽ chưa đời nào dân ta khổ bằng dưới thời nhà Trần.Nhà Trần mất, nhà Hồ lên, quân Minh sang đánh chiếm nước ta. Lập tức Giản Định Đế, Trùng Quang Đế nổi lên rồi bị dẹp. Kế tiếp là cuộc kháng chiến mười năm của Lê Lợi. Giành được độc lập rồi, nhà Hậu Lê cũng phải đương đầu với vô số cuộc nổi dậy, nhất là cuộc nổi dậy của Trần Cao, kinh thành bị tàn phá mấy lần. Nhà Lê mất, một cuộc nội chiến phù Lê diệt Mạc bùng lên, kế tiếp là Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi cuộc nồi dậy của anh em Tây Sơn, cuộc chiến tranh với quân Thanh và quân Xiêm, cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và dư đảng phù Lê, cuộc nội chiến khốc liệt giữa Tây Sơn và Nguyễn ánh.Nhà Nguyễn thống nhất được đất nước, làm vua được tám mươi năm thì mất nước vào tay người Pháp, sau khi đã phải đánh dẹp chật vật nhiều cuộc nỗi dậy khác, nhất là cuộc ly khai của Lê Văn Duyệt được Lê Văn Khôi tiếp nối. Sau thế chiến II, chúng ta chiến tranh khốc liệt cho tới năm 1975.Trong suốt dòng lịch sử của ta, dân ta được bao nhiêu năm hòa bình? Có lẽ chỉ được khoảng một trăm năm mươi năm yên ổn dưới thời Lý, gần một thế kỷ dưới thời Trần, tám mươi năm dưới thời Hậu Lê, xấp xỉ bảy mươi năm (1672- 1739) tại miền Bắc trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (dưới thời các chúa Trịnh Tạc, Trịnh Cán, Trịnh Cương). Và sáu mươi năm dưới thời Pháp thuộc, nhưng lại là hòa bình trong ngoại thuộc. Xét ra, trong hai ngàn năm trăm năm lịch sử của ta, chúng ta chỉ có được khoảng bốn trăm năm vừa có độc lập vừa có hòa bình tương đối. Thế nhưng ngay cả khi có hòa bình tương đối, chúng ta cũng luôn luôn phải chịu đựng những chế độ hà khắc. Chúng ta rất ít có hoà bình và chưa bao giờ có tự do. Gần đây, dưới chế độ cộng sản, chúng ta cũng đã phải chịu một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng dữ dội với Trung Quốc, một cuộc chiến tranh dai dẳng tại Cam-bốt, và một cuộc nội chiến rất đặc biệt tuy không có tiếng bom đạn nhưng cũng diễn ra một cách thảm khốc trong lòng người. Hàng trăm ngàn người đã bị tù tội, hàng triệu người bị cướp đoạt tài sản, bị phân biệt đối xử, bị trù dập và cấm đoán. Hơn một triệu người bỏ nước ra đi. Biết bao nhiêu là đau thương và thù hận.Cuộc hành trình vội vã qua lịch sử này có mục đích để chúng ta mở mắt và nhỏ lệ cho thân phận của đất nước mình. Chúng ta chiến tranh nhau quá. Không có dân tộc nào trên mặt đất này chịu nhiều chiến tranh như chúng ta. Chiến tranh đã khiến chúng ta trở thành một dân tộc không bình thường. Câu hỏi tại sao nước ta có địa thế tốt, con người cần mẫn và tinh khôn mà lại không vươn lên được có lẽ đã có câu trả lời. Chiến tranh đã đầy đọa chúng ta trong suốt dòng lịch sử để rồi trở thành một bản năng của chúng ta. Những người lãnh đạo cộng sản lấy những quyết định chiến tranh một cách thản nhiên dễ sợ. Nhưng họ cũng không khác bao nhiêu so với những người Việt nam khác, họ chỉ thể hiện một chứng bệnh tâm thần tập thể của chúng ta mà thôi.Thử nhìn những cuộc tranh cãi chính trị tại hải ngoại. Chỉ vì một ý kiến không hợp ý mình, người ta có thể công kích nhau một cách thậm lệ, dữ dằn. Nếu có binh quyền trong tay chắc chắn là người ta không ngần ngại tuyên chiến.Mộng ước của mọi người Việt nam hôm nay là đổi hướng đi của lịch sử và mở ra một kỷ nguyên của tiến bộ và hạnh phúc. Đó là một cuộc đổi đời rất lớn. Nhưng có cuộc đổi đời nào không đòi hỏi một thay đổi lớn về tâm lý? Nếu biết nhỏ lệ xót thương cho số phận của đất nước ta, biết dứt khoát tiêu diệt cái bản năng chiến tranh trong con người của môi chúng ta, biết lấy đối thoại, tương kính, tương nhượng làm căn bản dựng nước mới là chúng ta đã rút được bài học lịch sử quí giá nhất và đã vượt được trở ngại kinh khủng nhất.