Từ My đi học về, vừa bước vào cổng đã nghe tiếng cười rộn rã. Vừa thấy mặt cô, cu Kỳ reo lên:– A! Chị My về.Cả nhà đều có mặt đầy đủ, riêng sự có mặt của người đàn bà khoảng bốn mươi tuổi đã gây cho cô bé sự chú ý. Cô chưa kịp chào thì bà Thi đã lên tiếng:– Con còn nhớ ai đây không?Từ My đi lần vào ký ức. Khuôn mặt rất quen vẫn đang nhìn về phía cô. Mọi người không nói gi cả, họ để yên cho cô suy nghĩ. Đôi mắt Từ My sáng lên vẻ mừng rỡ:– Cô Yên, phải không ạ?– Cháu My đây mà.Cô Yên không cầm được nước mắt khi ôm cháu vào lòng. Cô nói giọng gần như nghẹn lại.– Cô về sao không báo cho chúng con ra đón?– Cô cũng định hai tuần nữa mới về, nhưng tự dưng thấy nôn nao kỳ lạ đành phải về sớm hơn dự tính.Từ My ngồi lại trên ghế đối diện với cô Yên, cô bé đưa mắt nhìn chung quanh hỏi:– Ủa! Dượng và hai em không về sao cô?– Có lẽ chuyến sau dượng và em con mới về được. – Cô Yên nhìn từ đầu đến chân Từ My rồi nói với bà Thi. – Từ My bây giờ lớn và xinh quá hả chị Thi.– Cô khen làm con bể mũi à. – Từ My xấu hổ.– Thôi, con đi tắm rửa đi rồi còn ăn cơm nữa. Cô Yên chắc đói lắm rồi đấy.– Chị Từ Anh đâu mẹ?– Chị con đang nấu cơm ở sau bếp.– Còn cu Kỳ sao ở đây, không xuống giúp chị Anh vậy?– Có chị Từ Anh ở nhà rồi, chị phải cho em được miễn bếp núc chứ.– Nhưng em có bận gì đâu?– Kỳ cũng biết nấu cơm nữa à? – Cô Yên hỏi.– Dạ, con nấu cũng tàm tạm.– Như vậy cũng giỏi rồi. Các cháu cố gắng việc gì cũng biết làm là tốt nhất.Ăn cơm xong, cả nhà quây quần bên cô Yên để nghe kể chuyện.– Ở bên ấy, có khi nào cô nhớ về ba, về chúng con không cô? – Từ Anh hỏi.– Bên ấy, cô dượng và các em không thiếu gì cả. nhưng có một thứ cô cần mà không có được, đó là tình cảm. Tối nào cũng vậy, cô dượng đều xem những bộ phim Việt Nam. Xem phim chán, cô lại mở máy. Bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, chắc các con không lạ gì phải không?Mỗi lần nghe bài hát ấy, cô không sao cầm được nước mắt. Cô nhớ nhà, nhớ chị Thi, nhớ các cháu mà nhất là nhớ ba cháu đến cháy bỏng ruột gan.– Con nghe nói ngày xưa quê nội ở dưới miền Tây hả cô? – Từ My hỏi.Mắt cô Yên đượm buồn khi nghe cô bé nhắc đến cha mạ. Cô lại muốn khóc, nói:– Ngày xưa, ông bà nội nghèo lắm. Cuộc sốn cứ chật vật, vất vả quanh năm. Hầu hư không lúc nào nghỉ, hễ “tay làm hàm nhai” hà.– Cô kể một vài kỷ niệm về ba cho chúng con nghe đi cô. – Cu Kỳ đề nghị.– Cá cháu không thể nào tưởng tượng được gia đình nông dân ngày xưa nghèo đến mức nào đâu. Cô và ba con đi họ chỉ chung nhau có một bộ đồ thôi. Hễ sáng ba con mặc thì chiều cô mặc và ngược lại. Nhớ mà tội nghiệp cho ba con. Những tháng mưa dầm phải mặc đồ ướt suốt vì chiều cô đi học về phải giặt, do đó nó khô đâu có kịp. Thế là mình mẩy ba con mọc đầy những loại nấm, cứ làm cho ông ấy ngứa ngáy khó chịu, tối ngày cứ ngồi đâu gãi đó.– Tội nghiệp ba con quá hả cô?Cô Yên gật đầu rồi kể tiếp:– Có một kỷ niệm mà suốt đời cô không thể nào quên được. Một hôm đi học về, không biết vô ý thế nào mà ba con bị trượt té, quần bị ướt lên tận lưng. Biết chắc rằng về nhà thế nào cũng bị nội rầy vì không có quần cho cô mặc. Nghĩ vậy nên ba con lẻn ra sau hè đốt rơm để hong cho mau khô. Không ngờ lửa bốc cao quá cháy hết một khoảng to trên đầu gối. Thương anh, cô không nỡ nói nội, đành âm thầm mặc quần cháy đến trường. Bạn bè thấy thế cười chọc ghẹo, cô cắn răng chịu đựng không nói một lời. Rồi cái gì tới nó đã tới, trời xui đất khiến thế nào mà hôm ấy thầy giáo gọi cô lên bảng. Cô vừa để tập lên bàn quay mặt xuống thì bạn bè cười ầm lên. Thầy cô lúc ấy tốt lắm, không mắng cô lấy một lời mà còn rầy các bạn cô nữa. Mắc cở quá, cô chỉ biết cúi gầm mặt xuống và khóc. Chiều hôm ấy, thầy giáo mang đến tận nhà cho cô một khúc vải đen khác để may quần.– Rồi nội có la rầy gì ba con không cô?– Nội không la rầy gì ba con cả, nhưng nội chỉ nói một câu thế này: “Hai đứa con phải cố gắng học thế nào để xứng đáng với tấm lòng của thầy giáo”. Và quả thật, ba con và cô đã không làm cho nội phải hổ thẹn.– Thế ông bà nội bắt đầu khá từ bao giờ vậy cô?– Khi ba con và cô khoảng mười bốn, mười lăm tuổi, thì ông bà nội đã có một cái sạp tạp hóa ở Sàigòn. Rồi từ từ mở mang ra và ông bà quyết định bán đất dưới quê và lên đây sinh sống.– Còn cô và mẹ anh Đắc Phong khi xưa là bạn nhau à? – Từ My hỏi.– Bà Hương tức là mẹ Đắc Phong bây giờ, ngày xưa là bạn rất thân của cô từ thời trung học. Thấy Hương vừa đẹp vừa hiền, thế là cô quyết định làm mai mối cho ba con.– Rồi sao cô? – Cu Kỳ nóng nảy.– Sau một thời gian quen biết, ba con và bà Hương yêu nhau tha thiết. Gia đình bà Hương rất thương ba con và ngược lại, ông bà nội cũng rất mến bà Hương. Hai bên chỉ chờ ngày lành tháng tốt là tổ chức đám cưới. Nhưng có lẽ bà Hương và ba con có duyên mà không nợ, do đó nên đường ai nấy đi.– Chuyện thế nào hả cô?– Mẹ bà Hương lúc bấy giờ mang một chứng bệnh ngặt nghèo. Người rat y tận tình cứu chữa là một ông bác sĩ giỏi, giàu lòng nhân ái. Vì ân nặng nghĩa sâu, bà Hương quyết định chia tay với ba con và kết duyên với ông bác sĩ ấy. Ông ta chính là cha ruột của Đắc Phong.– Lúc này, chắc ba con buồn khổ lắm, phải không cô?– Còn phải nói. Suốt ngày ba con cứ lầm lầm, lì lì, tóc tai rũ rượi không thèm nói chuyện với ai cả. Thấy ba con đau khổ, cô chịu cũng không nổi, thế là cô tìm cách chọc cho ông ấy cười.– Cách nào vậy cô? – Cu Kỳ hồi hộp theo dõi câu chuyện.– Ba con có một điểm yếu là rất sợ rắn. Một hôm, cô tìm được sợi dây có hình dạng giống như con rắn bông. Cô cẩn thận lấy kim ghim vào bên trong áo mà cô biết chắc rằng ba sẽ mặc. Vì vô ý, ba mặc vào, sợi dây ló ra như đuôi con rắn nhỏ.Cô chỉ ba, nói:– Rắn trong áo anh kìa!Sợ quá ba con chạy khắp nhà, càng chạy sợi dây càng lắc lư dữ dội. Cả nhà cười bò ra. Đến chừng ấy, ba mới vỡ lẽ rồi nỗi buồn bắt đầu vơi đi khi biết ý đồ của cô.– Thế ba gặp mẹ trong trường hợp nào vậy cô?Cô Yên cười thật hiền:– Thời gian đúng là phương thuốc hiệu nghiệm, các con ạ. Ba đã gặp mẹ con trong một buổi tiệc tại nhà bạn cô.– Cô làm ai xui quá mà? – Từ My pha trò.– Nhưng lần này thì có lẽ đúng như người ta nói “duyên ai nấy gặp”, nên mới có các con đó.– Ngày xưa khi còn sống chắc ba thương cô Yên số một? – Từ Anh thắc mắc.– Khi chưa có gia đình thì cô là số một, nhưng khi có mẹ con rồi thì cô tụt xuống hạng… chót, phải không chị Thi?Cả nhà đều nhìn bà Thi cười vui vẻ.– Kỳ này về nước, cô có định đi thăm ai không? – Bà Thi nãy giờ ngồi im, giờ mới hỏi.– Em định chiều nay đi thăm bà Hương. Từ My cùng đi với cô nhé.– Chị My oai quá ta! Được đèo Việt kiều vòng quanh thành phố ha.– Hay là con muốn đi với cô hả Kỳ?– Dạ, đâu có. Con đùa cho vui vậy mà. Khi khác con và chị Từ Anh thay phiên nhau đi cùng với cô cũng được.– Thôi, các con đi chơi, để cô Yên nghĩ một lúc.Các cô cậu ngoan ngoãn tản ra. Cô Yên nhìn theo chép miệng:– Các cháu đẹp và ngoan quá, chị Thi nhỉ.– Chúng nó biết yêu thương nhau, tôi cũng đỡ lo.Chợt nhớ ra điều gì, cô Yên đến ngồi cạnh bà Thi:– Kỳ này về nước, em định bàn với chị một việc, xem chị em ta có thể hợp tác làm ăn được không đó.– Cô định làm gì?– Ở đây lúc này chị thấy ngành sản xuất gì có ăn nhất?Bà Thi suy nghĩ một lúc rồi nói:– Theo tôi nghĩ thì ngành may mặc hiện nay đang ăn khách. Nhưng chúng ta phải có một khoảng đất rộng để mở cơ sở.– Vậy gần đây, có chỗ nào cần bán đất mà chị biết không?– Việc này thì tôi đành chịu.– Thôi được rồi, nếu như mua đất được, em sẽ bỏ vốn ra cho chị mở cơ sở. Chị có công, em có của chị em ta cùng làm với nhau.Bà Thi mỉm cười ái ngại:– Tôi sợ quán xuyến không nổi.– Chị đừng lo, em và anh Hùng chồng em sẽ cũng cố ổn định xong mới giao cho chị mà.– Vậy thì có thể được. Thôi, cô nghỉ đi rồi hôm nào ta bàn tiếp.