Những đoạn trích từ hồi ký của Khrusev, bố tôi, chỉ là một phần những tư liệu, được ông đọc trong thời kỳ 1967-1971. Những tình tiết đó biến tôi thành người hiệu đính và lưu giữ bản thảo. Thời đó, việc giúp cha viết hồi ký đã gây ra một việc rất nguy hiểm. Chính quyền đã làm tất cả để hồi ký của Khrusev không ra đời được, nhưng họ cũng làm được, ít nhất, ở nước ta.Bây giờ tất cả đã thay đổi, nhưng việc xuất bản gặp phải những trở ngại khác, trước tiên là vấn đề tài chính. Nhiều người đã trình bày không đúng sự thật về phán xét chính sách cũ, động chạm không phải đến nhiều nước không phải hàng ngũ lãnh đạo đương thời, cho những độc giả đọc lướt. Bằng “sự muộn màng”, sự không thừa nhận của mình, hồi ký của Khrusev gần gũi với hồi ký của nhà cải cách khác của nước Nga S. Yu. Vitt. Những quyển hồi ký này khác được viết bối cảnh chống đối công khai hoặc bí mật của chính quyền. Những cuốn hồi ký này khác xuất hiện ban đầu ở nước ngoài, nhưng ở nước ta xuất hiện chậm hơn nhiều, sau những biến cố lịch sử, khi đó có sự phủ nhận kinh nghiệm chính quyền trước đây, có sự phủ nhận lịch sử đặc biệt ở đa số người thiển cận sống theo thói quen. Có cuốn hồi ký - khuôn mẫu cho thời đại, nói về đời tư. Kể về đất nước ở ngã ba đường. Có cuốn hồi ký khác - nhìn từ quá khứ, hướng đến tương lai.Nikita Sergeyevich nhận viết hồi ký, khi chính quyền nghiêm chỉnh đặt ra mục tiêu chạy tội Stalin. Giải pháp của họ, ông xem như không khôn ngoan, nguy hại cho đất nước.Những khả năng của ông, đáng tiếc, bị hạn chế bởi máy ghi âm và ngăn kéo bàn nơi cất giữ bản thảo của mìnhPhần hai bài nói của Nikita Sergeyevich tiết lộ cải cách đất nước sau chế độ Stalin. Phần này không chỉ nói về Đại hội 20, vạch ra tội ác của chế độ, đưa đất nước từ con đường chiến tranh sang con đường gai góc chung sống hoà bình, thoát khỏi chạy đua vũ trang để dần giải trừ quân bị, đảm bảo an ninh tổ quốc và đồng thời không cản trở phát triển kinh tế. Cuốn sách cũng kể về những thử nghiệm cải cách xã hội chúng ta, tìm ra cấu trúc kinh tế hợp lý, mong muốn nước ta thực hiện mơ ước của bố tôi - “đuổi kịp Mỹ”, nhưng không phải trong chế tạo tên lửa hạt nhân mà trong sản xuất những đồ dùng cho con người. Việc đầu tiên là ông muốn “nuôi” đất nước, ngang với Mỹ trong sản xuất thịt, sữa, bơ. Có bao nhiêu tiếu lâm về ngô (и không những ngô, mà còn đậu tương). Sự định hướng những liên hiệp sản xuất lớn thực phẩm, bị phê bình kịch liệt trong thời gian đó, nhưng chính trên những liên hợp này, mà không phải trang trại tư nhân ở Mỹ, được chế tạo ở Mỹ, thịt gà, quen thuộc với người Nga “Đùi Bush”, thịt lợn và thịt bò. Tất cả những chủ đề này còn đợi những nghiên cứu nghiêm túc. Dù có những sai sót, khi đó cũng đạt được nâng mức tiêu thụ dân chúng không cần sự thu hút nhập khẩu thực phẩm (loại trừ thảm hoạ năm 1963). Đáng tiếc, không phải tất cả đã nhận được, như mong muốn. Nhưng với tất cả những khuyết điểm sai lầm, các học giả phương tây coi Khrusev là người duy nhất trong số các nhà lãnh đạo xô viết thế kỷ 20, đưa đất nước vào tình thế tốt hơn khi ông nhận nó từ tay những người tiền nhiệm.Xây dựng nhà ở. Nhà năm tầng, cấu kiện bê tông - ngắn gọn, “Khrusoby”. Vì sao lại chọn con đường này. Nikita Sergeyevich kể trong hồi ký của mình. Ông xem rằng khác đi thì đất nước không bao giờ thoát khỏi những căn nhà gỗ, thoát khỏi các nhà tạp thể đông người.Cải cách kinh tế. Cải cách từ Bộ đến nông trang nhà nước, từ quản lý tập trung từ theo lối trên xuống đến từng. Qua từng thời gian ông tiếp thêm những kích thích tích cực cho nền kinh tế. Đồng thời bước đi này phát hiện mâu thuẫn giữa mục đích sở hữu nhà nước và xu hướng tinh hoa khu vực. Cuộc cải cách kết thúc bằng sự khôi phục không tránh khỏi như trước, nhưng ngay bây giờ cấp Bộ, từ trên xuống dưới, tháp nông trang nhà nước - nông trang liên khu vực, nông trang toàn Liên bang.Cải cách quân đội. Nikita Sergeyevich hiểu rằng về kinh tế chúng ta còn lâu mới so được với Mỹ. Trong điều kiện như thế tính đối xứng trong chiến lược quân sự, việc xây dựng quân đội cân bằng, hậu quả là chạy đua vũ trang dẫn đất nước tới sụp đổ kinh tế. Ông nhìn thấy lối thoát trong chiến lược quốc phòng bất đối xứng, khi an ninh tổ quốc được đảm bảo bằng một vài trăm quả (200-300) tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, chỉ cần một quân đội chuyên nghiệp, trình đô cao, số lượng không lớn (dưới nửa triệu người). Và không có ý định đuổi theo Mỹ trong hải quân, không quân, xe tăng, lực lượng hạt nhân chiến thuật. Hàng tỷ đô la tiết kiệm được cần đưa vào phát triển kinh tế. Cuộc cải cách quân đội được bắt đầu ngay sau khi Stalin chết. Quân đội cắt giảm từ 5,5 triệu xuống còn 2,5 triệu. Ngừng việc xây dựng tai hại lực lượng hải quân trên mặt nước. Cắt giảm máy bay và pháo. Hoạch định giảm mạnh sản xuất xe tăng. Chính vì điều này mà giới quân đội không ưa ông.Chính sách đối ngoại. Làm sao bảo vệ đất nước khỏi bị đe doạ? Nikita Sergeyevich thấy một con đường - buộc Mỹ coi trọng với Liên Xô, như bình đẳng. Trong điều kiện không bình đẳng về kinh tế có thể triệt tiêu việc này, do phản ứng tàn bạo của phía bên kia. Như thế đẻ ra khủng hoảng: từ vụ kênh Suez, 1956 đến vụ Cuba (Caribe), 1962. Nếu xâu chuỗi lại thì rõ ràng do sự cả quyết và thận trọng để người Mỹ công nhận đất nước ta là thành trì, đáng tiếc chỉ trong quan hệ quân sự.Tôi không tự mơn trớn bản thân khi tin rằng tất cả theo đúng đánh giá của mình, một cái gì đó mà tôi coi định kiến. Tất nhiên ý nghĩ của tôi về thời kỳ ấy, về cha tôi - khách quan. Không thể khác được. Nói chung cũng có thể tồn tại suy nghĩ không khách quan?Quá khứ đã lùi, nhưng không có hiện tại mà thiếu quá khứ. Chúng ta càng xem xét những bài học quá khứ, càng ít sai lầm trong tương lai.Từ đáy lòng, tôi cám ơn L. N. Finogenvoa vì những công lao lớn của bà. Trong điều kiện hết sức khó khăn và thù địch, bà đã in những cuốn băng ghi âm lời của KhrusevCám ơn A. Ya. Sevelenko, đã chế tạo bản in.A. A. Iskenderov đã cho xuất bản toàn bộ cuốn Hồi ký trong tạp chí “Các vấn đề lịch sử”.Cũng nhấn mạnh sự giúp đỡ của P. M. Krimermana, người bạn gái của gia đình chúng tôi, đã thu thập và chuẩn bị tư liệu và ảnh để in trong hồi ky. Cũng bày tỏ những lời tốt đẹp tới các phóng viên ảnh trong và ngoài nước đã cung cấp ảnh cho cuốn hồi ký của Khrusev.Giáo sư Sergei Nikitich Khrusev