Dịch giả: Nguyễn Học
Quốc phòng Liên Xô sau chiến tranh vệ quốc

Các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 1/3 sản xuất thế giới. Điều này làm phấn khởi những ai chân thật đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội. Nhưng CNTB còn mạnh, chưa cho chúng ta quên mối đe doạ của đế quốc. Vì thế không thể lơi lỏng quốc phòng. Điều này là đúng quan hệ với thời gian khi Stalin chết.
Stalin rất chú ý theo dõi tình huống quốc phòng Liên Xô. Tôi cho rằng ông thậm chí thổi phồng sức mạnh kẻ địch và ý định gây chiến tranh. Nhưng tự ông cố gắng sờ mó thế giới tư bản bằng lưỡi lê. Tôi nhìn thấy sự phong toả Tây Berlin, buộc chúng tôi tin rằng không thể đạt được thành công bằng phương tiện tương tự. Stalin buộc phải nhượng bộ, đi đến thương thuyết. Khi ông cố gắng phong toả, đã không tính đến khả năng thực tế của chúng tôi. Ông nghĩ sai vấn đề. Tôi không biết, ai xui ông về vấn đề này. Tôi ở trong Bộ chính trị, nhưng chúng tôi không bàn cãi nó. Có ai bàn cãi với Stalin không, tôi không biết, nhưng tôi nghĩ rằng chỉ có Molotov. Chẳng có ai nữa đâu. Vorosilov trong thời gian này không có vai trò chính trị.
Sau đó - chiến tranh ở Triều Tiên. Do Bắc Triều tiên, Kim Nhật Thành khởi sự, Stalin ủng hộ Kim Nhật Thành, cũng như Mao Trạch Đông. Đây là hành động phù hợp. Việc này, nếu nói về cá nhân, tôi cũng đồng ý với Kim Nhật Thành. Nhưng Kim Nhật Thành phải đánh giá lại khả năng của mình, cho là chỉ cần châm ngòi, cho giật mình, và lực lượng bên trong Nam Triều Tiên làm tiếp. Tất nhiên quân đội Nam Triều Tiên yếu và bị đánh tan, nhưng người Mỹ nhảy vào cuộc chiến quật lui Bắc Triều Tiên, nghĩa là, quật lui Stalin, một người nhát gan và tỏ ra quyết định giúp đỡ dứt khoát Bắc Triều Tiên, nói:
- Thế nào ư? Chúng tôi không đưa quân đội đến đó, để bây giờ người Mỹ trở thành hàng xóm của chúng tôi ở Viễn Đông, tất cả chỉ có thế.
Chỉ có sự can thiệp Trung Quốc khi đó cứu Bắc Triều tiên Triều Tiên. Đó là thất bại lớn thứ hai về mặt quân sự sau chiến tranh vệ quốc (thất bại thứ nhất - phong toả Berlin).
Chúng tôi đã nhận một di sản như thế. Thật ra, chúng tôi có bom nguyên tử. Stalin khi đó vênh mũi và trở nên sợ Mỹ. Tôi nhớ, có một lần, như thường lệ vào một đêm, chúng tôi ngồi ở nhà nghỉ cuối tuần Stalin. Stalin do ảnh hưởng của tin tình báo, mà các BCHTƯ Đảng không biết, bỗng nhiên xuất hiện lo ngại: mây đen chiến tranh ngột ngạt trên bầu trời Bulgari người Mỹ thông qua trung gian chuẩn bị tấn công Bulgary. Và bây giờ ông gọi những người lãnh đạo Bulgari về Moskva. Họ tới, đó là Chervenkov, Bộ trưởng quốc phòng Lukanov, một người cộng sản lão thành, tham gia chiến tranh chống Franco ở Tây Ban Nha, một chiến sĩ dày dạn. Stalin đích thân chỉ dẫn họ khép chặt biên giới Bulgari. Họ dẫn đến việc phải đào hào chống tăng, tăng phòng thủ mặt đất. Việc đưa ra những biện pháp sơ sài thì Bulgari có thể làm và chẳng cần chỉ dẫn. Stalin coi bầu không khí như sắp có chiến tranh xây dựng những kênh chính trị tương ứng.
Ngược lại, sự kiện tháng 2-1948 ở Tiệp Khắc, khi ấy giai cấp công nhân cướp chính quyền, đe doạ Pháp, Pháp và Mỹ. Tây Đức khi đó còn chưa ảnh hưởng đến chính sách quốc tế. Các máy bay trinh sát phương Tây bay gần như liên tục trên bầu trời Đông Đức và Tiệp Khắc, đặc biệt ở vùng biên giới. Các chuyến bay như thế được tiếp tục cả sau khi Stalin chết. Sau đó các chuyến bay này lan sang lãnh thổ Bulgari và Liên Xô, xâm phạm biên giới của chúng ta ở biển Baltic và những người khác vùng biển khác, tăng cường các vị trí của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ, vì rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô có những quan hệ xấu, khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa yêu sách thời Stalin. Đường lối này thúc giục người Thổ ôm chân Mỹ. Các máy bay trinh sát của Mỹ hoạt động sát Zakavkaz. Họ cũng giả danh thám hiểm khoa học, để nghiên cứu đường tiến vào Armenia ở núi Ararat.
Ngoài ra, Mỹ bố trí các căn cứ của mình ở. Iran sợ chúng ta không kém sợ Thổ Nhĩ Kỳ, vì Stalin áp dụng biện pháp mất ổn định những người Azerbaizan ở Iran (ở đó người Azerbaizan nhiều hơn người Azerbaizan ở Azerbaizan), để Nam Azerbaizan, không thuộc về chúng ta, bằng cách nào đấy thống nhất với miền Bắc, thuộc Liên Xô. Từ các sân bay Iran, máy bay Mỹ luôn luôn có thể giáng đòn vào Liên Xô. Mỹ cũng thâm nhập vào Afganistan và Pakistan. Trên biển họ làm chủvới các hạm đội, tàu ngầm, tàu chiến. Trong thời gian này, mạnh nhất là tàu sân bay. Chính bằng tàu sân bay mà người Mỹ đánh tan người Nhật ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, tiến hành khủng bố chúng ta trên đất liền, trên biển và trên không, Mỹ đánh cả Liên Xô về kinh tế: đòi trả tiền phục vụ khoản vay-thuê, không buôn bán với chúng tôi và với nước khác.
Tất cả cái đó làm Stalin hoảng sợ. Và tôi cho ông đẩy mạnh làm bom nguyên tử. Và chúng tôi chế tạo nó. Từ Bộ chính trị lo vấn đề này là Beria, còn trực tiếp lãnh đạo là Vanikov. Bộ của Vaniko làm vấn đề năng lượng nguyên tử. Các nhà khoa học chúng tôi chế tạo thành công nguyên tử. Với sự giúp đỡ điệp viên ở nước ngoài, xuất thân là các nhà khoa học, những người này có cảm tình với chúng tôi và quyết định hợp tác với chúng tôi đương đầu với Mỹ như sen đầm quốc tế. Thậm chí, có bom nguyên tử rồi, chúng tôi cũng không ngang bằng Mỹ. chúng tôi không có phương tiện chở bom. Máy bay ném bom của Liên Xô khi đó là khá yếu hơn Mỹ, họ có “pháo đài bay”, có thể bay ở khoảng cách xa và có thể ném bom cả bđêm lẫn ngày. Chúng tôi cho nổ bom nguyên tử ở mặt đất như là mẫu. Ban đầu chỉ có một vài quả như thế. Nhưng Mỹ tích luỹ hàng chục quả. Vì thế nếu xung đột quân sự trực tiếp với việc sử dụng bom nguyên tử không hứa hẹn Liên Xô một điều tốt lành gì. Trong lúc thua về hàng không, sử dụng biển một cách rộng rãi. Và Stalin đặt nhiệm vụ xây dựng lượng lớn tàu tuần dương. Chúng tôi ước mơ cả tàu sân bay, nhưng còn vướng mắc về kỹ thuật. Tàu tuân dương cần lượng lớn tàu vớt mìn và tầu ngầm.
Dự kiến một chương trình rộng rãi chuẩn bị cán bộ. Kêu gọi sinh viên, những người tốt nghiệp cao đẳng vào Hải quân, và gửi họ vào học tại Học viện và các trường hải quân. Chuẩn bị những nhà chuyên môn tất cả các lĩnh vực, cần cho hải quân. Những người lãnh đạo quân sự chúng tôi chứng minh rằng không có lực lượng hải quân chúng tôi không có khả năng đương đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh tương lai. Hải quân Liên Xô có thể giải quyết không chỉ vấn đề tấn công, mà còn nhiệm vụ phòng thủ, không cho phép quân thù đổ bộ lên lãnh thổ xô viết và không cho phép tàu bè của chúng vào sâu reg vùng biển nước ta. Đáng tiếc, xây dựng lực lượng Hải quân hùng mạnh đã tiêu tốn khá nhiều tiền và làm hao mòn đất nước. Những bằng chứng cụ thể về biện pháp loại này lúc ấy tôi chưa có. Và mặc dù là uỷ viên Bộ chính trị, thậm chí không dám liều nêu câu hỏi về các vấn đề t[ng ứng. Những vấn đề như thế, Stalin giữ kín trong lòng ông và ông không cho phép nhiều người quanh mình biết được trạng thái quyết định. Ông xem như tất cả cái đó là đặc quyền của mình, và bất kỳ sự quan tâm nào xuất hiện ở пai đó trong chúng tôi đến điều này hoặc một loại vũ khí mới, dều gây cho ông sự nghi ngờ: Stalin không bị ràng buộc gì, có thể coi mỗi người trong chúng tôi là điệp viên của kẻ thù và tuyên bố rằng anh đã bị đế quốc lôi kéo.
Ngày đáng nhớ, 1 tháng sáu 1971, ngày mà buộc phải tuyên bố rằng chúng tôi đã nhận di sản nặng nề sau khi Stalin chết. Đất nước tiêu điều. Việc lãnh đạo đất nước thời Stalin, có thể nói là không tốt. Tập hợp một đám đủ các loại người. Lúc ấy có hạng người không có khả năng cách tân như Molotov, và có loại nguy hiểm đối với mọi người như Beria, và lèo lá như Malenkov, và thi hành mù quáng ý định của Stalinс như Kaganovich. Trong các trại tù có 10 triệu người. Những nhà tù đã bị quá tải. Thậm chí có cả nhà tù đặc biệt cho các cốt cán của Đảng, được xây dựng theo chỉ thị đặc biệt của Stalin, Malenkov. Tình hình quốc tế không thấy sáng sủa, cật sức vì “chiến tranh lạnh.
Gánh nặng lên vai nhân dân xô viết do việc ưu tiên sản xuất sản xuất vũ khí vô cùng to lớn. Nhưng giảm nhẹ gánh nặng này cũng không được, bởi vì cũng xuất hiện những vấn đề bổ xung dập tắt máy bay quân sự.
Người Mỹ có B-29, máy bay tốt nhất trong chiến tranh thế giới 2. Chúng tôi bắt chước nó và chế tạo TU-4. Nhưng đây là mác máy bay lỗi thời, còn người Mỹ đã lên trước. Thật ra chúng tôi sản xuất máy bay phản lực MiG-9, MiG-15 và La-15, máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28. Tuy nhiên chúng chỉ là các phương tiện bảo vệ, còn máy bay tầm xa để tấn công, chúng tôi không có. Thời đấy chúng tôi không thể doạ thậm chí các căn cứ nước ngoài bố trí quanh Liên Xô. Chiến tranh Triều Tiên chỉ ra rằng MiG-15 về tốc độ thua xa máy bay tiêm kích Mỹ. Nhân dân chúng tôi, mệt mỏi vì chiến tranh và đói kém, cần được ăn, mặc và thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Đáng tiếc, thế năng công nghiệp Liên Xô thua Mỹ, mà chính cái đó - lại là chủ yếu trong chiến tranh. Chiến tranh hiện đại - là chiến tranh của các động cơ, kỹ thuật điện tử, đầu óc của các nhà khoa học. Ai xây dựng được vũ khí mới tốt hơn và nhanh hơn? Chúng tôi trong lúc ấy thua kẻ địch về thế năng. Không phải tất cả, những cán bộ quân sự chúng tôi, tập hợp quanh Bộ trưởng quốc phòng thời đấy là Bulganin, đều hiểu rằng Bulganin thực chất không phải người quân sự, mà do Stalin tặng cho ông danh hiệu nguyên soái, tôi không biết, để làm gì. Chẳng hạn, Bulganin không gợi cho tôi tin tưởng về phẩm chất này. Nhưng Stalin đưa ông chức vụ xa hơn, đứng đầu Chính phủ. Điều này có một số khía cạnh khác về làm việc. Tôi nhớ, Stalin khi có mặt chúng tôi lập luận thế này:
- Sau tôi, chúng ta bổ nhiệm ai làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô? Beria? Không, ông không người Nga, mà là người Gruzin. Khrusev? Không, ông là công nhân, cần có thếm kiến thức. Malenkov? Không, ông chỉ biết đi tới đi lui. Kaganovich? Нет, ông không phải người Nga, mà là người Do Thái. Molotov? Không, già rồi, không vươn vai được nữa. Vorosilov? Không, yếu đuối. Saburov? Pervukhin? Những người này chỉ dùng ở vai trò hạng hai. Còn lại một Bulganin.
Đương nhiên, không ai thiệp vào suy nghĩ của Stalin đang được đọc to thành tiếng. tất cả im lặng.
Trong khi đó, khoản tiền đầu tư không ngừng cho quốc phòng đã đạt đến giới hạn. Công nghiệp phát triển theo cả chiều sâu và chiều rộng. Quân đội đông người đè nặng lên ngân sách. Nó cũng tốn một lượng lớn phương tiện vật chất, làm hao hụt nguồn dự trữ người, có thể được sử dụng để phát triển kinh tế hoà bình. Phương Tây nhìn thấy điều này và còn xáo tung mạnh hơn chạy đua vũ trang, để con ngựa kinh tế xô viết không duy trì nổi cuộc đua này. Phương Tây cũng hy vọng sự không hài lòng của dân chúng, cái đó làm giảm yếu ý chí hàng ngũ xã hội chủ nghĩa. Có sự căng thẳng phức tạp từ cả hai phía. Quân đội xô viết buộc phải tiếp tục tăng lên. Chỉ riêng ở CHDC Đức, tiền đồn xã hội chủ nghĩa này, chúng tôi có khoảng một triệu lính. Sau đó chúng tôi, bị cắt giảm lực lượng vũ trang, ở CHDC Đức còn nửa triệu. Không liều lĩnh hơn nữa khi tính đến sự có mặt của quân Anh, Pháp, Mỹ ở Tây Đức. Nói chung sau khi Stalin chết, thoạt đầu chúng tôi bế tắc trong công việc quân sự.
Chưa hết. Có nỗi lo âu túi bụi do tình thế trong nước. Trước tiên tình thế nông nghiệp làm chúng tôi lo ngại. Bánh mỳ và thịt không đủ, bơ chẳng có. Không thể quẳng thêm tiền để phát triển công nghiệp. Không có công nghiệp hoá đất nước chúng tôi phải chịu tụt hậu cả trong kinh tế, cả trong quân sự. May mắn, nhân dân xô viết cần cù hiểu tình hình và ủng hộ chính sách đối nội và đối ngoại ĐCSLX. Cuộc can thiệp đầu tiên thực sự về quân sự là vào năm 1954, Đoàn đại biểu chúng tôi sau khi thăm Trung Quốc quay về Vladivostok. Ở đó chúng tôi thăm Hạm đội Thái Bình Dương và nghe tư lệnh hạm đội chuẩn bị phòng thủ Vladivostok, ở đó bùng nổ hoạt động quân sự. Chúng tôi yêu cầu Kuznesov, vừa được thay chỗ Bộ trưởng Bộ quốc phòng Liên Xô từ Moskva đến Vladivostok. Chúng tôi đưa ông quay lại chức vụ. Ông bị Stalin trừng phạt và bị giảm lon. Chúng tôi cho là điều này không đúng, vì Kuznesov bị sự chuyên quyền Stalin làm hại.
Bây giờ Kuznesov đề nghị chúng tôi xem xét chương trình và chuẩn bị một buổi diễn tập nhỏ trên biển. Chúng tôi bằng tàu tuần dương, đến một khu vực định trước, bắt đầu quan sát cuộc diễn tập trên biển có tầu ngầm và tàu phóng lôi và cả làm gì biên phòng bờ biển tham gia. Chúng tôi không đi xa bờ, chỉ đi dọc bờ biển. Ở đó tôi lần đầu tiên tôi nhìn thấy tận mắt chiến đấu trên biển như thế nào. “Quân xanh” (“địch”) tấn công tàu tuần dương chúng ta. Ban đầu tàu ngầm tấn công chúng ta, và nghĩ rằng chúng tôi không biết vị trí của chúng. Hình như một chỉ huy tàu tuần dương quả là không biết điều này. Kuznesov biết, vì rằng chính ông xác định kế hoạch chiến đấu. Tàu ngầm phóng ngư lôi. Các quả ngư lôi “lao trúng” vào tàu tuần dương và “làm chìm” chúng tôi. Sau đó các tàu phóng lôi tấn công. Chúng gây cho tôi gây ấn tượng nặng nề: nhiều tiếng động, khói, nhưng không có một quả ngư lôi nào trúng mục tiêu, mặc dù cuộc tấn công tiến hành ở khoảng cách gần. Cuộc tấn công trên thật của tàu phóng lôi có lẽ gây nhiều thiệt hại lớn. Tuy nhiên, các thuỷ thủ phấn khởi về buổi tập. Cuối cùng, chúng tôi bơi qua một chiếc tầu, nằm phơi bụng (tàn tích chiến tranh hoặc bị tán công), và chúng tôi bắn vào nó. Tốt hơn là diễn tập ở cảng Lữ Thuận, ở đó chúng tôi cũng bắn tập. Về nguyên tắc, tôi không nghi ngờ rằng thuỷ thủ có trình độ tốt và làm chủ vũ khí của mình. Chủ yếu là nó phải đáp ứng mức hiện đại.
Nói chung những điều này phảng phất những cái cũ. Trước đó, tôi cũng thấy tên lửa từ máy bay tấn công vào tầu của Hạm đội Hắc hải, bắn chính xác và gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh, đặc biệt công suất nổ. Ngay từ quả tên lửa đầu tiên, mục tiêu “bị chìm.
Nhưng khi bây giờ bắn đại bắc và phóng lôi, tôi hiểu tất cả những nhược điểm của nó. Mặt khác - máy bay mang tên lửa có thể hoạt động cả trên biển, và bảo vệ bờ biển tốt hơn pháo. Tôi kết luận như vậy khi xem các tàu ở Vịnh “Chiếc sừng vàng” (Vladivostok) và ở cảng Lữ Thuận. Tôi không thể hiểu, sự ngơ ngác năm 1904, khi hạm đội Nga bị Nhật tấn công dễ dàng. Từ Vladivostok tôi có ấn tượng đây là vịnh lý tưởng để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công và nơi neo đậu an toàn tàu bè.
Tôi nói với những nhà lãnh đạo quân sự rằng:
- Hoàn toàn không hợp lý bây giờ duy trì những tàu chiến trong vịnh, thuận tiện trong thời bình. Trước kia hải quân không có địch thủ nguy hiểm, không quân, và vịnh này dễ dàng bảo vệ tránh được quân thù. Giờ đây, với máy bay tấn công, nó không thể bảo vệ được và, ngược lại, biến thành cái bẫy. Phải chuyển gấp các tầu và tìm cho chúng một chỗ đỗ nào đấy trên đảo để tàu có thể hoạt động, vì rằng ở đây họ bị trói và không thể từ đó chẩy, nếu chiến tranh đột ngột bắt đầu”.
Đến đảo Kuril. Tôi quan sát diễn tập phòng thủ bờ biển. những thanh niên thạo việc và bắn giỏi. Chúng tôi trao cho Kuznesov lựa chọn. Bắt đầu chuẩn bị chuyến đi. Điều này đòi hỏi nhiều việc phải chuẩn bị như bến tầu, chỗ đỗ, phương tiện sinh hoạt, và chi phí lớn, nhưng là cần thiết với họ. bảo vệ Vladivostok theo kiểu cũ là không tưởng tượng được. Lúc ấy lần đầu tiên, trong mắt tôi, uy tín của đô đốc Kuznesov bị xa rời, khi ông không nắm bắt những yêu cầu của kỷ nguyên mới, dù ông chưa già.
Từ Vladivostok chúng tôi đến Nikolaievsk, đóng dưới Amur ở biển Okhot. Ở đó, người ta đề nghị xây dựng nhà máy đóng tàu chiến. Tôi nảy sinh ra nghi ngờ. Ở Nikolaievskе? Nhà máy đưa vào đâu? Khó bảo vệ. Ngoài ra, cần nhiều tiền, phải phải xây dựng đường sắt. Lai còn phải chở vật liệu và kim loại đến Nikolaievsk để xây dựng. Stalin thông qua quyết định xây dựng nhà máy mới. Khi xét chi tiết, chúng tôi quyết định tốt hơn hết cứ để tàu ở chỗ cũ.
Trên tàu vớt mìn chúng tôi tới Nam Sakhalin, vùng biển rất sóng gió. Chúng tôi quan sát cảng cá. Nó là trạm nổi. Liên Xô không có nhà máy nổi để chế biến số cá đánh được. Tất cả được chuyển vào bờ, chuyên chở và chế biến. Cá bị thối, phải vứt xuống biển hoặc nuôi lợn. Sau đó con lợn sặc mùi cá. Tất cả những con đường thật là khủng khiếp. Chúng tôi chật vật leo lên xe. Thiết bị không đủ. Nhưng ai có lỗi? Không với tay đến được Nam Sakhalin, đất nước còn vết thương sâu do chiến tranh gây ra.
Chúng tôi thăm bộ đội quân khu Viễn Đông. Chúng tôi dừng ở tư lệnh quân khu, Trufanov, người tôi biết rõ ở trận Stalingrad. Chúng tôi chú ý việc sản xuất thực phẩm cung cấp cho Nam Sakhalin, đặc biệt trồng khoai tây. Khoai tây rau quả được chở từ lục địa, mặc dù điều kiện tự nhiên ở đây rất tốt. Nam Sakhalin giống Ukraina: ánh sáng, đất mùn, tham thực vật giàu có... Lúc ấy chỉ có đưa tay, dắt mọi người và đảm bảo quyền lọi cho họ, còn sau đó thì ở đó sống không tồi hơn nhiều vùng ở Liên Xô. Chúng tôi quay lại Vladivostok bằng máy bay, nhưng Mikoian còn ở lại Nam Sakhalin. Ông tham gia vấn đề buôn bán và nói:
- Tôi muốn được thảo luận, cái gì và làm thể nào và cái gì cần làm để đảm bảo dân có thực phẩm..
Nói chung, chuyến đi Viễn Đông thôi thúc ý nghĩ, việc phòng thủ đất nước nằm ở tình trạng không như chúng ta muốn. Do vậy phải nghĩ cách nâng cao khả năng quốc phòng Liên Xô. Tôi giảm mức tin cậy Đô đốc Kuznesov. Chúng tôi đánh giá lại ông này. Mặc dù chúng tôi đặt đúng, không kỳ thị con người từng bị Stalin đàn áp, nhưng khi đó Kuznesov làm hại cái khác. Nhưng bây giờ thấy sự nguy hiểm, dần dần phá hoại uy tín của Đô đốc, vì đứng trước vấn đề xây dựng hệ thống quốc phòng theo nguyên tắc mới.
Kuznesov trình BCHTƯ Đảng thư đề nghị xây dựng hải quân. Cần khoảng 110-130 tỷ rúp trong 10 năm. Lúc đó, đây là số tiền khổng lồ. Chúng tôi suy nghĩ kỹ để không có sai lầm. Thư được gửi theo đúng quy định, và chúng tôi đặt vấn đề tại Đoàn chủ tịch BCHTƯ. Chúng tôi mời Kuznesov và những tướng lĩnh khác đến. Dự tính đóng tàu tuần dương, tàu vớt mìn và tầu ngầm. Hướng chính là tàu tuần dương, nói chung là hạm đội trên biển. Có chút nghi ngờ, tôi đề nghị:
- Hôm nay giải quyết vấn đề này, gác lại đến phiên sau (chúng tôi họp hàng ngày), để Đoàn chủ tịch có thể làm quen sâu hơn với đề nghị này.
Bởi vì vấn đề này là rất lớn, nên các vấn đề khác chúng tôi cũng hoan tiếp theo. Ra khỏi văn phòng mình ở Kreml, tôi đi bộ theo hành lang, mong gặp người nào đó đến họp. Những người được mời ngồi túm tụm ở cuối một toà nhà khác. Tôi vượt qua Kuznesov, và tôi đi với ông bên cạnh. Khi đó tôi và Kuznesov có quan hệ tốt, vì tôi đứng lên minh oan cho ông.
Ông biểu hiện rất khó chịu và nói với tôi tương đối thô lỗ:
- Còn giữ quan hệ tốt với hải quân đến khi nào?
Tôi nói với ông:
- Tôi không hiểu. Tôi cho rằng quan hệ là tốt.
- Tại sao không giải quyết vấn đề?
- Chúng tôi không từ chối, còn phải xem. Muốn nghiên cứu tốt hơn đề nghị để có quyết định đúng.
Ông băn khoăn và đối đáp nhấm nhẳn với tôi. Sau đó chúng tôi ra về và xe ai người ấy ngồi. Tôi lo ngại tình trạng giận dữ như thế, tôi có thể nói, sự giống nhau độc tài với công việc. Chẳng có lẽ ông ta cho rằng, không có gì phải phán xét chân lý trước đây? Có tin sự lãnh đạo không? Điều này dùng hoàn toàn không hợp lý. Ở đây thấy rõ sự xâm phạmquyền hạn của Chính phủ và Đoàn chủ tịch BCHTƯ. Trước khi ngồi vào xe, tôi nói hết tất cả:
- Đợi một tuần, chúng tôi còn xem xét tỷ mỷ vấn đề, và chúng tôi quay lại với ông”.
Sau một tuần, tại phiên họp thường kỳ, chúng tôi quay về vấn đề đó. Cách đặt vấn đề của Kuznesov đối với tôi là không đúng: không giải quyết được nhiệm vụ mới quốc phòng đất nước, vì nó đòi hỏi tiêu một khoản tiền khổng lồ. Và tôi nước Đô đốc:
- Đồng chí Kuznesov, hãy hình dung tình hình hôm nay. Nếu như chúng tôi bây giờ cho ông tất cả những tàu như ông yêu cầu, thì Liên Xô chiếm vị trí thứ mấy so trong số những nước thù địch nhất của chúng tôi? So sánh, chẳng hạn, với Mỹ và Pháp? Chúng ta liệu có thể đương đầu trên biển bằng lực lượng thống nhất của họ không?
- Không, chúng tôi có lẽ thua họ đáng kể.
Ông trả lời trung thực. “Suy nghĩ thế nào mà tiêu khoản tiền này? Chúng ta sau 10 năm mới có những chiếc tàu mà ông đặt hàng, tuy nhiên thậm chí ngay bây giờ chúng tỏ ra là yếu hơn. Nhưng sau 10 năm nữa, nghĩa là, còn yếu hơn nữa. Bởi lẽ Mỹ và Anh thúc đẩy hạm đội của mình và họ có nhiều khả năng, cả vật liệu và vả tiền. Vì chúng ta cũng tiêu tiền, những không giải quyết nhiệm vụ quốc phòng của Liên Xô”.
Mọi người bắt đầu lần lượt phát biểu. Kết luận đề nghị đó là không đúng. Chúng ta trong thời hạn ngắn nhất khắc phục sự tụt hậu. Liên Xô bị các căn cứ Mỹ bao vây và hoàn toàn nằm dưới tầm của máy bay ném bom của Mỹ. Kẻ địch vượt chúng ta cả về số lượng lẫn chst lượng vũ khí. Nhưng đối với chúng ta, Hải quân không phải là lực lượng quyết định, chúng tôi không phải là nước Anh. Nước Anh - là đảo quốc, không có Hải quân không thể tấn công, không phòng thủ, hoàn toàn phụ thuộc vào chuyên chở nguyên liệu từ lục địa, đòi hỏi nước Anh phải đảm bảo giao thông, liên lạc trên biển. Mỹ không có hải quân không thể duy trì quân đội của mình tại châu Âu. Họ cần tung người và vũ khí và các thứ khác.
Tôi đề nghị:
- Hãy hoãn quyết định xây dựng lực lượng hải quân mới và để suy nghĩ thêm. Hình như trước tiên chúng tôi cần giải quyết vấn đề hàng không, chế tạo những máy bay, mà kẻ thù của chúng ta đang có.
Tên lửa chúng khi đó tôi vẫn chưa thể đưa vào và vì thế gọi không quân là vũ khí chủ yếu. Tất cả đều đồng ý. Nhưng Kuznesov sôi tiết thực sự và sau phiên họp này bắt đầu tiến hành tuyên truyền chống lại quyết định, hòng làm fỉam uy tín ban lãnh đạo mới của Liên Xô. Ông, chẳng nể gì điều đó, ủng hộ đường lối của Stalin về việc ưu tiên xây dựng Hải quân, mặc dù Stalin chấp nhận chương trình này không có Kuznesov, khi Kuznesov bị cách chức chỉ huy. Đúng là bản tính chuyên môn đã che phủ con mắt của vị Đô đốc cản trở ông nhign đúng sự việc. Sau đó té ra là, chính Kuznesov gửi chương trình này cho Stalin, khi ông còn được Stalin tin. Stalin đi rồi, mà đường lối của ông vẫn tiếp tục con đường của mình.
Chúng tôi có ấn tượng, Kuznesov quyết định, nếu Stalin không còn, thì không cần coi trọng ban lãnh đạo này. Điều này làm chúng tôi nổi giận. Chúng tôi bắt buộc cách chức ông khỏi tư lệnh trưởng Hải quân và tước bỏ mọi danh hiệu quân đội của ông. Sau đó Malinovski nói với tôi rằng các tướng lĩnh phải chịu đựng Kuznesov, vì rằng quân hàm ông đã nhận từ lâu và là người tham gia tích cực chiến tranh chống Đức Hittler và Nhật Bản. Cá nhân tôi thích Kuznesov, tôi kính trọng ông về lòng dũng cảm khi báo cáo cho Stalin về thực trạng. Nhưng, khi cuộc sống chạm nhau, lợi ích công việc đặt lên trên. Thậm chí bây giờ, sau một số ít năm, tôi giả thiết rằng quyết định của chúng tôi khi đó là không tránh khỏi, theo thực chất (nhân danh quyền lợi đất nước), theo hình thức (để cảm thấy có một sự tranh cãi nào đấy).
Sau này Kuznesov viết hồi ký về chiến tranh. Sachs nằm ở chỗ tôi, nhưng tôi không đọc, vì rằng sau không đọc nhiều gồi ký, tôi đi đến kết luận rằng đa số hồi ký của các tướng lĩnh cần phải tranh luận, mà điều này đối với tôi là ấn tượng mạnh, và tôi phải rất chịu đựng sự bất bình, nếu gặp sớm hơn và không có khả năng tranh luận nó. Đặc biệt trong những trường hợp, khi các tướng lĩnh nịnh bợ trước quần đùi Stalin.
Gạt bỏ chương trình Kuznesov, tất cả chúng tôi chú ý đến Không quân, đặc biệt máy bay ném bom. Iliusin thiết kế máy bay ném bom phản lực hai động cơ. Không phải máy bay chiến lược, mà chỉ là máy bay chiến thuật. Artem Mikoian và Gurevich chế tạo máy bay phản lực MiG-15. Nó được sử dụng như máy bay tiêm kích tốt nhất sau chiến tranh và ở chiến tranh Triều Tiên tỏ rõ ưu thế vượt trội máy bay tiêm kích Mỹ, nhưng chỉ duy trì ngắn ngủi. Người Mỹ nhanh chóng tung ra máy bay có tốc độ lớn và bắn hạ máy bay tiêm kích chúng tôi một cách dễ dàng, trên không phận Bắc Triều Tiên. Sau này xuất hiện MiG-17, MiG-19 và MiG-21 siêu thanh. Tupolev thiết kế máy bay ném bom TU-4, sau đó máy bay ném bom tầm xa TU-16. Tuy nhiên ông vòn có cả TU-95. Chúng tôi thảo luận vấn đề này với Andrey Nicolaievich, tôi có quan hệ tốt và kính trọng ông. Ông nói rằng máy bay, mà chúng tôi đòi hỏi, bây giờ không thể làm được, vì khoa học chế tạo máy bay chưa cho phép làm điều này. Tôi nói thêm, khi Stalin yêu cầu Tupolev chế tạo dựng máy bay ném bom, có thể ném bom lãnh thổ Mỹ, Tupolev thẳng thừng từ chối:
- Tôi không thể làm được những máy bay như thế”. Điều này đem lại danh dự cho ông, mặc dù ông ngồi tù vì tội dũng cảm của mình. Tuy nhiên ông không nhận một việc không thể làm được.
Stalin lôi vào công việc Miassev, một trong những học trò của Tupolev, một kỹ sư rất năng động. Ông xây dựng các mẫu khác nhau, nhưng các mẫu đó cũng không cũng tỏ ra không được như mong muốn, không tương xứng với sự bổ nhiệm bổ nhiệm, bởi vì nó bay được đến Mỹ, nhưng lại không thể quay về. Lúc ấy Miassev đưa ý tưởng: máy bay nằm ở Mehico, ném bom Mỹ. Chúng tôi trả lời đây là chuyện đùa:
- Mehico - không phải là mẹ vợ chúng ta, nằm ở đó nghĩa là cơ hội tốt nhất bị mất máy bay.
Ý tưởng này là ô danh, không tin vào thành công và chi phí rất tốn kém để thực hiện. Việc thử nghiệm các mẫu của ông bắt đầu. không thành công, một số phi công chết, và đội phi hành sinh ra nghi ngờ máy bay của ông. Phải tìm giải pháp khác. Nhưng giải pháp nào?
Thật ra khi đó cũng bắt đầu chế tạo tên lửa. Lo việc này là Korolev. Tôi thường xuyên nhớ tới Sergey Pavlovich, là người đưa nước ta vào vũ trụ. Khi thấy rõ máy bay ném bom của Miassev không thể tấn công Mỹ, chỉ còn hy vọng vào tên lửa. Tôi kính trọng cao Miassev. Nhưng ông không làm được những cái không thể. Ông Lavochkin tài năng đã đề nghị về việc tên lửa tầm xa. Các phi công yêu thích máy bay tiêm kích của Lavochkin trong trong thời gian chiến tranh. Chẳng bao lâu sau, ông nhận việc chế tạo tên lửa. Nó phức tạp: máy bay được cất cánh bằng tên lửa mang đến một độ cao nào đấy, sau đó tách ra và bay tiếp bằng đông cơ phản lực. Ý tưởng này có tên mật là “Bão táp.
Nhưng không làm được.
Để bắn đến nước Anh, chúng tôi có tên lửa Korolev Р-5. Nhưng đến Mỹ? Tên lửa phòng không Lavochkin được đặt quanh Moskva. Nhưng đây là hoàn toàn khác. Con trai của tôi, Sergei, đến làm việc với Chelomey, nhưng tên lửa của cháu xuất hiện sau này. Phải tiêu một khoản tiền lớn để bảo vệ Moskva bằng một vành đai tên lửa để địch không đột phá thủ đô. Sau này thay thế những tên lửa tĩnh, mất nhiều thời gian chuẩn bị phóng, chúng tôi xây dựng tổ hợp cơ động dễ hơn phân tán, đến mức trinh sát địch khó xác định vị trí của nó. Việc xây dựng vành đai phòng không là công khai cho mọi người biết. Người nước ngoài, khi bay trên máy bay hành khách, từ trên cao nhìn thấy tất cả, mặc dù chúng tôi cũng đã nguỵ trang nó. Chính tôi, khi bay, nhiều lần thấy từ trên cao những tên lửa này và con đường dẫn đến nó.
Sau đó chúng tôi quyết định xây dựng một vành đai phòng thủ như thế ở Leningrad. Khi xuất hiện tên lửa phòng không cơ động, chúng tôi bỏ việc xây dựng vành đai phòng không Leningrad. Khi Stalin còn sống tôi bản thân chưa biết Korolev. Chúng tôi với ông, khi tên lửa của ông chuẩn bị xuất xưởng. Lúc đó Ustinov trình tôi rằng nhà thiết kế Korolev mình tới xem tên lửa đạn đạo của ông. Chúng tôi quyết định đến đó với toàn bộ Đoàn chủ tịch BCHTƯ Đảng. Tại nhà máy người ta chỉ cho chúng tôi quả tên lửa này. Thề rằng, những người lãnh đạo đất nước nhìn vào nó như lạc vào rừng. Trong nhận thức, chúng tôi không thể nào hiểu là một cái ống lớn trông như điếu xì gà bay được đến một chỗ nào và ffánh bại ai đấy bằng một sức nổ. Korolev giải thích cho chúng tôi, nó bay như thế nào, có thể đạt được cái gì. Nhưng chúng tôi đi quanh quanh nó, như ông nông dân ra chợ mua miếng vải hoa.: sờ mó, nắm những mấu, suýt nữa thì liếm nó. Có thể nói, những kẻ dốt nát như thế lại có mới quan hệ kỹ thuật. Than ôi, trong những tháng này không chỉ có những người dốt nát những chúng tôi, mà còn tất cả những người, lần đầu tiên đụng đến kỹ thuật tên lửa.
Lãnh đạo tin Korolev. Korolev nói rằng tầm bay xa của tên lửa của ông khoảng 7 nghìn kilomet. Điều này làm vừa lòng chúng tôi, vì rằng nó phủ một phần đáng kể lãnh thổ Mỹ. Tất nhiên chúng tôi chưa định bắt đầu chiến tranh nếu nhận được tên lửa này. Chúng tôi chỉ muốn đe doạ bằng tên lửa của mình để đánh trả, nếu Mỹ nghĩ đến tấn công chúng tôi. Mỹ khi đó tiến hành chính sách cực kỳ hung hăng. Korolev phóng tên lửa của mình. Ông gọi nó là “số bẩy.
Nó bay thành công, mặc dù chiếc đầu bị nổ. Về sau, tai nạn hiếm dần, cả trên đất, cả khi bay, nhưng không có nạn nhân. Không có tai nạn, những kỹ thuật mới hiếm được đưa vào cuộc sống. Thậm chí cố ý tránh. Cuối cùng, Korolev làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Tên lửa trở nên bay một cách tin cậy, và chúng tôi năm 1957 phóng vào vũ trụ một vệ tinh nhân tạo của quả đất. Tất cả thế giới giật mình. Người ta vui mừng và ca ngợi chuyến bay này, cũng có người kinh ngạc rằng chúng tôi đạt mức kỹ thuật đến như thế. Tên lửa chúng tôi làm người Mỹ run sợ. Giờ đây Liên Xô trở nên có khả năng bắn qua đại dương bom hạt nhân bằng tên lửa, trong thời gian không chê vào đâu được. Hồi xưa, tôi phát biểu trước cho công chúng rằng chúng tôi xây dựng tên lửa chống tên lửa, có thể trúng một con ruồi. Vâng, đây đơn giản là câu nói hay mà thôi. Tôi sử dụng câu này để bút chiến, để làm tỉnh táo đối phương và biểu thị rằng chúng tôi có tên lửa cũng như các phương tiện tấn công, các phương tiện bảo vệ. Về lý thuyết tên lửa có khả năng đánh chặn. Trong vũ trụ có đường giáp ranh tên lửa, tiếp theo, và tên lửa này có thể tiêu diệt tên lửa kia, nếu đặt đúng. Nhưng đây là một nhiệm vụ khó. Nhưng trong những năm ấy còn không có tên lửa tầm xa, thì chưa ai nghĩ tới đánh chặn chúng.
Việc phóng tên lửa của Sergey Pavlovich Korolev làm Chính phủ Liên Xô thở phào nhẹ nhõm. Sự thật, không phải lập tức vấn đề quốc phòng được giải quyết. Chúng ta có quá ít tên lửa, và chúng lại quá đắt. Chúng tôi chế tạo chúng theo cách phòng thí nghiệm, bằng những thợ cả. Chưa thể sản xuất hàng loạt. Ngoài ra, chuẩn bị tên lửa để phóng trong điều kiện chiến đấu đòi hỏi nhiều thời gian. Vì thế “số bẩy” và không trở thành tên lửa chiến đấu tầm xa. Việc phóng nó rất phức tạp, trước khi phóng phải đặt thiết bị dẫn đường đến mục tiêu. Nhưng để đảm bảo bắn trúng, đòi hỏi thiết bị đặt ở khoảng cách 500 kilomet từ vị trí xuất phát.
“Số bẩy” được phóng từ bệ có dạng cái bàn. Tôi đặt nhiệm vụ trước Sergei Pavlovich:
- Nếu xảy ra chiến tranh, khi chúng tôi dùng tên lửa, thì kẻ địch không để cho chúng tôi thời gian để chuẩn bị. Liệu có thể làm thế nào để tên lửa chuẩn bị nhanh hơn để vào trạng thái chiến đấu?
- Không, hiện thời chúng tôi không thể làm điều này - ông trả lời.
Bí mật nằm ở chỗ nhiên liệu cho tên lửa. Chúng tôi phóng chúng bằng kerosin và ô-xy, người Mỹ - hydro và ô-xy. Với hydro các chuyên gia xử lý một cách khác nhau, hydro có nhiệt năng cao và vì thế, tốt hơn. Tuy nhiên chúng ta chưa thiết bị chế tạo hydro cần thiết. Ý nghĩ về sự nhất thiết giữ tên lửa ở tư thế sẵn sàng khiến tôi nói và những nhân vật khác. Qua Ustinov, đến tai Yangel. Yangel khi đó chưa mấy tên tuổi. Nhưng sau một thời gian Ustinov báo cáo rằng Yangel làm tên lửa hoạt động tức khắc bằng a xít, để lên nòng.
Tôi nắm lấy đề nghị này. Thật đúng là thiếu nó chúng tôi không thể đảm bảo phòng thủ Liên Xô! Sự thật ăn mòn thùng chứa, và tên lửa không thể đứng lâu được. Lại còn việc nạp cũng cần thời gian, mà kẻ địch có thể không cho.
- Chúng ta hãy nghĩ tới thùng chứa thay được, - tôi nói - Tên lửa đứng được bao nhiêu lâu, khi axit chưa kịp ăn mòn kim loại? Chúng ta vứt thùng chứa cũ, thay bằng thùng mới đằng nào cũng thế.
Khi Yangel nói là ông tính đến khả năng giải quyết bài toán cách gắn tên lửa một ngòi khởi động, Korolev chẳng bao lâu biết về điều này. Korolev coi mình là đàn anh trong việc chế tạo tên lửa. Và bỗng nhiên việc giải quyết vấn đềmà ông từ chối, lại rơi vào tay một nhà thiết kế chưa có tên tuổi? Korolev gặp tôi:
- Tôi đề nghị đưa tên lửa này cho tôi - ông nói - tôi sẽ làm nó bằng axit, và nó sẽ đứng trong tư thế sẵn sàng phóng thậm chí không cần thiết bị dẫn đường đặt cách tên lửa 500 kilomet.
- Rất tốt, làm đi - tôi trả lời - những chỉ bằng ô-xy thôi, nghĩa là tên lửa tốt nhất của ông. Nhưng trao cho ông tên lửa chạy bằng axit, mà Yangel đề nghị, tôi sợ rằng ông ta giận. Ông đã từ chối, Yangel nhận việc, còn bây giờ ông muốn thu tất cả về tay mình. Điều này không thể. Ý tưởng được đẻ ra ở Xưởng của ông ta, cứ để ông ta giải quyết vấn đề của mình. Bắt đầu thi đua: ông chế tạo ô-xy tên lửa, hoạt động tức thì, còn ông ta - bằng axit.
Korolev là người khí phách, nét mặt của ông rõ ràng là không hài lòng với lời của tôi. Nhưng ông một người thông minh, hiểu rằng tôi nói đúng, và đồng ý. Thế là bắt đầu giải quyết vấn đề chế tạo tên lửa tầm xa, xuyên lục địa. Nhưng hiện thời chỉ có tên lửa ở Korolev, còn ở Yangel - mới chỉ là ý tưởng. Tuy nhiên, xích lại công việc là là Lavochkin. Không lâu sau, ông báo cáo rằng tên lửa phức tạp của ông sẵn sàng đem thử. Sau này, chúng tôi biết nó cũng tương tự như cách đi của Mỹ. Rõ ràng, suy nghĩ chung từ những số liệu khoa học mà tất cả các nhà thiết kế và nhà khoa học sử dụng nó. Tôi không nghĩ rằng đó là kết quả gián điệp. Đáng tiếc, tên lửa Lavochkin thua Korolev về chất lượng chiến đấu. Sau đó cả Miassev cũng đề nghị làm. Tên lửa của ông gọi là “Buran”.
Thật ra, ông phát biểu đề nghị của mình, khi chúng tôi tin tưởng tên lửa Korolev và cho là chính nó là vũ khí vượt đai châu của chúng tôi trong tương lai. Hơn nữa, chúng tôi từ bỏ chế tào máy bay ném bom tầm xa và đề nghị ngừng công việc đó, chỉ làm những chiếc dở dang. Một số chiếc máy bay này tham gia diễu binh. Ở phương Tây người ta gọi nó là “Bizon”.
Than ôi, “Bizon” chúng ta không thoả mãn chúng tôi.
Và chúng tôi ưu tiên giải quyết vấn đề chế tạo tên lửa xuyên lục địa bởi bốn Phòng thiết kế; nếu một Phòng không được, thì lấy phòng kia, chúng tôi có khả năng chọn những giải pháp thành công nhất, sau đó tổ chức sản xuất hàng loạt tên lửa xuyên lục địa. Khi Korolev chứng minh ưu thế tên lửa của mình, chúng tôi đóng và cắt giảm chi phí của các công việc khác nằm ở giai đoạn bắt đầu. Chính những Phòng thiết kế này ngốn rất nhiều tiền của nhân dân. Có những thí nghiệm trị giá hàng tỷ rúp. Nói riêng, đóng cửa cả việc chế tạo “Buran”.
Miassev đau khổ nhiều. Ông không thành công máy bay ném bom tầm xa, còn bây giờ lại đóng tên lửa của ông. Có thể, ông chế tạo nó, nhưng chúng tôi không có ý định mất tiền và thời gian, khi mà chúng tôi có tên lửa Korolev. Than ôi, đôi khi chúng tôi làm mất không những tiền, và hơn thế nữa, những tài sản quý giá: Lavochkin, nhà thiết kế thiên tài, chết yểu, công lao của ông trước tổ quốc vẫn chưa tìm thấy trong các tài liệu tham khảo.
Sinh thời, Stalin thời gian quyết định xây dựng nhà máy ngầm để sản xuất bom mguyên tử. Sau đó đề nghị nó thành nhà máy lắp ráp tên lửa, nói riêng, không tồn tại, nếu không tính tên lửa Р-5. Việc xây dựng tiến hành ở Siberi, một nửa nhà máy được trang bị. Tôi đề nghị Đoàn chủ tịch BCHTƯ bay đến Sibiri để làm quen tại chỗ quá trình làm việc. Trong thời gian chiến tranh tôi người ủng hộ nhà máy ngầm và, khi công tác tại Ukraina, đã viết một báo cáo cho Stalin, đề nghị xem xét thiết kế những mỏ than mới, nơi có những vỉa than dày, để khai thác thêm. Đặc biệt tại những hầm mỏ, tương tự Svetlisa, đặt dưới hồ bơi ngoại ô. Trong báo cáo, tôi nói có điều kiện lý tưởng cho nhà máy ngầm. Cả ở những chỗ khác, khai mỏ, có thể củng cố thêm bằng bê tông và biết chỗ này thành xưởng quân đội.
Hittler cũng sử dụng nhà máy ngầm tương đối rộng rãi. Kinh nghiệm còn in đậm dấu ấn ở nước ta. Đến Sibiri, tôi và những nhà lãnh đạo địa phương xem những công trình bằng đá hoa cương, chắc và tốt. Nhưng nó lại ít có tác dụng trong sản xuất hiện đại. Nói khác đi là không thể: xẻ đá hoa cương nguyên một nhà máy! Nhưng chủ yếu, tôi đã thấy nó không giải quyết được vấn đề. Nghĩ sử dụng nó như thế nào? Sản xuất trong thời kỳ chiến tranh tên lửa?
- Ý tưởng này hoàn toàn vô căn cứ - tôi nói - Nếu bắt đầu chiến tranh hạt nhân-tên lửa, thì nó là cuộc chiến tranh tức thì. Tại sao chúng ta lại tính đến thời gian dài, để sản xuất tên lửa? Tất cả các nhà máy cung cấp linh kiện sẽ bị phá huỷ. Ở đây xem ra chỉ có lắp ráp. Chúng tôi cần máy móc lớn, thiết bị, hàng nghìn thứ. Nhưng việc vận tải sẽ bị loại khỏi vòng, và các ông sẽ tuyệt vọng. Có thể thua cuộc chiến tranh tương lai đúng sau một số ngày. Thậm chí nếu tiếp tục hoạt động du kích, thì nhà máy, đằng nào cũng thế, bị loại ra khỏi vòng. Ý tưởng nhà máy ngầm là vô căn cứ, nó làm kiệt quệ tiền, nhưng không giải quyết được nhiệm vụ. Chúng tôi phí công, phí tiền, tuy nhiên chúng tôi không tin rằng nó đảm bảo phòng thủ đất nước. Nhưng bao nhiêu tên lửa trong một năm mà nhà máy này chế tạo được?
Họ cho tôi một con số. Lúc ấy tôi tiếp tục:
- Chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa. Thậm chí hàng trăm tên lửa cũng chưa giải quyết được nhiệm vụ. vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Phải tìm kiếm giải pháp khác.
Việc xây dựng nhà máy này do Vanikov đảm nhận theo đường lối của Bộ chế tạo máy hang trung. Thế mà cũng tiêu đến một nửa số tiền bỏ vào, khoảng 3 tỷ rúp (trong số 6 tỷ) theo giá cũ.
- Đây là số tiền ném qua cửa sổ - tôi nói - ông tính thế nào, đồng chí Vanikov?
Vanikov là người thông minh. Ông cười và đồng ý. Thậm chí tôi chưng hửng:
- Tại sao lại....
- Chúng tôi - Vanikov nói - không xung phong làm cái này, đây là ý tưởng của Stalin.
Và khi đó tôi đề nghị:
- Hãy sử dụng một số nhà máy đang làm máy bay tiêm kích (chúng cũng gần với việc chế tạo tên lửa), và chuyển chúng sang chế tạo tên lửa. Việc chế tạo thiết bị cho nó, chúng tôi cũng chia các nhà máy và chúng tôi sẽ làm điều này khẩn trương, quốc phòng không thể được trì hoãn, không thể lặp lại sự ngơ ngác của mình trước chiến tranh vệ quốc vĩ đại,
Vấn đề được thảo luận tại BCHTƯ Đảng, không ai bực tức cả. Sau đó, trao phần việc cụ thể. Xác định công việc mới cho những nhà máy sản xuất máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, những xí nghiệp lớn. Giờ đây việc chế tạo tên lửa và phóng chúng, trước tiên là tên lửa Korolev, tất cả đã được hoàn thiện hơn. Tự vững chắc rằng tên lửa - cách duy duy nhất tin cậy để bảo vệ Liên Xô. Tất nhiên cùng với bom khinh khí, đang được sản xuất. Những vụ nổ thử cho chúng tôi khả năng giảm chi phí đầu đạn, tiếp đó cho phép cũng một lượng vật liệu, làm được nhiều đầu đạn hơn. Các nhà khoa học cố gắng đạt được sức nổ lớn. Nhưng chúng tôi có thể xây dựng những đầu đạn công suất khác nhau. Tôi giành rất nhiều thời gian sức lực cho sự hiện đại hoá quân đội. Tất nhiên là nhà tổ chức, mà không phải là nhà chuyên môn. Đối với lãnh đạo, quan trọng là nghe ngóng kịp thời, ủng hộ ý nghĩ sáng suốt và hướng đúng cho mọi người.
Tên lửa ban đầu đứng như cây nến, chờ đến thời điểm hành động. Nhưng kẻ địch có thể giáng đòn đầu tiên. Một đầu đạn hạt nhân rơi vào nơi đóng quân bộ đội tên lửa (tên lửa đóng theo nhóm), có thể sóng nổ thổi baytất cả, loại ra khỏi vòng chiến đấu và tước đoạt khả năng chúng ta giáng trả. Tôi hình dung điều kiện phóng. Từ thời Stalinе chưa lần nào nhìn thấy bức ảnh kết quả thử vũ khí nguyên tử và tất cả kinh khủng mà nó mang lại. Tất nhiên nó giết gia súc, chó, cừu, đặt trong các hào trên những khoảng cách khác nhau từ tâm nổ. Bức tranh kinh hoàng! Tôi chưa nói đến phá huỷ vật chất. Ở đó có cả xe tăng, cả máy bay, và những vũ khí khác nhau để kiểm tra khoảng cách mà vụ nổ gay tác động. Là công nhân mỏ và người tham gia xây dựng xe điện ngầm, tôi biết cụ thể công việc hầm mỏ. Và у tôi sinh ra ý nghĩ đặt tên lửa vào hầm. Nếu chúng tôi đào thành giếng, sau đó lót thành gỗ và đặt tên lửa vào bê tông, thì chúng nằm ở vị trí kín có nắp đậy. Điều này cũng cải thiện bảo quản ở mọi thời tiết. Nếu địch tấn công vào vùng này, để phá huỷ tên lửa cần phải trúng trực tiếp, cái đó ít có khả năng.
Tôi đề nghị các nhà thiết kế nghĩ tới sơ đồ này. Sau đó họ báo cáo tôi rằng không thể làm được. Tôi ngạc nhiên. Với tôi ý tưởng không những hiện thực, mà còn cần phải lưu tâm đến chúng. Và tôi không tin rằng họ đúng. Khi Yangel tuyên bố rằng có thể chế tạo tên lửa, trong đó chất ô-xy hoá không phải là ô-xy, mà là axit, thì tôi nghỉ ở miền nam. Chúng tôi gặp ông ở bên bờ Hắc hải. Ở đó tôi bày tỏ suy nghĩ của mình cho ông:
- Đồng chí Yangel, các nhà chuyên môn tên lửa trong hầm là không hiện thực. Nhưng tôi đề nghị ông, là nhà thiết kế, hãy nghĩ xem. Cứ để các nhà chuyên môn của Phòng thiết kế của ông trả lời xem liệu có thể đặt tấm ghi kim loại kích thước xác định và với khe hở và đặt tên lửa vào. Giữa ghi sắt và thành vẫn còn khe hở để khí phụt ra sau khi phóng, đập vào đáy hầm hầm, vượt qua khe hở và thoát qua ghi sắt ra ngoài.
Tôi nghĩ căn hầm cũng có tác dụng đẩy tên lửa.
- Xem đây - tôi lấy hai cái cốc đường kính khác nhau - chúng ta lồng vào nhau sao cho khí không làm hỏng tên lửa và có lối thoát ra ngoài, như tay áo.
Yangel nói:
- Tôi không hiểu, vì sao các đồng nghiệp của tôi từ chối ý tưởng này. Tôi thích nó.
Sự thật lĩnh vực kỹ thuật này không phải là của ông. Barmin lãnh đạo hướng đã nêu. Ông cho đến bây giờ tiếp tục những hoạt động hữu ích của mình. Nhưng khi đó Barmin từ chối ý tưởng của tôi. Một lần, con trai tôi Sergei, kỹ sư, có liên quan đến tên lửa và công việc thử nghiệm trước đây, biết được ý tưởng của tôi. Tôi và con trai thường thảo luận vấn đề này. Theo tài liệu của Mỹ, cháu kể cho tôi rằng trong một tạp chí của Mỹ có mô tả chiếc hầm phóng tên lửa đạn đạo. Tôi vui mừng vì sự trùng hợp như thế, mà còn buồn. Chúng tôi phí công mất nhiều thời gian. Tôi đưa những đề nghị khả thi, còn các nhà chuyên môn gạt đi. Lúc ấy tôi mời một người đến và nói:
- Người ta nói cho tôi rằng không thể thực hiện ý tưởng của tôi. Trong khi người Mỹ cũng làm cách này và sẽ xây hầm.
Và yêu cầu nhanh chóng bắt tay thực hiện. Nhưng thợ khoan núi đề nghị chế tạo mũi khoan thích hợp để họ khoan đất.
Họ lao động tỷ mỷ. Trước tiên Zasiadko báo cáo cho tôi việc áp dụng các máy trong vùng Musketovo. Và tôi gửi ông bản đề nghị:
- Hãy lấy máy, khoan sâu và đường kính cần thiết.
Khi tôi làm việc tại mỏ №21 ở Donbass, thì độ sâu của giếng đạt 250 xa-gien (1 xa-gien = 3,134 mét). Cuối cùng các kỹ sư công nhận sự đúng đắn của tôi. Đáng tiếc, họ chỉ công nhận kinh nghiệm của Mỹ. Thậm chí sau khi tôi từ chức việc xây dựng hầm vẫn dùng khoan, khoan giếng, còn sau đó lèn chặt. Tôi hài lòng rằng chúng tôi có thể bố trí một lượng lớn vũ khí hạt nhân-tên lửa sẵn sàng chờ phóng ở bất kỳ thời điểm nào. Thậm chí sau khi chúng tôi bị tấn công vẫn bảo toàn được lực lượng, và chúng tôi có thể đánh trả.
Đóng góp nhiều sức và kiến thức vào tên lửa nguyên soái tuyệt vời của chúng tôi, Nedelin, chết yểu. Là pháo binh kinh nghiệm, ông làm việc về vũ khí hạt nhân từ khi còn manh nha và trong số pháo thủ biết tốt nhất các loại vũ khí mới, một người lương thiện, người cộng sản tốt, làm việc với tên lửa với nhiệt huyết. Khi chúng tôi có mặt tại bãi thử tên lửa phóng đi, nói với nhau:
- Chói tai, không phải nhạc pháo - mà là hoà âm. Khi khai hoả, nghe dễ chịu. Nhưng ở đó - có trời mới biết: bụi, khói, tiếng nổ, thực chất là gì?
Không phải tất cả khi đó đánh giá đúng vũ khí mới. Có cả những việc khác phủ nhận ấn tượng lặt vặt phi lý. Khi phóng tên lửa, một đám bụi bốc lên. Những người này sợ, rằng chỗ phóng có thể bị lộ. Nhưng phóng từ hầm thì không có bụi, vì rằng tất cả trong be tông và kim loại. Thứ hai, bụi ở mức thứ cấp. Pháo khi bắn có khả năng bị lộ trên chiền trường. Nhưng đối với tên lửa đạn đạo điều này không có ý nghĩ, nó được phóng các xa hàng nghìn kilomet. Tất nhiên bây giờ có vệ tinh thám sát mặt đất, họ chụp ảnh tất cả và biết các hoạt động. Máy móc cho phép theo dõi lãnh thổ. Sao nào? Tên lửa cũng bay.
Chúng tôi vui sướng vì Yangel sau này chế tạo tên lửa của mình, tương đối mạnh. Điều này lập tức biến chúng tôi thành cường quốc hạt nhân-tên lửa. Chúng tôi cảm thấy đủ sức đánh trả bất kỳ bọn xâm lược nào. Giờ đây chúng tôi dùng nó để trước hết chế tạo tên lửa và phóng vệ tinhcố gắng gây sức ép lên giới quân sự nước ngoài. Người Mỹ trước thời gian, vũ khí chủ yếu là máy bay ném bom tầm xa để mang bom hạt nhân. Và họ trước tiên lo chỉ có các căn cứ không quân của họ - ở quanh Liên Xô. Lãnh thổ Mỹ vẫn còn an toàn. Việc chế tạo vũ khí hạt nhân-tên lửa, chúng tôi ngang bằng về khả năng. Không phải theo số lượng, mà theo cùng khả năng. Việc đẩy mạnh tẹc tiếp thiết kế tên lửa, thử nghiệm thành công và đưa chúng vào sản xuất tại các nhà máy máy bay trước đây, chúng bây giờ tôi không thua kém Mỹ. Trước đó cũng đã cắt giảm chi phí cho hàng không. Tiếp tục sản xuất cả máy bay tiêm kích, cả máy bay ném bom, nhưng ưu tiên cho tên lửa.
Sự thật tại độ cao thấp máy bay cường kích có thể đột phá qua hàng rào tên lửa. Chiến tranh Việt nam và chiến tranh giữa Pháp và Ai Cập xác nhận điều này. Chừng thiết bị phòng không chưa hoàn thiện, thì nó đành chịu. Ở độ cao thấp và tốc độ lớn, radar vị mù, hoặc khi phát hiện được mục tiêu, còn lại quá ít thời gian để phản ứng. Sau đó giải quyết vấn đề này và quân đội các nước quay về sử dụng cao xạ bắn nhanh. Trong tương lai sẽ có tên lửa có thể bắn máy bay thấp. Nhưng tốt nhất - là đạt được thoả thuận giữa các nước về giải trừ vũ khí và bằng các cuộc thương thuyết. Đừng để chiến tranh xảy ra! Mơ ước ngàn đời của mọi người.