Thường những người quen, các đồng chí hoặc những người tình cờ tôi gặp, nói chuyện có hỏi tôi có viết hồi ký không. Tôi thường trả lời:- Không.Họ tỏ ra tiếc và trách tôi: bảo là cuốn hồi ký như thế rất cần trong tương lai, để mà phán xét tốt hơn và sâu hơn trong nước, Đảng, nhân dân ở thời kỳ, khi tôi sống, làm việc, và nhiều năm là người gần gũi với lãnh đạo, rồi sau đó tham gia vào giới lãnh đạo. Trước đây, có thể là, tôi không hiểu điều này và không nhận làm việc đó. Nhưng, hình như mọi người đúng, và tôi muốn viết một cái gì đó bổ xung những chuyện kể ở trên. Ở đây tôi nêu vấn đề về Stalin ở dang tổng quát.Nhiều người hỏi Stalin là người thế nào, hỏi về thói quen của ông, và về phong cách lãnh đạo của ông. Trong đầu nhiều người vẫn rối bòng bong về vấn đề Stalin, vì rằng người ta nói về ông cả những điều tốt và những điều xấu. Nó đã như thế và sẽ như thế, có lẽ, với nhiều nhân vật lịch sử khác. Hơn nữa trong chính cuộc đời Stalin cũng đan quyện điều này điều khác. Đòi hỏi phải phân tách! Và tôi muốn phát biểu suy nghĩ của mình về vai trò chung của Stalin trong chiến tranh thế giới 2 và ý nghĩa lãnh đạo đất nước của ông thời kỳ ấy, trả lời vấn đề khó cái gì xảy ra nếu như hoàn toàn không có Stalin. Vấn đề này rất khó khăn, và không những vì rằng những việc xảy ra không làm lại được, mà còn vì rằng không tìm thấy một ông chánh án xác định trên cái cân chính xác, ai đúng và ai không đúng. Kết luận của tôi dựa trên những tiếp xúc lâu và gần gũi với Stalin cả từ trước khi bắt đầu chiến tranh, cả trong thời gian chiến tranh, cả sau chiến tranh. Tôi có thể quan sát, từ suốt thời gian ấy sự tính cách của Stalin, đánh giá những biến cố khác nhau và những hoạt động của ông, vai trò của ông trong chiến tranh. Tôi đã mắt thấy tai nghe, ông tham gia cái gì, nói cái gì trong thời gian thất bại và trong thời kỳ chiến thắng.Một số người phản ứng trước tiên những tình tiết nói Stalin gây nhiều tội ác đối với Đảng và đối với nhân dân, đã giết nhiều người lương thiện, thậm chí cả những anh hùng, trung thành sự nghiệp của Đảng, những người tham gia tích cực xây dựng CNXH. Dù họ dám chắc đó là sự thật, nhưng nghĩ rằng trong cuộc chiến tranh lớn, chúng ta giành chiến thắng chủ yếu do sự lãnh đạo của Stalin, nếu như không có Stalin, thì không biết, liệu chúng tôi có thể địch nổi kẻ thù và chiến thắng nó được không. Quan điểm này tôi không cách nào đồng ý, thậm chí bỏ qua những gì tôi nhìn thấy Stalin, không phụ thuộc vào việc Stalin có vai trò như thế nào trong việc tổ chức chống cự kẻ thù, đánh tan những đạo quân lớn Hittler. Tôi không thể đồng ý với cách lý giải như thế đối với những biến cố vì rằng đây là quan điểm mù quáng.Chỉ có nô lệ, những người không thể cất nổi đầu gối và liếc nhìn những cái đầu của các ngài, chắc chắn là cần cho ai đấy, người nghĩ về họ, tổ chức cho họ, và trút tất cả lên họ những bất hạnh của tội lỗi và có thể ghi công khi thắng lợi. Đây là tâm lý mù quáng. Tâm lý này không những hoàn toàn vô căn cứ, mà còn rất nguy hiểm. Đó, nói chung, không phải là tâm lý mác xit và không phải tâm lý khoa học, mà là triết học thiển cận. Cần nhớ rằng Stalin chết, còn cuộc sống, cuộc đấu tranh vẫn không ngừng, tiếp tục, xã hội được thay đổi, được thúc đẩy, không đứng tại chỗ.Nếu bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới mới, thì nó sẽ đổ máu nhiều hơn, nhiều nạn nhân hơn, thậm chí khó hình dung, vì rằng nạn nhân của chiến tranh theo sự tiến bộ hình học ứng với thời kỳ, khi nó xảy ra, và với vũ khí mà quân đội sử dụng. Bây giờ vũ khí nguyên tử, tên lửa. Một người chết, khi mọi người đánh giáp lá cà và đánh nhau bằng, rồi giáo mác và cung nỏ. Khi xuất hiện súng trường và súng máy, nói chung vũ khí bắn nhanh, chiến tranh có thêm nhiều nạn nhân hơn, vì rằng phương tiện sự giết người đã hoàn thiện hơn. Khi xuất hiện máy bay và máy bay ném bom, nhiều người cho rằng bây giờ chiến tranh trở thành không tưởng tượng được, nó huỷ diệt biết bao nhiêu mạng sống! Nhưng không, cuộc chiến tranh vừa qua giết chết hàng chục triệu người. Riêng Liên Xô mất hơn 20 triệu người.Nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân-tên lửa, thì thậm chí khó tự hình dung, nó giết bao nhiêu người. Đó không phải là chiến tranh trên chiến trường, nghĩa là quân đội không giáp mặt nhau. Chiến tranh sẽ tiến hành ở hậu phương sâu xa, trên toàn bộ lãnh thổ đất nước, vì rằng bây giờ, việc sử dụng phương tiện giết người không bị hạn chế bởi không gian, và có thể bắn và tiêu diệt đúng mọi điểm trên quả địa cầu này.Nếu không có Stalin thì chúng tôi ra sao? Ai sẽ nghĩ cho chúng tôi? Ai tổ chức quân đội, đất nước, công nghiệp? Rõ ràng là đây là sự bàn luận dốt nát. Nhân dân vẫn là lực lượng chính. Tất nhiên vai trò cá nhân trong lịch sử nhân loại, kể cả tổ chức quốc phòng, là lớn. Nhưng thần thánh hoá ai đấy, là điều không thể. Không những vì đây là xuyên tạc sự đánh giá đúng, mà còn vì rằng điều này làm nhụt chí quần chúng, làm yếu đi sự đóng góp của họ cho chiến thắng, làm kìm hãm sáng kiến. Không có anh hùng, ông biến mất, và chúng tôi chết? Tất nhiên điều này không đúng. Không phải vô cớ người ta hát rằng: “Chúng tôi tự làm sự giải phóng bằng chính tay mình”.Nếu che chở, như lá chắn, như anh hùng nào đấy, còn sau đó, tước đoạt người anh hùng này, tựa như bắt phải chịu cái chết, thì đó sẽ chính là sự bị hại.Vai trò của Stalin, tiêu cực hay tích cực? Ở mặt chủ quan hoạt động của ông, vai trò là tích cực theo nghĩa ông còn lại là một người mác xit dựa trên sự giống nhau của lịch sử, trung thành lý tưởng mác xit, làm tất cả cho chiến thắng của sự nghiệp giai cấp công nhân, trong trường hợp đã nêu - đánh bại Hittle. Đấy là mong muốn chủ quan của ông. Một câu hỏi khác, ông đưa điều này trong thực tế như thế nào. Bằng cái gì, mà sự xấu xa thực sự của ông đánh lừa đất nước, như tôi đã nói. Lúc ấy ông giết các tư lệnh, và giết các hạt nhân của Đảng bolsevich. Bị giết trước tiên là thế hệ bolsevich lão thành theo đường lối Lenin. Điều này làm nước ta yếu đi? Hoàn toàn, làm yếu đi.Sau khi triệt hạ những hạt nhân tiên tiến của những người được hun đúc thời bí mật Nga hoàng, dưới sự lãnh đạo Lenin, thì triển khai mạnh và rộng khắp các vụ giết những người cán bộ lãnh đạo Đảng, xô viết, nhà nước, khoa học, quân đội, cũng như hàng triệu người, mà cách sống và ý nghĩ của họ không làm cho Stalin vừa lòng. Ai giết họ? Stalin. Vì sao? Ông cho rằng sự nghiệp được làm nhân danh lý tưởng của Đảng, nhân danh xã hội mới. Ông không tin tất cả những người này. Một số người trong số này, tất nhiên, ngừng ủng hộ ông, khi nhìn thấy, ông kéo lê họ đi đâu. Stalin hiểu rằng có một nhóm lớn nhân vật tầm cỡ, có tâm lý chống ông.Những người đối lập không có tư tưởng chống xô viết, chống Đảng, chống mac xit. Đơn thuần là họ muốn thay thế Stalin trong ban lãnh đạo. Chính Lenin cũng muốn làm điều này. Đây không phải là những người chống Lenin, mà là những người ở vị trí Lenin, cho rằng về mặt tính cách thì Stalin không thể ở lâu hơn ở chức vụ trước đây, mà cần thay ông ta. Những người cộng sản, có mặt tại Đại hội 17 đã bỏ phiếu chống Stalin, muốn thực hiện chính cái điều mà Lenin trình ra chúc thư của mình.Và Stalin đã giết họ. Vì sao? Vì ông coi mình là không thể thay thể được, là người duy nhất là mác xit và có quyền lãnh đạo đất nước. Sự thèm khát quyền lực của ông cũng thôi thúc. Lenin đã nói trong chúc thư trước khi mất về những ác quỷ trong tính tình Stalin: khả năng lạm dụng quyền lực. Và Stalin lạm dụng quyền lực làm hại Liên Xô và người cộng sản trên toàn thế giới. Ông giáng một đòn vào các cán bộ Mác-Lenin không những trong nước, mà còn cả các Đảng anh em, Quốc tế cộng sản, và tất cả những ai mà ông nghi ngờ có thể họ cảm thấy không đồng ý với ông. Và họ ngay lập tức trở thành chống mác xit, phản cách mạng và “kẻ thù nhân dân”.Ông nghĩ ra và gây sợ hãi trong nhân dân, để nó đóng vai trò của mình. “Kẻ thù nhân dân”! “Người làm hại”! Ông doạ dẫm và làm rối trí những người đã tin ông vô bờ bến, đã tin rằng ông làm tất cả cho lợi ích của Đảng và nhân dân. Tất nhiên khó phán xét. Trước đây quả là có kẻ thù cách mạng, và kẻ thù nhân dân lao động, và kẻ làm hại. Nhưng đây không phải là những người, mà ông rút gươm chém họ và như thế làm yếu Đảng và quân đội, tạo cho kẻ thù khả năng gây tổn thất lớn cho Liên Xô. Nếu Stalin không cầm quyền, thì (tôi hoàn toàn tin như thế) quân ta có đủ sức và phương tiện để đánh bại quân thù ngay ở biên giới, nếu như chúng cả gan tấn công nước ta. Về kết cục như thế đã có những lời huyên thuyên của Dân uỷ Vorosilov hay “xạ thủ Vorosilov”: “Không một tấc đất cho kẻ thù! Không lùi một bước! Nếu chiến tranh, thì nó sẽ tiến hành trên đất kẻ địch!” Sau đó cái gì xảy ra, mọi người đều biết.Tất nhiên Stalin muốn chiến thắng. Nhưng khi ông nhìn thấy kết quả “lao động” của mình giết cán bộ, nhìn thấy, quân đội làm bị suy kiệt và yếu hẳn đi, những người đưa vào bộ máy lãnh đạo, không đủ kinh nghiệm, không được đào tạo và không có khả năng chỉ huy; và thậm chí trước đó ông nhìn thấy quân ta bị tổn thất trước chống cự kiên cường của nước Phần Lan nhỏ bé, nhân dân Phần Lan anh hùng tuyệt vời, dũng cảm bảo vệ đất nước của mình. Nhìn thấy tất cả điều này, Stalin sợ hãi trước Hittler. Và ông làm tất cả chiều lòng Hittler. Nhưng Hittler có những kế hoạch của mình. Hittler đặt mục tiêu tiêu diệt những người bolsevich. Dỗ dành ông, không thể khước từ khỏi chiến tranh. Lúc ấy ý chí của Stalin bị tê liệt trước ý chí quân thù.Tôi nhớ câu chuyện Beria kể về Stalin hôm 22 tháng sáu 1941, khi ông bắt đầu đối mặt với chiến tranh. Ban đầu ông không muốn tin vào điều này và bấu níu hy vọng rằng đây là khiêu khích, ông thậm chí ra lệnh không nổ súng, hy vọng vào phép thần, cố gắng che giấu vỡ mộng. Sau đó các tướng lĩnh chứng minh để ông tin rằng thực sự bắt đầu chiến tranh với Đức rồi. Ông được nghe báo cáo về quân đội Hittler tiến quân thắng lợi. Lúc ấy mới lộ ra rằng ông che giấu tất cả mọi người về sự hoảng hốt của ông trước Hittler. Stalin trông có vẻ già đi, ủ dột, bối rối. Ông nói với các uỷ viên Bộ chính trị, tụ hợp tại phòng làm việc của ông:- Tất cả nhưng gì mà Lenin làm được và những gì mà ông để lại cho chúng tôi, chúng tôi... tất cả... chết...Và, ông không nói thêm được gì nữa, bước ra khỏi phòng, đi về nhà nghỉ của mình, rồi sau đó có lúc không tiếp ai cả.Beria kể rằng mọi người còn lại ở trong tình trạng bối rối. Nhưng sau này họ quyết định phải có một vài biện pháp thực tế. Chiến tranh đang xảy ra, phải hành động. Thảo luận công việc, họ quyết định kéo tới chỗ Stalin. Bây giờ tôi không nhớ, ngoài Beria thì còn ai đến đó, nhưng ông không phải một mình. Stalin tiếp họ, và họ bắt đầu thuyết phục ông rằng vẫn chưa phải mất hết tất cả, rằng nước ta là một nước lớn, chúng ta có thể gom góp sức lực để chống cự cho kẻ thù, và thuyết phục ông quay lại lãnh đạo và điều hành phòng thủ đất nước. Stalin đồng ý, quay về vào Kreml và lại khởi đầu công việc, sau đó phát biểu trên đài phát thanh. Đây là lời phát biểu nổi danh của ông ngày 23 tháng sáu 1941. Nhưng suốt thời gian dài ông không ký một chỉ thị nào cả. Tất cả tài liệu đều ký: “Tổng hành dinh”.Nhưng ông bắt đầu ký với chức danh Tổng tư lệnh tối cao chỉ khi bộ đội chúng tôi chống cự được bọn phát xít. Đấy là câu chuyện Beria kể về trạng thái của Stalin ngày đầu chiến tranh.Tất nhiên với tâm trạng như thế, khó kiên quyết thực hiện một cái gì đó cản được sự xâm lược của Hittler. Nếu Stalin chết trước khi bắt đầu chiến tranh thế giới 2, nghĩa là năm 1939, thì cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại có thể theo con đường khác. Đất nước được chuẩn bị tốt hơn cho chiến tranh. Nhưng ông vơ tất cả về mình và mắc sai lầm. Thậm chí khó đánh giá gần đúng những tội ác mà ông gây ra cho đất nước. Ông muốn giết tất cả những ai mà ông cho là chống lại ông. Ông nhìn, đôi khi, vào một người gần ông và nói “Mắt anh chạy đi đâu rồi?”.Có trường hợp, sau câu hỏi ấy, nhiều người tự sát. Mọi người phụ thuộc vào tâm trạng của ông. Không cần toà án, không cần chứng cớ, không cần sự phân tích thật sự. Chỉ cần một ngón tay út của ông lay động theo một hướng nào thì người ta sẽ bị trấn áp. Và ông cũng quen thói này khi sau chiến tranh nói, quyết định trấn áp Tito:- Ngón tay tôi nhúc nhích, sẽ không còn Tito nữa.Ông không với được tới Tito. Nhưng trong nước ông làm chết hàng triệu người.Như thế nếu tính cộng lại tất cả thành tổng số, thì tin rằng: giá như Stalin không tồn tại, thì chiến tranh phát triển đối với chúng tôi là thành công hơn. Trong lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh. Napoleon cũng tấn công nhân dân Nga, sử dụng một đội quân lớn, và cũng tấn công một cách phản bội. Không chỉ một lần xảy ra chiến tranh, bắt đầu cuộc tấn công phản bội. Năm 1812 Aleksandr I, chính ông đi đến cách giải quyết khôn ngoan hoặc người ta khuyên ông, đã bỏ mặt trận và chạy về Peteburg, bổ nhiệm Kutuzov chỉ huy. Kutuzov là người đã già, thường ngủ gà ngủ gật tại phiên họp hội đồng quân sự. Nhưng nhân dân tin ông, và ông biết dựa vào lòng tin của nhân dân. Nhân dân làm tất cả để đánh đuổi quân Pháp, và đạt được điều này dưới sự lãnh đạo Kutuzov. May mắn cho đất nước và cho Kutuzov, một tổng tư lệnh, khi đó phương tiện liên lạc khá bị hạn chế, và Aleksandr 1, đi về Peteburg, nhưng thể xác mất khả năng can thiệp trực tiếp chỉ huy. Nhưng Stalin, ở Moskva, có khả năng can thiệp trực tiếp trong mọi việc và đôi khi sự can thiệp của ông đáng giá nhiều sinh mạng trên mặt trận. Nhưng cuối cùng chúng tôi dưới sự lãnh đạo của Stalin đã giành được chiến thắng, nhưng với số nạn nhân lớn quá đáng, thiệt hại vô cùng to lớn. Không có của Stalin, kẻ thù rõ ràng bị thất, mà chúng tôi tổn thất ít hơn.Nếu xảy ra chiến tranh trong tương lai, nếu sử dụng đúng tài nguyên đất nước, biết cách tổ chức công việc chuẩn bị chiến tranh thì chúng tôi sẽ chiến thắng trong cuộc chiến tranh mới. Có thể sự hùng mạnh của chúng tôi giúp sớm tránh được chiến tranh. Mỗi nước có tình báo và thông tin ít nhiều về vũ khí và trạng thái chung của địch thủ của mình. Viễn cảnh va chạm với một quân đội được chuẩn bị tốt tập đoàn quân sẽ làm nguội bất kỳ cái đầu nóng nào. Tôi không thể nói rằng có thể loại trừ chiến tranh nói chung. Đây là vấn đề giai cấp. Chừng nào còn tồn tại giai cấp, thì cũng có nguy cơ chiến tranh. Vì thế cần chuẩn bị chiến tranh. Nhưng nếu Đảng hiểu đúng nhiệm vụ của mình, gắn bó với quần chúng, biết tổ chức quần chúng, công nghiệp và nông nghiệp, thì Đảng có thể và phải đạt được đánh gục bất kỳ cuộc chiến tranh từ phía bên kia dám công tấn công Liên Xô.Một lần nữa tôi nhắc lại, rằng tôi không chấp nhận tư tưởng mù quáng: Stalin được sinh ra, và chúng tôi trao số phận của mình cho ông. Lúc đó chấp nhận rằng nếu ông chết và đất nước bị mất đầu, bị mất hết những gì mà chúng tôi có được. Đó là ngu ngốc! Đấy là Marx, và là Lenin, còn Stalin không xứng với Lenin. Lenin quả là lãnh tụ, người thấy trước tất cả từ nhiều năm trước. Ông, cùng với Plekhanov đặt nền móng xây dựng Đảng, tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp công nhân ở nước Nga. Đúng như thế và công nhận rằng Lenin thiên tài xác định trước tất cả. Nhưng ông sống ngắn ngủi, nhưng cũng kịp đưa đất nước thoát ra khỏi nội chiến, thời ấy đã nảy sinh những anh hùng. Đó là những người của chủ nghĩa nhiệt thành, họ sống bởi lý tưởng Lenin, bản thân họ đôi khi không được phân tích sâu về bản chất sự nghiệp. Nhưng họ muốn thắng lợi của nhân dân và tin rằng Lenin đứng về phía nhân dân, chống tư sản và địa chủ. Và nhân dân dưới sự lãnh đạo Lenin giành chiến thắng kẻ thù cách mạng.Sau đó Lenin xác định sự phát triển tiếp đất nước ta, công nghiệp và văn hoá. Đáng tiếc, ông mất rất sớm. Nhân dân khóc ông, nhưng đất nước vẫn sống và tiến lên. Chúng tôi cải tổ kinh tế, giáo dục, văn hoá, đạt được nhiều thắng lợi. Nếu như Stalin không gây ra thiệt hại cho Liên Xô, khi ông giết cán bộ, sự tiến lên phía trước của chúng tôi còn thành công hơn. Bắt đầu cuộc chiến tranh với dân chúng là năm 1934, khi giết Kirov. Ông bị giết, tôi tin điều này, theo chỉ thị của Stalin, để lung lạc nhân dân, đe doạ nhân dân: Đấy, dường như, kẻ thù thò tay và giết Kirov, bây giờ đe doạ tất cả giới lãnh đạo đất nước và Đảng.Nhân dân tin rằng có “kẻ thù” và ủng hộ tên bạo chúa, tên này theo cách chọn riêng, như trong đàn cừu, lựa chọn và cắt cổ người ta, một cách thẳng thừng, mà biến mất đơn giản không vết tích. Chẳng có lẽ đây là hành động của một người mác xit thực sự? Đây là sự xấu xa của tên bạo chúa hoặc kẻ bệnh hoạn. Nhan danh cách mạng, nhân danh nhân dân ông giết những tinh hoa của những người lãnh đạo nhân dân và Đảng, và thậm chí giết chính quần chúng nhân dân. Những hành động tương tự như thế không thể biện minh được. Xảy ra những vụ việc đáng sợ, thế mà bây giờ một số người nói rằng chỉ có con người như thế mới có thể đưa chúng ta đến thắng lợi, còn nếu như không có Stalin, thì chúng tôi có lẽ chết. Không, không và không! Tôi không đồng ý, đây là sự hiểu biết mù quáng đi ngược học thuyết Mác-Lenin. Và rất tiếc rằng một số những người có uy tín trong khoa học, chính trị, quân sự rơi vào sai lầm này.Mặt khác, Stalin về nguyên tắc (không phải trong sự xấu xa cụ thể) vẫn là một người mác xit. Và, nếu loại trừ tính đa nghi bệnh hoạn, sự tàn nhẫn và sự phản bội của ông, thì ông đánh giá tình hình đúng và tỉnh táo. Chính ông nhiều lần khi có mặt tôi đã phỉ nhổ thái độ bợ đỡ xun xoe, nói:- Triết học tương phản cá nhân anh hùng cho đám đông - đó là triết học cách mạng. Những người đứng ở vị trí như thế - không phải là những người mác xit. Nhưng chúng tôi tin vào quần chúng, vào nhân dân, luôn luôn tách rời trong thời gian cần thiết lãnh tụ của mình.Chỉ có lời nói của ông tách rời công việc. Vì thế, khi nói về quá trình lịch sử, phải giữ được những chứng cớ, đối chiếu chúng, không lờ đi một cái gì, và khi đó vai trò của mỗi cá nhân trong từng giai đoạn ấy sẽ rõ ràng. Tôi muốn giữ đúng nguyên tắc này, mặc dù đôi khi là khó, vì rằng một người cảm nhận những biến cố đó hoàn toàn chủ quan.Khi Stalin chết và chúng tôi còn lại không có ông, chúng tôi ban đầu than khóc tình thế của mình, trong tâm trạng sốc. Không phải mọi người biết rằng chúng tôi làm gì khi mọi việc tiến hành không có Stalin. Chỉ có Beria hân hoan. Đa số giới lãnh đạo đánh giá Beria là hình ảnh tội ác. Mọi người biết ảnh hưởng xấu xa của ông đối với Stalin. Và mọi người cũng biết không phải Beria nghĩ ra Stalin, mà Stalin nghĩ ra Beria. Trước Beria, trong NKVD là Yagoda. Stalin biến Yagoda thành tội phạm, cho tay chân mình giết Kirov. Sau Yagoda là Ezov, Stalin cũng giết ông ta. Sau Ezov đến Beria và sau này là Abakumov, một người chẳng tốt hơn Beria là mấy, chỉ ngốc hơn. Beria trong số này là người nguy hiểm nhất, vì rằng ông là hiểu biết và có có khả năng tổ chức. Tuy nhiên tôi lạc hướng về những việc sau chiến tranh.Quay lại thời gian trước chiến tranh, một lần nữa tôi nhớ rằng chúng tôi bắt đầu chiến tranh thiếu vũ khí và không cơ động, quân đội hoàn toàn không chuẩn bị, mặc dù chính Stalin biết rõ rằng chiến tranh không tránh khỏi. Nhưng ông là bị tê liệt trước Hittler, như thỏ đứng trước sói, sợ cả việc tăng cường phòng thủ biên giới, cho là Hittler có thể đánh giá việc này như chúng tôi chuẩn bị tấn công ông ta. Ông cũng nói như thế với chúng tôi, khi chúng tôi và Kirponos đề nghị huy động nông trang viên để đào hào chống tăng dọc biên giới và tăng cường phòng thủ. Stalin tuyên bố rằng điều này sẽ là khiêu khích, không thể làm. Nghĩa là, mặc dù Stalin tin là Hittler tấn công chúng tôi, ông trông mong rằng ông có thể là, né được đòn tấn công. Kết cục thế nào, ai cũng biết. Và ông không có giáng trả, và bỏ ngỏ đất nước.Quan điểm cho rằng chỉ có cá nhân Stalin mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng do chiến tranh gây ra, và quân ta chiến thắng do sự lãnh đạo thiên tài của Stalin, là hoàn toàn vô căn cứ. Quân đội ta chiến thắng không cần Stalin, và thậm chí thiệt hại còn ít hơn. Chính quân đội ta chiến đấy vì mảnh đất của mình, vì nhân dân của mình, vì cuộc sống của mình, vì tương lai của mình, mà hoàn toàn không phải vì Stalin. Khẩu hiệu “Vì Stalin!” - đây là kết quả không đúng tri giác.Stalin tự mình thổi phồng vai trò của mình và dạy dỗ người ta tinh thần nịnh bợ, buộc những người gần ông phải có ý tưởng suy tôn cá nhân mình. Dù ông không cản Kaganovich, người đứng ở bàn Stalin luôn luôn tuyên bố đanh thép:- Đấy là Stalin! Stalin là thế này, Stalin thế kia, không có Stalin chúng tôi chẳng là ai cả.Lúc ấy thường Stalin cất giọng và nói rằng đây là quan điểm cách mạng, và chính ông thúc đẩy Kaganovich đến “hoạt động” lớn.Tôi chân thật tiếc cho những ai kém hiểu biết tin rằng không có Stalin, chúng tôi không đạt được một kết quả tốt nào cả. Sự thiếu chín chắn nhận thức trong xã hội có thể trong tương lai dẫn đến tái phạm có hại. Không ai cần tính rằng nhân dân quên tất cả, khi nghĩ về những người lãnh đạo trong quá khứ. Có nhiều bài viết về Chinggiskhan. Mao Trạch Đông, chẳng hạn, người ta gọi ông là anh hùng. Cũng mô tả nhiều mặt tốt Napoleon, dù rằng ông làm chết hàng trăm nghìn người. Họ là những kẻ sát nhân tầm cỡ nhà nước. Họ tổ chức chiến tranh nhân dân, tổ chức quân đội và đưa họ đến cái chết vì quyền lợi của mình. Đây không phải là kẻ sát nhân, vào ban đêm dùng dao găm và súng lục giết một hai người để trấn lột. Không, những người đó trấn giết toàn bộ nhân dân, gây thiệt hại cho cả nhan loại. Phải tiến hành việc giáo dục lòng tin để kết án việc này, định hướng đúng lớp trẻ, dạy dỗ nhân dân có hiểu biết đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử, trách nhiệm của họ trước lịch sử và vinh danh không phải những tên giết người, những tên bạo chúa, mà vinh danh những người sáng tạo trong những điều kiện cuộc sống hoà bình.Tôi muốn bây giờ nói hết về những người sống theo lý tưởng Mác-Lenin và đem hết sức lực mình để giữ vững lý tưởng này. Có thể có trường hợp những người tốt của chúng tôi trải qua cùng với con đường vĩ đại của Lenin từ việc xây dựng Đảng bolsevich đến làm cuộc cách mạng tháng Mười, đã bị chết dưới cái mác “kẻ thù nhân dân”, kẻ thù của Đảng, kẻ thù lý tưởng CNXH và chủ nghĩa cộng sản? Chẳng lẽ Lenin không thể phân xử được, khi ông chọn những người này và làm việc với họ? Chẳng lẽ Lenin lầm à? Tất nhiên vĩ nhân cũng có thể sai lầm. Trong Đảng từng có nội gián của mật vụ Roman Malinovski, người được Lenin tin dùng. Cũng có cả những nội gián khác. Nhưng hiến binh mật phái chúng. Những người, mà tôi nói về họ, đã trải qua con đường đấu tranh thực sự cùng với Lenin và tỏ ra trước và sau cách mạng trung thành với sự nghiệp ĐCS. Và chính họ bị hành hạ, chết, bị giết không có xét xử, không có điều tra dưới thời Stalin. Một số trong những người này cũng được ra toà, nhưng là toà án do Semiakin làm chánh án, ông này làm tất cả những gì người ta ra lệnh cho ông. Đây là toà án gây ra sự trấn áp để làm vừa lòng một cá nhân.Tôi sẽ cố gắng một cách chủ quan làm rõ vấn đề phức tạp này, bởi tôi hiểu những gì đang xảy ra những gì tôi được biết ngay sau khi Stalin chết. Sau Đại hội 20 ĐCSLX, thành lập một Uỷ ban xem xét riêng nghiên cứu vấn đề này. Họ báo cáo kết quả điều tra cho tôi, là bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng. Cái gì được sáng tỏ? Vì sao Stalin, cũng là người gần gũi với Lenin và cũng cùng với Lenin và dưới sự lãnh đạo Lenin chuẩn bị lễ mừng công lý tưởng Mác-Lenin, tỏ ra vô căn cứ như vậy trong sự xấu xa của mình? Stalin liên quan gì với người khác? Có thể Stalin bị biến chất và nói chung chống lý tưởng CNXH, sau đó cũng tiêu diệt những người ủng hộ ông? Hoàn toàn không. Stalin về nguyên tắc vẫn tin vào lý tưởng CNXH. Nhưng về tính cách, ông là nhà độc tài, là một con người không nghe và không muốn nghe ai trừ bản thân ông. Lúc ấy, là đặc điểm của cá nhân ông. Nếu đặc điểm ấy nằm ở con người nhỏ, thì gây khổ sở cho gia đình và láng giềng. Nếu đặc điểm này rơi vào người có địa vị cao, làm khổ quần chúng.Người ta muốn ý nghĩ, muốn phán xét, muốn biết rõ. Điều này là bình thường. Nhưng nếu sự bàn luận không trùng với hiểu biết của Stalin về công việc, thì bắt đầu cuộc đấu tranh tự nhiên về tư tưởng. Thông thường mối quan hệ xã hội chỉ là cãi nhau. Nhưng do đặc điểm cá tính của Stalin thì những người như thế trở thành kẻ thù riêng của Stalin, mà đã là kẻ thù của ông, thì ông gọi là kẻ thù của CNXH. Đã là kẻ thù, thì phải tiêu diệt. Và ông giết họ. Một số người nói:- Chính Stalin phát biểu vì cách mạng, vì chủ nghĩa cộng sản, sao ông có thể làm như thế?Một số khác nghi ngờ Stalin trừng phạt sự lạm quyền. Dường như, những người có lỗi là Yagoda, Ezov, Beria, Abakumov và những người khác.Những phán xét tương tự là vô căn cứ, vì rằng chẳng phải Ezov, chẳng phải Beria, thực chất là của bản thân Stalin. Họ không chọn sếp, mà sếp chọn họ theo khẩu vị của mình. Nếu Ezov hoặc Beria không làm Stalin vừa lòng, ông dễ dàng thay thế họ, điều này không khó gì đối với Stalin. Stalin cần những người như Yagoda, Ezov, Beria, Abakumov để che giấu cái đuôi của mình; ông đưa Ezov để giết Yagoda, đưa Beria và dùng tay hắn giết Ezov. Hơn nữa ông cho rằng bây giờ tất cả sự tham gia của cá nhân ông vào cái trò tạo ra một cái đèn cù, luôn luôn được giấu kín. Ban đầu mọi người đổ tội cho “bọn Ezov”. Sau đó đổ cho “bọn Beria”, vì rằng Beria tiếp tục công việc này và với sự hung bạo như Ezov. Stalin chưa kịp vứt nốt Beria - thì ông chết.Mọi việc bắt đầu từ cái gì? Vì sao Stalin chọn con đường này? Những năm đầu sau khi Lenin chết, trong đấu tranh, Stalin vẫn còn sử dụng phương pháp của Đảng. Có đấu tranh, có tồn tại ý kiến đối lập, tiến hành thảo luận, tiến hành tranh cãi. Chúng diễn ra khắc nghiệt, nhưng trong khuôn khổ của Đảng. Các Đảng viên có khả năng được tranh cãi theo những quan điểm khác nhau, nghe hướng này hướng kia, theo lãnh tụ này theo lãnh tụ kia, và mỗi một đảng viên có thể xác định mối quan hệ của mình họ. Trong các cuộc tranh cãi ấy, Stalin chiến thắng, và Đảng ủng hộ ông. Tất nhiên những người thất bại tức giận và không được Stalin hài lòng.Và chúng tôi nói về tình hình trước khi triệu tập Đại hội 17. Tôi nhớ Đại hội này. Tôi tham gia tất cả các hội nghị Đảng và Đại hội Đảng, bắt đầu từ Đại hội 14 (trừ Đại hội 16, tôi không có mặt, do học tại Học viện công nghiệp, nhưng có mặt tại các phiên họp của nó). Trước Đại hội 17, triển khai thảo luận, như thường lệ, trong Đảng bàn cãi dề cương báo cáo tổng kết, chuẩn bị các Đảng viên hiểu đúng cách giải quyết, được chấp nhận tại Đại hội. Đại hội này là Đại hội đặc biệt ở ý nghĩ rằng đến năm 1934 vẫn chưa có một học thuyết đối lập nào trong Đảng. Các vấn đề công nghiệp hoá và tập thể hoá nông nghiệp không phải là chủ đề thảo luận, mà là cơ sở hoạt động thực tế của Đảng và nhân dân. Vì thế Đại hội diễn ra rất tốt.Khi đưa ra ứng cử viên BCHTƯ, họ cũng đề cử tôi. Tôi chịu đựng cảm giác đặc biệt, khi bỏ phiếu, và tôi cũng ngang hàng với những người khác nhận thẻ bầu. Tôi nhớ, Kaganovich nói với tôi rằng cần bỏ gạch một số ứng cử viên được đề cử vào BCHTƯ. Ông giải thích rằng những đại biểu này có thể bỏ phiếu chống Stalin, vì thế phải làm đừng để những người khác thu được phiếu nhiều hơn Stalin. Để tất cả ở mức độ nào đấy ngang nhau, phải bỏ phiếu chống họ. Tôi khó nói, liệu Stalin có trao nhiệm vụ như thế cho Kaganovich, hay là Kaganovich hành động theo lý trí của ông ta.Khi biết rõ hơn Kaganovich, sau này tôi nghĩ ông làm điều này cũng từ quyền lợi riêng: nếu những người không số phiếu bầu nhiều hơn Stalin, thì trong tất cả mối quan hệ điều này có lợi cho Kaganovich, bởi vì họ không có số phiếu nhiều hơn Kaganovich. Tất cả các phiếu bầu được phân phát cho các góc phòng họp, mọi người xem danh sách và gạch tên ai mà họ muốn. Nhưng một số đi thẳng đến thùng phiếu và lập tức bỏ phiếu bầu. Tôi thấy, Stalin hiên ngang đi tới hòm phiếu và thả phiếu bầu. Thậm chí ông cũng chẳng nhìn vào nó nữa. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì rằng danh sách từ trước Stalin không những đã xem, mà còn được ông tán đồng nữa. Chẳng việc gì mà phải mất thời gian xem lại chúng một lần nữa? Chính là có những người theo dõi điều này để ngoài những người được đề cử, không ai rơi vào trong danh sách.Nghỉ xong. Uỷ ban kiểm phiếu thực hiện công việc của mình. Phiên họp được triệu tập để nghe kết quả kiểm phiếu. Đó là những phút mừng và căng thẳng. Thậm chí tôi không biết, có cái gì hơn: mừng hoặc phấn khởi, đặc biệt đối với người trúng cử vào cơ quan lãnh đạo. Có thể tôi truyền đạt chỉ có tâm trạng riêng của mình, nhưng tôi nghĩ rằng những người khác cũng lo lắng. Chủ tịch hội đồng kiểm phiếu đề nghị mọi người cất bút chì và sổ tay và không ghi gì cả, chỉ nghe thôi. Ông tuyên bố, tại Đại hội có mặt chừng này đại biểu và chừng này trong số đó tham gia bỏ phiếu. Sau đó bắt đầu đọc theo thứ tự abc, ai và bao nhiêu phiếu đã bầu mình. Đến lượt Stalin. Tôi tính: ông thiếu sáu phiếu. Đến lượt tên tôi. Tuyên bố tôi cũng thiếu sáu phiếu. Nghĩa là sáu đại biểu gạch tên tôi. Tôi tự nói với mình: người ta cho mình sáu con giun và cả cho Stalin - cũng sáu con giun (như thường nói hồi đó).Lần đầu tiên tôi được vào BCHTƯ. Theo tuổi tác và thâm niên Đảng, thậm chí tôi chưa dến được điều này. Chức vụ như vậy đối với tôi là khá cao. Và tôi rất hài lòng được bầu vào BCHTƯ, còn sáu phiếu không bầu tôi, tôi cũng chẳng chút lo ngại, hơn nữa trên bình diện này, Stalin cũng đã nhận sáu phiếu “chống”.Tôi tức giận chỉ có là ai đấy không bầu Stalin. Việc bầu bán tiến hành như thế. Nhưng vì sao tôi dừng lại tỷ mỷ ở đấy, vì nó rõ ràng hơn từ các Đại hội sau.Kết thúc Đại hội. Tất cả mọi người về chỗ của mình và nhận việc. Chúng khi đó công tác với nhiệt huyết lớn. Mỗi người (tôi tự xét bản thân tôi) sống không phải cì cuộc sống của mình, mà là vì cuộc sống của Đảng, vì lợi ích nhân dân. Tiền nong chúng tôi không chú ý. Chúng tôi nhìn vào tiền chỉ có mà chết đói. Tất cả những thứ còn lại là vì lợi ích sự nghiệp, còn chúng tôi chỉ cần những thức cần thiết nhất. Bây giờ điều này đối với một số người quan liêu, có lẽ, lạ lùng. Nhưng đấy là sự thật. Trước cách mạng tôi làm thợ nguội và kiếm được 40-45 rúp một tháng, thế nhưng về vật chất thì tốt hơn khi làm bí thư tỉnh uỷ Moskva và Đảng bộ thành phố. Tôi không hối tiếc mà đơn giản chỉ minh hoạ chúng khi đó tôi sống như thế này. Chúng tôi sống cho sự nghiệp cách mạng, vì tương lai chủ nghĩa cộng sản, tất cả mọi người chúng tôi đềuchịu điều này. Quả là chúng tôi sống khổ. Nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng chủ nghĩa xã hội và vì thế thắt lưng buộc bụng, để dành tiền cho công nghiệp hoá đất nước. Nếu khác đi lý tưởng chính cách mạng bị đánh gục và kẻ thù bóp cổ chúng tôi. Thời gian ấy sao tuyệt vời đến thế! Không có khó khăn vật chất nào có thể so sánh với lý tưởng vĩ đại mà chúng tôi tận tâm phục vụ!Tôi đặc biệt hài lòng công tác ở Moskva, thủ đô lớn. Trước đây tôi chưa đụng chạm với kinh tế thành phố. Đối với tôi là mới mẻ chừng nào, thú vị chừng nào cả trong kinh tế, cả ở người dân, mà tôi giao tiếp, xem xét và giải quyết các vấn đề khác nhau của cuộc sống và cải tổ thành phố Moskva. Đó là công việc say mê, và tôi được cống hiến cho nó hoàn toàn. Tôi về nhà muộn vào ban đêm và, ra đi rất sớm. Nhưng trong những ngày, mà tôi đã kể, mọi việc tiến hành bình thường, nhưng đột ngột thay đổi vào đầu tháng 12-1934, khi chuông điện thoại réo và tôi nghe giọng Kaganovich:- Đến ngay Kreml và vào phòng khách của Stalin.Ở đó người ta nói cho tôi biết Kirov bị giết. Bọn sát nhân là bọn Troskit, bị tình báo nước ngoài lôi kéo. Rõ ràng là Kirov bị giết bởi kẻ thù cách mạng, kẻ thù của Liên Xô. Vì thế lời kêu gọi tinh thần cảnh giác vang lên từ miệng Stalin đối với chúng tôi là đương nhiên.Những sự đàn áp mới được triển khai sau vài năm. Stalin gọi tất cả những người, không đồng ý với ông là “kẻ thù nhân dân”, những người muốn quay vềtrật tự cũ trong đó “kẻ thù nhân dân” gắn chặt với bọn phản động quốc tế. Sau đó hàng trăm nghìn người lương thiện bị giết. Lúc đó tất cả mọi người sống trong sự sợ hãi. Người ta những tiếng gõ cửa vào ban đêm, và tiếng gõ cửa đều đều này mang đến điều bất hạnh! Không phải ngẫu nhiên Gamarnik, bị gõ cửa vào ban đêm, đồng chí tự sát. Sau đó, vụ tự sát của Gamarnik làm cơ sở cho Stalin xác nhận ông là kẻ thù chưa bị vạch mặt, hiểu rằng không muốn bị đánh chết, không muốn đưa tay cơ quan luật pháp, đã tự sát. Nhưng nếu như Gamarnik đưa tay vào còng thì sao? Đằng nào cũng thế, người ta cũng bắn ông. Gamarnik là một người thông minh, hiểu cái gì đang đợi ông. Ông được minh oan sau Đại hội 20, cũng như nhiều người khác.Nhưng trước tại Đại hội 20 cũng đặt vấn đề minh oan những người vô tội và về sùng bái cá nhân của Stalin, trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ xảy ra cuộc đấu tranh lớn. Thẳng thừng chống việc đưa ra vấn đề này là Molotov, Vorosilov và Kaganovich. Điều này tôi không sửng sốt, vì rằng những người này, đặc biệt Molotov và Vorosilov, cùng với Stalin chịu trách nhiệm về tất cả những việc làm vô luật pháp. Tôi tin rằng Stalin hội ý với họ, và họ cùng nhau chấp nhận quyết định. Vô điều kiện, không phải tất cả các ứng cử viên, khổ sở vì giết chóc, có một ý kiến thống nhất. Nhưng họ là một khối theo hướng biện pháp - giết hại dã man các Đảng viên. Họ là tác giả khẩu hiệu đấu tranh khét tiếng với “kẻ thù nhân dân”.Khi chúng tôi xây dựng Uỷ ban nghiên cứu tỷ mỷ tài liệu liên quan với sự đàn áp, phát hiện trong số thư của Ezov gửi Molotov. Trong đó ghi họ tên các bà vợ của một loạt “kẻ thù nhân dân”, đề nghị đầy họ đi khỏi Moskva. Molotov đưa ra quyết định:- Bắn.Và họ đã bị bắn. Điều này thật là khủng khiếp: thậm chí NKVD viết là chỉ phải mang họ đi đầy; tiếp theo, không làm một tội ác nào khác. Tài liệu này, cũng như và một loạt tài liệu khác, xác nhận rằng Molotov ngang hàng với Stalin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự chuyên quyền, về sự giết người. Như thế họ đã giết hại những người không làm vừa lòng Stalin, những người này những người lương thiện những đảng viên, những người tốt, trải qua trường học đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo Lenin. Và mọi người bây giờ phải tha thứ và quên tất cả? Không bao giờ!