Dịch giả: Nguyễn Học
Từ Đại hội 19 đến Đại hội 20 ĐCSLX

Ngay sau khi kết thúc Đại hội 19 ĐCSLX, nảy sinh việc thay thế Bộ chính trị BCHTƯ Đảng trước đây bằng một cái tên gọi mới - Đoàn chủ tịch BCHTƯ ĐCSLX, Stalin đã hình thành những hội đồng rộng rãi gồm nhiều thành viên về các lĩnh vực khác nhau. Trên thực tế té ra là những hội đồng này chẳng có khả năng làm việc, mặc dù tôi xem rằng nếu có sự lãnh đạo thích đáng lãnh đạo thì nó cũng giải quyết nhiệm vụ cụ thể mà quyền hạn chủ yếu - hội đồng này đưa ra những dự thảo, thì họ đóng một vai trò tích cực. Nhưng họ không thể làm nổi vai trò đó, vì rằng nó được trình cho chính họ, và không hề có một kế hoạch nào cả để lãnh đạo những hội đồng này, và các vấn đề đặt ra trước đây với họ vẫn không giải nghĩa được. Các vấn đề đang được suy nghĩ. Tóm lại, một người có dụng cụ của mình thích dùng lúc nào thì dùng. Không có ai lãnh đạo cả.
Rồi Stalin chết. Tôi rất trải qua nặng nề về cái chết của ông. Nếu nói chân thật, thì tôi chịu đựng không phải vì tôi có mối ràng buộc với Stalin, mặc dù nói chung tôi cũng ràng buộc với ông. Đơn giản là ông đã già, và không tránh khỏi cái chết luôn cặp kè với ông. Đối với tôi dó là quy luật bi thảm của tự nhiên: mọi người sinh ra và chết đi, phải coi trọng điều này. Stalin ở độ tuổi như thế, không thể tránh khỏi cái chết. Nôi lo lắng trước tiên của tôi là thành phần Đoàn chủ tịch vẫn tồn tại sau khi Stalin chết, và vai trò đặc biệt của nó đang nằm trong tay Beria và được ông ta củng cố: vai trò này đang báo trước, theo đánh giá của tôi, có một công việc lớn và là một bất ngờ lớn, tôi thậm chí nói rằng hậu quả thảm khốc. Vì thế tôi than khóc Stalin như một lực lượng duy nhất hiện thực đoàn kết. Mặc dù lực lượng này thường được sử dụng rất lung tung và không phải luôn luôn đi theo hướng cần thist, nhưng tất cả sức lực của Stalin là nhằm đến sự vững mạnh và phát triển sự nghiệp CNXH, sự vững mạnh thành quả của cách mạng tháng Mười. Điều này tôi không nghi ngờ. Ông đã thi hành cách thức dã man trong hành động, nhưng khi đó tôi còn chưa biết, sự xấu xa của ông là hoàn toàn vô căn cứ đến nhường nào, từ quan điểm của những người bị bắt và bị tử hình một cách vô cớ.
Tất nhiên ở tôi, cũng như mọi người khác thoáng hiện một ngờ vực:
- Thế này là thế nào? Trong số những người bị bắt hoặc bị tù hầu như không có ai quay lại và hầu như họ không đúng?
Trong cuộc sống không cần phải có như thế. Những nghi ngờ phát sinh đều có căn cứ, như phải theo chuẩn mực đúng trong ý nghĩ. Nhưng Stalin - là Stalin. Uy tín của ông rất lớn, và tôi không nghĩ rằng con người này về nguyên tắc có khả năng cố ý lạm dụng quyền lực.
Beria, khi Stalin chết, lại vào đúng chỗ đó. Ông thay đổi hẳn, trẻ ra, ăn nói thô lỗ, vui vẻ lên, đứng ở thi hài Stalin đặt trong quan tài chưa đến giờ chôn. Beria cho rằng thời của ông đã đến. Bây giờ không còn thế lực nào có thể kiềm chế ông, mà thế lực đó ông cần tính đến. Giờ đây ông có thể làm tất cả những gì ông xem là cần thiết.
Malenkov?
Malenkov không bao giờ giữ vị trí riêng, ông không có vai trò đặc biệt. Ông luôn luôn là người đầu sai. Stalin trong các cuộc nói chuyện hẹp đã nói một cách tương đối hình ảnh về Malenkov:
- Đây là một thợ viết. Ông ta viết nghị quyết rất nhanh, không phải luôn luôn một mình mà con tổ chức mọi người. Điều này ông làm nhanh hơn và tốt hơn những người khác, nhưng ông không có khả năng suy nghĩ và sáng kiến độc lập.
Đúng, Malenkov, theo tôi, cũng không có tham vọng trực tiếp cho điều này. Năm năm trước khi Stalin mất, tôi có mặt ở Sochi theo lời mời của Stalin, tôi có một lần nói với Malenkov, nhắc ông nên lưu tâm rằng ông có chỗ đứng của mình và không phải là dường cột trong quan hệ Beria, còn Beria nhạo báng ông. Lúc đó Malenkov nói với tôi là ông biết điều này, nhưng ông có khả năng để làm đúng công việc và thoát khỏi điều này. Ông cho rằng ông cùng với Beria là có lợi cho cá nhân ông. Vả lại, quả là đúng như vậy. Ông ủng hộ Beria, còn Beria ủng hộ Malenkov. Vì thế Stalin đánh giá cao hoạt động của Malenkov, mặc dù ông phê phán mạnh về khả năng của Malenkov trong lãnh đạo.
Bulganin?
Bulganin rất thận trọng với Beria, và khi tôi với ông nói về vấn đề này, thì ông phát biểu nhận xét tiêu cực đối với Beria, ông đồng ý với tôi.
Với ý nghĩ như thế, tôi đứng cạnh thi hài Stalin. Trước đây tôi đã kể về hoạt động của chúng tôi sau khi Stalin chết và về việc bắt Beria và tôi không bây giờ không lặp lại nữa. Nhưng sau khi bắt Beria và điều tra thì khám phá được những thôi thúc bí mật che dấu chúng tôi, những thôi thúc này trước đây đẻ ra sự lạm quyền lớn biết nhường nào dẫn đến cái chết của nhiều người lương thiện. Đối với tôi, nói riêng, ấn tượng mạnh nhất là cái chết Kedrov, cha của viện sỹ triết học Kedrov. Cá nhân tôi không biết Kedrov cha. Ông là một chính khách lớn, một trong những nhà lãnh đạo bộ đội Liên Xô ở miền Bắc, trong những năm nội chiến ông là người tổ chức phòng thủ chống bọn can thiệp ở đó. Và tôi có nhu cầu phải vén bức rèm để biết, dù cuộc điều tra đang làm, tại sao xảy ra các vụ bắt bớ, tất cả bao nhiêu người bắt, tài liệu gốc về việc bắt giam và điều tra về các vụ bắt giam này như thế nào? Tôi đặt vấn đề này tại cuộc họp Đoàn chủ tịch BCHTƯ và đề nghị được phân xử rõ ràng. Các vấn đề này đặc biệt làm tôi lo lắng vì rằng chúng tôi cũng bắt đầu nghĩ về tiến hành Đại hội 20.
Tất nhiên chúng tôi cùng Vorosilov, Molotov, Kaganovich không bỏ cuộc đấu tranh để mở toang những thôi thúc bí mật. Tôi còn nhớ chính xác quan điểm của Mikoian. Hình như, Mikoian không tích cực, nhưng không cản trở quá trình phanh phui sự bất công. Tóm lại, dần dần tất cả đều đồng ý rằng cần phải tiến hành phanh phui vụ việc. Một Uỷ ban điều tra được thành lập, đứng đầu là Pospelov.
Trước đó, tôi mời Viện trưởng Viện Kiểm sát Liên Xô Rudenko (là Viện trưởng Viện kiểm sát đã xem xét nhiều và kiểm tra các tài liệu này) và hỏi ông:
- Đồng chí Rudenko, theo những bản án công khai thập niên 30 những điều buộc tội là căn cứ, thì mang chúng trình cho Bukharinу, Rykov, Syrsov, Lominadze, Krestinski và những người khác, trong BCH TƯ, các uỷ viên Ban tổ chức và Bộ chính trị? Có bao nhiêu những tài liệu có căn cứ?
Rudenko nói rằng từ quan điểm chuẩn mực luật pháp thì chẳng có một số liệu nào cả để buộc tội những người này. Tất cả chỉ dựa trên những lời thú nhận có tính cá nhân, mà những lời thú nhận đó có được bằng cách đánh đập và hành hạ người ta về tinh thần và thể xác, cho nên không thể là cơ sở để kết án người ta.
Khi đó đặt trước tôi một vấn đề: điều này có thể xảy ra không? Mọi người biết về vai trò của Stalin, cá nhân ông, quá trình hoạt động cách mạng của ông, công lao của ông trước đất nước và những phẩm chất mà Đảng ghi nhận. Ông có đầy đủ cơ sở để có vai trò đặc biệt, vì rằng ông thực tế đã tách khỏi những người gần mình và biết tổ chức công việc, và thông minh. Ông quả là đứng cao hơn người khác. Và thậm chí bây giờ, dù tôi không khoan nhượng những phương pháp hành động của ông, sự lạm quyền của ông, tôi cũng phải thừa nhận điều này. Tuy nhiên, nếu như bây giờ, chẳng hạn, ông vẫn còn sống và tiến hành bỏ phiếu về vấn đề trách nhiệm của ông vì hành vi ấy, thì tôi vẫn có quân điểm là phải xử ông. Nhưng cần phải đánh giá ông. Con người này không đơn giản đến với chúng tôi bằng gươm và chiếm được trái tim khối óc chúng tôi. Không, ông trong cuộc sống ông thể hiện sự lấn át của mình, tài năng lãnh đạo đất nước, kỹ năng cai trị mọi người, cho họ những phẩn cách vững chắc, cần thiết cho người lãnh đạo ở quy mô lớn.
Tất cả những gì liên quan tới cá nhân của Stalin, có cái xấu, cái tốt, cái đúng, và dã man, không để hết vào đâu. Phải xem xét tất cả các mặt của con người phức tạp này. Tôi nói nhiều ở đây phía tối đơn giản vì rằng mặt tâng bốc ông là quá đủ rồi. Điều chủ yếu - có những kết luận cần thiết và để những sự việc tương tự không lặp lại trong tương lai. Ở đây bao gồm tất cả các thư của tôi. Bất cứ việc nghiên cứu nào về quá khứ cần phải phục vụ cho hiện tại và tương lai.
Mở rộng một hướng song song. Những người lứa tuổi tôi nhớ lại việc ca tụng Stalin dần dần tăng lên, và mọi người đều biết sự tụng ca này được rót hết cỡ. Stalin thông minh! Stalin thiên tài! Tôi cũng chưa nói về những từ văn vẻ khác: nào là bố để nhân dân, và vân vân. Tất cả điều này hiện nay vang lên tại Trung Quốc người ta nói và viết về Mao. Tôi xem phim Trung Quốc. Tôi thấy chúng không hiếm trên TV. Tất cả các buổi tiếp khách được Mao nhân bản từ Stalin. Hãy mở mắt và nghe những lời phát biểu của người Trung Quốc về Mao Trạch Đông. Nếu thay thế “Mao” bằng “Stalin”, thì nhận được quá khứ. Đúng là những “màn kịch” tương xứng đã từng được tổ chức ở chúng ta. Tôi xem đó là hiện diện tính nhu nhược của Stalin. Nhưng, hình như sự việc không những chỉ ở tính nhu nhược. Hình như những người này, Stalin và Mao Trạch Đông, trong vấn đề này về nguyên tắc rất giống nhau. Họ coi điều này là cần thiết để giữ uy tín của họ được trên cao và không những bắt mọi người chịu mình, mà còn bắt họ phải sợ hãi.
Và dù sao chăng nữa có vấn đề: Vì sao điều này lại xảy ra? Nhiều người mà tôi tiếp xúc, hỏi:
- Tai sao Stalin, một người thông minh, có thể làm thế?
Tôi không ít lần, khi quay lại vấn đề này, tìm câu trả lời cho mình. Và tôi có câu câu trả lời duy nhất, tôi nghĩ rằng ông đúng. Để hiểu căn nguyên sự lạm quyền, giết người sai trái, tính tàn bạo của Stalin, phải quay về chúc thư của Lenin. Lenin, khi ông viết chúc thư, rõ ràng đã thấy trước, Stalin có thể đưa Đảng đến điều đó, nếu Stalin còn nằm trong ban lãnh đạo sẽ chiếm chức vụ Tổng Bí thư BCHTƯ. Lenin viết rằng phải loại bỏ Stalin khỏi chức vụ này, mặc dù Stalin cũng có những phẩm chất để làm lãnh đạo. Nhưng ông thô lỗ và có khả năng lạm dụng quyền lực, vì thế ông không thể giữ được. Lenin đề nghị thay thế Stalin bằng một người chan hoà hơn, biết lắng nghe hơn, kiên nhẫn hơn đối với đồng chí trong Đảng và không lạm dụng chức vụ cao của mình. Tôi cho rằng đây là nhận xét chính xác. Cuộc sống đã hoàn toàn xác nhận tư tưởng của Lenin. BCHTƯ Đảng không đi theo lời Lenin, không rút ra những kết luận thích hợp và bị thất bại. Không những BCHTƯ, mà toàn Đảng đã vị Stalin lạm quyền trừng phạt, giết Đảng viên và cốt cán ngoài Đảng. Trong những hoạt động này của Stalin, thấy được một con người bệnh hoạn. Đã xảy ra thảm hoạ với Đảng và tất cả nhân dân chúng tôi.
Tài liệu của Uỷ ban Pospelov mà chúng tôi lập trước ngưỡng cửa Đại hội 20 ĐCSLX, đối với nhiều người trong chúng ta là hoàn toàn bất ngờ. Tôi nói về ban thân tôi, ở mức độ nào đấy và về Malenkov, Bulganin, Pervukhin, Saburov, và các đồng chí khác. Đồng thời tôi xem rằng Mikoian trong thâm tâm phải rất sẵn sàng có thể bóc trần các sự thật dạng này được soi sáng trong thư của Pospelov. Tôi không cả quyết Mikoian biết tất cả! Dù sao chăng nữa thời gian dài Mikoian gần Stalin hơn tất cả chúng ta, và nhiều người làm việc với ông, được ông tin và được ông kính trọng, cũng đã bị giết. Anastas Ivanovich là người thông minh sắc sảo, biết cách thông báo sự thật, tôi nghĩ rằng nếu ông không biết tất cả, thì tôi dự đoán cho rằng vẫn còn ít chứng cớ về các vụ bắt bớ giam cầm và đặc biệt là các vụ hành quyết, được tiến hành trong thời gian Stalin cầm quyền. Tôi có cơ sở nghĩ như vậy, nói riêng, cuộc mạn đàm của tôi với Anastas Ivanovich, khi ông kể cho tôi nghe về buổi nói chuyện của ông với Ordzonikidze ngay đêm hôm trước cái chết của ông ta.
Khi đó tôi là uỷ viên Ban lễ tang Sergo, Chủ tịch Ban lễ tang là Avel Safronovich Enukidze giải thích rằng Sergo chết đột ngột do vỡ tim. Tất nhiên ông giải thích rằng Stalin ra lệnh như thế. Sau này, có lần tôi ở văn phòng của Stalin và hoàn toàn ngẫu nhiên khen ngợi Sergo. Điều này gây ra một ấn tượng xấu, không ai phản đối tôi, nhưng tất cả lặng thinh, im lặng một lúc. Sau đó Malenkov giải thích cho tôi rằng Sergo bị bắn. Tất nhiên khi Sergo chết, Malenkov cũng không biết gì cả về điều này, bởi vì khi đó ông còn chưa gần Stalin bằng tôi. Nhưng trong thời gian chiến tranh vệ quốc ông biết về điều này trong một lần nói chuyện ngẫu nhiên ở Stalin. Sau khi Stalin chết, Mikoian cũng kể rằng Ordzonikidze bị bắn hôm chủ nhật, nhưng đêm thứ bẩy, họ còn đi bộ quanh Kreml và nói chuyện. Trong cuộc hội đàm ấy, Sergo nhận xét rằng không thể tiếp tục sống: chiến đấu với Stalin thì ông không thể, mà chịu đựng thì ông đã làm, không còn sức.
Vì sao chúng tôi xây dựng Uỷ ban của Pospelov? Tôi lập luận như thế này: chúng tôi đang chuẩn bị Đại hội Đảng, Đại hội Đảng đầu tiên sau khi Stalin chết. Tại Đại hội này chúng tôi cần phải nhận trách nhiệm về lãnh đạo Đảng và đất nước. Để làm việc này phải biết chính xác cái gì được làm trước đây và bằng cái gì mà Stalin đưa ra những quyết định về vấn đề này khác. Đặc biệt điều này can hệ tớ những người bị bắt. Vấn đề đặt ra là: họ bị tù vì cái gì? Và cái gì tiếp theo đến với họ? Khi đó trong các trại cải tạo có đến hàng triệu người. Đấy là con số 3 năm sau khi Stalin chết. Trong năm này chúng tôi không thể cắt đứt với quá khứ, không thể có đủ lòng dũng cảm, tìm thấy nhu cầu nội tại hé mở bức màn che và nhìn vào cái gì đằng sau bức bình phong? Cái gì ẩn sau bức màn này, cái gì xảy ra dưới thời Stalinе? Điều này nghĩa là các vụ bắt bớ vô tận, xét xử, độc đoán, bắn giết? Chúng tôi cảm thấy ngượng bởi hoạt động của mình dưới sự lãnh đạo của Stalin và mà vẫn chưa thoát khỏi áp lực này sau khi ông chết, mặc dù cũng không thể hình dung rằng các xử bắn lại có thể tỏ ra là vô căn, nói theo ngôn ngữ luật, tội ác chồng chất. Nhưng chính là như thế!
Stalin đã thực hiện những tội ác hình sự, loại tội ác này bị trừng phạt tại bất cứ quốc gia, trừ những quốc gia chẳng có luật pháp nào cả. Tình hình có hai mặt: Stalin chết, chúng tôi chôn cất ông, còn những người vô tội vẫn đi đày trong các trại tập trung... Tiếp theo, mọi lại trở lại bình thường? Tiếp tục chính sách cũ và tất cả những gì được làm dưới thời Stalinе, lại được hoan nghênh? Thậm chí các vụ bắt bớ không đúng và hành quyết? Những người đã bị giết với cái mác “kẻ thù nhân dân”, không ai nghĩ đến minh oan.
Tôi cho rằng Molotov, Vorosilov và Kaganovich là nguồn thông tin lớn nhất về quy mô thực và nguyên nhân các vụ đàn áp dưới thời Stalin. Tôi cho rằng Stalin trao đổi ý kiến với họ về con số này. Mặc dù Kaganovich, có lẽ, chưa biết hết cặn kẽ tất cả. Chưa gì Stalin chia sẻ với ông một cách cởi mở. Nịnh bợ đến như thế, là Kaganovich, ông có thể phanh thây cha đẻ của mình nếu như Stalin chỉ trong nháy mắt nói là điều này là cần thiết cho lợi ích của sự nghiệp Stalin. Stalin cũng không cần lôi kéo Kaganovich: chính con người này hơn ai hết gào to lên rằng cần phải làm ở đâu, không cần phải làm ở đâu, bò rách đầu gối quỵ luỵ trước Stalin, bằng cách bắt người bên phải bên trái và vạch mặt “kẻ thù”.
Khi ông vào Dân uỷ, thì triển khai ngay ở đó một lực lượng đầy đủ.
Sau một cơn điên dài săn lùng “kẻ thù nhân dân” chúng tôi cũng không thể quẳng được gánh nặng tinh thần của những những việc làm từ trước đó cho đến 1956, tất cả đã vẫn còn tin vào cái giả thiết mà Stalin dựng lên, rằng trong nước chúng tôi bị bao vây bởi “kẻ thù nhân dân” và phải chiến đấu với họ, bảo vệ cách mạng. Chúng tôi vẫn như trước đây nằm ở quan điểm nặng nề đấu tranh giai cấp, như là được dựa trên học thuyết và được Stalin thực thi. Nhưng khi chúng tôi đi đến quyết định thành lập Uỷ ban kiểm tra và Uỷ ban này cung cấp những tài liệu của mình, những tài liệu này đã được làm một cách bí mật. Sau đó, tại Đại hội 20, báo cáo của tôi được lãnh đạo theo tài liệu của Uỷ ban này. Bản báo cáo được copy gửi cho toàn bộ các cơ sở Đảng và thi hành những biện pháp, để các tài liệu sau khi đọc xong được thu hồi về.
Chúng tôi phân phát chúng cho các ĐCS anh em để biết. Trong số này, có Đảng công nhân thống nhất Ba Lan. Ở Ba Lan đúng lúc đó người lãnh đạo đảng là Berut chết. Sau khi ông chết, ở Ba Lan nổi lên một làn sóng, và tài liệu nói trên rơi vào tay những người Ba Lan không thích Liên Xô. Họ sử dụng tài liệu này vào mục đích của mình và nhân bản nó. Người ta thậm chí nói với tôi rằng những người Ba Lan đã bán rẻ những tài liệu này. Báo cáo của Khrusev, làm trong phiên họp kín Đại hội 20 ĐCSLX, được đánh giá là không đắt. Đơn giản người ta có thể mua nó ở chợ trời, kể cả những người từ khắp các nước trên thế giới. Như thế tài liệu này đã được lưu hành. Tôi nhớ, các nhà báo phỏng vấn tôi rằng tôi có thể nói theo lý do này được không? Tôi trả lời tôi không biết những tài liệu như thế và cứ để tình báo Mỹ trả lời vấn đề này. Nhưng tôi phải trả lời thế nào, nếu phải nói ra bí mật?
Như vậy, chúng tôi sát Đại hội thường kỳ của Đảng. Tôi từ chối báo cáo tổng kết và cho rằng lần này chúng tôi làm lãnh đạo tập thể, nên báo cáo tổng kết không nhất thiết là bí thư BCHTƯ phải làm. Vì thế tại phiên họp thường kỳ Đoàn chủ tịch BCHTƯ tôi đề nghị quyết định ai sẽ làm báo cáo tổng kết. Tất cả mọi người, trong số này có cả Molotov (ông là người nhiều tuổi nhất trong số chúng tôi và có nhiều cơ sở hợp với vai trò người báo cáo), đồng thanh cử tôi làm báo cáo. Hình như về theo suy nghĩ hình thức, thì thường Bí thứ thứ nhất BCHTƯ đóng vai trò báo cáo tổng kết. Nếu để người khác báo cáo, thì có thể gây ra phức tạp. Sau khi Stalin chết trong số chúng tôi không có ai được coi là người lãnh đạo sáng giá. Có nhiều người cũng muốn đứng lên phất cờ, nhưng chưa có một người nào vượt trội cả. Vì thế người ta trao việc làm báo cáo cho tôi. Nhưng khi ấy một số người, trong số này có Vorosilov và Kaganovich, phản đối việc nói ra trên Đại hội điều gì đấy về sự đàn áp phi pháp dưới thời Stalin.
Tôi chuẩn bị báo cáo. Bản báo cáo tổng kết được thảo luận tại Plenum BCHTƯ và được tán thành. Bản báo cáo là thành quả của sáng tạo tập thể, tập hợp các sức lực của BCHTƯ, của các viện nghiên cứu khoa học và một loạt các cơ quan khác, và cả những nhân vật cuốn hút vào việc hình thành báo cáo tổng kết. Đại hội khai mạc. Báo cáo đã sẵn sàng. Triển khai các tranh luận. Đại hội tiến hành tốt đẹp. đối với chúng tôi, tất nhiên, là một thử thách. Đại hội sẽ ra sao sau khi Stalin chết? Nhưng tất cả các phát biểu đều hoan nghênh đường lối BCHTƯ, không cảm thấy một sự đối lập nào cả, không thấy những dấu hiệu của cơn bão tố nào cả. Tôi cũng luôn lo lắng, dù rằng Đại hội tiến hành trôi chảy, báo cáo được hoan nghênh. Tuy nhiên tôi cũng chưa bằng lòng. Một ý nghĩ dày vò tôi:
- Rồi Đại hội bế mạc, sẽ phải ra, và đây là hình thức thôi. Nhưng cái gì tiếp? Trong lương tri chúng tôi vẫn đọng lại hàng trăm người bị giết oan, kể cả hai phần ba uỷ viên BCHTƯ được bầu tại Đại hội 17. Ít ai còn nguyên vẹn, hầu như tất cả các cốt cán chẳng đã bị bắn hoặc bị đàn áp. Hiếm có ai gặp may để còn sống. Làm gì bây giờ?
Tài liệu của Uỷ ban của Pospelov nhói óc tôi. Cuối cùng tôi thu hết sức lực và trong một lần nghỉ giải lao, trong gian phòng Đoàn chủ tịch BCHTƯ chỉ có một số uỷ viên, lại đặt vấn đề:
- Thưa đồng chí, tài liệu của Pospelov ra sao đây? Làm gì với những người bị bắt và bị giết từ quá khứ? Đại hội bế mạc, và chúng tôi ra về, mà không nói được lời của mình? Chính vì chúng tôi cũng biết rằng những người bị sự đàn áp là oan uổng, không phải là “kẻ thù nhân dân”.
Đây là những người lương thiện, trung thành với Đảng, cách mạng, sự nghiệp Lenin xây dựng CNXH ở Liên Xô. Họ sẽ từ nơi bị đầy ải trở về. Chúng tôi đâm ra không giữ họ ở chỗ đó nữa Phải nghĩ xem làm thế nào để họ quay về một cách danh dự.
Chúng tôi trước đó vẫn chưa thông qua quyết định xem xét việc này và việc thả những người bị kết tội oan về nhà.
Ngay khi tôi nói xong, mọi người lập tức quẳng vào mặt tôi. Đặc biệt Vorosilov:
- Anh làm gì thế? Chẳng lẽ thế này ư? Chẳng có lẽ có thể nói hết điều này tại Đại hội? Điều này làm hỏng uy tín của Đảng ta, đất nước ta như thế nào? Anh phải giữ bí mật về điều này chứ. Và khi đó người ta sẽ khiếu kiện chúng tôi. Chúng tôi sẽ nói gì về vai trò cá nhân của chúng tôi?
Cả Kaganovich rất bực tức, và cùng một quan điểm như thế. Đó là quan điểm không có tính Đảng sâu sắc mà là ích kỷ. Đây là sự phủi trách nhiệm và nếu tội các còn sờ sờ ra đó thì phải ỉm đi, che giấu đi.
Tôi nói với họ:
- Điều này là không thể, thậm chí nếu lập luận từ quan điểm của các ông. Không thể ỉm đi được. Người ta phải ra khỏi nhà tù, về nơi chôn rau cắt rốn, kể lại cho họ hàng, người thân và bạn bè, đồng chí, cho toàn quốc và toàn Đảng, biết rằng những người vẫn còn sống từng bị đàn áp oan uổng. Những người ngồi tù 15 năm, có ai đó còn bị hơn nhiều, hoàn toàn chưa là gì. Tất cả những điều buộc tội họ chỉ là chuyện bịa đặt. Không thể im được. Sau đó tôi đề nghị suy nghĩ: tiến hành Đại hội đầu tiên sau khi Stalin chết. Tôi cho rằng chính trên Đại hội chúng tôi cần thành tâm nói hết tất cả sự thật về đời sống và hoạt động của Đảng và của BCHTƯ trong thời gian tổng kết. Chúng tôi bây giờ tổng kết từ thời kỳ sau khi Stalin chết, nhưng các uỷ viên BCHTƯ phải nói như thế nào trong thời kỳ Stalin. Chúng tôi đã lãnh đạo đất nước cùng với Stalin. Khi Đảng biết sự thật từ những người bị kết tội oan trước đây, họ nói với chúng tôi: Hãy cho biết điều này là như thế nào? Đại hội 20 họp, và ở đó người ta chẳng kể cho chúng ta cả. Và chúng tôi không có khả năng trả lời. Chả lẽ nói rằng chúng tôi không biết gì hết, sé là lừa dối: chính là chúng bây giờ biết tất cả sự thật, về sự đàn áp vô căn cứ, sự chuyên quyền của Stalin.
Những phản ứng quật lại cũng rất mãnh liệt. Vorosilov và Kaganovich lặp lại bất tận:
- Người ta buộc chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Đảng có quyền buộc chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi ở trong ban lãnh đạo, và nếu chúng tôi không biết tất cả sự thật, đấy là tai hoạ của chúng tôi, nhưng chúng tôi chịu trách nhiệm tất cả.
Tôi nói với họ:
- Nếu xem xét Đảng ta những một Đảng dựa trên tập trung dân chủ, thì chúng ta, những người những người lãnh đạo Đảng, không có quyền không biết. Tôi, và nhiều người khác nằm trong tình thế là, tất nhiên, không biết nhiều, vì rằng được đặt trong một chế độ, lúc đó anh chỉ biết người ta giao cho anh cái gì, còn những cái khác anh không được nói, và đừng thọc mũi tiếp điều này. Chúng tôi không chọc mũi. Nhưng không phải tất cả ở trong tình thế như vậy. Một số trong chúng ta biết, một số thậm chí chấp nhận tham gia giải quyết vấn đề này. Vì thế ở đây mức độ trách nhiệm cũng khác nhau. Cá nhân tôi sẵn sàng là uỷ viên BCHTƯ Đảng từ Đại hội 17 và uỷ viên Bộ chính trị từ Đại hội 18 chịu phần trách nhiệm của mình, nếu Đảng thấy cần phải truy cứu trách nhiệm của ai lãnh đạo trong thời Stalin, khi sự chuyên quyền hoành hành.
Họ là không đồng ý với tôi. Họ phản đối:
- Anh biết cái gì sẽ xảy ra không?
Lời đối đáp Vorosilov và Molotov đặc biệt the thé. Vorosilov chứng minh rằng nói chung không cần làm điều này:
- Hừ, ai hỏi chúng ta cơ chứ? - ông lặp lại.
Tôi hỏi lại:
- Những tội ác có không? Chính chúng ta chứ không đợi ai khác, phải nói rằng có. Khi nào người ta hỏi chúng ta, thì mới bắt đầu phán xét. Tôi không muốn điều này và tôi không chịu trách nhiệm như thế.
Nhưng chẳng thể nào thống nhất ý kiến được, và tôi đã thấy rằng không đạt được đúng quyết định từ các uỷ viên. Trong Đoàn chủ tịch của Đại hội chúng tôi chưa đặt vấn đề này, chừng nào thoả thuận được nội bộ Đoàn chủ tịch BCHTƯ. Lúc đó tôi đưa một đề nghị như sau:
- Đại hội Đảng cứ họp. Kỷ luật nội bộ Đảng cần có sự nhất quán của lãnh đạo trong các uỷ viên BCHTƯ và uỷ viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ, sẽ không tác dụng trong thời gian Đại hội, bởi vì Đại hội có ý nghĩa cao nhất. Bây giờ mỗi uỷ viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ và uỷ viên BCHTƯ, trong số này và tôi phải làm báo cáo tổng kết, từng người có quyền phát biểu tại Đại hội và trình bày quan điểm của mình, thậm chí nếu quan điểm này không phù hợp với quan điểm báo cáo.
Tôi không nói rằng tôi sẽ thông báo về tài liệu của Uỷ ban điều tra. Nhưng, hình như có ai phản đối, cho rằng tôi có thể phát biểu và trình bày quan điểm của tôi động chạm đến việc bắt bớ, bắn giết. Bây giờ tôi không nhớ sau đó những ai ủng hộ ủng hộ tôi. Tôi nghĩ rằng đây là Bulganin, Pervukhin và Saburov. Tôi không chắc lắm, nhưng tôi nghĩ rằng, có thể, Malenkov cũng ủng hộ tôi. Ông là bí thư BCHTƯ phụ trách nhân sự, vai trò của ông trong việc này là khá tích cực. Ông, nói riêng, cũng giúp đỡ Stalin điều động cất nhắc cán bộ, rồi sau đó tiêu diệt họ. Tôi không dám chắc cá nhân ông khởi xướng đàn áp. Chưa chắc. Nhưng tại những vùng, khu vực, mà Stalin cử Malenkov đến đó để chỉnh đốn hàng ngũ, thì hàng nghìn người bị đàn áp và nhiều người trong số này bị xử tử. Tuy nhiên Malenkov có thể bây giờ ủng hộ tôi.
Có ai đấy nảy ra sáng kiến:
- Vấn đề đặt ra thế này, hình như tốt hơn là làm thêm một bản báo cáo.
Lúc ấy mọi người miễn cưỡng đồng ý. Tôi nói với họ:
- Thậm chí ở những ai thực hiện những tội ác, lần này đến lúc họ có thể thú nhận, và họ cũng được khoan hồng, không phải biện minh. Nếu thậm chí từ quan điểm xem xét vấn đề báo cáo sự lạm quyền mà Stalin thực hiện, thì có thể làm được ngay bây giờ, tại Đại hội 20. Để đến Đại hội 21 thì sẽ muộn, nếu chúng ta còn kịp sống đến lúc đó và đòi hỏi những vấn đề trước đây thì chẳng cần nữa. Vì thế tốt nhất làm bản báo cáo thứ hai từ bây giờ.
Khi đó nảy sinh vấn đề ai phải làm báo cáo. Tôi đề nghị Pospelov, và lập luận đề nghị của mình là ở chỗ Pospelov nghiên cứu vấn đề này với tư cách Chủ tịch Uỷ ban và viết tài liệu để chúng tôi sử dụng nó. Vì thế ông không phải mất thời gian chuẩn bị: ông có thể chuyển các tài liệu này vào báo cáo và đọc nó tại Đại hội. Những người khác (tôi không nhớ là ai) phản đối và đề nghị là tôi làm luôn báo cáo này. Đối với tôi là bất tiện: vì trong báo cáo tổng kết tôi không nói một lời nào về điều này, còn sau đó tôi lại làm thêm báo cáo thứ hai? Và tôi từ chối. Nhưng họ phản đối tôi:
- Nếu bây giờ không phải là anh phát biểu, mà là Pospelov, cũng là một trong những bí thư BCHTƯ, thì phát sinh vấn đề: Vì sao Khrusev trong báo cáo tổng kết không nói tý gì về điều này, mà Pospelov lại phát biểu một vấn đề quan trọng để tranh luận? Không thể Khrusev không biết tài liệu của Pospelov hoặc không coi trọng sự cần thiết của vấn đề. Nghĩa là, về vấn đề này có sự bất đồng trong lãnh đạo? Mà Pospelov phát biểu chỉ với ý kiến riêng?
Luận cứ này cứ lằng nhằng mãi, cuối cùng tôi phải đồng ý. Quyết định rằng tôi sẽ phát biểu tài liệu của Uỷ ban cùng với báo cáo. Chúng tôi tổ chức phiên họp kín trong thời gian tranh luận về tổng kết của BCHTƯ, ở đó tôi cũng làm bản báo cáo thứ hai.
Đại hội nghe tôi một cách im lặng. Như người ta nói có thể nghe được tiếng ruồi bay. Mọi người đều quá bất ngờ. Cần, tất nhiên, biết rằng các đại biểu đã sửng sốt về những câu chuyện về sự độc ác được thực hiện đối với những người từng có công lao, những bolsevich lão thành và những người trẻ. Bao nhiêu người lương thiện từng được điều động đến khác nhau của đất nước đã bị giết! Đây là một thảm khốc cho Đảng và cho các đại biểu tham dự Đại hội. Báo cáo tại Đại hội 20 ĐCSLX về sự lạm quyền của Stalin đã ra đời như thế.
Tôi xem rằng vấn đề được đưa ra hoàn toàn đúng lúc và kịp thời. Không những không hối hận, những một số người nghĩ, mà còn thoải mái trong lòng rằng đã chộp đứng thời điểm và đã cố làm để bản báo cáo này được làm. Tất cả việc này có thể đưa đến hướng khác, mọi người còn bị sốc là còn nhiều người cũng bị giam cầm nhe trước đây trong các nhà tù và trại cải tạo. Năm 1953 chúng tôi đã có giả thiết về vai trò Beria dường như, Beria hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lạm quyền thực hiện thời Stalinе. Điều này cũng gây sốc. Chúng khi đó tôi không cách nào gột khỏi ý nghĩ Stalin - người bạn của mọi người, bố đẻ nhân dân, thiên tài và vân vân... Không thể ngay lập tức hình dung rằng Stalin - kẻ sát nhân và tên hung đồ. Vì thế sau bản án cho Beria chúng tôi lại luẩn quẩn trong giả thiết mà chúng tôi xây dựng nên có lợi minh oan cho Stalin: Ông Trời không có lỗi, mà lỗi ở kẻ nịnh bợ, kẻ báo cáo sai cho Trời, vì vậy Trời mới giáng mưa đá, sấm sét và các tai hoạ khác. Nhân dân bị khổ sở không phải vì Trời muốn thế, mà do tên nịnh nọt Nicolai, Ilia Prosok, Beria và vân vân... Và bây giờ có lần có người đặt câu hỏi:
- Liệu có cần phải kể về Stalin không?
Đây hoàn toàn không phải là những người đồng phạm của Stalin trong tội ác, mà thực chất họ là những người quen thói sợ Stalin, và bây giờ họ khó xử. Thông thường các vị lão thành đặt các vấn đề như thế. Họ đã sống với quá khứ, họ khó từ bỏ nổi những hiểu biết trước đây và luận cứ của thời Stalin. Đây cũng một trong những khuyết điểm giáo dục Đảng viên. Tất cả các phương pháp giáo dục trong Đảng, Stalin làm nó thích ứng với mình, với hoạt động của mình: sự tuân lệnh không bàn cãi, sự tín nhiệm tuyệt đối. Trong thời gian chiến tranh có chết chóc mà không nghi ngờ, tất nhiên, nhưng sau này luôn luôn quay ngoắt theo hướng ngược lại, vì rằng một người tin anh mà không bàn luận, khi biết, sự tín nhiệm của anh ta bị lừa, họ sẽ là kẻ thù của anh. Điều này rất nguy hiểm. Tôi luôn luôn đã đứng, hơn nữa bây giờ tôi đang đứng vì sự thật, vì sự đúng đắn tuyệt đối trước Đảng, Đoàn thanh niên và tất cả nhân dân. Có một kết luận là chỉ có nguồn gốc bất tận sức mạnh của Đảng mới có thể chiếm được sự tín nhiệm nhân dân. Người ta biết rằng Đảng đã lừa quần chúng đông đảo, Đảng đến đường cùng.
Bây giờ tôi thường nghe đài. Radio - đó là người bạn đồng hành của tôi trong thời gian dạo chơi. Từ radio tôi nhận cả thông tin, cả sự thoả mãn. Tôi yêu âm nhạc, yêu dân ca. Nhạc hiện đại cũng làm tôi thích. Nhưng, tôi cảm thấy, hình như con người độ tôi có xu hướng sống lại tời trai trẻ. Đặc biệt trong tâm trạng tốt, tôi vừa đi bộ, nghe giọng hát của Ludmina Zykina, ca sĩ mà tôi yêu thích, và nghe cả những buổi truyền khác. Các buổi truyền thanh rất nhiều, đa phần là tốt, nhưng cũng gặp cả những những chuyện nhảm nhí, chỉ có làm bẩn chương trình phát sóng thôi.
Một lần tôi nghe đọc một trong các chương cuối tiểu thuyết “Họ chiến đấu vì tổ quốc” của Solokhov. Mikhail Aleksandrоvich tin bởi sự sáng tác của mình: chuyện thời Stalin lạm quyền, ông trấn áp những cán bộ lương thiện, được Lenin giáo dục, Solokhov tả về cuộc nói chuyện của hai ông đánh cá. Họ ngồi và chuyện trò. Người này hỏi người kia:
- Nên hiểu đồng chí của Stalin như thế nào nhỉ? Người ta nói rằng ông bỏ sót. Nhưng bao nhiêu người bị tội, bao nhiêu người bị hành quyết! Có thể Stalin phạm vào điều này không?
- Đúng, khó hiểu - người kia trả lời.
Lúc đó người đầu tiên lại hỏi:
- Thế không phải Beria chính là người có lỗi à? Chính ông báo cáo tất cả cho Stalin?
Và câu trả lời:
- Đúng, tất cả là do Beria.
Mikhail Aleksandrоvich - một người thông minh và nhà văn giỏi. Sự thật việc ông lại bám vào cách hiểu biết tương tự theo truyền thống của chẳng và nhân dân, trong khi bao nhiêu người chết bởi tay Stalin, tất nhiên, không tô hồng cho ông. Lúc ấy cốt lõi là thế này: Beria không dựng Ezov, mà từ trước đây, dựng Yagoda. Tất cả bọn họ tiếp theo chân nhau vào màn kịch. Một “nhân vật”, được Stalin dựng lên, sẽ được thay thế bằng nhân vật khác, và đây cũng là logic đối với Stalin. Stalin dùng tay người khác để giết những người lương thiện và ông biết rằng họ là những người trong sạch trước nhân dân và trước Đảng. Những người chết chỉ vì rằng ông ông sợ họ và không tin họ. Sau đó, phải dần dần loại bỏ một đồ tể và thay bằng một đồ thứ hai. Cứ như thế ba thê đội tiễu phạt: trước tiên Yagoda, sau đó Ezov, sau đó Beria.
Đến Beria, thì điều này chấm dứt. Nói đúng ra, không phải chính Beria, mà do cái chết của Stalin. Beria đứng trước toà án nhân dân như một tội phạm. Nhưng khi đó chúng tôi vẫn còn lẩn quẩn về cái chết Stalin, thậm chí khi mọi người biết rõ nhiều sau phiên toà xử Beria, vẫn còn đưa cho Đảng và nhân dân những lời giải thích không đúng, tất cả đổ bớt sang đầu Beria. Đối với chúng tôi, Beria tỏ là tiện lợi cho hình ảnh này. Chúng ta đã làm tất cả để bào chữa cho Stalin, dù chúng ta che chở được tên tội phạm, tên giết người, vì chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi sự ngưỡng mộ Stalin.
Lần đầu tiên tôi thực sự cảm thấy sự dối trá, khi tôi đến Nam Tư và hội đàm và Tito và đồng chí khác. Khi chúng tôi đụng chạm vấn đề này và đổ cho Beria, họ cười và đáp lại một cách nhạo báng. Điều này làm chúng tôi ức, và chúng tôi, để bảo vệ Stalin, đã cãi nhau rất to, thậm chí suýt đến đổ vỡ to. Sau đó tôi công khai phát biểu bảo vệ Stalin và chống Nam Tư. Bây giờ tất cả rõ ràng là không đúng, lúc ấy tôi ở quan điểm của một người chưa nhận thức được cần vạch mặt đến cùng những tội ác của Stalin, sao cho các phương pháp hành xử tương tự không bao giờ có thể quay về Đảng ta nữa. Người, quả là muốn thiết lập kỷ luật của Lenin trong Đảng ta, mình không phải kỷ luật của Stalin, phải làm hết sức lực để phanh phui Stalin và sự kết án các phương pháp Stalin. Cần phải minh oan những người lương thiện trong số những người chưa được minh oan, và phanh phui những sự phi pháp được tạo ra trước đây, để thậm chí bóng ma của những phương pháp như thế không thể đội mồ sống lại.
Tôi sửng sốt bởi một số tướng lĩnh lớn quân đội trong hồi lý của mình muốn minh oan cho Stalin và cho ông là người cha nhân dân, đã chứng minh rằng nếu không có ông thì chúng tôi không chiến thắng và rơi vào ách phát xít. Đây là lý luận ngu ngốc, mù quáng. Ngay bây giờ, khi không có Stalin, chúng tôi vẫn bị rơi vào ảnh hưởng của Đức, Anh, Mỹ hay sao? Không, không bao giờ. Nhân dân đưa ra những người lãnh đạo mới và có khả năng bảo vệ mình như từng có trong quá khứ. Sự phi lý của những bàn luận như thế không cần thiết trong những bằng chứng riêng.
Tôi nhớ, tại một hội nghị, một chỉ huy quân sự, nhân ca ngợi Stalin, cũng tôn vinh cả Bliukher. Những người khác, tuy ca ngợi Stalin, cũng tôn vinh Tukhachevski. Đồng chí, phải ăn nói có trước có sau! Không thể đặt kẻ giết người và nạn nhân lên một bệ. Bliukher là ai? Anh hùng nội chiến, có bẩm sinh quân sự, thợ nguội, nằm trong hàng ngũ tướng lĩnh lớn. Ông đã nhận huân chương Cờ Đỏ №1. Bliukher là số một. Sau đó, là một trong số những chỉ huy quân sự tốt nhất của Liên Xô được cử sang Trung Quốc làm cố vấn quân sự cho Tôn Trung Sơn. Và bỗng nhiên ông bị bắn! Không thể nói cùng một lúc về Stalin và Bliukher, mà lờ đi nguyên nhân cái chết Bliukher. Không thể nhắm mắt cho rằng chẳng ai nhìn thấy gì cả. Sự xấu xa tương tự có thể chỉ gây ra mất lòng tin.
Tôi có lần ở Bulgari, một trong những bài phát biểu tôi dẫn lời của Puskin, trong tác phẩm của ông có nói về cuộc nói chuyện giữa Mozart và Salere. Mozart không hề nghi ngờ rằng Salere chuẩn bị đầu độc mình, nói:
- Thiên tài và tội ác không thể là một.
Đúng vậy! Với Stalin cũng vậy. Không thể ghép thiên tài và sát nhân vào cùng một bộ mặt. Không thể gắn hàng nghìn nạn nhân với những kẻ sát nhân, mà không có sự giải thích về vụ việc Stalin. Không thể trên một bệ đặt hai bức tượng. Tội ác do Stalin gây ra!
Theo lối nghĩ như thế - có câu hỏi khác. Một số người tranh luận như thế này: điều này được làm không phải nhằm mục đích vụ lợi cá nhân, mà là lo cho dân. Thật mọi rợ! Lo cho dân, thế mà lại giết những đứa con tốt nhất của họ! Logic khá ngu đần. Sự thật, tìm những luận cứ để biện bạch cho kẻ giết người, luôn luôn là phức tạp.
Trong báo cáo của tôi tại Đại hội 20, không nói gì iên quan tới những vụ án công khai thập niên 30, trong đó có mặt đại diện Đảng cộng sản anh em. Lúc đó người ta kết án Rykov, Bukharin, những lãnh tụ khác của nhân dân. Họ xứng đáng để được gọi là lãnh tụ. Chẳng hạn, Rykov. Sau khi Lenin qua đời, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Liên Xô, có công lao to trước Đảng, trước nhân dân và xứng đáng lãnh đạo Chính quyền xô viết. Nhưng người ta kết án và bắn ông. Còn Bukharin? Bukharin là trong những yêu quý Đảng. Thế hệ Đảng viên lão thành РĐCS(b) từng học theo cuốn sách của ông Khoa học Mác Lênnin. Bukharin nhiều năm là chủ bút báo Sự Thật. Lenin gọi ông thân mật là “Bukhric của chúng ta”. Hoặc Zinovev và Kamenov. Trong cách mạng tháng Mười 1917 họ có sai lầm. Điều này ai cũng biết, nhưng những cái khác cũng nên biết. Zinovev và Kamenov được Lenin đưa vào Bộ chính trị BCHTƯ Đảng và ngang hàng các vị lãnh đạo khác Khi Chính phủ xô viết chuyển về Moskva, Zinovev còn ở Petrograd. Ông được tin tưởng giao lãnh đạo cái nôi cách mạng và đã nâng ngọn cờ khởi nghĩa tháng Mười năm 1917. Kamenov được Moskva tin tưởng. Ông là, nói riêng, là Chủ tịch Mossoviet. Lenin vc quan hệ với ông sau những sai lầm người ta đã tha thứ cho ông.
Có lần tôi nghe đài nói là: Lenin trao một cái gì đó cho Lomov. Nhưng Lomov ở đâu nhỉ? Tôi biết rõ Lomov, không ít lần tiếp xúc với ông, khi làm việc tại Donbass, từ sau nội chiến. Lúc đó ông lãnh đạo khai thác than tại Donbass. Tôi thường có mặt tại các buổi họp của ông, hoặc ở Kharkov, nơi trụ sở chính của ông. Đó là một người rất được kính trọng trong Đảng с thâm niên bí mật trước cách mạng. Lomov đâu rồi? Ông bị bắn, không còn Lomov nữa. Tôi nói về Kedrovе, Tukhachevski, Egorov, Bliukher, và những người khác. Có thể lập một quyển sách dày thống kê chỉ những họ tên những tướng lĩnh, Các nhà lãnh đạo Đảng, Đoàn thanh niên, kinh tế, ngoại giao, khoa học. Tất cả đều là những người lương thiện. Họ là nạn nhân của Stalin, nạn nhân sự chuyên quyền.
Vấn đề những vụ án công khai thập niên 30 cũng cũng có hai mặt. Chúng tôi lại sợ nói đến tận cùng, mặc dù không gây ra nghi ngờ nào, rằng những người này không có tội, họ là nạn nhân sự chuyên quyền. Tại các vụ án xử công khai, có mặt những người lãnh đạo đảng anh em, mà chính họ sau này đã chứng minh tại nước họ đây là những bản án chính đáng. Chúng tôi không muốn làm mất uy tín về những tuyên bố của họ, và hoãn lại việc minh oan cho Bukharin, Zinovev, Rykov và những người khác đồng chí trong một thời hạn chưa định được. Tôi nghĩ rằng đúng là cần phải nói đến cùng. Cái kim trong bọc cũng phải lòi ra.! Thành công chủ yếu Đại hội 20 - là nó bắt đầu quá trình làm trong sạch Đảng và đưa Đảng trở lại chuẩn mực sinh hoạt, mà Lenin và những đứa con thân yêu nhất của đất nước đã làm vì nó.
Một phần những người bị kết án sai đã được tha, ngay khi Stalin chết. Beria khi đặt vấn đề này, điều chỉnh nó, đưa ra một đề nghị thích hợp, và chúng tôi đồng ý với ông. Nhưng té ra là những người được tha lại là tội phạm hình sự: giết người, trấn lột, bọn vô lại và đểu cáng. Khi bọn này quay về nơi ở cũ, thì tái diễn những cảnh trộm cắp, cướp giật và giết người. Nhân dân ca thán rằng người ta thả bọn trộm cắp và giết người và họ làm bẩn sự nghiệp của mình. Trước đó Beria bị vạch mặt và kết án. Vì thế chính chúng tôi phải đưa cho nhân dân những chỉ thị. Bản thân chúng tôi cũng thấy đây là việc làm không đúng, mặc dù thông qua đề nghị của Beria, nhưng quyết định lại do Chính phủ và BCHTƯ thông qua, như vậy tất cả chúng tôi chịu trách nhiệm về việc này. Bao nhiêu đối tượng này được thả, tôi khó nói được, tuy nhiên trong mọi trường hợp cũng là một đội quân lớn.
Những người bị kết án về chính trị và những người bị lưu đày vẫn còn nằm trong các nhà tù và các trại tập trung. Beria thậm chí đề nghị thông qua luật trao quyền cho Bộ nội vụ, nghĩa là Beria, có quyền xem xét là thả ai cho ai sau khi hết thời hạn trừng phạt. Như tôi đã kể, tôi đã thẳng cánh phản đối như thế nào, và mọi người ủng hộ tôi. Do đó, Beria rút đề nghị này. Số phận tất cả những người tù chính trị ra sao, khi Viện trưởng Viện Kiểm sát Rudenko trình tôi về sự vô tội của họ, tôi hỏi ông:
- Sao lại thế? Chính tôi đã nghe, họ thú nhận tội mình người ta buộc cho họ cơ mà.
Rudenko cười:
- Đó là nghệ thuật của người điều tra và người xử. Hình như những con người này bị dồn đến trạng thái, chỉ có một cách duy nhất để kết thúc sớm những đau khổ và nhục nhã - là tự thú nhận, bước sau đó là cái chết”.