Phần V (4)

    
on Ba vẫn không rời mắt nhìn hắn ta và thấp giọng bảo Tư Cầu:
- Em có đi được thì chắc chắn là anh ở trong này sẽ bị làm khó dễ gắt đa anh!
Tư Cầu hiểu ý hất hàm về phía tên chính trị viên rồi đáp:
- Ối chết chóc gì! Cái thằng đó chuyên môn đánh giặc miệng không thôi chớ đời nào nó dám chơi tay đôi với anh, và như vậy dầu cho nó muốn hại được anh thì cũng còn lâu, em cứ yên tâm đi đi, hổng có sao đâu mà sợ!
Con Ba thở ra:
- Thôi em cũng nghe theo lời anh. Lúc trước mặc dầu rất quý mến anh, không khi nào em nghĩ đến việc ăn đời ở kiếp với anh, nhưng sau kỳ này em muốn ở luôn dưới này với anh quá đỗi! (nói đến đây nó mỉm cười) Có lẽ em đã bắt đầu thấy mỏi mệt theo... tuổi rồi!
Tư Cầu giơ tay khoát hối cô ta đi. Con Ba đi được một bước bỗng ngừng lại thắc mắc hỏi thêm Tư Cầu:
- Nè anh, không biết từ đây đến ngoài lộ cái có ai canh giữ gì nữa không? Em sợ em mới ló mặt ra rồi bị anh em trong này bắt giữ lại thì kể.. cũng như không! Nếu vậy thà em ở đây và... có bề nào đi nữa thì cũng... yên thân xác hơn!
- Từ đây ra tới ngoài lộ vắng hoe không có ai canh gác đâu mà em sợ. Em cứ đi đi và khi nào ra tới chợ có dịp thuận tiện em nhắn tin về một lời cho anh rõ... Đáng lẽ anh đưa em ra tới ngoài lộ nhưng kẹt còn có anh em ở đây... anh làm vậy cũng... hơi quá...
Con Ba gật đầu tỏ ý tán đồng rồi nó nhìn lại đám anh em cất giọng chào từ biệt:
- Anh em ở lại mạnh giỏi. Tôi xin cám ơn anh em...
Tư Cầu nói chen vô liền:
- Được rồi... em dông đi cho mau để anh còn cho anh em dìa trỏng nghỉ chớ!
- Em đi nghen anh!
- Ừa...
Thấy con Ba vừa hấp tấp bước đi, Tư Cầu quay lưng lại, nhét khẩu súng cầm nơi tay tự nãy giờ vô chỗ cũ rồi hạ lịnh cho anh em lên đường rút về. Anh ta thở ra một hơi dài khoan khoái như mới trút bỏ một gánh nặng, đoạn rút túi thuốc ra chậm rãi vấn một điếu...
Tư Cầu vừa đưa lưỡi liếm cái mép giấy quyến để dán điếu thuốc lại thì nghe một phát súng nổ chát chúa bên tai, tiếng chân người chạy thình thịch...
Tư Cầu chụp cây tiểu liên lên ngó dáo dác và anh ta ngạc nhiên xiết bao khi thấy anh em không có vẻ gì hoảng hốt hết, duy chỉ lấm lét nhìn về phía gốc cây mù-u gần đó. Tư Cầu quay phắt lại: một đám khói thuốc súng nhỏ còn bay lảng vảng và sau gốc cây thấp thoáng bóng tên chính trị viên.
Tư Cầu hoảng hốt ngó ngoái về phía con Ba: con này đang cắm đầu cắm cổ chạy băng qua mấy líp vườn té lên té xuống. Hướng về phía tên chính trị viên, anh ta gầm lên:
- À, mầy muốn sanh sự tao cho mầy chết!
Rồi anh ta vừa lao mình tới vừa nâng mũi súng lên định ria tưới vào đó, nhưng anh trung đội phó đã nhảy lại ôm cứng anh ta:
- Ý trời ơi, anh Tư! Anh làm như vậy sao được!
Tư Cầu vùng ra được thì tên chính trị viên cũng bỏ chạy luồn theo mấy gốc cây để rượt theo con Ba.
Hai phát súng nữa vang lên cho cho Tư Cầu thêm lo hoảng cho số mạng của con Ba. Cô ta vẫn mải miết chạy. Vì không phải là tay thiện xạ nên tên chính trị viên bắn trước sau ba phát đều ăn trớt hết.
Không kịp nghĩ suy Tư Cầu chạy vụt tới định chận đầu tên chính trị viên, nhưng hắn ta được lợi thế là núp chuyền theo các gốc cây... Vừa lúc ấy con Ba chạy tới mé một cái mương vườn khá rộng và đang lúng túng vì sợ nước sâu thì tên chính trị viên xông rút lên nổ liền một nhưng lại trợt qua bên. Mấy con cò xanh ở phía bên kia bờ mương bay vụt lên kêu vang rân.
Con Ba nằm mọp xuống ngoái đầu lại kêu thất thanh:
- Anh Tư! anh Tư!
Tư Cầu ria càn một loạt đạn vào chỗ gốc cây nơi tên chính trị viên úp bắn con Ba, nhưng tên này sợ Tư Cầu chạy lên kịp chận đầu hắn ta, nên hắn lại nhảy vụt lên một gốc cây kế sát bên con Ba rồi thò tay ra cho thật gần thêm đích...
- Anh Tư, nó giết em!
Con Ba lại hét lên một cách quá tuyệt vọng...
Tư Cầu toát mồ hôi khi thấy cả khẩu súng, cả cánh tay của tên chính trị viên chị Năm ở trển để hỏi thăm chú em mầy và chị Năm chỉ trả lời cho biết là chú em đã dông đi đâu mất biệt. Ối thôi, ổng bắt được cái thơ đó, ổng kêu trời kêu đất quá chừng!
Tư Cầu ấp úng nói chen vô:
- Dạ, cháu... dìa dưới nhà chớ có đi đâu đâu...
- Vậy hả! Ổng thì ổng tưởng rằng chuyến đó chú em mầy bỏ đi qua Lào qua Xiêm gì!
Tư Cầu mỉm cười đáp:
- Dạ, nhớ nhà quá nên cháu dìa thăm chớ có dám đi đâu nữa...
Thiếm Bảy nhìn Tư Cầu một hồi rồi ngập ngừng hỏi thêm:
- Còn cái chuyện... trai gái gì đó... chắc cũng êm luôn rồi phải không chú em?
Tư Cầu lúng túng đáp:
- Dạ... chuyện đó... cũng êm.
Vừa lúc đó có tiếng chú Bảy nói bô bô ngoài đường:
- Cha, ba con heo dịch vật ủi sạch mấy líp khoai hết! (rồi chú lớn tiếng la rầy) Còn đứa nào mở cửa rào mà lại để toang hoác không đóng lại vậy nè!
Thiếm Bảy vội chạy ra:
- Vô đây mau đi ông! Có thằng Tư tới ở trỏng kia kìa!
Chú Bảy có vẻ ngơ ngác:
- Thằng Tư nào? Ở trong xóm này có cả trăm ngàn thằng thứ tư...
- Thằng Tư gì mà ông gặp trên Nam Vang đó! Bộ ông lú ruột lú gan hết rồi sao?
Chú Bảy lột ngay cái nón lá xuống hấp tấp chạy vô nhà:
- Ý trời... thằng Tư Cầu! Đâu nó đâu! Sau bà hổng sai sắp nhỏ đi kêu tôi liền...
Tư Cầu cũng ở trong nhà bước ra, tươi cười kêu lên:
- Chú Bảy mạnh giỏi! Cháu đây nè.
Chú Bảy quăng nón lá xuống đất, rồi đứng nhìn sững Tư Cầu:
- Trời ơi... Tư! Sao chú mầy đi đâu biệt tông biệt tích. Chị Năm ở trển chỉ chửi chú mầy biết ghe tàu nào chở cho hết!
- Dạ...
Chú Bảy nghiêng đầu, nheo mắt nhìn Tư Cầu:
- Cha, qua coi bộ chú mầy... không được đỏ da thắm thịt như hồi trước nữa đa Tư!
Tư Cầu mỉm cười:
- Dạ bị lo nhiều chuyện quá chú Bảy à!
Chú Bảy liếc xéo anh ta:
- Chắc hổng phải là cái chuyện đàn bà đó chớ?
Tư Cầu rùn vai:
- Ý trời ơi thiếu gì câu chuyện khác nữa đó chú!
- Qua coi bộ chú mầy già hơn trước nhiều đa!
- Dạ thì mỗi ngày một lớn tuổi.
Thiếm Bảy sốt ruột nói chen vô:
- Thôi ông dắt chú Tư vô nhà nói chuyện chớ khách khứa gì mà ông để người ta đứng lựng khựng ở đó hoài vậy!
Chú Bảy gật đầu níu vai Tư Cầu:
- Vô đây chú em, qua có chuyện muốn nói với chú em lắm.
Tư Cầu mỉm cười đáp:
- Dạ cháu đây cũng vậy...
... Vào đến trong nhà, chú Bảy dẫn Tư Cầu đến ngồi ở bộ trường kỷ đặt ở gian giữa. Tư Cầu nhìn bộ ghế đen mun cẩn ốc sáng ngời, trầm trồ:
- Cha, thứ bàn ghế này ở dưới miệt cháu mất ráo hết, và nếu có ai còn thì họ cũng đem quăng ngâm xuống mương hết.
- Chắc ở dưới... động lắm phải không Tư?
- Dạ phải... và cũng vì vậy mà cháu mới dông đi như vầy đó bác à.
Chú Bảy định hỏi thêm nữa nhưng rồi lại quay vô phía nhà trong réo gọi vợ con:
- Bà nó và con Thắm đâu rồi? Khách khứa lại có cả giờ đồng hồ rồi mà tao chẳng thấy có nước nôi gì hết!
Tư Cầu vội nói:
- Được mà chú, cháu đây chớ bộ... ai lạ hay sao bác! Hồi nãy, đi ngang qua hàng mái đầm ở trước hàng ba, cháu có làm sơ hết một gáo nước mưa rồi bác à!
Thiếm Bảy ló lên nói với chồng:
- Con Thắm nó đang nấu nước ở dưới đó ông... (rồi thím day qua hỏi Tư Cầu) Từ hồi sáng tới giờ chú em đã có cơm nước gì chưa? Nếu chưa, trong nhà còn ba cái mắm chưng sẵn đó, để qua biểu con Thắm nó dọn cho chú em lót bụng đỡ?
Chú Bảy lên tiếng cự nự vợ:
- Ý trời, chưa gì mà bà khoe sơ ba cái mắm chưng cơm nguội để đem nhử thằng Tư thì... không khéo nó chạy tét!
Tư Cầu mỉm cười nói chen vô:
- Dạ đó là món ruột của cháu đó chú Bảy à! Nhưng hồi ở trên xe cháu có dằn bụng hết một ổ bánh mì nên bây giờ cũng còn... lưng lửng chớ chưa thấy đói. Thôi để chiều cháu ăn luôn cũng được.
Chú Bảy sốt sắng hỏi vợ:
- Vậy thì bà lo nấu cơm chiều rút đi! À, biểu nó bắt con vịt xiêm lai, tui để dành tự hổm nay đó đem mần thịt nấu cháo để tui với thằng Tư cụng ly một chuyến coi!
Thiếm Bảy tất tả chạy vô nhà sau...
Chú Bảy tươi cười quay qua hỏi Tư Cầu:
- Ê chú mầy, chiều nay nhậu thả cửa với qua một bữa nghen! Nhậu tối trời tối đất chớ hổng phải uống cầm chừng cầm chìa làm khách đó nghen!
Tư Cầu vặn vẹo hai bàn tay, rồi ấp úng đáp:
- Dạ, cái gì chớ cái đó cháu... dở lắm!
Chú Bảy thở ra như có vẻ chán nản:
- Thanh niên thời buổi này sao mà bết quá vậy chú em!... Mà dở gì dở thì cũng phải say với qua một chuyến.
- Dạ... chút chút thì được!
Chú Bảy hăng hái nói:
- Ừ thì chút chút! Qua mới đặt được mấy chai rượu bọt ngon lắm! (rồi bác mỉm cười tiếp lời) Độc lập sướng ở chỗ nào qua hổng biết, chớ riêng phần qua, qua khoái ở chỗ... được nấu rượu thả cửa mà khỏi phải sợ tây tào cáo tới bắt!
Tư Cầu nhìn chú Bảy lắc đầu:
- Chú như vậy... là ở cửa tiên rồi!
Chú Bảy nhíu mày hỏi lại anh ta:
- Coi, như vậy là thường chớ có gì lạ đâu chú em! Mà qua coi bộ chú em mầy có vẻ... bận bịu hay âu lo một chuyện gì phải không? Sắc mặt của chú em mầy chao dao và già xọp chớ đâu được như hồi qua gặp chú em mầy trên tàu đi Nam Vang... Chuyện gì vậy chú em?
Tư Cầu thở dài:
- Ôi cháu gặp nhiều chuyện lăng nhăng lắm chú Bảy ơi!
Chú Bảy gục gặc đầu:
- Chú em mày khỏi khai, qua cũng đoán chừng chừng là như vậy...
- Sao chú Bảy?
- Có gì đâu: thời buổi này, người còn thanh niên trai tráng như chú em thì làm chi có thì giờ rảnh rang thả rểu trên này thăm thằng già này! Qua nói như vậy chú em đừng giận, nhưng có chuyện gì đó vậy Tư?
Tư Cầu ngó lơ ra phía trước sân một hồi rồi quay vô đáp:
- Thiệt ra thì cũng có chuyện đụng chạm chút đỉnh ở dưới chỗ cháu ở, và túng cùng quá cháu... dông lên trên này, trước là thăm chú thiếm, sau là nhờ chú thiếm coi có chỗ mần ăn gì không để cháu... nương náu tạm một thời gian...
Chú Bảy chận lời ngang:
- Cái đó, chú em khỏi lo. Hồi đó qua nói với chú em làm sao thì bây giờ qua cũng... giữ y nguyên như vậy. Được rồi, công ăn việc làm ở trên này thiếu gì... ruộng rẫy, cá mắm, người có sức vóc và chịu khó như chú em thì lo gì, (rồi bác tươi cười nói tiếp)... mà thử thời chú em cứ ăn no ở không năm này qua tháng kia, qua cũng đủ sức bao cho chú em nữa!
Tư Cầu gượng cười đáp:
- Chú nói như vậy chớ còn đủ tay đủ chưn như cháu đây mà làm cái mửng đó coi sao được! Dầu sao, cháu cũng chỉ cần nương náu ở đây một vài tháng hay một năm là cùng để cho nó yên yên một chút, rồi bò dìa xứ chớ cháu đâu có tính đi biệt tông biệt tích...
Chú Bảy chận lời:
- Thôi đi chú em ơi! Qua hỏi chú em biết chừng nào mới yên được? Bây giờ tốt hơn hết là chú em cứ kể như mình ráp vô sống luôn ở đây đi!
Rồi chú hỏi ngang:
- Ý qua quên chuyện này nữa: chẳng hay chú em ở trên Nam Vang dìa dưới rồi có vợ có con gì chưa vậy?
Tư Cầu rầu rầu đáp:
- Dạ, có mà... kể cũng như không...
Chú Bảy nhướng mắt lên:
- Lại bị ạch đụi vì mấy con lũng nữa phải hông?
Tư Cầu mỉm cười lắc đầu:
- Hổng phải như chú nói đâu! Hồi cháu dìa dưới ông già ổng hấp tấp lo vợ cho liền, nhưng sau đó con vợ của cháu bị nạn chết, và cháu ở vậy cho tới bây giờ...
Chú Bảy vui vẻ nói:
- Chuyện này để qua lo vợ cho chú em! Như vậy qua cột chú em ở luôn đây mới được... (rồi chú gật gù) Phải rồi, người hiền lành như chú em mà đụng phải mấy con ngựa bà trời thì chịu đời sao thấu!
Vừa lúc ấy, con Thắm đi xớt ngang qua hàng ba để ra phía trước cửa rào. Chú Bảy vội kêu giựt ngược nó lại:
- Nè Thắm! Con đi đâu đó hả?
Con Thắm đứng khựng lại ở một bên chái nhà. Nó chưa kịp trả lời thì chú Bảy bắt qua nói với Tư Cầu:
- Con gái lớn của qua đó chú em... Hồi ở trên Nam Vang qua có nói với chú em đó chắc chú em còn nhớ chớ?
Tư Cầu gật đầu ừ ào cho xuôi theo.
Chú Bảy lại hỏi thêm:
- Từ nãy giờ chú em có gặp nó chưa? Còn hai thằng em nó thì đi học chưa dìa...
- Dạ cháu có gặp cô... Hai đây rồi. Hồi nãy cổ ra... mở cửa rào ch'>
- Dạ...
Nhưng anh kia nhìn xuống xác con Ba rồi ngập ngừng hỏi lại Tư Cầu:
- Anh Tư... bộ mình đem chôn cổ... y nguyên vầy sao?
Tư Cầu thở dài đáp:
- Thì... cũng đành chịu vậy chớ biết sao! Thời buổi loạn lạc này mà chôn cất kỹ lưỡng như vầy kể cũng là quý lắm rồi... À, hay anh chịu khó chạy vô xóm gần đây xin đỡ họ một chiếc chiếu rồi ra đây mình bó sơ lại xác cổ... Như vậy nó cũng đỡ... lạnh lẽo hơn một phần nào...
Anh kia sốt sắng tán thành:
- Như vậy được đa anh! (rồi anh ta day qua nói với anh bạn đồng đội) Phần anh, anh lo vụ đào huyệt sẵn đi, tui dong một chút là dìa liền!
- Ừ, anh lo phần anh đi, phần tui tui lo.
Đoạn hai anh này hấp tấp chạy đi.
Còn lại một mình trơ vơ giữa vườn măng, Tư Cầu chưa bao giờ thấy mình cô độc như vậy.
Tiếng gió thổi lào rào qua bờ tre gai ở ranh vườn, tiếng một con quốc trống túc lên từng hồi ở dưới đám lau sậy càng làm nổi bật lên thêm cái vẻ cô quạnh quá não nùng của khu vườn.
Tư Cầu không biết làm gì hơn nên móc thuốc ra vấn hút. Nhưng anh ta mới bập bập được vài hơi lại bực dọc vứt điếu thuốc đang cháy xuống cỏ, rồi bỏ đi một mạch lại phía anh bạn đang hì hục đào đất trên một cái gò cao giáp mí bờ tre.
Thấy Tư Cầu ngắm nghía chung quanh, anh đội viên liền ngừng tay cuốc:
- Chỗ này tốt hơn hết đó anh Tư, vừa ráo vừa khuất kín... Đất ở miệt này có mội nước nhiều lắm, hổng biết mình có tránh khỏi không!
Rồi như để cố gắng giải sầu một phần nào cho Tư Cầu, anh ta liên miên kể tiếp mấy chuyện về đào mồ, đặt mả, xây kim tĩnh, dò long mạch của mấy ông nhà giàu trong vùng...
Tư Cầu cũng ừ ào cho xuôi theo các câu chuyện, rồi bỏ đi trở về chỗ xác con Ba nằm.
Một làn gió nhẹ thổi chiếc khăn tắm phủ trên mình xác chết bay lất phất làm cho Tư Cầu thêm não ruột.
... Anh Sáu đội viên đã te te chạy đến, tay cầm một chiếc chiếu bông cũ. Anh ta vừa giơ chiếc chiếu ra vừa ngượng nghịu phân trần cùng Tư Cầu:
- Tui lục nát hết ở trong xóm mới tìm được chiếc chiếu bông này đây. Mấy năm nay giặc giã nên hổng có ai chịu sắm chiếu mới hết. Đây là chiếc chiếu nhứt hạng ở trỏng... Đồng bào ở đó tốt lắm, họ nghe tui nói có người chết và đi xin chiếu là họ lăng xăng đi kiếm cho tui.
Tư Cầu ngắm nghía chiếc chiếu rồi gật đầu:
- Như vậy là quá tốt rồi.
Anh Sáu bước lại đứng bên xác con Ba:
- Bây giờ mình... liệm cổ hay sao anh Tư?
Tư Cầu như không nghe câu hỏi của anh Sáu mà đứng nhìn trân trân vào xác chết rồi chép miệng nói:
- Thiệt không ai dè một người đàn bà từng sống bạt mạng từ xứ này qua xứ kia, sống kè kè một bên xe cộ rần rần, ở giữa chốn đô hội thị thành đèn xanh đèn đỏ, mà bây giờ lại nằm chết ngay chò trong một đám vườn vắng vẻ, đèn nhang không có, quan quách cũng không ngơ...
Anh Sáu lựa lời đưa đẩy cho xuôi theo:
- Tội nghiệp cổ quá há! Thiệt đời bây giờ sống chết... dễ như chơi... Mới hồi sáng đó, tụi này, xáp lại chiếc xe chúi nhủi xuống mương lộ, - cổ còn la lối om sòm...
Tư Cầu vói tay treo khẩu tiểu liên một nhánh măng cụt bị chặt mé còn trơ ra một khúc ngắn, rồi cúi xuống bồng con Ba lên đặt nằm xuống chiếc chiếu đã trải sẵn.
Anh Sáu lại lên tiếng bảo Tư Cầu:
- Anh Tư, anh hổng lục trong mấy cái túi của cổ coi có còn vật gì chăng? Nếu có cái gì thì mình cất đi để sau này nếu tiện dịp mình gởi trả cho bà con họ hàng của cổ... như để kỷ niệm vậy mà!
Tư Cầu cười lạt:
- Hứ, cổ chết ở đây rồi mình gởi vật kỷ niệm dìa cho thân nhơn của cổ để họ... chửi cho thụt sình hả? Mà cổ có nhà cửa họ hàng gì đâu, anh lại tính chuyện đưa với gởi cho mất công!
- Ờ, tui quên điều đó há!
Tuy vậy, Tư Cầu cũng quỳ xuống, chậm rãi một cách nghiêm kính thò tay lần mò trong chiếc áo túi và lần lượt lôi ra đặt lên một bên mép chiếu: một cái bóp da nhỏ, một chiếc khăn tay có thêu rua bốn góc, một gói thuốc thơm “ách chuồn” cùng với một bao hộp quẹt...
Xong xuôi, anh ta lấy chiếc khăn tay đưa lên ngắm nghía một hồi rồi nhét vô túi của mình, đoạn cầm lấy gói thuốc nâng niu trong lòng bàn tay và day qua nói với anh Sáu:
- Cổ ghiền thứ thuốc này thôi anh Sáu à! Hồi ở trên Nam Vang, rồi tới khi cổ ở trong căng, cổ cho tui hút thứ này hoài và bị tui chê rậm rề rậm rịt mà cổ cũng đưa riết... (rồi anh ta quay nhìn xuống xác con Ba lắc đầu liền mấy cái) Bây giờ cổ hết có... ách chuồn, ácho cháu đó mà!
Liếc thấy con Thắm cau mày khi nghe câu nói ấy, Tư Cầu vội nói tiếp liền theo:
- Dạ... hồi nãy có thiếm Bảy ra... mở cửa nữa! Dạ có con chó cò chạy xồ ra sủa dữ quá may có cô Hai đây cản đuổi nó...
Nói đến đó, Tư Cầu sượng ngang và nín luôn vì vừa nom thấy con Thắm cười tủm tỉm rồi vội ngó lơ sang chỗ khác để giấu mặt đi.
Đến lượt chú Bảy lên tiếng hỏi lại con gái:
- Con đi đâu đó hả Thắm?
Cô gái vẫn ngoảnh mặt đi và trả lời nho nhỏ:
- Dạ con lại đằng tiệm mua trà về pha nước...
Tư Cầu vội kêu lên:
- Ý khoan đi mua cô Hai ơi! (rồi anh ta day qua nói với chú Bảy) Dạ cháu có mua cho chú một gói trà Nghi Bồi Nhâm thứ nhứt hạng để chú Bảy uống thử coi...
Anh ta bèn tất tả chạy lại mở gói đồ để trên bộ ván, lôi ra một gói trà khá lớn đoạn đem lên đặt ở trên bàn giữa. Chú Bảy vói tay cầm lấy gói trà đưa lên mũi ngửi ngửi rồi tấm tắc khen:
- Cha, thứ này coi bộ... quạu đa! (rồi chú gọi con) Nè Thắm, con cầm lấy gói trà của... anh Tư mầy vô pha liền một ấm uống thử coi!
Con Thắm hơi ngần ngừ một chút rồi cúi đầu đi thẳng vô, vói tay xớt lấy gói trà và biến nhanh ra nhà sau...
Tư Cầu ngồi lại xuống chiếc trường kỷ, hơi dựa lưng vào thành ghế, rồi buột miệng khen bâng quơ:
- Cha, cháu coi bộ ở đây êm quá chú Bảy à!
Chú Bảy nheo mắt như để nghe ngóng rồi cười xòa:
- Thì qua đã nói như vậy mà Tư! (rồi chú lại hỏi luôn) Nhưng chú em mầy thấy êm... ở chỗ nào hả?
Tư Cầu lúng túng đáp:
- Thì... hồi đi trên xe lôi vô đây cháu hỏi thăm anh xe đạp, ảnh nói ở đây ít khi nghe súng nổ lắm, mà có nghe thì cũng nghe văng vẳng ở xa xa....
Chú Bảy gật gù:
- Phải đa! Chỗ này kể ra thì... hồi đầu mùa tới bây giờ chưa nếm mùi giặc giã gì cho lắm. Nhà cửa, dân cư nguyên hiện, bộ đội đôi khi cũng kéo đi ngang qua đây, nhưng họ đi xuồng không, nên lần nào cũng có vẻ lật đật lắm chớ không có ăn dầm nằm dề ở đây và do đó tây nó cũng chừa vùng này ra...
Tư Cầu chắc lưỡi:
- Phải ở dưới cháu mà cũng êm như vầy thì cháu... khỏe quá!
- Thì bây giờ chú em mầy bắt đầu khỏe đây nè!
Tự nhiên, Tư Cầu bắt quay đầu nhìn vô phía nhà sau...
Tư Cầu ở tại nhà chú Bảy được ba hôm thì đã thấy... bứt rứt trong mình. Sau một hồi do dự, anh ta bèn tìm chú Bảy gợi chuyện:
- Thưa chú Bảy, cháu muốn thưa với chú một chuyện này...
Chú Bảy thân mật... cự nự:
- Thì chuyện gì chú mày nói phứt ra cho tao nghe coi.
- Dạ hổng nói giấu gì chú Bảy, tánh của cháu... ở không hoài xốn xang chịu không nổi, vậy cháu tính bàn với chú để cháu ra phụ mần mấy công rẫy của chú...
Chú Bảy vỗ vai anh ta:
- Tưởng cái gì chớ việc đó... qua sẵn sàng mà!
Tư Cầu ấp úng nói tiếp:
- Nhưng cháu muốn xin với chú Bảy cho cháu ra ở luôn ngoài rẫy để... tiện việc trông nom...
Chú Bảy trợn mắt:
- Ý trời, nhà cửa qua rộng minh mông thiên địa như vầy bộ không đủ chứa chú em hay sao mà phải ra đó ngủ bờ ngủ bụi chớ?
Tư Cầu ngó xuống đất:
- Cháu nói thiệt với chú Bảy, cháu ở luôn đây là... nhứt hạng... nhưng đôi ba bữa thì được chớ lâu ngày chầy tháng... coi cũng kỳ...
- Kỳ cái gì mà kỳ?
Tư Cầu ngó ngoái vô phía nhà sau như để trông chừng rồi chậm rãi đáp:
- Cũng hổng phải kỳ gì, nhưng có chỗ bất tiện. Tánh của cháu quen ở cui cút một mình rồi... Thôi, nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt: cháu ngại ở chỗ trong nhà chú Bảy còn có... đàn bà con gái... Nếu tính ở lâu tại đây mà cháu cứ... co rút hoài thì chịu đời sao thấu đó chú Bảy! Bởi vậy cháu mới tính xin với chú ra ở ngoài đám rẫy cho nó vừa... tiện công việc mần ăn mà lại vừa... dễ coi và dễ thở hơn...
Chú Bảy sốt sắng vỗ vai Tư Cầu:
- Chú em mầy nghĩ như vậy cũng phải. Đàn ông con trai mà như vậy là... kỹ lưỡng lắm đa! (nhưng rồi chú lại ngó thẳng vào mặt Tư Cầu và hỏi thêm) Nhưng chú em mầy “kỹ” thiệt hay là vì... sợ rồi muốn lảng ra trước đó!
Tư Cầu cười tủm tỉm:
- Dạ, có lẽ hai cái đó cũng đều có hết!
Chú Bảy xô nhẹ vai anh ta ra:
Anh ta thận trọng nhét gói thuốc bao diêm vào túi áo như sợ hai món ấy bị dẹp méo gì vậy...
Anh Sáu ngập ngừng nhắc Tư Cầu:
- Anh Tư... còn cái bóp nữa anh! Anh... mở ra coi luôn thể.
Tư Cầu đáp liền:
- Thôi để trả vô túi của cổ rồi chôn luôn...
- Anh hổng mở ra coi có... giấy giờ gì hông.
Tư Cầu miễn cưỡng lật cái bóp và moi rút ra một xấp giấy bạc độ trên năm ngàn phần nhiều là giấy xăng bộ lư mới và một tấm giấy thông hành.
Anh Sáu rụt rè lên tiếng:
- Cha, cổ để lại một số tiền cũng khá bộn... mà bây giờ bà con của cổ hổng có ai hết... Anh tính sao đây anh Tư? Khi không mình đem chôn luôn số tiền này thì... cũng hổng ích lợi gì...
Tư Cầu làm thinh cầm xấp giấy bạc lên trao cho anh Sáu, nhét tờ thông hành vô bóp lại rồi để luôn vào trong túi áo con Ba như cũ.
Anh Sáu cầm xấp tiền trong tay và cứ để y nguyên ở đó. Thấy vậy Tư Cầu bèn bảo anh ta:
- Anh cất đi rồi đem dìa trao cho anh phó để ảnh đấp vô số khẩu phần của anh em... hay là đem phân phát ủy lạo cho vợ con mấy anh em tử trận từ trước tới nay thì phải hơn... Mình có đem chôn nó thì cũng mục nát hết.
- Anh nghĩ như vậy cũng nên lắm.
Vừa nói anh Sáu vừa nhét số tiền vô túi áo của mình rồi cũng quỳ hẳn xuống bên kia chiếc chiếu để đợi Tư Cầu.
Tư Cầu đưa tay nhắc chiếc khăn tắm lên để nhìn mặt người yêu cũ lần cuối cùng. Anh ta nâng niu phủi vuốt mái tóc của con Ba cho sạch đất, lá dính bám vào cho suôn sẻ lại, sửa kéo hai vạt áo, hai ống quần lại cho ngay ngắn, rồi phủ chiếc khăn tắm lên như cũ.
Anh ta cầm một mí chiếu đắp lên người con Ba:
- Thôi mình làm cho xong đi anh Sáu... Anh có lấy dây nhợ gì theo đó không?
- Có đây. Tui có xin ở trong xóm được ba mớ lạt dừa. Họ cũng đã nhúng nước sẵn cho dai mềm rồi...
Rồi hai người lặng thinh bó xác con Ba lại, ràng bằng dây dừa cẩn thận, đoạn Tư Cầu đứng lên lấy khẩu súng mang lên vai rồi mỗi người một đầu khiêng xác đi về phía gần bờ tre nơi anh đội viên kia lãnh phần đào huyệt.
... Hai anh đội viên nâng xác chết lên và khi đến miệng huyệt, mỗi người níu lấy một đầu dây dừa thả chầm chậm bó chiếu xuống...
Anh Sáu lại lên tiếng:
- Anh Tư... anh bỏ đất xuống trước đi để rồi tụi này lấp lại.
Tư Cầu nhướng mắt định hỏi lại nhưng chợt hiểu mỹ ý của anh Sáu nên anh ta bước lại bốc lên một bụm đất khô rời rồi từ từ buông cho đất rớt lộp độp trên mình chiếu...
Hai anh đội viên chỉ chờ có thế là hè nhau bươi đất tuôn xuống để lấp huyệt.
Tư Cầu cũng tiếp tay vô để cho việc chôn cất chóng xong, vì đã khá trưa rồi...
Tư Cầu đứng trước đầu mả nhìn trân trân vào nấm đất một hồi rồi lên tiếng:
- Thôi như vầy kể là xong! Anh em mình dìa đi!
Nói xong Tư Cầu quày quả bước đi.
Hai anh đội viên lẽo đẽo theo sau và anh Sáu lại bảo Tư Cầu:
- Để khi nào yên yên, anh đặt làm cho cổ một tấm mộ bia: chừng đó anh kêu tụi này phụ một tay...
Tư Cầu thở dài đáp:
- Ý thôi đi anh ơi, cái chuyện đó còn xa vời lắm! Mặt trận mỗi ngày một lan tràn, nội cái thân của anh em mình đây cũng không ở yên được một chỗ chớ đừng nói chuyện đặt mộ bia! Tui còn sợ không còn có dịp nào đi ngang qua đây để xẹt vô thăm mả của cổ nữa là khác!
Anh đội viên kia cũng nói đẩy đưa theo:
- Phải đa, cái xác của mình đây nữa cũng hổng biết được chôn ở chỗ nào nữa!... Mà hổng chừng hổng được chôn, hổng được nằm yên dưới ba lớp đất nữa là khác!
... Sau đó, cả ba cùng lầm lũi rảo bước đi về căn cứ, mỗi người mang nặng trong đầu những ý nghĩ tối đen...
... Tư Cầu lững thững bước vô nhà miệng khe khẽ hút gió bản hành khúc thanh niên.
Ba Kiên đang lui cui nấu cơm dưới bếp quay lại nheo mắt nhìn anh ta:
- Cái gì tao coi bộ mặt mầy mầy tươi rói vậy Tư!
Tư Cầu trả lời gọn bân:
- Con Phấn dìa rồi.
Ba Kiên đặt đôi đũa bếp đang cầm nơi tay xuống:
- Thiệt hả mầy?
Tư Cầu gật đầu:
- Thiệt chớ! Nó dìa đây kế bị mấy cha trên trụ sở giữ lại và mới thả ra đây nè!
Ba Kiên bước lại gần em:
- Sao nó ra được hay vậy? Bộ mầy lãnh... mà mầy lãnh khỉ gì được!
Tư Cầu quắc mắt nhìn anh, có vẻ không vừa ý:
Tư Cầu vừa toan bước tới thì tên chính trị viên gọi giật ngược anh ta lại:
- Ê anh Tư, thứ đó cũng là Việt gian phản quốc anh thả không được đâu nghen! Phải bắt dẫn nó về ủy ban để cho mấy anh lớn định liệu.
Một vài anh em khác cũng hùa theo nói giỡn:
- Thả uổng lắm anh Tư ơi!
- Anh Tư, anh cho tụi này xin tạm cô đó xài đỡ trong cơn ngặt nghèo này, rồi sau đó mấy anh muốn thả cổ cách nào đó thì mặc tình!
- Thứ này năm khi mười họa mới có một lần thả sao được anh Tư! Anh em mình ở dưới miệt này ăn... cá kho quẹt hoài ngán quá anh Tư ơi!
Tư Cầu tuy bực mình vì lối “hạ lịnh” của tên chính trị viên, nhưng cũng phải phì cười theo mấy anh em khác:
- Được rồi, anh em để tui liệu... Mà con mẹ này cũng thuộc thứ lô-can chớ bộ đồ tây thiệt hay sao mà mấy cha lao nhao quá cỡ vậy!
Đoạn, Tư Cầu thủ sẵn khẩu tiểu liên trước bụng và chậm rãi bước lại về phía chiếc xe díp. Mấy anh em ở xung quanh đó cũng hờm súng sẵn.
Trời đã sáng hẳn.
Tư Cầu đã nom thấy rõ hai gạch vàng trên vai của tên sĩ quan địch chết nằm dựa ngửa vào băng sau xe. Anh ta đứng lại và dõng dạc lên tiếng gọi:
- Cô nào ở trên xe đó làm ơn quăng súng xuống đất và bước ra không thôi...
Tư Cầu chưa dứt lời thì người đàn bà trên xe nhảy xuống đất làm Tư Cầu giựt mình chong mũi súng lên định ria liền, nhưng anh ta bỗng buông thõng khẩu tiểu liên xuống lắp bắp kêu lên:
- Ủa... em Ba!
Người đàn bà hấp tấp chạy lại:
- Trời ơi, anh Tư!
Hai người đã đối diện nhau và cứ đứng ngó sững nhau. Một lát sau, con Ba (vì người đàn bà còn sống sót trên xe chính là con Ba) gượng cười níu lấy tay Tư Cầu nghẹn ngào nói:
- Em không dè lại gặp anh như vầy...
Tự nhiên Tư Cầu vội rút tay về và lúng túng hỏi lại:
- Vậy mà anh cứ tưởng ai... Mà em đi đâu như vầy nè?... Bộ ông quan hai trên xe...
Con Ba đỡ lời liền:
- Thì ổng chớ ai! Anh thiệt hết sức...
... Anh em ở ngoài chưng hửng trước cảnh tượng bất ngờ ấy. Và trong lúc mọi người còn đang ngơ ngác thì tên chính trị viên đã xông lên chụp lấy cánh tay của con Ba định tước khẩu súng. Con này nổi giận vùng mạnh cho sút tay rồi lẹ làng quăng khẩu súng xuống bãi cỏ trước mặt...
Anh em đứng gần đó và cả Tư Cầu nữa, chưa kịp đối phó ra sao thì con Ba thản nhiên hất hàm chỉ về phía khẩu súng nằm trơ trên mặt cỏ:
- Đó ai muốn lấy thì lấy đi chớ làm cái gì mà chụp giựt coi kỳ quá!
Tên chính trị viên lồng lên định xông lại nữa, nhưng Tư Cầu đã níu hắn lại:
- Bình tĩnh lại anh! Anh sao bộp chộp quá!
Đoạn anh ta bước lại nhặt khẩu súng lên nhét vô lưng quần rồi day qua bảo các đội viên:
- Thôi anh em đi dọn dẹp chiếc xe díp cho xong đi rồi phóng hỏa nó luôn thể. Các xác chết và thương binh địch khiêng để ra riêng qua một bên để lát nữa tụi nó lên tụi nó chở dìa...
Tên chính trị viên hầm hầm hỏi chen vô:
- Còn cái con Việt gian này?
Tư Cầu trả lời gọn lỏn:
- Tui thả cô này muốn đi đâu thì đi!
Không phải chỉ có tên chính trị viên mà cả bọn đứng chung quanh đều quay phắt lại, một vài người ngạc nhiên hỏi lại một lượt:
- Thả hả?
Tư Cầu thản nhiên gật đầu:
- Thả cổ ra chớ giữ lại tế mồ tế tổ gì tui.
Tên chính trị viên bước lại gần Tư Cầu:
- Ê anh Tư, anh làm ngang vậy không được đâu, nghen! Anh ngó lại anh em coi có ai tán thành cái quyết định động trời đó của anh không?
Tư Cầu liếc qua một vòng... và anh ta vừa bực tức mà cũng vừa đau khổ khi nhận thấy bao cặp mắt vừa dữ dội vừa thèm khát của đám anh em đang long lên nhìn chòng chọc vào người con Ba như muốn bám sát không cho cô ta chạy thoát, như sẵn sàng để xông lên ngấu nghiến vồ lấy...
Tư Cầu cúi đầu thở dài.
Vừa lúc ấy có tiếng máy xe chạy vang lại mỗi lúc mỗi gần. Tư Cầu ngước mặt lên rồi hạ lệnh cho anh em:
- Anh em dọn dẹp xăng xăng lên rồi mình rút cho gấp, tụi nó kéo đến cũng gần tới rồi đa! (rồi liếc mắt thấy anh em còn ngần ngừ một chỗ, Tư Cầu mới trực nhớ đến con Ba) Còn cô này, cô sẽ đi theo anh em mình...
Đoạn Tư Cầu day qua bảo con Ba:
- Em cứ yên tâm hổng sao đâu! Có cần lấy đồ đạcocirc; nấu cơm thì bữa khét, bữa sống, còn kho thì trắng chờ trắng chạch, nuốt vô tanh rình muốn ói. Đó cô coi!
Con Thắm lấy chân ấn ấn xuống nền đất còn ướt:
- Anh nói vậy chớ mấy bà mấy cô ở chợ ở búa người ta dốt món này nhưng rành nhiều món khác, còn như tui đây tối ngày lúc thúc dưới bếp hoài nên có biết cái gì khác ngoài... ba ông táo đâu!
Tư Cầu hăng hái nói vô:
- Ý vậy mà quý đa cô Hai! Rành mấy chuyện khác... mệt lắm chớ sướng ích gì! (rồi anh ta có vẻ thẫn thờ) Hổng nói giấu gì cô Hai, tui cũng có nếm sơ qua mấy cái thứ đó rồi...
Con Thắm nín thinh một hồi rồi rụt rè lên tiếng:
- Tui có nghe tía tui nói hồi đó anh...
Tư Cầu đặt chén cơm xuống, chụp hỏi liền:
- Hồi đó tui làm sao? Chú Bảy nói gì tui đó cô?
Con Thắm ấp úng đáp:
- Dạ... tía tui nói... chuyện của anh đó mà!
Tư Cầu cau mày:
- Ừ thì chuyện của tui! Nhưng chuyện của tui làm sao mới được chớ?
Con Thắm xẻn lẻn cúi mặt xuống và nói mau:
- Thôi anh ăn cơm đi hông thôi nguội lạnh hết!... Tui hổng nói gì hết đâu!
Tư Cầu liếc xéo nó rồi lắc đầu nói:
- Cô làm cho tui nghẹn tới cổ thì nuốt cái gì vô nữa!
Thấy con Thắm quay mặt làm thinh, anh ta thở ra một hơi dài rồi cắm cúi ăn cho xong bữa cơm.
... Con Thắm bước lại giành thu dọn chén dĩa vô trong thúng. Tư Cầu đứng lên dựa lưng vào chiếc cột sàn chòi:
- Thôi bữa chiều, cô khỏi giở cơm ra ngoài này, cô để tui lội vô trong nhà ăn luôn cho tiện.
Con Thắm vội lắc đầu:
- Anh cứ ở ngoài này để tui bưng cơm ra cho. Tía tui dặn như vậy.
Tư Cầu chép miệng than:
- Thiệt ông già cũng kỳ... Khi không bắt cô đem cơm ngày hai bữa ra đây...
Con Thắm đáp lại gọn bân:
- Tía tui nói anh cũng kỳ nữa!
Tư Cầu nhướng mắt hỏi:
- Coi, tui kỳ chỗ nào cà?
Con Thắm cười lỏn lẻn:
- Thì... khi không anh cũng đòi ra ngoài này ở riêng!
Tư Cầu “à” một tiếng rồi cười xòa theo...
Mặt trời đã xuống tới đầu ngọn tre...
Tư Cầu tắm rửa xong xuôi ra đứng trên bờ mẫu lóng ngóng đợi con Thắm mang cơm vào. Anh ta muốn đi thẳng vô nhà chú Bảy nhưng rồi lại thôi...
Vừa lúc đó, từ phía trên lộ đất, con Thắm ló ra và tất tả đi tới. Tư Cầu vội bước nhanh về phía chòi, rồi ngồi xuống chiếc băng cây, chậm rãi móc thuốc ra vấn hút.
Con Thắm đến nơi hấp tấp hỏi một hơi:
- Chèn đét ơi, chắc anh đợi tui dữ lắm phải không anh Tư? Chắc anh đói bụng anh rủa tui... tan nát hết phải hông? Anh mong tui lắm phải hông anh Tư?
- Ý cô đừng nói vậy... Tui mong cơm thì có chớ mong cô Hai thì... cái đó để hỏi lại coi!
Con Thắm làm mặt nghiêm:
- Tui nói thiệt mà anh lại giỡn hoài!
- Coi, sao cô biết tui nói giỡn?
Con Thắm sắp đũa chén ra và hối Tư Cầu:
- Thôi anh ăn rút đi hông thôi trời tối đến nơi bây giờ.
Tư Cầu chắc lưỡi ngồi xuống bên thúng cơm:
- Cha, cô này coi lơ mơ vậy mà khó quá ta!
Con Thắm đứng dậy dợm bỏ đi:
- Anh cứ nói... xàm hoài, tui hổng nghe nữa đâu nghen!
Tư Cầu mỉm cười và cơm ăn...
Một lát sau anh ta lên tiếng hỏi:
- Sao bữa nay cô vô trễ dữ vậy cô Hai?
- Dữ hông bây giờ anh mới hỏi! Hồi chiều má tui sai bơi xuồng đi chợ, bận dìa nước ngược quá trời nên mới trễ vậy đó anh à!
- Cô Hai đi chợ có gì vui hông?
Con Thắm lắc đầu:
- Tui đi rút cho mau để dìa cho kịp lo cơm nước đem vô anh thì còn thì giờ đâu mà... vui... Có anh ở trong này khỏe ru, chớ tui... tui lo thấy mồ!
Tư Cầu đặt đũa xuống:
- Coi, sao cô biết tui vui? Tui mong cô ghê đi!
Con Thắm nghiêng đầu mỉm cười:
- Chớ hổng phải mong... cơm hả?
- Thì... mong cả hai thứ, nhưng mong cơm thì ít hơn...
- Xí, sao lại... mong cơm ít hơn?
Tư Cầu hơi lúng túng:
- Thì... cơm bữa nào mà chẳng ăn!
Con Thắm đáp lại liền:
- Chớ tui bữa nào mà chẳng vô!
Tư Cầu chưa biết trả lời làm sao thì con Thắm lại nói luôn thêm một câu nữa:
-... M&agravi:
- Thiệt có mình mầy là làm cho tao khổ!
Vừa lúc ấy, có tiếng lạch cạch ngoài cửa. Tư Cầu chạy rột ra liền, và chưa chi anh ta đã reo lên:
- À em! (rồi anh tay quay đầu lại bảo nhỏ với Ba Kiên) Con Phấn lại đó anh!
Ba Kiên nhún vai thở dài như muốn thú nhận sự... bất lực của mình.
Phấn tươi cười bước vô nhà và đon đả cất tiếng chào Ba Kiên:
- Mạnh giỏi anh Ba! Ý chà, lâu quá mới gặp mặt anh Ba!
Ba Kiên ầm ừ:
- Ờ... cô Ba mạnh giỏi...
Phấn vui vẻ kêu lên:
- Sao hai người ở trong nhà mà để tối om như vầy nè! Đèn đuốc đâu không đốt lên hả mấy anh!
Ba Kiên quay bảo Tư Cầu, giọng nhừa nhựa:
- Đốt đèn lên đi mầy Tư!
... Sau khi cây đèn dầu được Tư Cầu bưng lên đặt trên bàn chiếu sáng một khoảng trong nhà, Phấn mới để ý thấy Ba Kiên ngồi bí xị trên chõng:
- Ủa, bộ anh... đau ốm gì sao anh Ba?
Ba Kiên nhún vai nhìn về phía Tư Cầu:
- Tui có đau ốm gì đâu cô! Nhưng bị... lên ruột vì thằng Tư đây hoài nè!
Phấn cười chúm chím, liếc Tư Cầu:
- Sao vậy anh Tư?
Tư Cầu cũng cười theo:
- Ối... em hơi đâu mà nghe ảnh nói hổng biết...
Phấn chụp lấy cây quạt mo rồi vừa quạt lia vừa kêu lên:
- Cha, ở trong nhà nực quá! (rồi cô quay sang đưa mắt nháy nháy với Tư Cầu) Thôi mình thả rề ra ngoài lộ cho nó mát anh Tư!... Em có việc... làm ăn này muốn đem bàn với anh đây!
Tư Cầu hốp tốp đáp:
- Ừ, bữa nay sao trời hầm quá hổng biết!
Ba Kiên cười lạt:
- Mầy hổng biết hả? Mà trời hầm hay là mầy... nóng vậy Tư?
Tư Cầu hơi sượng, cự nự lại anh:
- Anh sao hỏi lắt léo quá hổng biết! Hôm nay nhằm ngày nước ròng nên trời nóng nực là lẽ thường...
Phấn ái ngại nhìn Ba Kiên rồi quay qua hối Tư Cầu:
- Thôi mình đi anh Tư.
Nhưng Ba Kiên đã vội vã đứng lên, nói chen vô:
- Được rồi, cô Ba cứ ở lại đây nói chuyện với thằng Tư đi, tui có chuyện đi đàng này một chút... Tui nhường căn nhà cho hai người đó!
Tư Cầu hiểu ý anh muốn cản không cho anh ta đi ra ngoài đường với Phấn nên cũng muốn ở lại nhà cho... êm chuyện:
- Ờ, anh có việc gì cần thì anh đi đi, để tui coi chừng nhà cho...
Nhưng Phấn đã nói gạt ngang:
- Ối nhà cửa dưới này trống lõng như vầy ai có vô trộm cắp mà phải coi chừng! Thôi, mạnh ai muốn đi đâu thì đi hà!
Liếc thấy Ba Kiên và Tư Cầu còn đứng lựng khựng một chỗ, Phấn chạy lại lôi Tư Cầu ra cửa:
- Hai đứa mình đi trước anh Tư! Anh Ba đi sau nghen anh!
Ba Kiên bực mình nói lớn lên:
- Thôi mấy người đi đi! Tui bây giờ muốn ở nhà hè!
Phấn vừa níu tay Tư Cầu kéo đi vừa hỏi nhỏ anh ta:
- Sao anh Ba ảnh nói cái gì kỳ vậy hả anh?
Tư Cầu lúng túng đáp:
- Thì ảnh... như vậy đó! Ảnh muốn cho hai đứa mình ở nhà cho nó... chắc hơn...
- Chắc cái gì!
- Ảnh sợ... đêm hôm mình đi cặp kè như vầy... rủi ro có chuyện gì...
Phấn lắc mạnh tay Tư Cầu:
- Ối thôi, em biết rồi: ảnh sợ tụi nó kiếm chuyện phá đám phải không? Lo xa như vậy cũng phải nhưng anh nghĩ coi ban đêm ban hôm như vầy ai biết đâu mà lọ mọ rình rập tụi mình chớ! Có sợ là sợ mình... dây dưa lâu ngày chầy tháng...
Tư Cầu có vẻ lo ngại:
- Em hổng biết chớ bây giờ... khó khăn lắm! Hễ ai có rục rịch cái gì là họ biết liền chớ không phải như thời mấy ông làng ông xã hồi năm xửa năm xưa đâu! Đó, em dìa mấy ngày em thấy: tụi nó kỳ cục và ẩu tả lắm, mình hổng biết đường đâu mà đoán trước được.
Phấn rùng mình dựa sát vô mình Tư Cầu:
- Anh nói sao em nghe ghê quá!
Tư Cầu nắm lấy bàn tay cô ta:
- Nói như vậy chớ có gì đâu em! Cái thằng mắc toi đó nó muốn gây sự với anh thì cũng còn lâu, ít nữa nó cũng rủ rê năm ba người chớ cu ky một mình nó thì... ông nội nó cũng hổng dám nhúc nhích! Chuyến này nó mà làng chàng là anh nổ nó văng óc, đây nè em coi... (vừa nói Tư Cầu vừa cầm bàn tay của Phấn đem đặt lên chiếc bá súng của cây lục mà anh ta đã dắt sẵn trước bụng).
Phấn giựt phắt tay lại như bị phỏng:
- Ý trời ơi, ghê quá! Tụi mình đi chơi - Ừ... chắc tụi nó rút dìa hết rồi.
Tên chính trị viên ngó con Ba vừa bước tránh đi, rồi hỏi Tư Cầu:
- Còn cái vụ này anh tính sao đó anh Tư?
Tư Cầu nhíu mày có vẻ bực mình:
- Ờ... thì còn tính sao nữa! Tui muốn thả cho cổ tại chỗ mà coi bộ anh hổng chịu...
Tên chính trị viên nói chen vô liền:
- Đọ, hổng phải chỉ một mình tôi đâu nghen anh Tư! Còn mấy anh em khác nữa chi! Mà tôi nghĩ anh em cũng có lý: anh tiếc gì cái đồ mắc toi này và thiệt ra thì cũng không đáng để mình dắt về trình với mấy anh lớn...
- Coi, hồi nãy anh nằng nặc đòi đưa về ủy ban kia mà!
Tên chính trị viên cười gượng đáp:
- Thì... theo nguyên tắc mình phải làm đúng như vậy, nhưng tôi nghĩ mình cũng nên châm chước: anh em đánh trận khổ nhọc, chết nay chết mai hổng chừng...
Tư Cầu cười lạt:
- Cha, anh thương anh em quá hén!
Tên chính trị viên có vẻ bất bình:
- Coi, tôi có trách nhiệm về tinh thần của anh em mà!
- Ừ, rồi sao nữa?
- Thì tôi nghĩ: mình cũng nên uyển chuyển tùy theo trường hợp... Với cái con vợ tây này mình nên... ban thưởng cho anh em... sử dụng...
Tư Cầu đứng phắt lại:
- Anh nói nữa tui đập anh gãy răng cho coi! Chánh trị đách gì vậy!
Tên chính trị viên cũng trợn mắt:
- Bộ anh coi nó trọng hơn anh em hả?
- Trọng hơn một mình anh thôi hè!
Hắn ta bực tức xốc lại khẩu súng đeo lủng lẳng bên đùi, bước tới một bước rồi dừng lại ngoái cổ hỏi Tư Cầu:
- Chớ bây giờ anh tính sao đây hả?
Tư Cầu dõng dạc đáp:
- Chút nữa rồi anh sẽ biết. Tui đợi đi tới đám vườn măng cụt ở trước kia rồi hợp tất cả anh em lại để tui trình bày về trường hợp đặc biệt này. Tui tin rằng thế nào anh em cũng sẽ nghe theo lời của tui và để cho cô Ba đây muốn đi dìa đâu thì đi.
Tên chính trị viên cười gằn:
- Hừ, anh làm sao mà cái con mẹ này còn sống thong dong được, tôi kêu anh bằng cha!
Tư Cầu cũng cười gằn lại:
- Thì để nữa rồi coi! (đoạn anh ta day qua ngoắc con Ba đi tới) Đi mau mau đi em! (rồi thấy con Ba ngó chừng chừng tên chính trị viên, Tư Cầu vội tiếp lời)... Em lại đây nè, đừng có sợ khỉ gì hết. Khi nào còn có anh ở đây, thằng nào rớ tới lông chưn của em thì nó cũng còn... mệt!
Đến một vườn măng cụt rậm rạp, Tư Cầu ra lịnh ngừng lại và cho tập hợp anh em. Đứng bên cạnh con Ba, Tư Cầu dõng dạc lên tiếng:
- Việc này gấp rút nên tui hổng nói cà kê dê ngỗng gì hết, tui muốn thả cô này, vậy anh em tính sao?
Tên chính trị viên hỏi liền:
- Xin hỏi anh vì sao thả cổ chớ?
Tư Cầu hăng hái đáp:
- Vì cổ là một ân nhơn cũ của tui, cổ đã cứu sống tui trên căng. Người đàn bà đã liều chết giúp tui vượt căng hồi tui bị Tây bắt đưa lên Sài gòn, mà anh em đều có nghe tui kể chuyện lại, chính là cô này đây!
Một số anh em “ồ” lên một tiếng ngạc nhiên, rồi mọi người xầm xì bàn tán xới nhau lăng xăng như lấy làm kỳ thú lắm vậy.
Thấy thế, tên chính trị viên hét to lên:
- Ê, cái đó thuộc về chuyện riêng của anh, chuyện cá nhơn của anh mà anh đem bươi ra đây làm chi hả?
Liếc thấy con Ba có vẻ ngơ ngác giữa đám người xa lạ đang quyết định về sự sinh tử của mình, Tư Cầu liền hướng về cô ta mỉm cười như để “trấn an” rồi hất hàm hỏi lại tên chính trị viên:
- Sao lại chuyện riêng? Chuyện riêng mà đã trở thành chuyện chung vì nếu cổ không liều mạng lúc trước thì làm gì còn có thằng này ngày nay để sống chung với anh em như vầy nè?
Tên chính trị viên cười lên hô hố:
- Có mợ thì chợ cũng đông bằng không có mợ thì chợ cũng không thua gì! Hứ anh làm như anh là anh hùng cứu quốc số một vậy! Cái cỡ của anh, tôi nói đây anh đừng buồn nghen, cái cỡ của anh cầu lấy thúng cỡ một giạ mà xúc bảy ngày bảy đêm cũng không hết nữa đa.
Tư Cầu chụp lấy cây côn của viên quan hai tây tử trận dắt trước bên cạnh cây Herstal “ruột” của anh ta và lên cò nghe cái rắc làm cho tên chính trị viên hoảng kinh nhảy nai và la chói lói, rồi hắn ta cũng lập cập rút lấy cây lục của mình ra quơ quơ trước mặt như muốn xua đuổi Tư Cầu đi dang ra xa vậy.
Trong lúc ấy, anh trung đội phó nhảy lại giữ lấy bàn tay cầm súng của Tư Cầu và nhăn nhó năn nỉ:
- Ý trời ơi, anh làm như vầy là... hổng nên đó anh Tư!
Tư Cầu quắc mắt hỏi lại:
- Bộ anh tính binh nó hả?
Anh phó vội buông tay Tư Cầu ra và chắc lưỡi liên hồi:
- Anh nói vậy là hổng hiểu bụng tui rồi! Nhưng anh nổi nóng bắn chết thằng chả rồi dìa trong biết ăn nói làm sao với mấy anh lớn đây?... Thôi anh Tư à, thằng chả muốn nói gì thì thây kệ nó mà!
Tư Cầu gườm gườm nhìn về phía tên chính trị viên:
- Anh để tui nã cho nó một phát rồi muốn tới đâu thì tới! Bộ nó nói tui xò với nó hoài sao chớ! Cái thứ này nhịn riết rồi nó lừng lên đa anh!... Dầu cho có bề nào đi nữa, bất quá tui bỏ nơi đây mà dong đi, chớ ai làm gì được tui!
Anh phó lại chắc lưỡi:
- Anh giết thằng chả rồi anh bỏ anh em đây để đi trốn, cái chuyện đó dễ rồi, nhưng tui hỏi anh: anh trốn mấy tay tổ dưới này thì được, chớ bộ anh tính trốn luôn... kháng chiến sao?... Mà anh thì nhứt định không chạy theo Tây rồi!
Tư Cầu buông thõng khẩu súng xuống, thở dài:
- Anh nói phải. Tui trốn kháng chiến không được và bỏ anh em đi cũng không đành. Nhưng thôi việc đó tui sẽ liệu sau, còn bây giờ tui xin anh em nghe theo tui một lần này... (nói đến đây, Tư Cầu ngước mặt nhìn về phía anh em đang đứng rải rác ở chung quanh) Tui xin anh em làm phước tha cho cô này. Như tui đã có dịp kể sơ qua cho anh em nghe: cô này chẳng những là ân nhân của tui mà còn là người quen biết, người đã có lúc ăn ở với tui chẳng khác như... một cặp vợ chồng...
Ngừng một chút như để dằn xuống nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng, Tư Cầu lại nói tiếp:
-... Tui xin anh em cho tui có dịp đền ơn trả nghĩa, tui xin anh em tránh cho tui một việc làm tổn âm đức, thất nhơn tình. Hơn nữa, nếu xét cho cùng thì cô này chẳng có tội tình gì cho nghiệt lắm, trong thời buổi loạn lạc này một thân đàn bà con gái không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, sống nổi trôi từ trên xứ người cho tới khi... đụng người chồng bây giờ... hoàn cảnh như vậy tuy không tốt đẹp gì nhưng cũng thiệt đáng xót thương... Vợ con, chị em mình may mà ở yên được dưới vườn chớ nếu gặp cảnh lưu lạc bơ vơ giữa nơi xa lạ, trên chợ búa thị thành thì thiệt hổng biết đâu mà lường trước được...
Liếc thấy mọi người có vẻ cảm động trước những lời lẽ tuy mộc mạc nhưng chí tình của Tư Cầu, tên chính trị viên bèn hét lên:
- Ai dại thì nghe theo lời chả, chớ tôi nhứt định không tha con Việt gian đó nghen!
Con Ba, từ đầu chí cuối nín thinh nay nghe nói vậy cũng nổi dóa nói trả lại:
- Anh hổng biết đách gì hết mà cũng xía vô hoài! Thử thời anh gặp hoàn cảnh của tôi, anh còn tệ lậu hết chỗ chê nữa! (đoạn nó day qua bảo Tư Cầu) Thôi anh Tư, anh để mấy chả muốn ăn thịt ăn cá gì em đó thì làm, chớ bộ mấy chả nói con này sợ chết lắm sao chớ!
Tên chính trị viên cười rộ lên:
- Cái bản mặt như vậy mà còn làm bảnh hoài! Thứ đồ ôm hót ba thằng Tây mà còn nói giọng như bà nội người ta. Cái thứ của mầy thì chỉ có cách gọt đầu, lột quần áo rồi đóng bè chuối thả cho trôi lên trôi xuống dưới sông thì mới xứng!
Con Ba chỉ mới vừa “hứ” một cái thì Tư Cầu đã lên tiếng chen vô:
- Thôi em ơi, hơi sức đâu em nói tay đôi với cái thằng cha lẻo méùp đó.
Con Ba nhìn lườm lườm tên chính trị viên rồi cười mũi đáp lời Tư Cầu:
- Em thấy anh em ở đây coi bộ dễ chịu hết, riêng có thằng chả làm hùm làm hổ quá trời! Hổng biết thằng chả là ông hoành ông trấn gì mà dữ vậy. Bộ nó nói em đây không có mòng có mỏ sao? Cái thứ đó, hồi em còn trên Nam Vang mà láng cháng là em đập quần lên đầu liền!
Thấy con Ba xài xể tên kia như vậy, Tư Cầu cũng mát ruột một phần nào, nhưng sợ con Ba đi quá trớn nên anh ta vội chận lời nó lại và day qua hỏi anh em:
- Tự nãy giờ, tui nói sơ sơ vậy chắc anh em cũng dư rõ về cái trường hợp đặc biệt này rồi... Anh em nghĩ lại coi: trong thời buổi giặc giã loạn xạ này, tha hay giết thêm một người nữa thì có nghĩa lý gì đâu, huống hồ gì đây là một người đàn bà đáng để cho anh em xót thương hơn là thù ghét... Tui đã hết lời với anh em rồi vậy bây giờ anh em... tính sao đây?
Tên chính trị viên lại la lớn lên:
- Tính giết nó chớ tính sao nữa! Anh em đừng có nghe theo thằng cha đó nghen! Thằng chả tính đánh đòn cảm tình với anh em đa!
Tư Cầu lừ mắt nhìn hắn ta:
- Tui hỏi anh em chớ bộ hỏi anh sao?
Tên chính trị viên đảo mắt nhìn qua một vòng rồi nói gằn:
- Thì anh em grave;i đến nhìn qua bên vách.
Tư Cầu tinh nghịch hỏi:
- Cô kiếm cái gì vậy?
Con Thắm lắc đầu:
- Hông... Thôi tui đi xuống dọn cơm nghen anh!
Tư Cầu giơ tay cản lại:
- Cô làm gì mà lật đật quá vậy? Ở đây chơi cho mát chớ bây giờ trời nắng chang chang...
Con Thắm luýnh quýnh bươn đi xuống nhưng Tư Cầu đã nhích người chận ngay cửa chòi. Thấy vậy con Thắm lên giọng van nài:
- Anh dang ra để tui xuống... rủi có ai thấy thì kỳ lắm!
Tư Cầu cau mày, đáp bằng một giọng giận dỗi:
- Coi, có cái gì đâu mà kỳ! Đó cô thấy... Mà thôi tui cũng không dám cản!
Vừa nói, Tư Cầu vừa ngồi thụt vô trong.
Con Thắm hấp hấp đặt chân lên bực thang, bước xuống một nấc nhưng rồi đứng khựng lại. Nó ngước mắt lên nhìn Tư Cầu như để dò xét rồi bỗng nhiên lại mỉm cười mơn trớn...
Tư Cầu ngồi yên ngó xuống... Gió thổi nhè nhẹ làm mấy sợi tóc xõa của con Thắm bay lất phất.
Ánh nắng gắt bên ngoài hực chiếu dội lên gương mặt bầu bĩnh của người thôn nữ làm cho Tư Cầu có cái cảm giác là đang ngắm nhìn một thứ trái cây vừa chín tới, một trái xoài thanh ca vừa chín hườm hườm...
Tự nhiên con Thắm đâm ra xẻn lẻn... và Tư Cầu cũng có vẻ lúng túng.
Bỗng để ý thấy con Thắm vẫn còn đứng y nguyên trên thang, Tư Cầu lên tiếng bảo nó:
- Thôi em lên trên này chớ làm gì đứng lưng chừng hoài ở đó vậy!
Con Thắm nhíu mày rồi làm bộ mặt nghiêm hỏi lại anh ta:
- Ai biểu anh kêu tôi bằng em hồi nào mà hay quá vậy?
Tư Cầu giựt mình nhưng rồi lại cười xòa:
- Thiệt ra thì tui nói mà cũng không để ý nữa! Mà để ý sao được một khi nó từ trong lòng trong dạ tuôn ra luôn như vậy!... Thôi nó có... trớn như vậy, tui kêu... luôn bằng em nghe.
Con Thắm cúi đầu đáp nho nhỏ:
- Ờ cũng được... nhưng anh coi chừng tía má... em nghe được...
- Chú thiếm Bảy nghe được thì... cũng chẳng sao đâu, bộ em hổng phải nhỏ tuổi hơn tui sao?
- Hứ, nói như anh vậy hết chuyện rồi!
- Ý, mới bắt đầu chớ hết đâu được! Mà leo lên đây đã rồi muốn nói gì nói.
Con Thắm do dự một chút rồi chậm rãi leo từng nấc thang một...
Tư Cầu nhích người qua một bên để nhường chỗ.
Con Thắm ké né ngồi xuống rồi đưa tay tẩn mẩn vuốt kéo mấy sợi lác ló ra ngoài mí nóp.
Tư Cầu bỗng để ý nhìn đến phía trên lưng chiếc áo túi của con Thắm ướt dính mồ hôi. Anh ta thấy bứt rứt trong lòng và vội gợi chuyện đẩy đưa với con Thắm:
- Cha... nực quá phải không em?
- Ờ...
- Em có nghe trong nhà có ai nói gì... anh hông?
Con Thắm ngước mắt lên:
- Hông... mà nói cái gì bây giờ?
- Thì... nói chuyện về hai đứa mình...
- Xí, ai nói kỳ vậy!
Tư Cầu nhìn chằm chặp vào mặt con Thắm rồi ngập ngừng hỏi thêm:
- Còn em, ý của em như thế nào?
Con Thắm ngó mong ra ngoài đám rẫy:
- Ý của em...
Tư Cầu chụp nói liền:
- Đó, như vậy phải được hông! Em xưng... em nghe thiệt bùi tai...
Con Thắm ngoe nguẩy:
- Hổng thèm nói chuyện với anh nữa đâu? Người ta... nói lỡ một chút mà cũng... kêu ngạo...
- Lỡ như vậy cũng... đủ rồi! Em khỏi phải trả lời thêm gì nữa hết! (rồi anh ta làm bộ chép miệng ao ước) Cha, phải em... lỡ thêm kha khá nữa thì đỡ khổ cho anh biết mấy!
Con Thắm đưa chân đạp nhẹ vào bàn chân anh ta và cự nự:
- Cái anh này kiếm chuyện ngoắt ngoéo để nói bậy hoài!
Tư Cầu ngẩng cổ lên làm mặt nghiêm:
- Coi em nói oan cho anh đa! Đầu mùa chí cuối chỉ mới có... láp giáp tới hai chữ “anh em” mà còn... trục trặc lên trục trặc xuống...
- Chớ anh còn muốn gì nữa? Vậy mà tía cứ nói anh hiền khô hè!
Tư Cầu cười xòa:
- Trời ơi, nói như em vậy thì... đời tàn rồi! Hiền thì cũng hiền cho đúng chỗ phải nơi. Với lại cái chuyện của hai đứa mình đâu có cái chuyện gì mà hiền hay... dữ! Bây giờ chỉ có mỗi một việc cần là phải tính đi tới nữa.
Con Thắm liếc nhanh về phía Tư Cầu rồi ấp úng đáp:
- Em... không phải như... người ta đó nghen anh!
- Sao vậy?
Con Thắm đáp bằng một giọng rầu rầu:
- Em... thì dầu
  • Phần I (3)
  • Phần I (4)
  • Phần II
  • Phần II (2)
  • Phần II (3)
  • Phần II (4)
  • Phần II (5)
  • Phần III
  • Phần III (2)
  • Phần III (3)
  • Phần III (4)
  • Phần IV
  • Phần IV (2)
  • Phần IV (3)
  • thế nào đi nữa, em cũng phải ở già đời mãn kiếp tại xứ này, còn anh, anh bay nhảy lung tung... rủi mai kia mốt nọ anh... buồn tình anh... bỏ đi rồi ai cản anh được!
    Tư Cầu thở ra một hơi dài:
    - Ý trời ơi, em làm anh hồi hộp quá! Anh tưởng em nói chuyện gì, chớ chuyện đó... dễ ợt, anh nhứt định bỏ neo luôn ở xứ này mà! Để bữa nào rảnh rang rồi gặp lúc chú Bảy vui vui, anh nói đại về cái chuyện của hai đứa mình để cho nó êm luôn và em khỏi phải lo viễn vông gì nữa ráo!
    Con Thắm ngước mặt lên, mắt long lanh, môi mấp máy rồi hỏi dồn một hơi:
    - Thiệt hả anh! Anh tính chắc như vậy hả?
    Tư Cầu chưa kịp trả lời thì con Thắm lại xụ mặt nói tiếp:
    - Mà thôi, em tin anh hổng vô đâu!
    Tư Cầu nhăn nhó:
    - Thiệt mà em! Nếu em hổng tin để anh thề bán mạng cho em yên lòng!
    Con Thắm hốt hoảng lắc đầu lia lịa:
    - Ý đừng, bây giờ anh thề cái gì mà hổng được, nhưng rủi ro sau này có chuyện đổi thay anh bị mắc lời thề thì em cũng đâu có vui sướng gì!
    Tư Cầu mỉm cười rồi nói bằng một giọng thật tha thiết:
    - Em nghĩ như vậy cũng phải, nhưng dầu sao em cũng có thể tin được rằng anh không đến nỗi tệ hại lắm đâu. Anh mang ơn chú thiếm Bảy ngập đầu lút cổ thì đời nào anh dám để cho chú thiếm phải oán trách anh sau này. Còn riêng về phần em, anh chỉ nói với em một lời là em khỏi phải lo sợ gì hết.
    Con Thắm nhoẻn miệng cười rồi đáp:
    - Bây giờ... dầu em muốn hổng tin anh cũng... hổng được!
    Tư Cầu cũng cười theo rồi nhẹ nhàng đặt tay lên bàn tay của con Thắm, con này chỉ ngồi nhích ra một chút nhưng vẫn không rụt tay về và quay mặt nhìn vô vách.
    Tư Cầu lại phải chú ý đến khoảng vải áo túi ướt dính mồ hôi. Anh ta toan đưa tay còn lại quàng lên một bên vai con Thắm nhưng rồi lại lắc đầu thở dài buông mạnh tay xuống sạp chòi.
    Con Thắm giật mình quay lại hỏi:
    - Gì vậy anh?
    Tư Cầu gượng cười đáp:
    - Không, không có gì hết... Anh thấy... em khác người ta lắm...
    - Người ta nào?
    - Người ta là... người đàn bà con gái khác mà anh đã gặp.
    Con Thắm nhí nhảnh hỏi:
    - Khác chỗ nào, anh giỏi nói thử coi?
    Tư Cầu có vẻ lúng túng:
    - Khác ở nhiều chỗ lắm... anh có nói em cũng không biết đâu!
    Rồi như để cho con Thắm khỏi hỏi tới hỏi lui gì nữa, anh ta nhấc bàn tay nó lên, vuốt ve một cách rất trìu mến...
    Con Thắm mở to mắt nhìn Tư Cầu như muốn tìm hiểu về câu trả lời quá mập mờ của anh ta, nhưng rồi nó lại mím môi lắc đầu tỏ vẻ... chịu thua.
    Thấy vậy, Tư Cầu đưa ngón tay khều nhẹ gò má Thắm và hỏi:
    - Sao đó em?
    Con Thắm liếc xéo anh ta:
    - Có gì đâu... Anh sao khó hiểu quá trời hè!
    Tư Cầu mỉm cười đáp:
    - Em muốn hiểu hả? Thì đây: sở dĩ anh nói em không giống nhiều người đàn bà con gái khác mà anh từng gặp là vì gần em, anh thấy sao mình bình tĩnh quá chớ không bộp chộp như mấy người kia... Và vì vậy mà anh biết chắc là chuyến này anh có thể... ở luôn tại xứ này được. Đó em chịu chưa!
    Con Thắm cười lỏn lẻn:
    - Tưởng cái gì chớ như vậy... thì được.
    - Mà được... nhiều hay ít?
    - Để nữa rồi mới rõ nhiều hay ít chớ bây giờ... ít xịt hà!
    ... Tư Cầu không thể không đưa tay ôm lấy một bên vai no tròn của Thắm được...
    Vừa lúc ấy, có tiếng cọt kẹt trên cầu thang tre. Con Thắm vội hất tay Tư Cầu xuống và ló đầu nhìn ra.
    Nó hốt hoảng đứng dậy và kêu lên nho nhỏ:
    - Ý chết rồi, tía em ra anh Tư ơi!
    Tư Cầu hấp tấp nhoai người ra:
    - Đâu... chú Bảy đâu...
    Và khi “đụng đầu” với chú Bảy, anh ta làm tỉnh gượng cười chào hỏi:
    - Dạ... chú Bảy, chú Bảy đi đâu đây giờ này... trời nắng chang chang...
    Chú Bảy nheo mắt đáp:
    - Ờ, qua đi thăm miếng ruộng trong ngọn và sẵn đi ngang đây qua ghé vô nghỉ mát... (rồi chú mỉm cười hỏi thêm) Nè Tư, qua thấy thúng cơm còn để dưới nhà mà con Thắm đi đâu mất tiêu rồi chú em?
    - Dạ... cô Hai cũng mới dọn dẹp chén đũa vô đó...
    Chú Bảy vẫn chưa chịu thối lui:
    - Qua mới thấy thấp thoáng nó... đâu đây mà!
    Biết không thể lẩn trốn được, con Thắm liền ló mặt ra:
    - Dạ con ở trên này nè tía...
    Tư Cầu đành tiếp lời luôn:
    - À... cô Hai mới lên trên chòi để... kiếm giùm cháu cái hộp quẹt máy và túi nhái thuốc đó chú Bảy.
    Chú Bảy lắc đầu, lần bước trở xuống và nói nghe xuôi xị:
    - Qua thấy túi thuốc của chú em treo trên cột ở dưới mà Tư...
    Tư Cầu sượng trân nên đành lấp bấp đáp đỡ vớt:
    - Vậy hả chú!... Vậy mà cháu... kiếm hết hơi...
    Cả ba người lần lượt bước xuống thang tre, và khi chân vừa chạm đất, con Thắm te te chạy lại bưng thúng cơm lên:
    - Thôi con dìa trước nghen tía!
    Không đợi chú Bảy nói vô một lời nào, nó quày quả đi rút một nước... Chú Bảy nheo mắt nhìn theo con gái một hồi rồi quay qua hất hàm có ý hỏi Tư Cầu...
    Tư Cầu lúng túng cúi đầu, rồi tằng hắng mấy tiếng để rụt rè hỏi lại chú Bảy:
    - Chi... chú Bảy?
    Chú Bảy khoan thai bước lại ngồi trên băng cây:
    - Nè Tư, qua cũng đã từng trải qua... cái tuổi của chú em bây giờ, bởi vậy nên không có chuyện gì mà thằng Tư mầy phải... mắc cở hay giấu giếm với qua hết.
    - Dà...
    - Với lại thằng Tư mầy chắc cũng dư hiểu cái bụng qua...
    - Dạ cháu biết nhiều là chú Bảy tốt lắm, cháu nương náu ở đây được như vầy là cũng nhờ chú thiếm...
    Chú Bảy lắc đầu chận ngang:
    - Qua muốn nói... chuyện khác kìa chớ! Qua có tốt với chú em về cái việc đó là dĩ nhiên rồi, là... thường tình thiên hạ rồi!
    Tư Cầu làm ra vẻ ngạc nhiên:
    - Chuyện gì nữa chú Bảy? Thì chú Bảy đối với cháu tốt hết về đủ mọi thứ chuyện...
    Chú Bảy chắc lưỡi:
    - Cái đó qua hổng dám nói, chớ qua luôn luôn sẵn lòng với chú em một chuyện, một chuyện gắt củ kiệu mà qua đã có lần nói sơ với chú em rồi.
    - Dạ cháu biết.
    - Thằng Tư mầy biết làm sao?
    Tư Cầu ấp úng đáp:.
    - Dạ thì... chú Bảy có tính lo chuyện... vợ con cho cháu...
    Chú Bảy chụp nói vô liền:
    - Đúng đó! Vậy chú em mầy đã... tính gì chưa? Qua muốn nói, chú em có tính... đi tới hay không?
    - Dạ...
    Chú Bảy gác tréo chân ngồi trở bộ lại:
    - Thôi nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt, bây giờ qua hỏi phứt chú em mầy một câu này: vậy chú em mầy...
    Nói đến đó, chú Bảy đâm ra lúng túng vì không tìm ra lời cho xuôi câu.
    Tư Cầu hồi hộp hỏi vô:
    - Cháu... làm sao chú Bảy?
    Chú Bảy tuôn ra một hơi:
    - Qua muốn hỏi chú mầy về cái việc con Thắm... Chú em mầy... xem nó có được hông. Phần nó thì qua coi bộ nó cũng... mến chú em mầy lắm.
    Tư Cầu chưa biết trả lời ra sao thì chú Bảy lại hỏi chêm vô thêm một câu:
    - Mà hồi nãy, qua thấy hai đứa lục đục cái gì ở trển đó?
    Tư Cầu sượng sùng đáp:
    - Dạ... cô Hai mới lên trển... cổ mới có nói chuyện tầm khào với cháu vài ba câu kế chú Bảy tới...
    Chú Bảy cười xòa:
    - Ý thôi Tư ơi! Cái đoạn đường đó qua cũng có bước qua... năm bảy bận rồi mà! Ông trời đặt để... trai gái mới lớn lên thì... chuyện đó là chuyện thường! Bây giờ qua hổng cần biết “mới” lên hay “mới” có nói chuyện gì ráo, qua chỉ hỏi thẳng với thằng Tư mầy một câu dứt dạt, thằng Tư mầy... đối với con gái của qua như thế nào? Qua cần biết có... chút xíu đó thôi hè!
    Tư Cầu cúi gầm mặt xuống ngó mấy đầu ngón chân và đáp nho nhỏ:
    - Dạ cháu cũng... mến cô Hai lắm...
    Chú Bảy đứng rột dậy, bước lại vỗ vai anh ta:
    - Tốt lắm!
    - Dạ cháu cũng xin lỗi chú Bảy, cháu ở đây nương nhờ chú thiếm Bảy mà còn... chàng ràng như vậy...
    Chú Bảy hể hả ngắt lời anh ta:
    - Hổng sao mà! Qua đã “chấm” chú em mầy thì được, qua cũng đã coi giò coi cẳng rồi qua mới dám rước về chứa trong nhà, chớ gặp thứ mắc toi mắc dịch... mụ nội qua bây giờ cũng không dám để tới gần! Nói thiệt với chú em mầy, nếu thằng nào khác mà làng chàng như vậy, thì trời cản qua cũng phang cho nó năm bảy cây tầm vông bò càng bò niễng chớ đâu được... êm thắm như vầy (ngừng một chút, chú Bảy nghiêm giọng hỏi thẳng Tư Cầu) Thôi mọi việc kể như xuôi rót hết, vậy chú em mầy phải... tính đi tới chớ!
    Tư Cầu rụt rè hỏi lại:
    - Đi tới... làm sao đó chú Bảy?
    Chú Bảy thân mật đặt tay lên vai anh ta:
    - Thì đi tới cái chuyện vợ con để qua với thiếm Bảy chú mầy tính phứt cho rồi. Năm nay con Thắm nó cũng trọng cải rồi, và thời buổi giặc giã có con gái lớn giữ kè kè ở trong nhà hoài không nên!
    Tư Cầu bẻ mấy lóng ngón tay kêu răng rắc rồi ấp úng lựa lời:
    - Chú thiếm thương cháu như vậy là... quá cỡ rồi, trên đời này thiệt hiếm có người như chú thiếm, nhưng... cháu thấy tình cảnh của cháu đang... mê mê như vầy mà còn tính tới chuyện vợ con... cháu e rằng cháu không đủ sức lo liệu...
    Chú Bảy chận ngang:
    - Ậy, qua nói để qua lo hết, qua bao trọn cho chú em mầy mà! Qua chỉ cần chú em mầy... ừ cho qua một tiếng!
    Tư Cầu mỉm cười gãi đầu:
    - Dạ... chú Bảy tốt quá nên cháu càng thêm suy nghĩ đắn đo dữ...
    - Suy nghĩ khỉ khô gì nữa Tư! Chú em mầy ở đây dầu sao cũng yên phận rồi, bây giờ chỉ việc nhào vô cái rụp cho nó... mọc gốc mọc rễ ở đây luôn chớ còn tính bay nhảy đâu nữa! Năm nay chú em mầy cũng lớn tuổi rồi và chú em mầy nên bắt đầu lo tu tỉnh mần ăn đi thì vừa...
    - Chú Bảy nói như vậy cũng phải, nhưng trong thời buổi này, cháu đâu có chắc ngày mai ngày mốt gì đây có được... yên lành hay không...
    Chú Bảy chắc lưỡi:
    - Ý trời ơi, thằng Tư mầy lo bá vơ như vậy còn hơn ông già bảy mươi! Thời buổi gì thì cũng thây kệ mẹ nó chớ hơi sức đâu mà lo tầm ruồng hoài! Nói vậy giặc giã tây tà lung tung với nhau rồi hổng ai chịu lấy vợ lấy chồng, rồi ngưng lại hết sao? Như vậy rủi nó kéo dài cho đôi ba chục năm rồi lấy... xuất đinh đâu để đánh giặc để mần công kia việc nọ? Hễ xay lúa thì khỏi bồng em, hễ gánh nước thì khỏi giã gạo, chớ bộ ai ai cũng phải tuôn ra mặt trận hết sao!... Còn cái việc “yên” hay không”yên” thì biết sao mà nói được, hễ trời kêu ai thì nấy dạ chớ chẳng lẽ mình cứ ngồi co rút một chỗ để... đợi hả Tư?
    Tư Cầu gượng cười đáp:
    - Dạ, bề gì chú Bảy cũng là người lớn tuổi nên thế nào chẳng rành việc đời hơn cháu nhiều, nhưng... cháu đâu quên được thân phận... trôi sông lạc chợ của cháu!
    Chú Bảy “xì” một tiếng rồi bảo:
    - Tưởng chú em nói cái gì khác, chớ cái việc đó đối với qua hổng ăn nhằm gì ráo: qua gả con gái bắt rể mà!
    Tư Cầu ngập ngừng nói thêm:
    - Ngặt nỗi bây giờ cháu cũng như... tứ cố vô thân, rồi biết ai đâu đứng ra để thay mặt cho đàng trai! Bề gì chú thiếm ở đây cũng thuộc vào hạng nhà có bề thế, cô Hai lại là cô gái đầu lòng...
    - Cái chuyện đó, qua hổng thắc mắc thì thôi chớ sao chú em mầy lại lo ngại! Thời buổi này, phải châm chế chớ cứ răng rắc như trước sao được! Qua nói chú em mầy khỏi chộn rộn gì hết, qua bao lãnh hết mà! Chú em chỉ cần ừ một tiếng là đủ.
    Tư Cầu còn ráng nói thêm:
    - Cháu thấy trong làng thiếu gì nơi xứng đáng gấp ghé cô Hai..
    - Ối thứ đó qua bỏ... lạc xoong hết, qua chỉ cần chú em mầy “ừ” một tiếng thôi mà!
    Tư Cầu thở ra một hơi dài như tỏ vẻ... chịu thua rồi mỉm cười đáp:
    - Dà... cháu cũng nhờ chú thiếm Bảy..
    Chú Bảy hể hả vỗ mạnh vai Tư Cầu:
    - Như vậy phải nghe được hông!... Mà thôi, từ giờ phút này trở đi, thằng Tư mầy có thể tập... bỏ hai cái chữ “chú thiếm” cho nó quen miệng lần đi thì vừa...
    Tư Cầu “dạ” một tiếng xụi lơ làm chú Bảy hơi cau mày...
    Chiều hôm ấy, con Thắm vẫn bưng cơm ra chòi như thường lệ, nhưng khi gặp mặt Tư Cầu là nó ngó bét đi chỗ khác. Tự nhiên Tư Cầu cũng đâm ra mắc cở. Mấy lần anh ta định gợi chuyện hỏi thăm về “tình hình” trong nhà sau khi chú Bảy ở ngoài này trở vô trỏng, nhưng rồi lại rụt rè nín thinh và đành cắm cúi ăn cho xong bữa cơm.
    ... Thấy Tư Cầu buông đũa xuống, con Thắm vội bước lại quơ dọn thật mau, mặt cúi gầm xuống làm cho anh ta bắt phì cười:
    - Em làm cái gì mà chiều nay coi bộ... gấp rút quá vậy?
    Con Thắm háy xéo anh ta:
    - Anh thiệt kỳ thấy mồ!
    - Đọ đọ, đừng có nói dựng đứng đó nghen! Anh làm sao mà kỳ?
    Con Thắm phụng phịu:
    - Anh... bàn tính cái gì với tía em hồi trưa mà dìa trỏng ổng nói om sòm lên...
    - Bộ chú Bảy quở rầy em hả?
    Con Thắm lắc đầu:
    - Hông. Em cũng tưởng ổng dìa ổng la cho một trận về cái chuyện... hai đứa mình hồi trưa đó, nhưng mà không...
    Tư Cầu cười nói:
    - Như vậy khỏe cho em rồi...
    Con Thắm gạt ngang:
    - Cha khỏe dữ! Tía em ổng nói... anh chịu rồi.
    - Ừ thì chịu. Còn em, ổng có hỏi gì em hông?
    - Ổng hỏi... em có chịu hông...
    - Vậy em trả lời làm sao?
    Con Thắm bực mình đáp sẵng:
    -... Trả lời chịu chớ trả lời làm sao nữa giờ!
    Tư Cầu thở ra rồi mỉm cười nói:
    - Ờ như vậy là êm rơ hết chớ có gì đâu mà em ra đây làm... mặt lớn mặt nhỏ tự nãy giờ...
    Con Thắm nhíu mày:
    - Anh nói nghe sướng quá há! Anh ở tuốt ngoài này anh hổng biết, chớ em ở trỏng em xẩu mình, xẩu mẩy vì mấy đứa nhỏ nó cứ theo chộ hoài.
    Tư Cầu cười xòa:
    - Ý trời ơi, tưởng cái gì chớ có chút xíu đó...
    Con Thắm trợn mắt cự nự:
    - Vậy mà anh còn cười được hả?
    - Chớ em biểu anh... khóc hu hu sao?
    - Hứ, cái anh này lãng òm! (rồi nó nghiêm mặt hỏi tiếp) Nè anh Tư, nói vậy anh... chịu thiệt hả anh? Anh tính... ở đây luôn, ở đây hoài hoài hả anh?
    Tư Cầu trịnh trọng gật đầu:
    - Chịu thiệt, chớ chịu... chơi cho chú Bảy đập tàn thây sao!
    Con Thắm ngập ngừng hỏi thêm:
    - Anh có nghe... tía em ổng nói... chừng nào không anh?
    Tư Cầu cười mỉm mỉm:
    - Chắc cận lắm à em, chú Bảy chú nói để coi ngày nào tốt trong tháng này....
    Con Thắm nhăn nhó kêu lên:
    - Hổng biết ổng làm gì gấp quá trời vậy cà!
    Tư Cầu ngó xéo con Thắm, mắt lim dim:
    - Chớ để lâu... nguội tanh hết!
    - Nói bậy nữa đi!... Mà nè anh, nữa anh tính dọn dìa trổng ở hay là...
    - Thì chắc phải đem thân gởi rể luôn ở trỏng rồi! Nhưng trong lúc lo mấy công rẫy tại đây anh cũng phải ở suốt ngày ngoài này. Căn chòi này coi lơ mơ vậy mà ở sướng lắm em! Nè tới chừng đó, mặc tình hai đứa mình hú hí nghen!
    Con Thắm véo mạnh vào vai anh ta một cái đau điếng:
    - Anh cứ nói bậy hoài hè! (và nó xăng xái bưng thúng cơm lên) Thôi em đi dìa rút nghen! Lằng nhằng ở đây hoài, tới chừng vô trỏng mấy tụi nhỏ nó thấy em đi lâu nó kêu ngạo em... thấy ghét lắm!
    - Ừ phải, em dìa cho sớm sớm đi, chớ hổng thôi họ xầm xì hổng tốt.
    Con Thắm chưa kịp bước đi thì Tư Cầu đã nhanh chân tiến lên đứng chận trước mặt nó và cười tủm tỉm hỏi một cách gọn khô:
    - Bây giờ cho hun một cái... sốt dẻo được hông?
    Chưa chi con Thắm đã vội ngả người ra phía sau như để né tránh. Nó cau có cự nự Tư Cầu:
    - Nữa! Anh này kỳ quá!
    Nhưng rồi nó lại chìa má ra và làm bộ nói lẫy:
    - Đây nè ông!
    Tư Cầu vừa mới để chót mũi chạm phớt qua gò má của con Thắm thì con này đã phát cười ré lên rồi vùng chạy đi...
    Tư Cầu mỉm cười nhìn theo, nhưng rồi nụ cười ấy tắt dần để nhường cho một vẻ mặt nặng ưu tư...