---~~~mucluc~~~---


- 6 -
NHỮNG PHIÊN CHỢ VÀ ĐÀN BÀ

     ên Việt Nam ít khi thấy người đàn ông sáng sáng xách giỏ mây lon ton đến chợ lần mò vào hàng thịt hàng cá bốc cái này thả cái kia lựa chọn trả giá như đàn bà. Họa hoằn lắm mói có một thì chắc chắn người đó phải chắt chẽ tiền bạc mới thầu luôn cộng việc vốn dĩ chẳng mấy hạp cho mình. Đã đi chợ được thì việc nấu ăn cũng chả khó gì với họ cho nên cô vợ kia một là được chồng quá cưng, quá ghen không dám cho bước ra khỏi nhà, khơng dám để làm sợ hỏng cái móng tay, hai là nấu quá tệ lại gặp phải anh chồng khó tính làm món gì cũng chê dở cho nên muốn vừa miệng cứ tự vào bếp nấu nướng. Chẳng ai nhìn thấy hạnh phúc ở cặp vợ chồng đó nếu không muốn nói đến thuần phong mỹ tục bị đảo lộn.
Vì vậy, ngay từ nhỏ người mẹ đã tập cho con gái mình quen với công việc chợ búa mua bán. thoạt đầu tháng tháng đôi ba lần dẫn con lên chợ tỉnh mua vẩi vóc quần áo, chỉ cho con cách lựa chọn mặt hàng, bông hoa thế nào cho xài được bền, hợp với vóc dáng làn da. Dần dần, khi đã quen với cảnh chen chúc đông đảo người mẹ mới dẫn con mình đi chợ gần nhà mỗi ngày.
Không như bên Mỹ đồ ăn thịt cá rau rợ đa số đều để đông lạnh. Chợ bên Việt Nam nhóm họp và mỗi sáng sớm, người ta đi chợ thường nhật lo cho hai bữa ăn trong ngày nên trời vừa hừng sáng thì kẻ mua người bán đã ra vào tấp nập. Tiếng rao tiếng mời tiếng gọi xen lẫn tiếng cãi cọ của bạn hàng, khách hàng làm mấy cô bé mới tập sự theo mẹ cũng cảm thấy hoảng vía. Nhất là khi chị hàng cá có chuyện xích mích với cô hàng thịt tay cầm dao phay vung vẩy hoặc liếc vào cục đà mài nghe xèn xẹt thì ngay cả đến người lớn cũng mau mau tránh ra xa rủi tay bay vạ gió đến là toi mạng. Bù lại những hàng trái cây xanh xanh đỏ đỏ, những quả mận nước, mận sọc chất cao đưa những cuống còn dính hoa khô thơm phức; rồi những trái cóc, trái ổi xá lị chua chua dòn dòn, hàng vú sữa chất đầy những trái căng mọng bóng bẩy, những chùm nhãn tròn trĩnh cơm trắng phau lộ khỏi lớp vỏ ngang nhiên mời mọc những chiếc miệng xinh xinh thích ăn quà mà chẳng mấy chốc các cô đã thay cả mẹ đi chợ một mình để được tự do... ăn.
Công việc chợ búa tự động biến thành thú ăn chơi "bất đắc dĩ." Thật vậy, nếu các bạn gái để ý sẽ thấy chẳng những từ thuở nhỏ mà ngay khi đã có gia đình, có cháu chắt mỗi khi xách giỏ đi chợ không khi nào lại không mang thêm ít tiền để ăn quà vặt. có nhiều người vừa đến chợ đã phải lo lót cho cái bao tử sợ nó ngồi không tội nghiệp nên vừa đặt mông vào chiếc ghế con ở hàng bánh cuốn mắt đã liếc qua hàng bún bò thơm ngào ngạt. Ăn mặn vừa xong lại thè ngọt. Hàng chè đậu, sương sâm, xương sáo, sương sa hạt lựu bông cỏ bao giờ cũng ngồi san sát nhau. Cả một đêm không ăn lẽ dĩ nhiên cái bụng rỗng tuếch có dồn cách mấy cũng khó mà đầy nên khi đã tạm thỏa mãn cái miệng thì tiền chợ cũng cạn mất phân nửa, chợ cũng thưa dần, đồ ăn bớt ngon vì đã bị thiên hạ lựa trước. Buồnvà hối hận trong lòng vì bữa cơm không vừa ý, ngon lành nhưng hôm sau lại cũng chứng nào tật nấy không bỏ không chừa được. Thử hỏi có con mèo đói nào lại dửng dưng trước cục mỡ thơm ngầy ngậy để ngay miệng? Cũng có người sau khi xách đầy mọt giỏ đồ ăn mới ngồi xuống để... nghỉ và chăm sóc một tí tị cho cái bụng, cái miệng, cái chân cái tay đã theo hộ tống một quãng đường dài; chân mỏi tay xách nặng miệng khô khát vì phải... mặc cả trả giá nên tha hồ tưởng thưởng công trạng cho chúng, không tô bánh canh giò heo cũng vài cái gỏi cuốn, ly nhãn nhục để lên tinh thần cho ngày mai tiếp tục buổi chợ.
Hầu như tất cả mọi chợ đều có mái che gọi là đình chợ hay lồng chợ. Đa số những gian hàng vải vóc tơ lụa, son phấn, hoa quả, gà vịt, hàng thịt heo thịt bò cá mú đều dồn cả vào nơi này vì đã mua chỗ và phải đóng thuế, không ai có quyền mua bán tranh giành trong phạm vi chỗ họ ngồi. Còn những hàng rau rợ, bánh trái tuy kềnh càng nặng gánh nhưng chẳng đáng là bao lại bán chỉ một thoáng đã hết nên họ bầy dọc theo hai bên lề đường bọc vòng bên ngoài chợ, phần tránh thuế, phần bán lẹ hơn nhưng thật là khổ vì lúc nào trong lòng cũng phập phồng lo sợ, mắt năm đổ lộn mắt mười chỉ sợ bị hốt bị bắt vì bán lậu.
Hôm nào trời trong xanh, ánh nắng chan hòa đầy dẫy thì cả người mua lẫn kẻ bán nói cười vui vẻ; gặp hôm trời mưa hàng họ ế ẩm, người mua ngại đi dầm bùn dầm đất, đôi dép nhật cứ tuột quai, chân lấm tay cũng lấm trong khi người lạnh run vì thấm nước mưa. Hàng bánh hàng quà ế ẩm cũng chẳng còn trông hấp dẫn vì ai nấy đều muốn mau mau về nhà tránh cảnh ướt át gió máy.
Ngoài thú ăn... vặt, đi chợ cũng là thú để gặp gỡ bạn bè, phô trương quần áo, đầu tóc, sắc đẹp và vòng vàng. Thôi thì đủ loại đủ kiểu như một rừng hoa ngập tràn màu sắc, hoa nào cũng đẹp cũng quyến rũ và hoa nào cũng biết nói. Mọi chuyện trên trời dưới đất mưa nắng, chuyện ông A bà B đều được lôi ra mổ xẻ từ đầu chợ xuống cuối chợ.
Chợ là trung tâm thâu lượm tin tức và phát thanh một cách mau chóng nhất. Chợ cũng là nơi phơi bày những xấu xa, lừa lọc, buôn giành bán giựt, trộm cắp, móc túi, ăn nói tục tĩu bẩn thỉu và chợ cũng là nơi để các bà các cô biểu lộ bản chất trung thực nhất của mình.
Qua bên Mỹ, chợ búa nghe có phần nhẹ nhàng êm dịu hơn, (nhưng phần chính yếu vẫn là để các bà lực chọn vừa ngon, tươi lại mền, giá rẻ. Để cho các ông đi chợ thà ném tiền qua cửa sổ.) tuần lễ một lần mua chất trong tủ lạnh hoặc freezer ăn dần, giá cả có sẵn vừa đỡ mất thời giờ mặc cả lại chẳng sợ bị hớ. Cũng có nhiều người đọc báo lựa hàng "on sale" trước khi mua, hoặc dùng những coupon cắt từ trong báo save được vài ngàn trong mỗi năm.
Đa số các chợ Việt Nam đều có bày bán những thức ăn liền như bánh bao, bánh bò, bánh ú, bánh mì, tai heo, da lợn, bánh trằm xôi chè v.v... để cho các bà các cô có... buồn miệng mang ra xe ăn, cũng có khi trên đường về một tay thì lái, một tay cầm cái bánh nướng nhân trứng gà muối cắn mà nó đã cái miệng làm sao. Một trong những thú thích nhất khi đi chợ vẫn là cái thú ăn quà vặt mà chỉ ở người bên phía... nữ giới mới cảm nhận được.
Tuy nhiên, dù người mua hay bán trong mỗi phiên chợ có ăn hàng hoặc bê bối đến thế nào đi chăng nữa thì cũng đều mang một tâm trạng và một ý tưởng hy sinh giống nhau: Hiểu được trách nhiệm và bổn phận của chính mình trong công việc hàng ngày. Cùng đưa vai gánh vác chung với chồng trong vấn đề sinh kế gia đình, nhất là biểu tỏ tình thương yêu qua bữa cơm ấm cúng hạnh phúc.