Sau cuộc gặp gỡ phái viên Bộ Tổng một tuần, Nguyễn Bình được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi về Thủ đô. Tư lệnh Đệ Tứ Quân Khu nửa miệng nửa lo. Mừng là từ lâu mong được gặp vị chủ tịch nước từng là một nhà cách mạng bôn ba khắp thế giới tranh đấu giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho nước nhà. Còn lo là về chuyện chống lại Bộ Tổng, không nhận chia quyền chỉ huy cho người xa lạ chưa từng đóng góp xương máu cho mảnh đất Đông Triều thân yêu. Chuyến về thủ đô ngàn năm văn vật giữa tháng chín năm ấy Nguyễn Bình nhớ mãi. Anh suy nghĩ nhiều về cách ăn mặc khi vào Bắc Bộ Phủ gặp vị chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Phải ăn mặc thật đàng hoàng. Phải đúng phong cách một tướng lãnh, một tư lệnh quân khu. Ông mặc quân phục ka ki, mang giày bốt da lấy của Nhật, đeo cả súng lẫn gươm của Nhật, đội kết cũng là chiến lợi phẩm của Nhật. Tất cả trang sức đó vừa đẹp vừa nói lên chiến công hiển hách vừa qua. Theo ông, đó là gián tiếp báo cáo với thượng cấp thành tích cách mạng của chiến khu Duyên Hải mà anh là người đại diện. Từ Hải Phòng Nguyễn Bình đi xe hơi về Hà Nội. Nước nhà đã tuyên bố độc lập rồi, nhưng đường phố lểnh ngểnh bọn lính Tàu Tưởng đáng ghét. Nếu chúng dẫn xác vào giang sơn của ông thì chắc chắn là sẽ có lắm tên đi chầu Hà Bá. Đến Bắc Bộ Phủ, một bất ngờ lớn đang chờ ông thay vì một vị chủ tịch ăn mặc đúng thời trang, côm-lê cà vạt, giày da bóng láng, ông được một cụ già giản dị trong bộ quần áo mặc thường ngày, chân đi dép. Thấy vị chủ tịch nước “phú quý bất năng dâm” như thế, tự nhiên Nguyễn Bình đâm ngượng về cách ăn mặc diêm dúa của mình. Nhưng Bác không quan tâm tới chuyện nhỏ nhặt mà đi thẳng vào chuyện quốc gia đại sự: - Chú là Nguyễn Bình, tư lệnh Đệ Tứ Quân Khu đấy ư? Bác vừa hỏi vừa đưa tay ra bắt. Nguyễn Bình nắm lấy bàn tay Bác xúc động. Ông hoàn toàn bất ngờ trước cử chỉ thân ái. Vị chủ tịch nước tiếp một tư lệnh quân khu không theo nghi thức “triều đình” mà theo lối thân tình bác cháu: - Thưa Bác, cháu là Nguyễn Bình. Về đây theo thư Bác gọi. Bác Hồ chỉ ghế mời khách ngồi, chìa gói thuốc thơm ra mời. Bình rút một điếu. Bác lại bật quẹt cho Bình. Hai bác cháu cùng hút vài lời trước khi vào chuyện: - Bác có nghe báo cáo về các hoạt động của cháu ở chiến khu Đông Triều. Bác có lời khen... Mấy ngày qua chú có nghe tình hình trong Nam? - Thưa Bác có. Ngày 23-9 vừa qua, Pháp đã gây hắn. Đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn đã nhất tề đứng lên kháng chiến. Bác nói: - Cũng như một trăm năm trước, giặc nhắm vào miền Nam đánh trước. Nhưng ngày nay khác hẳn ngày xưa. Triều đình Huế cắt đất, cầu hoà, còn chúng ta nhất định không để mất một tấc đất. Nam Bộ là máu của chúng ta, là xương của chúng ta. Nam Trung Bắc một nhà, không ai có thể chia ly được. Nguyễn Bình gật lia. Ông Cụ nói đúng tâm trạng của mình quá. Ông toan nói nhưng ông Cụ nói tiếp: - Máu chảy ruột mềm. Rất nhiều đồng chí tình ngnyện vào Nam chiến đấu. Các đoàn Nam Tiến đang chuẩn bị lên đường. Bác có nghe đồng chí Trần Huy Liệu nói chú trước kia có hoạt động trong Nam. Bác nghĩ rằng các lực lượng vũ trang trong đó đang cần một chỉ huy có tài năng để tập hợp cán bộ đội địa phương lại, nếu không sẽ có thể xảy ra nạn thập nhị sứ quân rất tai hại trong lúc này. Người chỉ huy đó phải là người đã biết rõ miền Nam, lại phải là một người có đủ bản lãnh thu hút những tay giang hồ kiểu Bình Xuyên. Chú có thể đảm trách vai trò đó không? Nguyễn Bình hoàn toàn bất ngờ trước câu hỏi ấy. Ông đinh ninh Bác sẽ thuyết phục ông chia quyền với phái viên Bộ Tổng mà ông đã một lần từ chối. Chưa có lúc nào ông ngờ Bác chọn mình để phái vào Nam. Ông đang lúng túng thì Bác nói tiếp: - Chú có đủ điều kiện nói trên. Chú đã sống trong Nam, am hiểu nhiều loại người. Không ai xứng đáng hơn chú để lĩnh trọng trách tập hợp các giáo phái trong Nam để đương đầu với địch. Chú nghĩ thế nào? Nguyễn Bình đã có lần mơ ước chuyện vào Nam thăm lại người xưa cảnh cũ, nhưng ông không thể vào Nam như một khách nhàn du vì nay ông là tư lệnh một quân khu quan trọng: quân khu duyên hải, là yết hầu của thủ đô Hà Nội. Nay chính vị chủ tịch nước chánh thức giao công tác vào Nam cho anh. Vậy là đúng lý hợp tình. Ông gật ngay: - Bác đã tín nhiệm cháu, cháu xin nhận. Bác vui vẻ nói: - Bác giao miền Nam cho chú đó. Chú hãy tỏ ra xứng đáng với lòng tin yêu của Bác và của đồng bào miền Nam. Hãy về thu xếp vào Nam ngay. Tình hình trong đó như nước sôi lửa bỏng. Nhớ ghé qua chú Giáp lấy giấy tờ. Bác đã bảo chú Giáp làm giấy giới thiệu đặc phái viên Bộ Tổng cho chú rồi. Bác xiết thật mạnh bàn tay Nguyễn Bình thời nói: - Chúc chú thượng lộ bình an. Rồi thật bất ngờ Bác ông choàng luôn lên hai má Nguyễn Bình. Đây là cách biểu lộ tình cảm của người phương Tây. Pháp gọi là: “accolade” ông Bình chỉ thấy trong phim thời sự mà thỏi. Nay không ngờ vị chủ tịch nước đã “accolade” mình. Theo phản ứng tự nhiên, Bình cũng hôn đáp lễ những chỉ kịp áp má vào râu Bác. Chừng xuống tam cấp Bác Bộ Phủ, ông vẫn còn nghe nhột nhột trên má, dường như râu Bác còn cạ vào má ông. Ghé Bộ Quốc phòng lấy giấy giới thiệu, Nguyễn Bình về Hải Phòng thu xếp hành lý vào Nam. Dù chuyến đi được quyết định một cách đột ngột, thành phố Hải Phòng cũng cấp tốc làm tiệc tống biệt vị tư lệnh bách chiến bách thắng của mình. Đại diện thành phố Cảng trao tặng khu trong khẩu súng lục liệu Wicker để làm kỷ niệm, mong rằng khẩu súng mang trong người sẽ nhắc nhở Khu trưởng rằng dân Hải Phòng luôn luôn theo dõi từng bước chân của Khu trong trên đường vào Nam thi hành trọng trách mà Bác Hồ đã giao. Rất xúc động, Nguyễn Bình đưa cao khẩu súng nói lớn: - Bác đã giao miền Nam cho Nguyễn Bình. Thành phố Cảng tặng Nguyễn Bình khẩu súng này để hoàn thành nhiệm vụ Bác giao. Nguyễn Bình thề với khẩu súng này: Nếu để Nam Bộ mất, Nguyễn Bình sẽ chết theo khẩu súng này. Cả hội trường xúc động cao độ với lời thề son sắt ấy. Việc chuẩn bị tiến hành nhanh gọn. Khu trưởng làm lễ bàn giao cho người thừa kế và sau đó khăn gói lên đường. Trên đường thiên lý, đơn thương độc mã, Nguyễn Bình có nhiều thì giờ để nghĩ ngợi chuyện đời: ngày xưa, khi ngỏ ý cùng cha nguyện vọng vào Nam tìm đất sống thay vì tiếp tục học để giật mảnh bằng sư phạm, ông thân khuyên: “Chớ nên thả mồi bắt bóng”. Đây có phải là thả mồi bắt bóng không, chắc chắn là không phải. Tất cả chỉ vì tổ quốc Việt Nam thân yêu. Phong cảnh đẹp hai bêu đường đánh thức tâm hồn nghệ sĩ trong ông. Tới Đèo Ngang bất giác ông ngâm: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen lá, lá chen hoa Nhưng thơ Bà Huyện Thanh Quan nghe hiền lành quá mà tâm hồn nhà tướng đang bừng bừng khí thế. Bình chuyển sang bài thơ “tráng sĩ hề” với hình tượng kiếm cung, kỵ mã: Tráng sĩ hề, gặp thời loạn Như cá gặp nước hề, ta vẫy vùng Một ngựa một gươm hề, một cây cung Ta xông pha hề, trong chốn lao lung