ăm 1933, ít lâu sau khi Hitler nắm chính quyền, chàng quý tộc Đức Harro Schulze-Boysen, cháu của vị đô đốc danh tiếng Tirpitz và người bạn gốc Do Thái của anh tên là Henry Erlanger bị các toán xung kích phát xít SS bắt. Từ nhiều năm, Schulze-Boysen xuất bản tờ báo cùng với Erlanger cho mọi xu hướng chính trị. Tên tờ tạp chí này có ngoại lệ: Der Gegner (Kẻ Thù). Kẻ thù ở đây là chủ nghĩa quốc xã. Chủ nghĩa quốc xã chiến thắng rồi tất nhiên không tha Schulze-Boysen, Erlanger và những nhà báo đã kịch liệt chống lại nhà độc tài tương lai và đảng của ông ta. Chủ nghĩa này đã có kinh nghiệm của phát xít Italia dạy cho cách chuyên chính. Toán biệt kích bắt Schulze-Boysen và Erlanger nổi cơn điên. Chúng lột áo hai thanh niên ra, bắt phải đi giữa hai hàng cuồng tín để chúng đánh họ bằng roi ngựa, rồi lại đánh lần nữa khiến cho thân hình hai người đầy thương tích và máu. Schulze-Boysen quay lại bọn chó điên và thét lên: - Chúng bay có thể đánh chúng tao lần nữa đi! Khi đến đầu dãy, anh chào tên chỉ huy SS và nói: - Tao đơn giản hoàn thành vòng danh dự của tao thôi! Những tên khác đều ngạc nhiên, chúng lại gần Schulze-Boysen: - Mày hãy theo chúng tao, loại người gan lì như mày phải theo chúng tao! Cũng trong lúc đó, bọn chúng xông vào Erlanger và giết chết anh trước mặt Schulze-Boysen. Erlanger là người Do Thái... Sau này Schulze-Boysen tâm sự với bạn thân rằng: cái chết của Erlanger đã giúp tôi có quyết định. Cái ngày đó đã dục Schulze-Boysen lựa chọn con đường duy nhất. Việc phát xít cướp chính quyền đã khiến cho những con người dũng cảm đi theo kháng chiến. Nhóm đầu tiên tập hợp quanh Schulze-Boysen gồm có nhà văn Gun-ther Weissenborn, bác sỹ Elvira Paul, Giselle von Pernitz, Walter Kuchenmeister, Kurt và Elisabeth Schumacher. Những người khác gia nhập tiếp theo. Năm 1936 Schulze-Boysen kết hôn với Libertas Haas-Heye, cháu gái hoàng tử Philippe von Eulenburg. Một người trong họ của bà có tên là... Hermann Goering. Tên nguyên soái này rất quan tâm đến Schulze-Boysen, cho anh vào học viện mang tên của hắn, nơi này dưới Đế chế 3 có nghiên cứu khá sâu về lĩnh vực quân sự. Schulze-Boysen tiến rất nhanh. Khi chiến tranh nổ ra anh đã giữ một vị trí then chốt trong bộ không quân Đức. Hơn bao giờ hết anh hi sinh thân mình cho hoạt động kháng chiến. Năm 1939, nhóm của anh nhập vào với nhóm của Arvid Harnack. Schulze-Boysen năng nổ và say mê hoạt động bao nhiêu thì Arvid lại bình tĩnh và chín chắn bấy nhiêu. Arvid sinh ra trong một gia đình học thức. Bản thân anh là tiến sỹ triết học và đã học kinh tế tại Hoa Kì. Tại đây, anh gặp và kết hôn với Mildred Fish, giáo sư văn học. Trở về Đức, anh làm việc tại Bộ kinh tế. Tại Bộ này anh giữ một chức vụ cao và năm 1936 tình báo Xô viết tiếp cận anh. Anh không thi thố được tài năng do Stalin cấm nhân viên tình báo hoạt động trên đất Đức... vì lí do họ đưa thân ra hứng lấy nạn khiêu khích. Nhóm Schulze-Boysen - Harnack có thêm một số mới: nhà văn Adam Kuckhoff, tác giả cuốn sách viết về Till tinh nghịch và vợ anh là Greta; tiến sĩ Adolf Grimme, cựu bộ trưởng nước Phổ (Prussia); Johann Sieg, đảng viên lão thành và biên tập báo Rote Fahne, cơ quan của Đảng Cộng sản Đức; Hans Coppi, Heinrich Scheel, Hans Lautenschlager, Ina Ender, cựu đoàn viên thanh niên cộng sản. Khi chiến tranh bùng nổ, nhóm Schulze-Boysen - Harnack đưa những phần tử ưu tú nhất vào công tác tình báo. Nhưng trong thực tế, không có ngăn cách chặt chẽ giữa Dàn Nhạc Đỏ và hoạt động kháng chiến của nhóm kể trên. Schulze-Boysen chỉ đạo cả hai. Tình trạng không ngân cách đó sau này trở thành sai lầm không thể tha thứ được vì sẽ bị tổn thất rất đau đớn. Hoạt động của nhóm kháng chiến không thể nào giữ được bí mật hoàn toàn trong thủ đô của phát xít Đức; phân phát truyền đơn bỏ vào các hộp thư, dán áp phích, phát hành tờ báo Mặt trận (The Home Front). Bên trong bằng năm thứ tiếng cho tù binh. Công tác kháng chiến còn làm hơn thế nữa: tổ chức đường dây vượt ngục cho người Do Thái và tù binh, móc quan hệ với lao động người nước ngoài, cho những tổ phá hoại xâm nhập các xí nghiệp chiến tranh để phá hoại sản xuất quân sự. Một trong nhũng chiến công đẹp mắt nhất là việc phá cuộc “Triển lãm xô viết” do Goebbels tổ chức.
http://eTruyen.com
Chương 7
Niềm tin thầm kín của thủ trưởng vĩ đại.