Chương 28
Đội đặc nhiệm bị giám sát

     ốn mươi ngày trôi qua kể từ khi Leopold Trepper trốn tù, bốn mươi ngày bi thảm, căng thẳng không ngừng và lo âu... nhờ có chỗ ẩn náu của bà Lucie, lần đầu tiên Leopold mới có tâm trạng ổn định và bình tĩnh để kiểm tra lại thành công cũng như những thất bại của mình.
Về thất bại, tuy sự kiện này không phụ thuộc vào ý muốn của mình, vì có sự phản bội của Denise giúp cho Gestapo tìm ra dấu vết của anh tại Saint Germain, Vesinet, và Suresnes, gây ra việc bắt bớ hai nữ tu sĩ ở Saint Germain, anh chị Queyrie và cháu bé Patrick. Về phần bản thân anh, anh thấy mình có hai lỗi: trước hết chậm đưa Georgie đi lánh, sau là lỗi nặng hơn là đã dùng bà May là người quá dễ bị tổn thương và không có kinh nghiệm. Vì bà mà Gestapo biết được sự có mặt của Leopold ở Bourg-la-Reine, địa chỉ của Georgie ở Beauce, quan hệ của Leopold với anh chị Spaak, cuộc hẹn gặp Kowalski. Thành công của anh là nhờ bạn bè giúp anh đã chống lại được ý đồ của Pannwitz: anh chị Spaak được báo động kịp thời, Kowalski thoát kịp cái bẫy, và sự tự do của chính anh.
Qua tất cả các sự kiện đó, anh rút ra kết luận rằng kiểu hành động không kế hoạch đưa đến tai hại nặng nề và anh phải phải lập một tổ chức mới tránh được những thảm kịch lớn như vậy. Anh quyết định thành lập một toán giám sát và hành động gồm những chiến sĩ có kinh nghiệm.
Trong kế hoạch của anh, Alex Lesovoy là một đới tượng lí tưởng để hợp tác.
Lesovoy không thuộc Dàn Nhạc Đỏ. Gốc Nga, đến Pháp khi còn nhỏ. Sau nhiều năm tham gia quân Lêdương (Legion), anh được nhập quốc tịch Pháp. Là chuyên gia nha khoa, trước chiến tranh anh có một phòng thí nghiệm lớn ở Chaussee d'Antin.
Về chính trị, anh tỏ thái độ chính trị rõ rệt. Đảng viên cộng sản, tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha, anh đã làm kẻ thù khiếp sợ vì có biệt tài chế tạo những khối nổ nhỏ dấu trong sách, thư hoặc gói nhỏ để giết những tên đồ tể Tây Ban Nha. Nhiều tên đã ăn đòn của anh.
Leopold quen Mira, vợ Lesovoy, khi còn là nữ sinh trung học ở Tel Aviv. Sinh ra ở Palestine, cô tham gia phong trào thanh niên cộng sản tại đó.
Năm 1941, Alex đã đến gặp Leopold xin tham gia công tác chiến đấu. Là quân nhân, tính thích mạo hiểm, đó là những đối tượng rất quí để tiến hành những kế hoạch nguy hiểm, nhưng Trung tâm duyệt quá chậm đơn xin của anh, nên anh tham gia vào tổ chức khác.
Sau khi Leopold bị bắt, Đội đặc nhiệm chú ý đến anh vì có tên trong một số bức điện của Dàn Nhạc Đỏ, nhưng Leopold đã kéo dài chuyện bắt bớ anh nên anh không bị Gestapo hỏi đến. Nhưnn phản gián Tây Ban Nha cung cấp cho Gestapo một bức ảnh của anh với ghi chú “đối tượng rất nguy hiểm”. Nếu bị bắt, anh nhất định sẽ bị dẫn độ về Tây Ban Nha. Nhưng Leopold đánh lạc hướng điều tra của Đội đặc nhiệm tuy anh biết Alex ở Paris, nhưng hướng ĐĐN truy lùng Alex ở phía Nam nước Pháp. Lưới vây ngày càng tới gần Alex, thì Leopold trốn tù. Điều đầu tiên, Leopold báo động cho Alex, khuyên anh nên tham gia du kích. Alex đề nghị Leopold cùng tham gia du kích với anh, nhưng Leopold từ chối, anh liền nói:
- Tôi sẽ ở lại với anh, tôi sẽ cắt đứt mọi quan hệ cũ và tôi sẽ giúp công tác của anh...
Hai anh em thỏa thuận như vậy. Khi Leopold ở Bourg-la-Reine, hai người đã phác ra một chương trình hành động nội dung chính là lập một nhóm kiểm soát đặc biệt.
Bắt đầu, Alex lập một nhóm nhỏ gồm 6 đến 8 người. Mỗi người nhận một nhiệm vụ nhất định, theo nguyên tắc chặt chẽ là không được biết nhau. Nhiệm vụ của nhóm là theo dõi từng bước hoạt động của Đội đặc nhiệm, dự kiến những cú đánh của ĐĐN và đối phó lại, báo trước cho những người gặp nguy hiểm và giúp họ trốn lánh đi, lập mối liên lạc cần thiết.
Khi Leopold gặp lại Alex tại nhà bà Lucie, vào cuối tháng 10-1943, anh không để mất thời gian. Đã liên lạc với Đảng cộng sản, năm đảng viên có kinh nghiệm đã sẵn sàng hành động. Leopold gặp Alex yêu cầu tìm cho một thẻ căn cước mà anh có khả năng tìm kiếm được: thẻ căn cước của một nhà buôn vùng bắc Pháp mà làng quê sinh ra anh đã bị bom tàn phá, tòa thị chính bị san bằng, hồ sơ hộ tịch đã bị bom phá hết. Như vậy doanh nhân bất hạnh đó không còn gia đình, bè bạn, nhà cửa.
Hai người quyết định gặp lại nhau tại nhà do bà Lucie tìm hộ cho.
Từ ngày vượt ngục, mối quan tâm lớn nhất của Leopold là tạo cho Trung tâm tiếp tục được Trò Cao thủ, điều đó khiến cho anh phải hai lần viết thư cho Pannwitz. Qua hỏi cung bà Georgie de Winter, Pannwitz ảo tưởng hơn về ý đồ của Leopold. Theo hướng dẫn của anh trong tình huống bị bắt, Georgie phải vờ không biết gì về cái kế hoạch quá phức tạp và khó hiểu đó. Bà khẳng định những gì anh đã viết trong thư gửi Pannwitz, và nói thêm rằng Leopold thường hay nói đến hòa bình riêng rẽ và rằne Leopold hay nhắc đến đường lối của Bismarck.
Tuy nhiên, Pannwitz hiểu (tin và đó là điều quan trọng) rằng Trở Cao thủ chỉ phụ thuộc vào thiện chí của Leopold, cho nên hắn trở nên bồn chồn. Định khai thác lợi thế này, Leopold sau khi Suzanne Spaak bị bắt, đã viết bức thư thứ ba cho Pannwitz. Anh nhắc hắn chưa chịu tha một người nào và đe hắn: “Nếu ông không thả con tin, tôi sẽ phá tan Trò Cao thủ của ông...!”. Để làm cho tên này thấy rõ quyết tâm của mình, Leopold đã trực tiếp gọi điện thoại cho Pannwitz để nhắc lại lệnh của anh. Sau này bạn đọc sẽ thấy tác dụng của lệnh này. Nhưng đồng thời tên trưởng Đội đặc nhiệm cũng cuống cuồng lên...
Vừa gặp nhau, Alex đã chìa cho Leopold một tài liệu kì quặc:
- Đây là một món quà của bạn anh...
Quà gì? Đơn giản chỉ là bản sao một hức điện gửi cho mật thám các nơi: “Truy lùng Jean Gilbert. Nó đã xâm nhập vào tổ chức cảnh sát để phục vụ cho kháng chiến. Đã trốn mang theo tài liệu. Phải bắt bằng mọi biện pháp. Báo cáo cho Lafont.”
Kèm theo là ảnh chụp Leopold sau khi bị Gestapo bắt giam và nhận dạng của anh này. Treo giải thưởng lớn cho ai bắt được, hoặc cung cấp tin. Đồng thời tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, mọi đơn vị Gestapo, phản gián quân sự, mọi cơ quan hành chính, kinh tế, quân sự, của Đức đều nhận được áp phích kèm theo ảnh của Leopold với dòng chữ: “gián điệp rất nguy hiểm đang trốn tránh”.
Hiển nhiên sáng kiến của Pannwitz đánh đấu một bước ngoặt trong chiến lược mà hắn định áp dụng đối với Leopold.
Alex và Leopold nhận định cùng nhau về lí do tên trưởng ĐĐN thay đổi ý kiến. Hai người nhận xét: cho đến nay, Pannwitz và bè lũ mới tự truy lùng Leopold thôi, chưa báo động, chưa huy động cảnh sát Pháp và quân đội chiếm đóng. Sau khi biết chắc rằng Leopold chưa có thể liên lạc được với Trung tâm kể từ khi Leopold vượt ngục, Pannwitz quyết định làm Leopold mất hết uy tín đối với Trung tâm. Chứng cứ của chủ trương này là Kent được lệnh gửi một báo cáo về Trung tâm nói rằng Leopold đã trốn. Theo lập luận của Pannwitz sau khi nhận được tin này, Trung tâm biết Leopold đã bị bắt và không còn tín nhiệm anh nữa. Bằng cách tung tin Leopold xâm nhập cảnh sát để khiêu khích, Pannwitz hi vọng Kháng chiến sẽ không thèm dùng Leopold, đưa cái tên Lafont vào nhằm tăng cường việc gây rối trong vụ án mờ ám này.
Đó là những ý đồ của Pannwitz... Mục tiêu chủ yếu của hắn là tóm cổ Leopold. Toàn bộ các lực lượng quân Đức, quân ngụy, mật thám đều được huy động vào để bắt cho bằng được Leopold. Leopold trở thành đối tượng của trăm nghìn con mắt cú vọ, con mắt của kẻ thèm lĩnh thưởng, nhưng may cho anh là ảnh không giống hình thật của anh: mặt anh không còn tròn béo như ngày trước, ria mép đã mọc rậm, lại có một đôi mắt kính. Ngoài ra bà Lucie còn tìm cho anh một chỗ ẩn nấp vữmg trãi: vào tháng 11 năm 1943, anh trú ngụ tại phố Maine, nhà của một nhân viên ngân hàng Credit Lyonnais. Lí lịch, nhân thân của anh cũng được thay đổi: nay là một con người cô đơn, ốm đau và số phận thật là hẩm hiu. Cả gia đình anh đã chết vì bom. Những người láng giềng gặp anh ở cầu thang được nghe những dư luận về những nỗi đau khổ của anh đều tỏ lòng thương hại. Ông chủ nhà tên là Jean (quên mất họ), độc thân, là con người thông minh và bình thản, đối xử với anh rất tốt. Ông không hề biết gì về nhân thân của Leopold cho nên chỗ trốn mới này vững chắc đến mức Leopold đã ở suốt cho đến tháng giêng năm 1945 khi anh sang Liên Xô.
Pannwitz đã tuân theo lời kêu gọi của Leopold viết trong bức thư thứ nhì, vì hắn cũng sợ Leopold tiết lộ cho Trung tâm biết về Trò Cao thủ, cho nên dần dà hắn phải tha tù binh, đồng thời hắn tung hết lực lượng truy lùng anh. Ngày 8 tháng 1 năm 1944, hắn đưa trên háo tin vặt “Patrick vẫn khỏe mạnh, cháu đã trở về nhà”. Ít lâu sau, gia đình Queyrie được tha, rồi đến bà May tuy bị kết án tử hình nhưng vẫn được tha theo lệnh riêng của Goering.
Tên trưởng ĐĐN đưa thêm một sáng kiến khá nguy hiểm: hắn thống kê tất cả những người quen biết Leopold, đe sẽ bắt giam họ nếu họ thấy Leopold đến thăm mà không trình báo mật thám. Alex và Leopold liền kiểm lại tất cả những quan hệ và đều thông báo cho họ thủ đoạn độc địa đó.
Qua thăm dò hai người, họ đều thấy thủ đoạn không chế đó có hiệu nghiệm và bắt đầu trở thành hiện thực. Leopold đến thăm một người chủ hiệu đồ khăn vải ở phố Haussmann mà Leopold quen từ lâu. Bà này cho biết có mấy người trong đó có tên Kent (qua tả nhận dạng đúng là tên này) đã đến hiệu của bà để ra lệnh như trên. Hoảng hốt, bà hứa sẽ thi hành một khi thấy Leopold đến bà sẽ cầm chân lại và báo cho Gestapo biết.
Cũng thủ đoạn như thế đối với một bà giáo già mà Leopold đã thuê nhà khi còn đóng vai chủ doanh nghiệp Bỉ. Bà lão khi thấy Leopold đến đã suýt chết ngất. Bà kể lại rằng có hai người đàn ông (trong đó chắc chắn có tên Kent) đã đến nhà bà, xuất trình thẻ nhân viên cảnh sát, đọc cho bà nghe lá thư của thống chế Petain động viên “những người Pháp tốt” đi tố cáo một “kẻ thù nguy hiểm của đất nước” có tên là Gilbert. Bà giáo khẳng định việc chúng đưa bức thư của Petain khiến bà xúc động nhưng bà nghĩ rằng đó là thư giả. Hai tên mật thám đã bắt bà phải kí vào một tờ cam đoan rằng bà đã đọc bức thư của Petain. Chuyến đến thăm của hai anh đã làm cho bà giáo hoảng hốt...
- Nếu chúng quay lại, nếu chúng quay lại, bà nhắc đi nhắc lại, nếu chúng biết rằng tôi không báo cho chúng...
Leopold nhận định bà giáo này sẽ gặp nguy hiểm vì anh và bà sẽ không chịu nổi cuộc điều tra mới. Anh bảo bà giáo già:
- Bà ơi, sau khi chúng tôi ra khỏi nhà, bà hãy đến máy điện thoại báo cho chúng biết chúng tôi đã đến đây. Bà giải thích rằng bà không thể báo nhanh hơn được, như vậy bà sẽ thoát...
Bà ngơ ngác nhìn Leopold, còn anh tuy hoảng nhưng tâm hồn cảm thấy nhẹ nhõm.
Anh cầm lấy va li. Hai anh vừa đi khỏi nhà thì thấy bà già cầm máy điện thoại. Alex nhìn kĩ Leopold, không tin. Có thể anh cũng thông cảm với nỗi kinh hoàng của bà già. Anh chẳng nói nên lời. Hai người bước đi. Chính Leopold phá tan sự im lặng:
- Tôi biết chúng nó, hôm nay là chủ nhật, giữa ban chiều, ở trụ sở Gestapo chẳng có mấy nhân viên đâu, phần lớn chúng còn đang bận nhậu nhẹt ở các quán quanh đó...
Leopold không nhầm. Sau ngày giải phóng, anh tìm hiểu tường tận chuyện kể trên: bọn Đội Đặc nhiệm còn lo nhậu nhẹt cho nên ba giờ sau khi nhận được điện thoại của bà giáo già chúng mới đến nhà bà.
Leopold lại gửi cho Pannwitz bức thư thứ tư và là bức thư cuối cùng để báo cho hắn biết rằng anh đang ốm cho nên thôi hoạt động... Anh viết thêm: “Ông có thể tiếp tục Trò Cao thủ. Tôi sẽ không cản trở ông, với điều kiện ông không được bắt giữ những người vô tội.”