Chương 25 (tt)
“Sếp lớn đã vượt ngục”

     gày 13 tháng chín 1943, Leopold hơi bồn chồn, anh hy vọng không có chuyện gì cản trở kế hoạch của anh, rằng Berg dù cố ốm nặng hơn nhưng cũng không nghỉ và đưa người khác đi thay. Không, mọi việc suôn sẻ: đúng 11 giờ rưỡi hắn vẫn đến. Hai người lên xe ra khỏi cổng, Leopold ngoái lại thấy Katz đứng nhìn, anh ra hiệu vĩnh biệt. Anh biết rằng không bao giờ anh còn đưực gặp người bạn chiến đấu đó nữa. Hai người không thể trao đổi bằng lời, nên chỉ vĩnh biệt bằng cử chỉ thôi.
Berg trao thẻ căn cước và giấy 500 quan Pháp, với vẻ đầy lòng thương, anh hỏi thăm tình hình súc khỏe của Berg:
- Hôm nay ông thấy sức khỏe ra sao?
- Ngày càng đau hơn... chúng ta phải đi đến hiệu thuốc thôi.
Hắn ngủ gà ngủ gật khi xe đến hiệu thuốc Bailly, Leopold hích nhẹ và bảo:
- Chúng ta đến nơi rồi, ông vào hiệu chứ?
- Ông lên mua thuốc rồi quay lại mau nhé...
Hắn muốn gì? Có phải đây là mánh khóe không? Có phải hắn muốn thử anh không? Rất bình tĩnh, anh nhìn thẳng vào mắt hắn và chỉ cho hắn biết:
- Nhưng này Berg, hiệu thuốc Bailly có một cổng khác đấy.
- Tôi hoàn toàn tin tưởng ông – Hắn vừa cười vừa nói - Ông cũng biết tôi mệt lắm không thể leo gác cao được...
Leopold không nhắc lần thứ nhì, anh vào hiệu thuốc... và vọt ngay ra cổng sau. Chỉ vài phút, anh đã ngồi trên xe điện ngầm, rồi anh thay xe diện đến cầu Neuilly, đi xe buýt đến khu Saint Germain. Dần dà anh lấy lại đưọc bình tĩnh. Theo bản năng, anh quan sát xung quanh chẳng thấy ai để ý đến mình; anh bắt đầu tưởng tượng ra phản ứng của Berg. Ít ra trong mươi phút Berg chưa có phản úng gì vì đó là một thời gian phải có trong một cửa hiệu đông khách. Lo lắng, Berg lên tầng gác hiệu thuốc tìm khắp nơi, lại mất thêm mươi phút nữa. Không thấy Leopold, hắn liền chạy về trụ sở phố Saussaies để báo động, lại thêm mười phút nữa. ĐĐN ít ra phải mất 50 phút mới có mặt tại hiệu thuốc Bailly. Lúc đó Leopold đã ở một nơi khá chắc chắn...
Anh đến khu Saint Germain lúc 12 giờ rưỡi. Anh được tự do nhưng mà thứ tụ do mong manh vì là tù vượt ngục đang bị Gestapo truy nã. Tại sao anh chọn khu Saint Germain? Trước hết anh chọn nhà của những người ít quen biết hơn là bạn bè thân thiết. Anh không thể làm hại các đồng chí trong DNĐ chưa bị bắt. Và cũng có thể Gestapo đã cài nội gián trong số anh em còn chưa bị bắt. Anh biết Georgie de Winter có thuê một căn nhà nhỏ ở Vesinet năm 1942. Không biết bà có còn ỏ đó không, bà là công dân Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức, bà phải lui vào bí mật với thẻ căn cước Bỉ dưới tên là Thevenet, sinh trưởng ở một làng ở miền Bắc. Giấy tờ này cũng chưa đảm bảo nếu phát xít kiểm tra kỹ.
Anh cũng biết đứa con trai của bà Georgie được gửi ở một nhà nội trú ở Saint Germain do hai nữ tu sĩ giáo viên cai quản, tìm nơi đây cũng có khó khăn vì không biết cháu bé còn ở đó hay không? Cháu có chuyển đi nơi khác không? Dù sao chọn hướng này là đỡ nguy hiểm nhất, anh có thể nhờ vả Georgie và anh hy vọng sẽ tìm được bà.
Anh dễ dàng tìm thấy trường nội trú. Một cô gái Nga mở cổng cho anh vào. Anh liền dùng lời nói thật với hai nữ tu sĩ về hiện trạng của anh. Anh rất ngạc nhiên thấy hai nữ tu sĩ không xúc động gì khi anh kể thực trạng của mình là tù vượt ngục và điều này anh không bao giờ quên được. Hai bà cho anh biết cháu Patrick đâ chuyển đi nơi khác ở với một gia đình tại Suresnes, còn Georgie tuy đã hủy hợp đồng thuê nhà nhưng hình như vẫn còn ỏ lại Vesinet. Hai bà để cả buổi chiều gọi điện thoại cho Georgie và mời anh ở lại trường nếu chưa liên hệ được với Georgie. Đến tối thì hai bà liên hệ được với Georgie. Bà này chạy vội đến, rất cảm động, không tỏ vẻ sợ sệt là liên hệ với một người bị truy nã, quyết tâm hành động. Hai người từ biệt hai nữ tu sĩ sau khi đã cảm tạ sâu nặng.
Chao ôi, cái ngày 13 tháng chín này là một ngày gì? Nó phải là một ngày đau đớn cho tên Pannwitz và bè lũ…
Leopold nghĩ rằng anh đã giành được một điểm rất quan trọng đối với ĐĐN và lấy lại được quyền kiểm soát tình thế. Cuộc chiến đấu lại bắt đầu. Tuy thế, anh làm sao vô tình với những bất trắc đang chờ anh?
Chẳng bao lâu, anh đã nhận thấy nhà bà Georgie chưa phải là chỗ ẩn náu vững chãi. Trong khu vực chơ vơ này, hai người khác giới rất dể bị chú ý. Phải chuyển ngay nơi ẩn. Anh nghĩ anh không phải là một tù vượt ngục bình thường, mà anh đang gánh trên vai những trách nhiệm to lớn. Cho đến hôm nay, Georgie vẫn chưa biết những công tác của anh, bà chỉ biết chung chung rằng anh có tham gia chống phát xít. Chẳng bao giờ bà thắc mắc, nhưng bây giờ bà đã hiểu rằng liên hệ giúp đỡ anh là một mối nguy hiểm to lớn. Anh chẳng những có trách nhiệm với bà và cháu Patrick, mà đối với cả những ai đã giúp đỡ anh. Cuộc chiến đấu tiếp tục. Triển vọng tự chôn vùi mình trong một cái lỗ cho đến hết chiến tranh là không thể có đối với anh. Anh phải liên lạc ngay với đồng chí Michel, giao liên của Đảng cộng sản Pháp, để báo cáo cho Trung tâm biết rằng anh đã vượt ngục. Bằng bất cứ giá nào anh cũng phải biết bản báo cáo của anh có qua điện đài mà Gestapo mới bắt được hay không? Giải đáp được câu hỏi này mới quyết định được tương lai của kế hoạch Trò Cao Thủ. Cuối cùng vấn đề cũng rất quan trọng là bảo vệ những đồng chí còn đang nằm trong tay của Gestapo sau khi anh vượt ngục. Để thực hiện được những dự kiến đó, chỉ còn trước mắt anh có vài ngày. Sau đó, chắc chắn bọn ĐĐN sẽ tìm được dấu vết của anh và lao theo truy nã...
“Otto đã trốn rồi!”… Khi Berg đến Saussaies và báo tin dữ kể trên, bọn ĐĐN đều rụng rời chân tay. Nhanh chóng, Pannwitz tự thấy trách nhiệm chính là do y. Hắn phản ứng theo lối nhà đi săn cỡ lớn đuổi theo con thú bằng bất cứ giá nào. Với kinh nghiệm trấn áp cả nước Tiệp Khắc sau khi Heydrich bị ám sát, hắn áp dụng ngay ở Paris. Chỉ một thời gian ngắn, hiệu thuốc Bailly bị bao vây, khám xét kỹ lưỡng những nơi mà Pannwitz cho là Leopold có thể ẩn nấp, hắn lệnh bắt hàng chục khách hàng. Nhà ga Saint-Lazare bị vây, các chuyến tàu bị kiểm tra kỹ càng. Gestapo cho soát tất cả nhũng nơi Leopold hay lui tới: hiệu càphê, hiệu cắt tóc, bách hóa, may mặc, hiệu ăn. Hắn áp dụng chiến thuật dùng lưới vây bắt cá, tóm hàng trăm người tình nghi là may ra có một người khai ra dấu vết của Leopold. Không kết quả. Hắn dùng đến thủ đoạn cuối cùng: khủng bố những thành viên của DNĐ.
Để đánh lạc hướng của ĐĐN, Leopold viết thư gửi Pannwitz: anh trình bày rằng anh không phải trốn tù, mà anh buộc phải biến mất. Hai người lạ mặt đã sáp người anh ở hiệu thuốc, đưa ra mật hiệu đã qui ước với trung tâm khi gặp toán phản gián. Hai người đó đã khẳng định ràng Gestapo sắp bắt anh nên họ có nhiệm vụ phải đưa anh đến nơi an toàn. Anh trình bày với Pannwitz rằng anh cân nhắc cần phải theo hai người đó, không làm trái ý họ “để không làm tổn hại đến kế hoạch chung”. Họ đã đưa anh lên xe hơi rời khỏi Paris, cách Paris một trăm kilômet, họ đã đáp xe lửa sang biên giới Thụy sĩ. Anh viết thêm rằng lợi dụng sơ hở của hai người lạ mặt, anh đã bỏ lá thư này tại Besancon để báo tin cho Pannwitz biết. Trong phần tái bút. Leopold viết rằng Berg không chịu trách nhiệm về sự cố bởi vì dù Berg có mặt trong hiệu thuốc cũng chẳng ứng phó được gì hơn. Một trong hai nữ tu sĩ nhà trường nội trú Saint Germain đã giúp bỏ lá thư này tại Besancon cho Leopold.
Viết như thế, Leopold nhằm đánh lạc hướng Pannwitz rằng anh đã đi xa Paris lắm rồi, hãy bớt đà truy nã, đồng thời đề phòng Gestapo nếu không cảm thấy bản báo cáo của anh gửi về Trung tâm trong tàng thư của Đảng cộng sản Pháp ở đài phát bị bắt, thì giúp cho Trung tâm có thể tiếp tục Trò Cao thủ, mặc dù anh đã vượt ngục.
Ngay tức khắc, vối dũng khí lớn Georgie đi tìm liên lạc với Đảng cộng sản Pháp. Leopold có khả năng tìm mối liên hệ này bằng cách gọi điện thoại theo qui ước và để lại một tin nhắn ràng: “Ông Jean mới bị mổ, cần thuốc bệnh”.
Khi nhận được tin như thế, Đảng cộng sản Pháp đã cử giao liên đến một trong bốn địa điểm liên lạc đã qui ước ở Paris. Sau hai ngày Georgie gọi điện, có một cô gái đến gặp bà tại Vesinet, thuộc ngoại ô phía tây. Georgie xin cho Leopold thẻ căn cước, thuốc độc và tin tức về bản báo cáo do Juliette chuyển hộ. Hôm sau, cô gái trở lại mang theo giấy tờ căn cước, một viên nhân ngôn để khi cần thì tự sát... đồng thời Leopold nhận được một tin làm anh chưng hửng... đài của Đảng ở vùng Lyon chỉ dùng để truyền những bài tuyên truyền cho những khu vực khác, cho nên Gestapo chỉ bắt được những truyền đơn không bí mật. Sau này Leopold mới biết rằng đồng chí Jacques Duclos thấy nội dung bản báo cáo của Leopold gửi về Trung tâm quá quan trọng không thể dùng điện đài mà phát đi được, nên cho giao liên đặc biệt chuyển sang London rồi từ đó dùng túi thư ngoại giao chuyển về Trung tâm ở Moscow. Vậy là trốn tù của Leopold trở nên vô ích, nếu anh biết tin đó từ trước ngày 13 chứ không phải ngày 17 thì anh sẽ ở lại nhà tù Neuilly và ĐĐN không có khả năng phát hiện Trò Cao thủ.
Nghiêm trọng hơn: việc anh vượt ngục có khả năng làm hại kế hoạch đó mà Trung tâm rất coi trọng. Từ nay Leopold cũng không thể để cho Gestapo bắt sống anh.
Sáng hôm đó Georgie đã khóa cổng như mọi khi bà ra khỏi nhà. Các cửa sổ đều đóng suốt cả ngày. Làm như thế để gây cảm giác ràng ngôi nhà không có người ở... Có tiếng chuông bấm dài, bấm hai lần. Leopold đã vội mặc quần áo định trốn, nhưng vị khách thôi bấm chuông. Báo động sai.
Ngày hôm sau lại có người bấm chuông: tiếp theo có tiếng gõ cổng rất mạnh, khiến cho hai chủ nhà phải bật dậy. Leopold đã vội mặc quần áo, ra cửa sổ định nhảy vào không trung nếu địch ập vào, nhưng tiếng đập cửa ngừng và anh nghe thấy ông chủ nhà giải thích với Georgie rằng ông đến tìm mấy ngày qua vì muốn giới thiệu ngôi nhà với những khách mới muốn thuê và khi thấy nhà đóng cửa im ỉm ông chọn giờ người bán sữa đem hàng đến thì ông bấm chuông...
Hai sự cố đó khiến cho hai người ở trong nhà phải quyết định sớm rút. Họ có bằng chúng rằng họ có thể bị nguy hiểm vì sơ xuất. Rút là cần thiết, nhưng trong hoàn cảnh bị bầy mật thám truy nã sao mà khó thế... Và đi đâu bây giờ? Hai người bàn đi tính lại, cuối cùng chọn phương án đến xin ở nhờ nhà anh chị Queyrie, nơi cháu Patrick đang trú ngụ. Họ sống ở Suresnes. Bà mẹ của Queyrie trú tại một căn hộ nhỏ trong một khu um tùm cây gần đó. Vì bà cụ đang đi vắng, nên Leoppn có thể tạm trú vài hôm ở đó. Anh có vài ngày vượt trước bọn ĐĐN. Tính cẩn thận không cho phép ảo tưởng quá. Gestapo vẫn có thể truy tìm được anh qua điều tra bà Georgie. Sớm muộn chúng có thể lần theo đường Vesinet, đến Suresnes. Đúng một tuần sau, chúng mò đến trường nội trú ở khu Saint Germain sau khi đã bắt giữ nhiều người thân và họ hàng của Georgie. Qua đó chúng biết được tin cháu Patrick, con bà Georgie, đang trú tại ngoại vi Paris. Một tin thật là quí cho bọn mật thám Đức: được biết Georgie đã từng học khiêu vũ ở quảng trường Clichy, chúng đến đó và tìm ra một bạn học của Georgie là Denise, qua Denise, chúng biết cháu Patrick trú tại khu Saint Germain.
Bọn Gestapo tiến sát Leopold: chưa ở Suresnes được ba hôm thì anh nhận được điện thoại của hai nữ tu sĩ báo tin có một người đàn ông đến nhờ chuyển hộ một vật gì đó cho bà Georgie. Theo mô tả, Leopold nhận thấy tên đó chính là Kent, nay đã trở thành tên quân sư cho bọn ĐĐN, tên này có mặt tại bất cứ điểm nóng nào của cuộc truy lùng Leopold... Ba ngày sau, một nhóm người tò mò lại đến trường nội trú đó. Trong số này có cả Katz!
Sau khi Leopold trốn thoát, ĐĐN tập trung sức tấn công vào Katz. Tên trưởng ĐĐN tính rằng dùng Katz sẽ lần ra Leopold. Cho nên trước khi tra tấn, Pannwitz dùng mưu bắt Katz gọi điện cho vợ hẹn gặp tại Paris. Vợ Katz thừa biết chồng bà ta đã bị Gestapo bắt từ tháng chạp năm 1942, bà cũng biết thừa rằng nếu mình lánh mặt, sẽ bị trả thù ngay. Chỉ còn một giải pháp là trả lời điện thoại. Bà gặp Katz tại một quán cà phê có hai người lạ mặt đi kèm. Tuy phải làm theo sự bắt buộc của Pannwitz (điều này chưa chắc là có thật) nhưng Katz đã rỉ tai được vợ về tình hình của Leopold rằng: “Các bạn của anh rất lo lắng cho số phận của Otto và họ đều chờ đợi anh đó quay lại ngay...”.
Hiểu theo nghĩa thật tức là Leopold đã vượt ngục. Chỉ mình Pannwitz thấy cần phải làm như vậy. Không kết quả gì. Hắn quyết định dùng biện pháp quen thuộc (bắt bớ, tra tấn) và tiến hành kế cuối cùng là đưa Katz cùng mật thám đến vùng Saint Germain.
Cũng tại đây, Katz lại làm nên công cán; con mồi đã thoát khỏi người đi săn. Sau khi đặt vài câu hỏi vô thưởng vô phạt về Georgie và Patrick, anh đã rỉ vào tai của một nữ tu sĩ rằng: “Ông Gilbert đang gặp nguy cơ chết người, Gestapo đang truy lùng ông ta”.
Katz anh hùng cho đến giờ phút cuối cùng vẫn chiến đấu cho chính nghĩa, để cứu nguy cho người khác anh không ngần ngại hy sinh thân mình.
Sau này, khi Paris được giải phóng, Leopold cùng một đồng chí tên là Alex Lesovoy có đến nhà tù Neuilly. Ông canh cổng là người Pháp, tên Prodhomme, đã kể về sự hy sinh của Katz. Mười ngày sau khi Leopold trốn tù, ĐĐN đêm nào cũng đưa anh về trụ sở Gestapo ở phố Saussaies. Sáng sáng chúng đưa anh về trông người thật tang thương. Nỗi đau khổ của anh ngày cành tăng lên, các vết thương chưa lành lại bị đánh thêm thành thương nữa. Người gác cổng lợi dụng những lúc đưa thức ăn cho anh để hỏi han anh. Bọn đồ tể phố Saussaies đã kết anh vào tội tổ chức cho Leopold trốn, biết nơi trốn mà dấu. Thêm tội nữa là đã báo động cho Leopold trong khi đến khu Saint Germain.
Ông Prodhomme còn nhớ như in cái hôm Katz đầy thương tích trên mặt và hai bàn tay đã thổ lộ cho ông:
- Sau chiến tranh, thế nào ông Gilbert cũng đến đây. Xin ông nhắn giúp ông ấy rằng mặc dù tôi bị đau đớn, bị tra tấn, tôi không luyến tiếc gì hết, rằng tôi rất sung sướng đã làm những gì tôi đã làm. Chỉ xin ông ấy chăm sóc các con tôi…
Vài giờ sau ĐĐN dẫn Katz đi.
Leopold không được biết Katz hy sinh trong tình huống như thế nào, chỉ tên Pannwitz là biết, vì nó đã tra khảo anh, đã giết anh không cần xét xử. Leopold vẫn thấy anh, Katz, người chiến sĩ anh hùng, coi cái chết nhẹ như lông hồng để xây đắp cho tương lai tươi đẹp hơn ngày nay.
ĐĐN bắt hai nữ tu sĩ ở Saint Germain. Rất dũng cảm, các chị không khai báo, không khai về việc mang thư của Leopold đến Besancon để bỏ vào thùng thư. Hôm sau, ĐĐN đánh vào Vesinet; đàn chó sắp kéo nhau đến Suresnes. Vậy phải mau chóng cứu chị Queyrie (chị chuyển về Correze với Patrick), còn Georgie và Leopold lại phải nhổ neo. Đi về hướng nào? Leopold chọn hướng gia đình ông bà Spaaks là hai người mà Leopold đã gặp lần đầu tiên vào mùa hè năm 1942, khi anh đến báo cho họ biết bạn của anh chị là vợ chồng Sokol đã bị bắt. Leopold rất thán phục thái độ bình tĩnh và can đảm của hai người khi nhận được tin dữ đó. Hai người rất tin vào Sokol sẽ không chịu khai báo gì hết. Thực tế diễn ra đúng dự định của Claude và Suzanne Spaaks: hai vợ chồng Sokol đã hy sinh cho sự nghiệp chống phát xít, không hé môi khai báo bí mật nào của DNĐ cho bọn mật thám Đức.
Lòng tin tưởng lẫn nhau là điều đảm bảo nhất cho quyết định của Sokol. Georgie đến nhà Spaaks kể cho họ biết tình hình xảy ra, họ đã cam đoan giúp đỡ Leopold. Tia sáng trong đêm tối... Claude đến gặp Leopold trong phòng anh đang trốn. Thật là sự động viên lớn khi thấy mình không bị lẻ loi. Điều quan trọng nhất là phải tìm được một chỗ ẩn chắc chắn, không nên có liên quan đến kháng chiến. Điều kiện thứ hai: Lập quan hệ với Đảng cộng sản Pháp.
Trước hết phải có chỗ ẩn, vì không thể nấn ná lại Suresnes được nữa, sau đó chuyển đến chỗ chắc chắn hơn. Denise, bạn học khiêu vũ của Georgie, đã cho bà này mượn chìa khóa tầng hầm mái của chị ở phố Chabanais. Georgie và Leopold ẩn ở đó đêm ngày 24-11. Leopold miễn cưỡng phải trú ở đây vì anh nhận thấy Denise không chắc chắn và có lẽ anh rơi vào miệng sói cũng vì nơi đây.
Leopold không ngủ được, suốt đêm canh cánh sắp có mật thám Đức ập đến bắt anh. Sáng hôm sau, anh nhẹ nhõm chuyển sang nhà Spaaks. Linh cảm của anh tỏ ra đúng vì vừa bị bắt, Denise đã khai địa chỉ của anh chị Queyrie cho nên chị ta được tha ngay. Lúc này Pannwitz tưởng là sắp tóm được Leopold rồi. Muộn quá. Hiệu kèn bắt thú chưa nổi được măc dù anh Queyrie còn ỏ nhà.
Pannwitz quay sang hướng khác. Tưởng rằng Patrick là con Leopold, hắn dự định sẽ tìm ra nơi chị Queyrie và cháu Patrick rồi đặt nhà chị Queyrie thành cái bẫy để bắt Leopold. Hắn giả là “người hàng xóm” của anh chị Queyrie gọi điện báo cho chị Queyrie rằng chồng chị bị gãy chân, chị phải về nhà ngay. Nhưng chị Queyrie cảnh giác không về nhà.
Tên đội trưởng ĐĐN không nản chí, vì con của Otto không chịu về, thì hắn sẽ đến tận nhà ở Correze đưa cháu Patrick về. Thế là hắn tổ chức cuộc tìm Patrick ở Correze. Biết rằng vùng Correze có nhiều du kích. Pannwitz đưa một đoàn xe đầy mật thám lên đường để bắt một điệp viên nguy hiểm của Dàn Nhạc Đỏ mới lên bốn tuổi!
Công vụ hoàn tất. Pannwitz xoa tay mãn ý. Sau hai tuần săn lùng Leopold, nay hắn coi như đã nắm được đằng chuôi. Con của Sếp Lớn đang nằm trong tay của ĐĐN, sẽ tóm được thằng bố của nó, hắn chắc mẩm hơn nữa khi đưa tấm ảnh của Leopold cho cháu Patrick xem để hỏi cháu: “ông này” là ai, thì cháu trả lời: “Bố Nanou”. Pannwitz không biết rằng cháu bé có thói quen gọi Leopold như thế, cũng như cháu thường gọi chị Queyrie là “Mẹ Annie”.
Leopold vừa lo cho cháu bé, lại vừa lo mẹ cháu, bà Georgie, cũng sẽ bị ĐĐN vây bắt. Sau này được biết bọn Đức đứa thì chủ trương đưa Patrick về Đức, đứa khác chủ trương giữ cháu để nhử cha cháu mà bắt. Khó bắt cháu đi tù, Gestapo đành đưa cháu cho chị Queyrie nhưng chuyển hai người vào tổ chức bị Đức trưng dụng. Chúng đưa hai người về Suresnes vào tháng riêng năm 1944 và cho canh gác ngày đêm. Chúng hy vọng rằng Leopold vì thương nhớ con thế nào cũng quanh quẩn Suresnes để chúng tóm cổ Leopold lại.
Pannwitz nhầm to. Leopold trốn ở nhà Spaaks. Nhưng vợ chồng đồng chí này tuy tin cậy được, nhưng do họ tham gia vào lực lượng kháng chiến cho nên rất dễ bị mật thám phát hiện. Ngay từ năm 1942 chị Suzanne Spaaks đã tham gia vào việc cứu trẻ em Do Thái, gia nhập Phong trào quốc gia chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ngay vào tháng chín năm 1943 khi chị giúp Leopold chị đang tham gia nhiều tổ chức cộng sản cũng như De Gaulle. Leopold và vợ chồng Spaaks đi đến nhất trí là phải tách nhau ra thì mới là thận trọng và các đêm sau, anh phải sang giáo đường Oratoire, nơi có vị giáo sĩ Do Thái thường nhận cho các cháu người Do Thái mà chị Spaaks đưa tới trú ẩn. Rồi từ giáo đường này, nhờ Spaaks can thiệp, Leopold chuyển đến trú ở một nhà dưỡng lão... Có thể nhà dưỡng lão là nơi tránh Gestapo cũng tốt, nhưng Leopold nghe thấy tiếng dưỡng lão là đã ớn tận tủy.