Tuổi thơ trẻ tôi chưa hề tham gia việc xây dựng nào. Tuổi thanh niên cũng vậy. Nói chung ở công nhân luyện kim lành nghề nước Nga, quan hệ với xây dựng là hơi được trọng vọng. Quan hệ này hình thành hình như do máy móc xây dựng tương đối thô sơ trước cách mạng. Vôi, đất sét, gạch, xẻng, rìu - là những vật liệu và dụng cụ chính trong việc xây dựng thời đó. Thợ luyện kim theo mức kỹ thuật này, có vẻ tiên tiến hơn. Công việc xây dựng - phận của người nhà quê. Người nhà quê trở thành thợ nề, thợ mộc, thợ bàn ghế. Công việc của thợ mộc được coi là ở thợ xây dựng lành nghề hơn. Nhưng những người làm nhà, xây tường gạch và thực hiện công việc mộc, vẫn như trước đây được coi “nhà quê.Nhận thức giai cấp ở họ không cao, và họ không hiếm khi bị công nhân lành nghề nhạo báng, hiếm hoặc hầu như không tham gia bãi công và không hiểu họ cần gì. Dù sao chăng nữa, công nhân xây dựng bắt đầu bãi công, xuất hiện chuyện tiếu lâm: Họ tới gặp chủ nhân và nói:- Ông chủ, chúng tôi sẽ bãi công.- Vì cái gì?- Sau khi chúng tôi làm việc.- Các anh muốn gì?- chúng tôi muốn hoặc cho thêm ngày làm việc, hoặc rút bớt tiền lương.Thì ra họ đã nghe, thợ lành nghề đấu tranh về ngày làm việc vàtiền lương, nhưng họ nói ngược lại. Chủ nhân trả lời:- Các bạn trẻ, cho thêm ngày thì không thể, cái đó phụ thuộc vào Trời, ông ấy cho ngày và đêm. Nhưng bớt tiền lương thì tôi có thể.- Cám ơn ông chủ!”.Chuyện đùa như thế kể về những người nhà quê đến thành phố kiếm ăn. Như thường lệ, họ là công nhân theo mùa, và công việc xây dựng cũng theo mùa. Nhưng cũng có chuyện đùa khác, cũng lan truyền trong thời gian này. Một thợ xây dựng ở bên trên đang xây gạch, người thứ hai đi xuống dưới. Người bên trên quát:- Vanka, lấy vật liệu! - Vật liệu gì?- Xô nước.- Không có, có con bò đến và uống hết rồi.Trong môi trường vô sản, nơi tuổi thơ tôi trải qua, uy tín lớn nhất chính là nghề thợ kim loại - thợ nguội, thợ tiện, thợ luyện kim. Tôi chọn nghề thợ nguội. Nhưng công việc xây dựng ở mức độ nào đấy gắn vào chỉ sau nội chiến, khi tôi công tác Bí thư Quận uỷ và sau này lãnh đạo Đảng uỷ khu vực. Nước Nga xô viết bắt đầu công việc phục hồi kinh tế. Tôi không đi sâu vào công việc này vì tôi xem nó là thô sơ. Máy móc và vật liệu vẫn còn lại dở dang. Văn hoá và mức kỹ thuật xây dựng tăng chậm.Theo học tại Học viện công nghiệp, tôi vào khoa luyện kim đen. Sau đó người ta thành lập khoa công nghiệp xây dựng, hiệu trưởng là bolsevich lão thành Kaminski. Cách đây không lâu vợ ông gọi điện cho tôi và chúc mừng ngày sinh của tôi, và cùng nhớ về những năm thôi theo tại Học viện công nghiệp. Kaminski so với chúng tôi khi đó được coi là ông già. Vợ ông chả tội tình gì mà ngồi tù nhiều năm vì là vợ “kẻ thù nhân dân”. Tôi kính trọng cao chồng bà, còn khi tôi được bầu làm Bí thư đảng bộ Học viện công nghiệp, tôi với ông thường gặp nhau về vấn đề học tập giảng dạy. Đây là chuyên ngành, vì rằng sau khi thành lập khoa công nghiệp-xây dựng, BCHTƯ Đảng ra quyết định chuyển các các sinh viên khoa khác về đây- công nghiệp, luyện kim và dệt. Ban đầu người ta hỏi:- Ai tình nguyện?Tôi không nhớ số người có nguyện vọng về cũng bằng số người ở các khoa khác. Việc chuyển này theo đường lối của Đảng và tuyên bố chọn thêm.Khi đó học nghề xây dựng, trong số này có cả tôi: thực tế vẫn như trước đây. Lúc ấy tôi chưa hiểu biết tầm quan trọng của nó. Và chỉ từ năm 1932, tôi công tác Bí thư thứ hai thành uỷ Moskva, thì từ lúc đó và cho đến cuối những hoạt động của mình, tôi hài lòng số phận mà tôi gắn liền nghề xây dựng. Xây cất nhà ở, xí nghiệp, chỉnh đốn kinh tế công cộng, khai phá đường, xây dựng xe điện ngầm Moskva - điều này là sôi nổi và khó khăn đến nỗi nó làm tôi cuốn hút và say mê. Nhưng say mê không phải nghề xây dựng làm tôi say mê, mà là dạng hoạt động mới. Chính là việc trang bị các xí nghiệp mới và tổ chức dịch vụ - đó là thể hiện cụ thể tư tưởng của Lenin xây dựng CNXH. Tư tưởng này không chỉ nằm ở lý thuyết suông. Chủ nghĩa xã hội hấp dẫn là ở chỗ cần cung cấp sự thừa thãi vật chất cho người lao động. Không có vật chất, cũng không có CNXH. Vì thế giai cấp công nhân và là sự thôi thúc chủ chủ lực đấu tranh với xã hội cũ và vì sự xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Việc làm quen cụ thể của tôi với xây dựng khi đó là giải quyết vấn đề tổ chức để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, dịch vụ, trường học, bệnh viện - mỗi người ai cũng cần.Dạng hoạt động này của tôi phức tạp hơn khi tôi tiếp theo đó thành Bí thư thứ hai thành uỷ Moskva ĐCS(b) toàn Nga, Bí thư thứ hai tỉnh uỷ Moskva. Tại Đại hội 17 ĐCS(b) toàn Nga tôi được bầu là uỷ viên BCHTƯ. Đối với tôi, tham gia công nghiệp hoáи đất nước сtrở thành niềm say mê, đồng thời bằng công việc cụ thể, tôi yêu thích nó và cống hiến tất cả cho nó sức lưkc mình. Ở tôi không có một cuộc sống khác, ngoài công tác Đảng. Tôi quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, nhằm mục đích xây dựng CNXH ở Liên Xô. Nhưng nghề xây dựng vẫn còn dựa vào máy móc khá thô thiển. Nếu bây giờ có cần cẩu tháp, khi đó chúng tôi dùng “con dê” - một dụng cụ buộc vào vai, còn trên lưng là tấm gỗ đặt vật liệu xây dựng. Một công việc nặng nhọc. Người khom lưng và tay đỡ dụng cụ, đi từ tầng này đến tầng kia, mang gạch, vôi hoặc vữa. Phương tiện nâng của chúng tôi là như thế. Sau đó chúng tôi làm một dụng cụ nâng: đưa vật liệu lên tầng trên bằng một phương tiện cơ khí sơ sài tựa như tời.Mặc fù nặng nhọc thế, bản thân công việc cũng lôi cuốn ở chỗ anh lập tức nhìn thấy: một ngôi nhà mới xây xong và cho người ta một căn hộ. Sự thật họ ngay lập tức ở đầy, bởi vì nhà ở xây còn ít. Tiền chủ yếu để xây dựng xí nghiệp công nghiệp. Không có đội ngũ được sinh ra bởi cách mạng tháng Mười, không thể đưngs vững trong vòng vây chủ nghĩa tư bản. Ở Moskva bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô lớn, có nhiều thợ phân xưởng; nhà máy vòng bi, “Dầu khí””, “Phay”, nhà máy máy bay (nhà máy №30). Thậm chí không thể tính được tất cả những gì đã đổ ra. Người ta sống điều kiện thiếu thốn, nhưng có nhiệt huyết chấp nhận tham gia xây dựng. Sau đó xây dựng xe điện ngầm. Cái này cũng lôi cuốn tôi. Sau giờ làm, tôi về nhà qua hầm xe điện ngầm và đi làm cũng qua xe điện ngầm, hơn nữa cái chính là tôi được trao theo dõi việc xây dựng này.Thực tế tôi bị biến thành người lãnh đạo tổ chức chính trị của xí nghiệp “Xây dựng xe điện ngầm” mà không có chức danh trong đó. Sau khi kết thúc đoẹt đầu xây dựng xe điện ngầm, năm 1935 tôi được tặng huân chương đầu tiên trong đời, là huân chương Lenin số thứ tự №110, lúc ấy là một phần thưởngо cao quý nhất. Huân chương này đặt ra năm 1930 và sau năm năm mới chỉ có 109 người được trao tặng. Khi đó người ta hà tiện thưởng huân chương này. Một phần thưởng được coi như vinh dự. Sau đó huân chương Lenin được thưởng tràn lan và nhiều hơn, cái đó làm giảm bớt ý nghĩa của nó. Giảm bớt - không nghĩa là không có giá trị. Không, huân chươnmg này vẫn được đánh giá cao đến cả bây giờ, nhưng khi có nhiều khả năng nhận, nó rạng rỡ không phải vì óng ánh mà đối với những người xung quanh và đối với người được thưởng.Tôi nhớ, chúng tôi khởi đầu xây dựng nhà máy bánh mỳ ở Moskva. Tại thủ đô chỉ có một số xưởng nhỏ làm bánh, thông thường, ở những tầng dưới bẩn thỉu của những ngôi nhà đầy gián và “những thứ tuyệt đẹ” khác. Người ta nhào bột bằng tay, rất mất vệ sinh và còn những thứ gì nữa chỉ có Trời mới biết... Nếu như mọi người nhìn, bánh mỳ được làm như thế nào, thì ăn mất ngon. Chúng tôi say mêл xây dựng nhà máy bánh mỳ và mua về Moskva một số máy móc ở nước Anh. Sau đó kỹ sư Marsakov thiết kế nhà máy. Trước đây ông làm việc ở “Ngọn cờ đỏ”, nơi chế tạo thiết bị cho nhà máy bánh mỳ. Theo đồ án của ông, cũng xây dựng thiết bị cho nhà máy bánh mỳ №5. Hình như, nhà máy vẫn còn vận hành cho đến bây giờ. Sau đó người ta tặng tên tôi cho nhà máy, và nó mang tên tôi cho tới lúc chúng tôi quyết định ngừng đặt tên các nhà lãnh đạo đất nước và những người hoạt động xã hội-chính trị khi còn đang sống cho các thành phố, xí nghiệp, nông trang và v.v. Đây là đề nghị của tôi.Tất cả chúng tôi khi đó say mê chỗ nhìn thấy nhà máy bánh mỳ №5. Ở đó tất cả quá trình sản xuất đều tự động: cân đong bột, nước, muối, sau đó khuấy, nhào bột, cắt, định hình bánh. Đặt vào lò, lấy ra khay, chở đến kho cũng được cơ giới hoá. Thời ấy, đã đạt cơ giới hoá cao vượt, mức nhà máy bánh mỳ, mà chúng tôi mua ở Anh Anh. Ít lâu sau, A. М. Gorky từ Ý quay về Liên Xô. Ông thích thú với công việc xây dựng ở Moskva. Chúng tôi và Kaganovich, cùng ông, cùng nhau đi đến các công trường, nhà máy, xí nghiệp. Gorky từng là thợ bánh mỳ và thăm xí nghiệp. Tại nhà máy bánh mỳ №5 ông quan sát lâu, máy tự động bắn ra những chiếc bánh mỳ. Nước mắt ông chảy ra, những giọt nước mắt sung sướng khi nhớ về những gì mà ông chưa khi nào nhìn thấy, và bây giờ điều kiện lao động thay đổi. Còn nhiều thời gian khó khăn để đảm bao vật chất cho những người đã sống bẽa ra bữa cháo, mà vẫn phải làm việc như điên. Không phải là những biểu hiện hoàn toàn ca ngợi, nhưng trong thời gian ấy, điều này được hiểu theo khía cạnh tốt: lao động quên mình, coi thường thu nhập cá nhân, xây dựng, xây dựng và xây dựng cho xã hội, không cần chú ý đến vật chất cho người tham gia xây dựng. Tất cả nhân danh CNXH, cho giai cấp công nhân, cho tương lai! Thời đó - hình mẫu cuộc sống khổ hạnh.Có lần tôi không muốn so sánh điều kiện sống của công nhân trước và sau cách mạng. Tôi không cần so sánh, mặc dù biết rằng trước cách mạng sống tốt hơn, làm thợ nguội: lương cơ bản 45 rúp, trong khi bánh mỳ đen 2 cô pếc, bánh mỳ trắng - 4 cô pếc, nửa cân mỡ muối - 22 cô pếc, 1 cô pếc một quả trứng, giày chưa đến 7 rúp. So sánh làm gì? Khi tôi làm công tác Đảng ở Moskva, thì không bằng được nửa số vật chất đó, mặc dù có vị trí tương đối cao trong môi trường xã hội-chính trị. Những người khác còn nhận được ít hơn tôi. Nhưng chúng tôi nhìn về tương lai, và óc tưởng tượng của chúng tôi là vô bờ bến, nó thấm vào chúng tôi, gọi lên phía trước, cho cuộc đấu tranh để cái tổ cuộc sống. Đây là khí thế cao thượng, mà chúng tôi sự hào hứng cống hiến hoàn toàn, gần như không có cuộc sống riêng.Dần dần tôi sâu hơn đi sâu vào nghề xây dựng và được thợ xây dựng công nhận là “người mình”, vì rằng tôi nghiên cứu tương đối nghiêm túc nghề của họ. Một cái gì đó thậm chí bản thân mang những cái mới vì sự tháo vát và làm chủ mức cao về kỹ thuật của công việc thợ nguội. Tôi chơi với các kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà thiết kế, đội xây dựng. Tôi đặc biệt say mê xây dựng cầu. Để bắc cầu qua sông Moskva tại thủ đô, chúng tôi quyết định vấn đề vận tải ở mức mong muốn. Đến bây giờ, khi tôi đi qua chỗ đó, tôi nhớ, những giọt mồ hôi sức lực của tôi đổ vào đó. Tôi nhớ rõ phiên họp Plenum BCHTƯ VĐCS(b), bàn về xây dựng Moskva. Tôi trở thành một trong những người tham gia giải quyết chúng. Lúc đó có ý định xây dựng xe điện ngầm và nước cho Moskva. Nước không đủ. Cần phải biến con sông Moskva chảy qua thành phố thành một đường giao thông và làm sạch các vật cản nó. Đúng là mọi thứ đổ vào sông Moskva. Anh cứ tự hình dung, chỉ toàn những mảnh vụn vật vờ nổi? Tôi và Chủ tịch Mossoviet Bulganin, dể xem con sông, ấy canô cảnh sát và đi vòng quanh dòng chảy của sông quanh thành phố. Sau đó giặt sơ mi của chúng tôi đến mức bốc ra bùn đất bắn lên từ mặt nước. Hình như, ở các lính thuỷ cũng tồn tại những thành ngữ là vàng thì chìm, còn đồ thải thì nổi. Chính nó làm cản trở con sông.Bắt đầu xây dựng hồ chứa nước đầu tiên - Hồ Istinsk. Lúc ấy nước được coi là xây dựng công nghiệp, làm bằng cách thồ đất. Đến đó, chủ yếu, nông dân Belorussia đem theo ngựa, xẻng và những chiếc xe trên có giỏ. Nó chất đầy đất. Công cụ như thế để chở đất đi. Trong điều kiện hiện đại thì người ta dùng băng truyền hoặc xe ủi, còn khi đó sử dụng mang vác bằng tay hoặc kéo tay. Sau đó khởi đầu xây dựng kênh đào Moskva- Volga, một công trình lớn lúc đó. Nhưng sử dụng chủ yếu là các phương tiện thô sơ, còn người làm chủ yếu là tù nhân. Nếu họ là tù hình sự thì việc này đối với họ ở mức độ nào đấy thậm chí còn là nhân đạo. Họ cảm thấy rằng họ rơi tình thế như vậy và bị kết án trong nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhìn họ như nhìn vào sản phẩm của xã hội tư bản, và cho rằng họ thuộc những người đầu óc hủ lậu hoặc bệnh hoạn phải được chữa bằng lao động. lao động là phương thuốc chữa chạy cải tạo và thay máu cho họ. Trên kênh đào, tôi quen kỹ sư tuyệt vời Holid. Ông mất từ lâu, ông già hơn tôi nhiều. Holid đã áp dụng một số yếu tố công nghiệp hoá trong xây dựng mà tôi rất thích. Chẳng hạn, ông đưa vào phương pháp vận tải thuỷ. Sau đó nó được sử dụng tương đối rộng rãi, và bây giờ người ta sử dụng nó ở nơi hợp lý và hữu ích.Khi đó kiến trúc sư trưởng Moskva là Chernysev, tốy bụng, thông minh, nhã nhặn và có văn hoá. Có thể thậm chí khá hiền như là đất. Tôi cũng nhớ kiến trúc sư Alabian, Mordvinov, Susev và Zoltovski. Tôi rất kính trọng Mordvinov những là một cán bộ tốt và đồng chí tốt. Ông vào Đảng theo lý tưởng, mà không phải chạy theo để nhận lợi ích vật chất hoặc háo danh. Gây ấn tượng mạnh cho tôi là Susev và Zoltovski - là hai chú cá voi công trình kiến trúc của chúng tôi. Một số người thích Zoltovski, tôi thích Aleksey Vichtorovich Susev hơn, với ông tôi có những quan hệ quan hệ gần gũi sau này, khi ông về Kiev theo lời mời của tôi, và chúng tôi những cuộc hội đàm bổ ích về xây dựng thủ đô Ukraina. Đó là người rất thông minh, và biết đùa. Nhưng khi ở Moskva chúng tôi xem xét những thiết kế kiến trúc của trạm xe điện ngầm đầu tiên, thì ông là được nhận xét chúng, bởi vì ông không tham gia thi thiết kế. Uy tín của ông rất cao. Zoltovski bị cuốn hút như là cố vấn, cũng không tham gia xử lý thiết kế đường xe điện ngầm đầu tiên.Tôi nhớ việc tranh luận bản thiết kế của Formin, một kiến trúc sư danh tiếng và một học giả từ Lenigrad. Lúc ấy có hai ngôi sao đụng nhau - Formin và Susev. Susev đến gặp giá chưng bày, nơi đặt bức thiết kế Formin, và bắt đầu cất lời phê bình những câu đại loại như thế này:- Thiết kế này nói về cái gì nhỉ? Nó được các thợ vẽ làm, nhưng trông như một miếng thịt bò.Formin ngay lập tức dường như bị bỏng, ông giật mình và xông vào tranh luận. Bây giờ mọi người sử dụng xe điện ngầm Moskva biết ga “Cổng đỏ” được làm từ những mảnh đá cẩm thạch đỏ xẫm, màu sắc của thịt bò ôi. Một miếng đá cẩm thạch như thế đấy. Một số khác ga khác làm bằng đá màu xám hoặc màu trắng điểm vàng. Có cả những tấm đá màu cà chua lấy từ các vùng khác nhau của đất nước. Vật liệu là đẹp, đặc biệt vào lúc ấy. Tất cả được khai thác bằng tay nên giá rất đắt, nhưng chính lẽ ấy xe điện ngầm giới thiệu đối với chúng tôi như chẳng quý lịch sử. Sự sửa sang nói nói chung là tốn.Khi đó tôi mời các kiến trúc sư về Kiev để tham gia thi thiết kế xây dựng phố Kresatik. Tôi mời Susev làm cố vấn. Lúc đó không có lấy một thiết kế nào ban đầu được nhận để làm cơ sở phục vụ chọn lựa phương án mới xây dựng phố. Kresatik - là phố cổ, diễu binh và đẹp đẽ. Nó nằm ở chỗ dốc, ngày xưa gọi là dốc Kresat, vì rằng hoàng tử nước Nga Vladimir có một thời gian đó đánh đuổi người dân Kiev về Dnepr. Vì thế phố mang tên Kresatik. Sau thảo luận, đến vòng hẹp, các kiến trúc sư Moskva và Kiev hỏi Susev về Kiev. Aleksey Vichtorovich khi đó kể nhiều chuyện hay. Chuyện kể của ông được ghi âm, nhưng bây giờ tôi đánh mất băng rồi, tiếc quá. Susev đúng thật là yêu Kiev, và câu chuyện của ông là sự phản ánh bằng thơ của sự ham thích. Kiev xứng đáng điều này, nó cho mọi người một thời tiết dễ chịu, sảng khoái...Khi Aleksey Vichtorovich đến Kiev, thì ông đến gặp tôi ở BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina. “Đấy, tôi đến để nói chuyện, nghỉ ngơi, đi dạo quanh Kresatik, thăm chợ, mua bánh, ăn, sau đó đi đến sông Dnepr, vượt qua đảo Trukhanov, cởi quần áo, nằm trên cát nóng, nghỉ ngơi tuyệt vời.Tôi nghe sướng tai. Sau đó tôi hỏi ông về các đồ án. Ông phát biểu như thế này:- Nikita Sergeyevich, được vấn đề thời gian. Người ta đôi không nổi giận về một đồ án mới được yêu thích, phê bình nó. Khi xây nhà hát kịch Kiev, bao nhiêu điều không tốt đẹp được viết, tốn biết bao nhiêu là giấy mực, còn bây giờ thì có quan hệ khác với toà nhà này. Nó trông cũng được, không có cái gì khác người. Thời gian trôi qua, người ta quen đi, thiết kế bắt rễ vào nhận thức khán giả.Tôi đồng ý với ông.Tôi có thể nói về toà nhà Hội đồng dân uỷ Liên Xô ở phố “Ochodnyi riad”, đối diện khách sạn “Moskva.Người thiết kế là kiến trúc sư Langman. Ông làm việc ở Dân uỷ nội vụ Liên Xô, Yagoda. Khi thiết kế xong, Molotov gọi tôi - chủ nhân toà nhà tương lai và đề nghị đến Kreml, nói rằng Langman sẽ báo cáo về xây dựng ở “Ochodnyi riad”. Molotov muốn tôi tham gia xem xét, bởi vì tôi cũng tích luỹ một số kinh nghiệm trong việc này. Tôi cũng biết Molotov mời cả Zoltovski. Sự tham gia của tôi, như một nhà chuyên môn, tôi coi mình là thừa, nhưng đến với sự thoả mãn. Trong phòng đầy những khung lớn chứa những đồ án chính và chi tiết. Molotov đề nghị Zoltovski phát biểu trước. Ông nhìn thiết kế (mặt ông luôn luôn rầu rĩ, thản nhiên, nhăn nheo, chúng tôi gọi mắt ong là Giáo hoàng La mã) và nói rằng thiết kế chấp nhận được, những không gợi cảm. Và người ta hiểu ông nói cái gì: nhấc bản thiết kế và đặt lên chân:- Có thể xây dựng toà nhà như thế được không? Có thể, nó không vỡ mộng, và thậm chí không ai nhận xét gì cả. Tiếp theo, thiết kế không có hồn riêng của mình, không có truyền cảm về mặt kiến trúc”.Có thể tự hình dung, tác giả băn khoăn thế nào ông trở thành bị dồn, tuy nhiên phát biểu chống Zoltovski cũng không dễ. Zoltovski hoặc Susev phê bình ai đó, thì tác giả khó đỡ. Nhưng rồi việc xem xét đồ án kết thúc. Zoltovski và Langman ra về, tôi và Molotov ở lại. Viacheslav Mikhailovich nói:- Tôi nghĩ rằng thiết kế này dù sao chăng nữa phải chấp nhận.Tôi không bực tức. Quả là, Zoltovski phát biểu đúng, nhưng mỗi thiết kế tương ứng với giá trị cụ thể. Chúng tôi giả sử rằng, mỗi một toà nhà đặt một bức tượng nào đấy, vẽ mặt tiền bằng những nét xoăn hoặc thêm một cái gì đấy mà người ta tưởng tượng ra. Và sao nào? Toà nhà cũng như thiết kế ban đầu và không gợi ra chút băn khoăn trong đầu người qua lại. Ngược lại, nhiều người còn thích.Tôi nhớ tới anh em kiến trúc sư Vesnyi. Họ thiết kế toà nhà công nghiệp văn hoá thương nghiệp. Formin lại được mời từ Lenigrad để xây dựng ga “Rechnoy Vokzal” ở Khimky. Ga “Rechnoy Vokzal” bây giờ có dạng giống với chiến hạm Leningrad. Sau khi kết thúc xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư và công nhân ngày đêm đánh chén trong nhà ga rộng lớn. Tôi đánh giá cao kiến trúc sư Aleksandr Vasilievich Vlasov, người tự nhận là học trò Zoltovski. Cuối chiến tranh vệ quốc tôi mời ông về Kiev làm kiến trú sư trưởng. Có lần chúng tôi với ông làm quen với nhau tại khu bảo tồn lịch sử trong thành phố Umam-dendropark “Sofievk”.Công viên này được làm nguyên bản bằng tay những lính pháo đài. Chủ nhân “Sofievk” là bá tước Potoski. Vlasov yêu công viên này, bỏ vào đấy nhiều phác thảo, còn sau đó viết vẽ vào những bức vẽ ấy và tặng tôi. Bức tranh làm tôi nhớ về quá khứ và về Vlasov. Tất nhiên tôi không thể nhớ lại ở đây tên của tất cả các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng, mà tôi làm việc và học ở họ nghề xây dựng.Khi tôi giữ chức vụ Bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina, Stalin tôi cảnh báo:- Tôi biết nhược điểm của ông trong xây dựng và kinh tế thành phố. Điều này có lợi và tốt trong những điều kiện của thành phố Moskva. Nhưng tôi muốn trao cho anh phương hướng đúng cho tương lai. Anh từ Donbass, say mê than, luyện kim, hoá học, hãy chú ý nhiều đến các ngành kinh tế này. Điều này rất quan trọng, nhưng bây giờ đối với Liên Xô vấn đề chủ yếu - nông nghiệp Ukraina. Ông phải quen dân và chú ý tổ chức nông trang và nông trường để có bánh mỳ, sữa và thịt. Hơn nữa dân Ukraina thích những buổi học này. Tất nhiên ông cần phải chú ý cả đến công nghiệp. Ukraina là một tổ hợp công nghiệp lớn, nhưng chủ yếy với ông ở đó sẽ là nông nghiệp. Than, luyện kim, hoá học - cũng được tổ chức sản xuất, trong đó cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật. Họ chịu sự lãnh đạo của trung ương, còn nông nghiệp bị xẻ lẻ nhiều, và ông phải chú ý nhiều.Về thực chất tôi đồng ý với Stalin và chấp nhận chỉ dẫn của ông coi như trách nhiệm. Uy tín của Stalin khi đó đối với tôi là trên hết! vì thế tại Ukraina tôi ít để mắt vấn đề xây dựng và ít giao tiếp công việc kiến trúc-xây dựng những thành phố của Ukraina. Đúng là việc xây dựng ở Kiev trong thời gian đó là không nhiều. Moskva nhận phần béo bở đầu tư. Có một quyết định của nhà nước về kiến trúc lại toàn bộ Moskva, và nó nhận nguồn tiền và vật chất cần thiết không phải qua Liên bang Nga, mà trực tiếp. Uỷ ban kế hoạch nhà nước tách riêng khoản tiền xây dựng. Thủ đô Liên bang mà! Để làm việc này, có thể phải cấu bớt số tiền lớn từ những khoản tiền ít ỏi dự định xây dựng công nghiệp lớn. Phát triển trước tiên là củng cố sự hùng mạnh của iên Xô, còn nhu cầu tiêu dùng được tính toán ít đến mức không tưởng tượng được mức sống khó khăn thậm chí ở Moskva, chứ chưa nói đến các thành phố khác của đất nước.Sau đó bùng nổ chiến tranh. Hậu quả chúng tôi nhận những đống thành phố và trung tâm công nghiệp đổ nát. Ở Kiev hơn nữa bị phá huỷ nhiều, cả phố Kresatik. Những toà nhà tốt, đứng ở đó trong thời kỳ không quên, đã bị phá huỷ, mặc dù một số được xây dựng trước chiến tranh vẫn còn nguyên (Dinh Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Ukraina. Sự thật toà nhà này dành chỗ cho Dân uỷ nội vụ, xây nó cũng là cơ quan này, còn thiết kế là Formin). Năm cuối cùng hoạt động nhà nước của tôi, tình cờ ở Leningad, tôi gặp kiến trúc sư Formin và hỏi ông:- Ông có quan hệ với kiến trúc sư già Formin không?- Đúng, ông ấy là bố tôi.- Rất hân hạnh làm quen với con trai của một người bố nổi tiếng và đàng hoàng như thế, tôi với ông từng tốt với nhau.Hay như việc xây dựng toà nhà chỉ huy bộ đội quân khu Kiev. Sau đó nơi này giao lại cho BCHTƯ ĐCS Ukraina. Ngôi nhà được giữ lại nguyên vẹn, chỉ có một số tầng bị cháy.Phố Kresatik và quảng trường Khmelniski bị phá huỷ hoàn toàn. Đặc biệt tôi tiếc toà nhà trường đại học tổng hợp có thư viện bị cháy. Tôi không thể biết được phân xử ai làm nổ và đốt cháy. Quân Đức nói rằng du kích ở lại thành phố làm điều này. Không ai giao cho du kích toà nhà như thế và tôi giả thiết rằng đây là mánh khoé của bọn Gestapo, cố gắng lái cơn giận của nhân dân chống du kích. Tôi đi vòng quanh Kresatik đổ nát. Tôi hàng ngày phải đi qua nó, phải nhìn những đống đổ nát. Phải phục hồi Kiev, làm gương cho các thành phố khác của Ukraina nơi cũng bị phá huỷ nhiều, đặc biệt tại Donbass.Về sự phục hồi luyện kim và công nghiệp than cũng xuất hiện nỗi lo âu của các Bộ, phụ trách ngành mình. Các vấn đề kinh tế công cộng đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo địa phương, phải chú ý nhiều hơn so với trước chiến tranh. Công việc lớn chúng khi đó tôi không có khả năng tiến hành. Chỉ cố hết sức xây dựng điều kiện tối thiêu sinh hoạt người dân trong những thành phố và làng mạc. Và chúng tôi tìm cách xây dựng một cách tiết kiệm, làm đại trà xây những khối tường gạch tốn ít gạch. Những khối tường này không có xi măng, không có vôi, vì thế tôi theo lời khuyên của các kỹ sư, giới thiệu vật liệu, xây cất những bức tường không đặc mà có lỗ rỗng. Chúng tôi tìm tòi khả năng xây dựng khu nhà ở sử dụng ít gạch. Việc xây dựng có thể không cao hơn bốn tầng, còn thường là hai tầng, và huống là ở ngoại ô. Chúng tôi chuẩn bị khôi phục Kresatik một cách nghiêm túc. Lúc ấy vật liệu thay thế trên khối tường không đúng theo lịch sử, vì thế chúng tôi hoãn lại chủ yếu cho tương lai, khi nào có đủ vật liệu tiến hành sự phục hồi toàn bộ.Khi Vlasov thành kiến trúc sư trưởng Kiev, việc xây dựng đường xá tôi giao cho nhà tổ chức công việc năng động Stramentov, một kỹ sư ngành cầu đường, trong thời gian xây dựng kè đá bờ sông ở Moskva đã là một giám đốc liên hợp. Ông đề nghị đào dọc Kresatik một con kênh, xây bằng gạch, trong đó có thể đặt những ống thoát nước, để không thể làm vỡ đường khi bất thường. Ở Moskva tôi ngán ngẩm những đường phố rạn nứt, người này xây, người kia đào, sau đó lại phủ lên. Điều này luôn luôn gây cho mọi người một ấn tượng xấu, nhân dân phê bình chính quyền và họ làm đúng. Chúng tôi nhận công việc. Trên Kresatik trong ngày chủ nhật những người dân địa phương lao động, sau chúng tôi lấy tù binh Đức. Sau đó chúng tôi mở rộng Kresatik có thể so sánh với hồi trước trước chiến tranh.Tôi băn khoăn vấn đề cơ giới hoá làm việc và xây dựng dầm trần. Trong thời gian xây dựng người ta đã làm dầm trần bằng gỗ, thì ở Kiev không có gỗ. Chẳng khi nào sấy gỗ cả. Dầm trần bị nấm làm hỏng, vì thế sau vài năm phải thay dầm trần, lại phát sinh khổ ải cho dân chúng. Chúng tôi quyết tìm dầm trần chắc chắn và bền lâu. Ở Ba Lan khi đó người ta đã làm xà dầm bằng khối gốm có cốt thép. Xà này chấp nhận tại trọng lớn và thực tế là bền. Chế tạo chúng - làm thủ công phức tạp, nhưng chúng tôi chấp nhận, bởi vì không có lối thoát khác. Lần đầu tiên cách này được áp dụng ở Kiev, Moskva vẫn chưa biết nó.Ở Kiev có một kỹ sư tuyệt vời, Abramovich. Ông bây giờ ở đâu? Ông là nhà cơ khí-kỹ thuật, say mê về sứ. Ông và làm việc tại nhà máy sứ. Abramovich khoe tôi, những thứ đẹp làm bằng sứ. Chúng tôi tìm thấy nhau. Tôi say mê và không ít lần đến xí nghiệp ông. Ông biểu diễn cho tôi khả năng kỳ diệu: chế tạo những tấm gạch tráng men để làm và nhà vệ sinh phòng tắm, các khối trang trí mặt tiền. Tôi bảy ý tưởng mới: đất sét - vật liệu rất dẻo, và tôi hỏi ông:- Liệu có thể làm những tấm đệm nén gạch men để có được những hình vẽ nghệ thuật, còn sau đó ốp toà nhà?Ông trả lời:- Tất nhiên là có thể.Người ta chế tạo đệm sứ, xây nhà máy để nung nó. Khi ấy sử dụng kinh nghiệm của Tiệp Khắc và CHDC Đức. Sau đó và bắt đầu khôi phục Kresatik. Trong việc này chủ yếu là Vlasov. Sau này khi về Kiev, tôi luôn luôn đi quanh Kresatik và yêu nó, cảm giác thoả mãn rằng trong đó có mồ hôi của tôi.Chúng tôi gặp khó khăn lớn khi phục hồi mỏ than Donbass và mỏ quặng, chủ yếu là công việc hầm mỏ. Không đủ gỗ cứng và xe để chở. Rừng tại Ukraina nhiều, nhưng xa. Người biết về chống lò bây giờ gỗ bị thối nhanh trong mỏ. Gỗ chưa khô bị nấm ăn mục ngay trước mắt. Lúc ấy tôi nhớ về người quen cũ của tôi ở Moskva, giáo sư Mikhailov có ý tưởng cải thiện bê tông cốt thép. Ông làm khi đó làm về xây dựng bê tông cốt thép. Tôi mời ông về Kiev, nói với ông ta suy nghĩ của tôi về chế tạo bê tông cốt thép chống lò. Mikhailov xác nhận việc đó là đúng. Vì sao tôi lại hỏi chính ông? Vì rằng từ trước chiến tranh ông làm việc bê tông cốt thép. Vấn đề là ở chỗ cột bê tông cốt thép không quá nặng nề, có thể một hai người vác được. Phương tiện cơ giới khi đó chẳng có, và chỉ tính theo sức bê vác của người.Mikhailov bắt đầu làm việc theo hướng này và đạt được thành công. Chúng tôi thử nghiệm thanh chống lò mới tại Donbass. Người phụ trách là Zasiadko, nhưng ông không giải quyết vấn đề. Tôi viết một bức thư riêng cho Stalin yêu cầu chỉ thị cho Uỷ ban kế hoạch nhà nước lên kế hoạch việc này. Moskva chống lại việc này cho rằng kim loại tốt hơn bê tông. Tất nhiên kim loại phải tốt hơn rồi vì rằng thanh chống và dầm trần có thể làm những tấm mỏng hơn. Nhưng tiếc rằng sắt thép không có. Điều này có nghĩa là ý tưởng mới sụp đổ, vì rằng họ không cho chúng tôi sắt thép. Tôi chứng minh điều này cho Stalin, ông tôi ủng hộ, và chúng tôi bắt đầu dùng bê tông cốt thép (chống lò). Sau đó, khi thợ mỏ tiến đến tầng lò chợ, họ phải dùng kim loại, bởi vì các cột chống phải là nhẹ, sử dụng nhiều lần và mang đi mang lại, vì thế dùng kim loại là hợp lý hơn. Nhưng thời gian ấy, ở các lò ngang cũng dùng chủ yếu bê tông cốt thép. Tôi nhiều lần vào mỏ, trông có vẻ như hầm xe điện ngầm.Sau đó chúng tôi có một ý nghĩ mới. Một kỹ sư đưa ra ý tưởng thay tà vẹt gỗ bằng bê tông cốt thép, tôi chộp lấy. Lúc xây xe điện ngầm giai đoạn đầu, chúng tôi làm nền đường bê tông và lúc đầu thậm chí đúc ray trong bê tông. Hàn liền các thanh ray lại, không còn khe hở. Sau đó các nhà thiết kế chứng minh rằng cần có khe hở. Chúng tôi đặt lại những thanh ray trước đây và tạo ra khe hở, nghĩa là có sự va đập làm hỏng tầu. Và một loạt năm sau đó, tôi lại nghe những sự tranh luận cũ về khai thác chạy tầu trên những ray hàn liền, thì tầu bị hư hại không nhanh như hệ thống ray cũ. Như vậy, lại bê tông cốt thép! Bao nhiêu vấn đề sinh ra, lại cần chừng đấy bằng chứng... Nhưng chúng tôi dù sao chăng nữa có một số tư liệu gửi qua Uỷ ban kế hoạch nhà nước để đặt những tuyến đường không chạy tốc độ lớn. Người ta chứng minh nói chung không thể dùng bê tông cốt thép tà vẹt, vì xóc, dẫn đến tai nạn.Tôi rất thú vị, sau vài năm tôi biết rằng ở Tiệp Khắc người ta đã làm chính những tà vẹt bê tông, tốt hơn chúng tôi đáng kể. Bây giờ trong phim, mọi người có thể thấy việc đặt tà vẹt bê tông cốt thép tà vẹt. Ý tưởng của tôi lập tức sau chiến tranh được đưa ra. Tôi nói điều này để nói rằng tôi rất quan tân đến xây dựng. Tôi tìm những tiến bộ mới, kinh tế hơn. Trước đây chúng tôi đặt đường ray bằng gỗ, bị hỏng nhanh, còn bê tông cốt thép - hoàn toàn khác. Và tôi khẳng định:- Nếu cần giảm xóc, đặt đệm giảm xóc. Đặt ray lên đệm giảm xóc, chỗ không có bê tông cốt thép. Điều này tăng tuổi thọ, giảm chi phí sử dụng và không phải pjá rừng.Thế mà cũng có nhiều người không tán thành, nhưng bây giờ vẫn đang ứng bê tông cốt thép tà vẹt và vẫn tốt đẹp.Ở Moskva, tôi đấu tranh vất vả trong thời gian xây dựng xe điện ngầm tiếp theo. Lúc đó làm đường xe điện ngầm dùng những tấm chắn bằng gang dạng ống bắt chước người Anh. Chúng cần có máy móc, nhưng kim loạu đắt và dưới đất không biết có được bền lâu không. Sợ rằng nó bị ăn mòn, sau một thời gian lại phải lắp lại. Sau đó bê tông cốt thép được đưa vào. Tôi đề nghị làm ống cho xe điện ngầm bằng bê tông cốt thép. Thế mà cũng ầm ĩ lên. Công nhân và các kỹ sư quen cách cũ: đúc, tiện, ghép mảnh gang, và khoan lỗ v.v... Cuối cùng tôi cũng đi tới chế tạo mảnh cong cốt thép, sau đó và phun bê tông cốt thép áp lực. Nói chung bê tông cốt thép định hình cũng như gang, vì rằng nó cũng là tấm. Sau đó bê tông cứng chắc lại.Có lần Stalin gọi tôi về Lvov nơi tôi tham gia mit tinh của sinh viên Đại học Lâm nghiệp sau khi nhà hoạt động Ukraina Yaroslav Galana. Ông làm nhiều việc tốt cho Cộng hoà Ukraina trong cuộc đấu tranh chống bọn truyên truyền và nhà thờ. Vì thế mà những người dân tộc chủ nghĩa và cha xứ địa phương giết ông. Kể giết là một sinh viên trường này. Anh sinh viên khai kẻ chủ mưu. Lúc đó phong trào Tổ chức dân tộc chủ nghĩa Ukraina (OUN) ở Tây Ukraina khá mạnh, đặc biệt ở Lvov trong giới sinh viên. Họ tổ chức mit tinh, và tôi đến đó, mặc dù tôi được cảnh báo rằng có thể không an toàn, thậm chí khủng bố.Đúng lúc trong tôi phát biểu, người ta đưa cho tôi mảy giấy viết là Stalin yêu cầu tôi gọi ngay cho ông. Phát biểu xong, tôi về căn hộ lưu trú tạm ở Lvov và tôi gọi về Moskva. Stalin hỏi:- Khi nào ông có thể về đây?- Nếu gấp quá, thì sáng mai.Cuộc nói chuyện rất ngắn, và điều này làm tôi lo ngại. Thời gian lúc này đối với tôi thật năhng nề. Sau vụ mất mùa năm 1946 ở Ukraina tôi bị thất sủng. Và lại có tiếng chuong gọi như thế... Có quỷ biết đây là chuyện gì. Sự thật cuộc gọi sau đó của Malenkov giải toả tôi. Ông nói:- Anh đừng lo lắng, Stalin gọi ông với động cơ tốt, ông sẽ biết chi tiết sau khi về đây, lúc ấy anh hết lo.Tôi vào Kreml. Nói chung Stalin đề nghị tôi về Moskva, nói rằng ở Leningad phát hiện được sự phản bội, đang điều tra, chuẩn bị xử, ở Moskva cũng không yên ổn. Vì thế ông muốn tôi lãnh đạo Đảng bộ, lại trở thành bí thư Đảng bộ tỉnh và thành phố Moskva và đồng thời là bí thư BCHTƯ. Trước chiến tranh, tôi từng ở cương vị này, tôi нnhưng Chính phủ là bí thư BCHTƯ. Stalin hỏi khi nào tôi có thể nhận việc và nói thêm “Ông làm việc tương đối lâu ở Ukraina, bị hoàn toàn biến thành nhà nông học rồi.Tôi cám ơn và trả lời rằng tôi sẽ về.Thế là tôi lại về Moskva, thay Popop, do Malenkov điều đi. Bí thư Đảng bộ Moskva là Aleksandr Ivanovich Ugarov, một người tốt và thông minh mà tôi rất kính trọng, ông thay tôi năm năm 1938, đã vị bắt. Zdanov xem ông như những người Leningrad lão thành. Sau khi bắt Ugarov, Stalin cấp tốc gọi tôi và tạm thời là đại diện toàn quyền của BCHTƯ Đảng tại Moskva. Sau đó đưa Serbakov làm bí thư thứ nhất Đảng bộ Moskva, một con người cực kỳ thiếu đứng đắn. Từ lâu Serbakov đã bị nghi ngờ, và Stalin chỉ thị cho tôi và Malenkov:- Các ông chọn lấy một Bí thư thứ hai cho theo dõi Serbakov và báo cho các ông.Người ta đưa Popop làm Bí thư thứ hai. Popop trước đó là phó của Malenkov trong Ban tổ chức BCHTƯ. Sau đó Serbakov đảo ngược tình thế, và như một con chó bị xích nịnh bợ, “cắn xé” mọi người và dẫm lên lưng nạn nhân lấy uy tín với Stalin. Đây là một người hèn mạt nhất nếu xét theo hoạt động của ông thời gian này. Stalin coi Serbakov là người xây dựng Hồng quân, và khi Serbakov chết cũng tuyên bố điều này. Nhưng để làm gì? Theo sắp đặt của Stalin, ông lãnh đạo giấu mặt RKKA, uống rượu nhiều và chẳng bao lâu sau chiến tranh chết. Còn lại chỉ một mình Popop - những ngà hành chính thô lỗ và không khôn ngoan. Ông gây thù oán với nhiều người, nhưng Stalin lại không tống cổ ông ta đi. Tuy nhiên có một bức thư nặc danh nói là Popop mưu phản. Tất nhiên ông không phải là thế.Tôi nhận công tác ở Moskva, thay thế 3 người nhắc tên ở trên. Tôi được bầu làm bí thư BCHTƯ nói cho đúng phép. Stalin bổ nhiệm tôi, còn ông có thu xếp bầu cử ở BCHTƯ, tôi không biết. Vả lại, làm sao có thể bầu nếu chẳng có Đại hội Đảng, và từ lâu chẳng họp Plenum BCHTƯ. Sự dân chủ trong BCHTƯ đã bị bóp chết từ lâu. Còn các cộng sự của tôi thì Promyslovего thập niên 60 lãnh đạo cục xây dựng thủ đô, còn trước đây là trợ lý cho Popop. Chính tôi với ông những năm ấy giải quyết vấn đề xây dựng thành phố Moskva. Như vậy, tôi lại lôi vào việc xây dựng. Moskva sau chiến tranh cần nhiều nhà ở, vì lúc đó còn nhiều căn hộ chật chội. Tôi nhớ rõ những năm cuối cùng Popop công tác và lãnh đạo xây dựng thủ đô khi đó là Promyslov. Cuối năm 1949 đã bàn giao 400 nghìn mét vuông nhà. Khi đó đây là con số lớn, vì rằng tất cả làm bằng tay. Tốc độ xây dựng chậm, xây trát kém. Người ta đổ oan nhà 5 tầng, nhưng còn những nhà kiểu lán một tầng, bằng gạch và gỗ. Đến công trường, tôi thấy dầm trần làm bằng gỗ, đôi lúc bằng cả những vật liệu khác, cả cột và xà dầm bằng lim loại. Tôi ngạc nhiên: kim loại còn đang thiếu trầm trọng, thế mà đưa vào xây dựng nhà ở, khi được thay đổi nhiệt độ và trời ẩm, nó bị ăn mòn. Ở Kiev đã sử dụng rộng rãi cột và dầm bằng bê tông cốt thép. Còn là dầm trần bằng gốm cốt thép. Phương pháp này chúng tôi làm quen ở Lvov. Ở đó có những toà nhà bị đổ nát. Tôi thấy mặt cắt của nó và như thế làm quen công nghệ xây dựng tương tự, lôi kéo các nhà chuyên môn vào cuộc, và chúng tôi xây dựng những mẫu như thế ở Kiev.Để xây dựng Moskva phải có những khả năng lớn, tại Uỷ ban kế hoạch nhà nướ người ta dễ chọn những cái cần thiết. Và để bỏ bớt kim loại trong xây dựng nhà ở, chúng tôi chuyển sang. Để tăng thêm trọng lượng, chúng tôi mời kỹ sư Sadovski từ Kiev đến, ông là rất lành nghề, tuyệt vời, hiểu nghề yêu thích vật liệu mới, ông theo dõi tài liệu nước ngoài và có quan hệ chặt vớinhững nhà khoa học làm về bê tông cốt thép. Nhược điểm duy nhất của ông là chậm chạp. Tuy nhiên ông bù lại bằng kiến thức sâu nghề nghiệp và sự hiểu biết công việc. Gần đây ông gọi cho tôi, và tôi vui mừng nghe giọng ông kể về thời gian chúng tôi cùng nhau làm việc khôi phục Kiev sau chiến tranh tàn phá.Tôi cũng mời Proskuriakov, một kỹ sư quen từ Moskva về Kiev. Ông cũng là một chuyên gia về vật liệu xây dựng. Đúng thế, chẳng bao lâu, người ta trao cho ông nhiệm vụ xây dựng thành phố Sevastopol, và khi thấy tận mắt đống đổ nát ông quyết định thành lập một cơ quan duy nhất khôi phục thành phố anh hùng. Khi tôi về công tác ở Moskva, thì chẳng bao lâu Proskuriakov hoàn thành phần công việc cơ bản và từ Sevastopol quay về. Tôi rất mừng gặp một con người biết suy nghĩ và ham thích cái mới. Ông luôn luôn có sáng kiến trong việc áp dụng các vật liệu xây dựng khác nhau để xây dựng nhà ở.Người có sáng kiến chuyển sang bê tông cốt thép là Sadovski. Chúng tôi nghĩ tới việc lắp ghép nhà giống như lấp ô tô. Trước chiến tranh, tôi và Bulganin thử làm một trường học theo kiểu lắp ghép. Đây là việc chế tạo thành những khối thay cho gạch và ghép lại thành nhà. Không thể so với kỹ thuật xây dựng ngày nay được. Phải chăng vấn đề không phức tạp? Khi lắp ghép trường học, tôi nhìn thấy những khe hở ở các tường. Tôi rất bực người ta không làm đúng những điều đơn giản, không biết tính toán kích thước khối để đến mức chó chui lọt khe hở. tất cả được lấp kín lại. Như thế không làm được việc xây nhà như lắp đồng hồ hoặc trong chế tạo máy.Bây giờ tôi bắt đầu tư vấn với các kỹ sư bê tông lắp ghép để tìm ra com đường lớn không chỉ xây dựng nhà ở mà còn cả nhà máy, tôi cũng gặp sự chống đối mạnh mẽ về ý tưởng này, trước hết Uỷ ban xây dựng nhà nước, do Sokolov, một chuyên gia giỏi lãnh đạo. Bây giờ ông về hưu, còn tôi làm quen với con trai ông, đã hai lần đem vợ cùng với tôi đi thuyền dọc sông. Sokolov con cũng là kiến trúc sư, những cuốn hút vào với nhà du hành vũ trụ Leonov vẽ một loạt các bức tranh trừu tượng về đề tài vũ trụ. Tôi đến thăm triển lãm những bức tẻanh này, ông tặng tôi một albom những bức tranh này. Còn với Sokolov cha, tôi làm quen khi xây dựng tầu điện ngầm. Khi đó ông thiết kế bơm đấy bê tông lỏngcùng với con trai Sokolov chế tạo nó. Sau đó, bơm này đưa vào xây dựng nhà ở. Từ đó tôi vẫn quan hệ với cả hai bố con. Khi về Moskva, tôi gặp Sokolov lúc này là một kỹ sư danh tiếng, có nhiều kinh nghiệm và uy tín. Lãnh đạo Uỷ ban xây dựng nhà nước là Beria. Điều này càng làm phức tạp tình hình. Tất cả những người làm việc ở Uỷ ban xây dựng nhà nước cố gắng mới được sự ủng hộ của Beria để sau này cảm thấy mình tự tin hơn.Gặp Sokolov, tôi chứng minh cho ông ý tưởng của mình và tin tưởng rằng ông hiểu và ủng hộ tôi, nhưng tôi gặp sự chống đối đột ngột của ông. Tôi không làm cách nào thuyết phục ông, ông tỏ vẻ trong vấn đề này. Lúc ấy tôi hiểu rằng ông đã hỏi Beria, mà Beria đã phát biểu chống. Beria luôn luôn phát biểu chống, nếu một uỷ viên Bộ chính trị nào đưa ra một việc gì mới: thì ông phan đối, sau một thời gian chính ông lại đưa vấn đề này cho Stalin và kiếm chác chút vốn đạo đức. Sokolov không đưa những chứng cớ, là điều này là phức tạp, không hợp lý, không tiến bộ. Ông vừa từ Mỹ về, không thấy ở bê tông cốt thép lắp ghép, mà chỉ nguyên khối. Không đồng ý với ông. Tôi tiếp xúc với cha của chủ tịch tương lai Viện hàn lâm khoa học Liên Xô Keldys, một nhà bác học về bê tông cốt thép. Nhưng cả ông cũng không hộ tôi. Chỗ dực của tôi chỉ còn Sadovski, con tất cả những chuyên gia xây dựng có danh tiếng và những nhà quản lý chức quyền cũng phát biểu chống.Khi đó tôi đề nghị Sadovski viết bản báo cáo mang tên tôi với các tính toán kỹ thuật đầy đủ, chống lại những phương pháp xây dựng kiểu cũ. Bản báo cáo này gây lòng tin và ấn tượng tốt. Giờ đây tôi quyết định nói chuyện với Stalin, nhưng ban đầu chuẩn bị kỹ. Tôi biết rằng bây giờ tôi dưới quyền Beria, sau đó người ta hỏi ý kiến Sokolov, Keldys và làm tiêu tan đề nghị của tôi. Sau đó tôi cũng tính đến cần một kỹ sư viết một báo cáo như thế chính kỹ sư chỉ dẫn tất cả quá trình chuẩn bị chi tiết, lắp ráp, tiêu hao vật liệu, làm lợi về thời gian và những cái khác. Kèm thêm bức thư của đích thân, tôi gửi ta cho Stalin. Ở đó chứa các tính toán xây dựng thử hai nhà máy bê tông đúc sẵn năng suất 80-120 nghìn mét khối (thời ấy là một thể tích khổng lồ). Một nhà máy dự kiến xây dựng на Kraxnoi Presnе ở Moskva cạnh sông Moskva, nhà máy thứ hai - ở Liubers.Stalinа nổi nóng khi những người phản biện phản đối sáng kiến của tôi bằng cách chứng minh rằng nước ngoài chưa làm cái này. Tôi biết đặc điển này của Stalin và quyết định sử dụng nó, bằng cách đưa ra rằng chỗ dựa chủ yếu để phản đối là Uỷ ban xây dựng nhà nước. Và tôi viết rằng họ lấy cớ rằng nước ngoài không có bê tông đúc sẵn lắp ghép, nên chúng ta không cần phải thò mũi vào việc đó nữa. Uỷ ban xây dựng nhà nước ủng hộ phương pháp cũ - bê tông nguyên khối đã và đang được sử dụng và ở nước ta và thế giới; và họ cho rằng rằng nó vẫn tồn tại như thế trong tương lai. Một thời gian sau, khi gặp Stalin, tôi hỏi ông:- Đồng chí Stalin, tôi gửi ông thư này”, - và tôi kể bản chất sự việc. Ông trả lời:- Tôi sẽ đọc.- Kèm theo đây là bản báo cáo của Sadovski?- Tôi sẽ xem toàn bộ.- Ý kiến của ông thế nào?- Rất hay, tôi cho là tính toán đúng và ủng hộ ông”.Được ủng hộ như thế là tôi đạt được mục đích của mình. Chẳng bao lâu Stalin gửi nó cho Uỷ ban kế hoạch nhà nước. Ở đó người ta tính toán vật liệu cần thiết để xây hai nhà máy, và chúng tôi khởi đầu xây dựng xí nghiệp lớn bê tông đúc sẵn. Đảm nhận việc này phó Chủ tịch Mossoviet. Cũng có nhiều phòng ban xây dựng và liên hợp, kể cả Cục xây dựng không trực thuộc Mossoviet: công ty xây dựng lớn hoặc Bộ xây dựng. Mossoviet tiến hành thu hút phương tiện lớn xây dựng nhà ở, vì thế mọi sáng kiến cũng phải có tư vấn của Bộ xây dựng. Lúc ấy không còn khả năng nào khác. Vấn đề này chưa được giải quyết đến tận bây giờ, vì thế nhiều người vẫn phải sống chen chúc ở tầng hầm mà không thể có căn hộ. Mục đích chính là tổ chức xây dựng nhà ở hàng loạt. Những cấu kiện trong nhà ở bị hư hỏng? Chính chúng tôi ban đầu không biết điều này, chưa có giải pháp về mặt cấu trúc ý tưởng đó. Lại bắt đầu tìn tòi. Ở nhân dân ngoài chưa thấy có những mẫu như thế này. Cả ở Mỹ lẫn châu Âu, phương pháp này chưa được sử dụng, chúng tôi phải tự suy nghĩ, mà đa phần kỹ sư xây dựng chưa được đào tạo. Tôi quyết định lôi các kỹ sư cơ khí vào việc, vì họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về chế tạo máy đòi hỏi độ chính xác cao. Khi lắp ghép bê tông đúc sẵn, chính là cần độ chính xác cao. Và tôi cũng gặp các kỹ sư nhà máy “Vô sản đỏ”.Với tinh thần hăng say, họ đã thực hiện đồ án, và tôi cảm thấy có chỗ dựa. Tôi nghĩ đúng, cấu trúc mới giống như máy hơi nước, sau đó bị thay đổi.Tôi nhớ cuộc hội đàm với các nhà thiết kế ”Vô sản đỏ”. Trước đây họ không quan tâm đến vấn đề này. Phải nêu ý tưởng và giải thích để họ biết chúng tôi muốn gì từ những suy nghĩ của họ về đề nghị của chúng tôi. Trước đây, Sadovski không lưu tâm những chi tiết nhà lắp ghép. Mọi người quen với khối gạch xây, khối bê tông, khối xà, nhưng những cấu kiện lớn lại không có, bởi vì không có bê tông đúc sẵn. Tự tôi giới thiệu cấu trúc nhà ở dạng khung bê tông: tường ngăn và tường ngoài từ mảng bê tông cốt thép hoặc khối. Cái đó chính là chuyển từ phương pháp cũ sang phương pháp lắp ghép bê tông cốt thép. Sau đó chúng tôi kết luận rằng phải làm những cấu kiện lớn cho gian phòng. Họ treo các cấu kiện vào khung để có một căn nhà lắp ghép toàn bộ. Các kỹ sư “Vô sản đỏ” chế tạo những cột chịu lực để treo lên khung nhà những tấm bê tông đúc sẵn có cửa sổ và cửa ra vào và gắn chúng thành một khối, lấp vữa để không cho gió và hơi ẩm tràn vào.Tất nhiên khó khăn không phải về cấu trúc mà là ở sự thực hiện: các chỗ trát bịt làm không tốt. Người ta phàn nàn căn hộ bị thủng, gió thổi vào. Nhưng người dân nhất thiết phân tích vì sao thủng hoặc gió thổi. Tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt hơn khi nghiệm thu. Cuối cùng, kỹ sư “Vô sản đỏ” chế tạo máy tiện tự động làm ra những cốp pha kim loại để đổ vữa bê tông. Giờ đây cốp pha làm khung bộ khung có thể chế tạo bằng cách lắp ghép, còn trước đây thì dùng dây thép và hàn các tấm dầy. Cỗ máy tự động làm dây và hàn. Khung nhà hoặc các cấu kiện khác nhà lắp ghép cũng được tự động hoá. Cấu kiện lập tức vào kho, sau đó chở đến công trường.Trong quá trình xây dựng máy cốp pha kim loại, thợ xây dựng Lagutenko tìm ra giải pháp. Ông đã bỏ nhiều công cho việc cơ giới hoá sản xuất bê tông lắp ghép. Tôi luôn luôn tìm kiếm những người như ông. Lagutenko đề nghị làm nhà không khung bằng bê tông cốt thép tường không chịu lực để lắp ghép đơn giản hơn. những tường này sẽ bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, và hấp thụ tải trọng. Tôi tin vào nhà khung hơn vì toà nhà không bị hư hại! Những bức tường ngăn bằng bê tông cho nhà khung cần ít kim loại hơn và chỉ là tấm che chắn, có thể làm bằng bêtông rỗng. Nhưng việc làm đơn giản lắp ghép đã thu hút: chế tạo panel. Quyết định kiểm tra trên hiện trường và xác định, cái nào thì dùng khung, cái nào dùng panel.Nhân thể nói thêm, Lagutenko như con chim én tìm đến chúng tôi sau mùa đông lạnh lẽo, bởi vì ông là người đầu tiên trong số kỹ sư thực hành đến gặp chúng tôi với ý tưởng của mình. Tôi hài lòng mong có người thứ hai, thứ ba, thứ tư và v.v... Họ hóp sức mình, làm tốt hơn, thay đổi, cuối cùng hoàn thiện công nghệ bê tông lắp ghép.Xây dựng nhà lắp ghép cần có máy đầm rung để làm rắn chắc bê tông cho có hình dạng mong muốn. Sự đông cứng đày đủ bê tông - một quá trình mất nhiều thời gian, cần có không gian lớn có độ ẩm và nhiệt độ xác định. Đổ bê tông cũng phải làm bằng máy. Chúng tôi dùng ròng rọc. Trước đây đổ bê tông phải có cốp pha, đợi đông cứng. Sau đó dỡ cốp pha. Gỗ bị phí phạm. Trong sản xuất hàng loạt chúng tôi dùng cốp pha kim loại tháo ghép được. Để không làm hỏng bê tông khi tháo phải bôi mỡ. Khi nhiệt độ thay đổi, do độ co dãn kim loại và bê tông khác nhau, dẫn đến khối bê tông không đồng nhất. Vì thế công nghệ phải loại trừ được điều này.Bỗng nhiên tôi đã thấy vách ngăn, tấm ngăn giữa các căn hộ chủ yếu xây bằng gạch. Chẳng có tường nào là cách âm được cả. Thậm chí ở các nhà tù, những tù nhân có thể gõ qua tấm tường dày, dù sao đi nữa chỉ nghe được tiếng cộc cộc. Kỹ sư Kozlov là người thiết kế tường mới. Tôi đi quanh bức tường của ông, xoa nó và thích lối cấu trúc. Có thể chế tạo những tấm này, bay hơi chúng, nhận ngay được, sau đó sấy khô, dán keo (nếu lắp đặt tốt, không bị hỏng giấy bồi) và thành tấm tường. Tôi gặp Kozlov, bày tỏ sự thích thú dường như ông tìm ra ngọc trai cho xây dựng. Nhưng ông đưa ra nguyện vọng của mình làm tấm ngăn bê tông nhẹ làm bằng thạch cao. Nhược điểm của nó là chỉ dùng làm tấm ngăn buồng và chỉ nằm trong nhà ở nhiệt độ nhất định. Nếu độ ẩm cao, tấm ngăn này sẽ bị hỏng. Tôi đề nghị xem lại việc này và chế tạo khung bê tông cốt thép bằng xi măng có độ dầy theo tiêu chuẩn cách âm.Kozlov nghe và trả lời:- Tôi tin sẽ tìm ra giải pháp.Đó là thiết kế tài ba, và chẳng bao lâu tôi biết rằng ông làm được tấm ngăn như yêu cầu. Tôi оđến nhà máy ông và thích những tấm ngăn của ông. Lại có một sự việc. Ai đó nói:- Khrusev toàn lao vào chuyện nhỏ nhặt.Không, không phải việc nhỏ nhặt, một là vấn đề cốt tử trong xây dựng nhà ở. Chỉ có thợ xây dựng mới biết tốn bao nhiêu thời gian để làm vách ngăn. Việc trát vữa chủ yếu là công việc của những thợ không nghề nghiệp từ nông thôn ra làm. Còn Kozlov, sản xuất công nghiệp những tấm ngăn, đóng vào container và khi có cần cẩu thì đưa lên lắp ráp. Thợ trát vữa chỉ còn làm mỗi việc là dán giấy bồi tường.Sau đó tôi nói với Kozlov:- Hãy nghĩ xem liệu chúng ta có thể làm những tấm ngăn bằng bê tông? Hy vọng nó nhẹ hơn và các vách ngăn sẽ được lấp đầy một cái gì đó để cách nhiệt.Chúng tôi cách nhiệt các tấm panel bằng cách dùng xỉ và các vật liệu kết dính. Kozlov lại nhận việc về mình. Nhưng Mikhailov hầu như không nhận. Việc nén các tấm panel có độ dày mỏng cần thiết rất khó. Bê tông cốt thép trộn đá dăm hoặc đá granit – không phải là kim loại và đất sét, nó khá cứng. Kozlov làm dung dịch xi măng trộn cát. Để cho cứng, ông cho rửa cát. Thế là thu được những tấm panel có những lỗ nhỏ theo ý. Tôi đã muốn hôn Kozlov. Khối bê tông đàn hồi rắn chắc và và chạy trên băng chuyền cao su. Sau chiến tranh ở Moskva xây một số toà nhà cao tầng: Trường đại học tổng hợp Moskva, toà nhà Bộ ngoại giao ở quảng trường Smolensk, nhà ở bờ sông Kotelniska và những toà nhà khác. Khi xây chúng và trình cho Stalin, cần phải tính tiền thuê nhà thế nào để tính toán kinh tế, thì té ra là đa số người Moskva không thể trả tiền nhà những căn hộ như thế. Stalin đề nghị phân những căn hộ này cho những người có cống hiến cao - nghệ sỹ nhân dân, các nhà khoa học tên tuổi, các nhà văn nổi tiếng. Tóm lại, là tầng lớp thượng lưu. Dù đã giảm tiền thuê nhà, nó vẫn không thu đủ tiền thuê xây dựng.Tôi nhớ, có lần Stalin nảy ra ý tưởng xây dựng những toà nhà cao tầng. Ông lập luận rằng khi chiến tranh kết thúc, người nước ngoài sẽ đến Moskva, họ không thấy nhà cao tầng. Và họ sẽ so sánh Moskva với thủ đô của họ. Chúng tôi sẽ thiệt hại về tinh thần. Nhưng những toà nhà ấy không phải là nhà thờ. Khi người ta đổ oan Nhà thờ là muốn thống trị nhân dân dưới đức chúa trời của họ.Tất nhiên tôi hoàn toàn giữ quan điểm rằng những toà nhà cao tầng hoàn toàn không cần thiết. Đây là sự ngốc. Tôi phát biểu đơn thuần về sự hợp lý trong mọi công việc. Tiêu chí xây dựng nhà ở phải là sự thuận tiện cho mọi người và giá thành mét vuông nhà ở. Trước khi tôi kết thúc hoạt động trong Chính phủ Liên Xô, người ta chuẩn bị xây dựng nhà ở có nhiều tiện ích hơn. Khi chúng tôi nói chuyện với kiến trúc sư trưởng Moskva Posokhin, ông giới thiệu thiết kế, hoàn toàn tương xứng với sự tiện ích đó. Trong những toà nhà này đã dự tính cả tiêu chuẩn cao các khu vực chung đặc biệt là hành lang, bếp, nhà vệ sinh, buồng tắm và nội thất. Thật là duy lý trí xây dựng những toà nhà 9-12 tầng. Chúng tôi xây dựng nhà 5 tầng, giá thành mét vuông chỉ 110 rúp. Tại New York nhà cao tầng lại là chuyện khác xét về kinh tế. Ở đó một số nhà thầu khoán mua toàn bộ khu đất, phá bỏ những nhà thấp và xây nhà cao tầng. Trong điều kiện xã hội chủ nghĩa có sự khác nhau. Không phá bỏ nhà 5 tầng mà phải xây thêm nó, sửa chữa, tu bổ và cải thiện. Nếu chúng ta đạt được điều kiện sống cơ bản tốt hơn, thì người ta luôn luôn muốn chuyển đến nhà cao tầng.Trở lại thời gian trước đó, khi chúng tôi lần đầu tiên giải quyết vấn đề bê tông cốt thép, tranh cãi, bê tông cốt thép xây dựng, tôi nói rằng phương Tây đã làm được và có những bước tiến trong lĩnh vực này. Giờ đây chúng ta cần đi tiếp, không được quên những thành tựu. Trận động đất tại thành phố Skopla (Nam Tư) chẳng bao lâu sau, tôi lại có mặt ở Nam Tư, nhìn thấy thành phố bị phá huỷ hoàn toàn. Liên Xô với sự giúp đỡ anh em đã đưa đến đó thợ xây dựng. Họ xem xét nhiệm vụ liệu thể khôi phục, và dọn dẹp thành phố. Chúng tôi tặng Nam Tư nhà máy bê tông cốt thép để xây dựng nhà ở. Tôi nghĩ rằng nó đóng vai trò của mình phục hồi thành phố. Những nhà máy như thế chúng tôi trao lại cho Chính phủ Afganistanа. Có thể nói rằng bê tông cốt thép chiếm được quốc tế sự thừa nhận quốc tế.