CHƯƠNG 26

     arter Gray chậm rãi bước đến dãy hành lang dài được sơn màu da cam nhạt như màu thịt cá hồi. Ắt hẳn phải có nguyên do mà nó được sơn phết như vậy, có thể để mang lại cảm giác bình yên. Tuy nhiên, bên trong ngôi nhà này, cái gam màu ấy chỉ có thể đem đến sự hoảng loạn. Ở phía cuối tàng hầm có một căn phòng bí mật nằm phía sau cánh cửa sắt thường thấy ở các ngân hàng, ông nhập mã số an ninh, và để chiếc máy nhận dạng quét khắp người mình. Cánh cửa bật mở. Một hệ thống an ninh mang đậm phong cách nhân vật James Bond đã ngốn hàng triệu tiền đóng thuế của người dân. Thế thì người dân đóng thuế để được lợi gì? Vì chi tiêu nhiều nên họ phải đóng thuế nhiều hơn. Vậy mà chính phủ lại đi đầu tư vào những thứ vô bổ.
Ông bước đến bức tường nơi mở ra những hầm tủ mini, trượt tấm thẻ điện tử, đồng thời đặt ngón tay cái lên máy nhận dạng vân tay. Một cánh cửa bật mở. ông lấy tập hồ sơ ra, ngồi xuống ghế và bắt đầu đọc.
Nửa tiếng sau, Gray đã nghiên cứu xong tập hồ sơ. Rồi ông lôi tấm ảnh trong lá thư ra và so với tấm ảnh trong tập hồ sơ. Dĩ nhiên là cùng một người đàn ông. ông biết người này rất rõ. Người đồng đội thân thiết nhất của mình. Suốt nhiều thập kỉ qua, ông luôn phập phồng lo sợ vụ án Rayfield Solomon sẽ quay lại ám ảnh ông. Và giờ đây, nó đã trở lại.
Cole, Cincetti, Bingham đều đã chết. Và Carter Gray đã suýt cùng chung số phận với họ. Điều đó sẽ xảy ra nếu không có căn phòng bí mật nằm bên dưới căn nhà, trước đây thuộc sở hữu của cựu giám đốc CIA và phó Tổng thống. Căn phòng chống được cả bom đạn và lửa. Và Gray quả không ngoa khi dám khẳng định với Oliver stone rằng ông sẽ thoải mái và an toàn chính bên trong ngôi nhà mới của mình. Một đường hầm kiên cố đã đưa ông thoát ra khỏi ngôi nhà và trồi lên ở phía bên kia con đường chính. Nơi đây, chiếc xe hơi được điều khiển bởi một trong những cận vệ của ông đã chờ sẵn. Gray đã rời khỏi ngôi nhà trước khi nó phát nổ cả giờ đồng hồ. ông ra đi chỉ ít phút sau khi nhận được bức ảnh. FBI đã cho tiến hành điều tra vụ ám sát và chính thức xác nhận tìm thấy thi thể nạn nhân dưới đống đổ nát. Chính ông đã ra lệnh như thế. ông muốn tất cả mọi người đều nghĩ rằng mình đã chết.
Và ắt hẳn ông đã cầm chác cái chết nếu tên sát thủ ẩy không gửi cho ông bức ảnh. Đó là một rủi ro. Một sai lầm chiếm thuật. Nhưng đối với thủ phạm, việc Gray hiểu rõ nguyên nhân tại sao mình bị giết lại vô cùng quan trọng; và nhờ vậy mà chân tướng của kẻ sát nhân lộ ra. Chắc chán kẻ đó rất quan tâm đến sự kiện Rayfield Solomon. Và Gray đã dần khám phá ra được mối liên hệ mật thiết đó.
“Giờ đây các mục tiêu khác đã hiển hiện rõ ràng,” Gray đắm chìm trong suy nghĩ khi đang ngồi trên chiếc ghế dưới lòng đất, cách cơ quan đầu não CIA ở Langley, Virginia, gần ba mươi mét. Chỉ có các cựu giám đốc và giám đốc đương nhiệm của CIA mới được phép trú ngụ trong căn phòng này. Nơi đây cất giữ hàng trăm hồ sơ mật mà không người dân Mỹ nào biết đến, ngay cả các vị Tổng thống Mỹ. Khi hai chữ “hồ sơ” được nhắc đến, nó không chỉ đơn thuần là những tờ giấy. Nó còn bao gồm cả máu và xác thịt. Vụ án Ray Solomon cũng tương tự như vậy. Gray không biết gì về mệnh lệnh sát hại Solomon. Nếu có ông đã ngăn cản việc thi hành, ông luôn nuối tiếc về cái chết của Ray suốt những năm qua. Lúc này đây, nuối tiếc là thứ cảm xúc rẻ tiền mà ông có. Đối với mình, đó chỉ là cảm giác tồi tệ, còn với người khác, đó là cả tính mạng.
Gray cất tập hồ sơ và khóa hàm tủ. Có quá nhiều kẻ tai to mặt lớn không muốn vụ việc về Ray Solomon bị phơi bày. Họ huy động mọi nguồn lực để truy lùng kẻ nào muốn giết Gray trước khi kẻ sát nhân lại ra tay. Và giờ đây, Gray đã đứng về phe họ. Bạn ông đã chết cách đây hàng chục năm. Bất hạnh lại giáng xuống khi ngọn lửa hận thù bốc lên.
Và ông cảm thấy yên tâm khi đã cảnh báo John Carr. Người đàn ông này sẽ không còn nhận được sự giúp đỡ của ông nữa. Và nếu đã đến lượt mình, ông ta chỉ có chết.