– Từ My! Lại đây ta chỉ cái này. – Ái Thu đứng bên cây điệp vàng có tàng rộng trong sân trường vẫy bạn rối rít.– Gì mà ầm ĩ thế?Ái Thu nắm tay bạn chỉ vào thân cây:– Gã si tình nào khắc tên mi trên cây kìa.Qủa thật như vậy, Từ My thấy tên mình được khắc bằng chữ in hoa rất đẹp.– Không biết ai khắc vậy kìa?– Có lẽ đây là bút tích của anh chàng Ăng– gô– la.Từ My vờ không quan tâm.– Chắc chỉ là ngẫu hứng.– Nhưng ngẫu hứng có chủ định. – Ái Thu bác lại.– Mi tưởng tượng quá đi thôi.– Thật đấy. Ta vẫn thường xuyên bắt gặp những cái nhìn rất lạ từ phía anh chàng chiếu về phía mi đấy.Từ My xua tay:– Chuyện ấy bình thường, có gì kinh dị lắm đâu?– Đừng xem thường, gã trồng cây si thật rồi đấy.Từ My lấy một ngón tay ra hiệu cho bạn:– Suỵt! Hắn đến kìa.Từ xa, anh chàng Phước đang ung dung đi về phía hai cô bạn.– Hôm nay hai tiểu thư đến trường sớm quá.– Nhờ đến sớm mà bọn này phát hiện ra một điều khá thú vị. – Ái Thu không quên đưa mắt quan sát gương mặt ông bạn.– Điều gì?– Lại đây!Ái Thu vừa nói vừa chỉ cho Phước thấy chữ khắc trên thân cây. Dưới mắt Ái Thu, Phước nhà ta không giấu được một thoáng lúng túng. Ái Thu tiếp tục dò hỏi:– Phước biết ai là tác giả đây không?– Chắc là một anh chàng nào đó đang ái mộ Từ My cũng nên. – Phước đưa mắt nhìn sang cô bé nãy giờ đang thả hồn tận đâu đâu.– Hình như không chỉ là ái mộ. – Ái Thu vẫn không tha.– Cũng có thể đây chỉ là một thứ tình cảm đơn phương, Ái Thu để ý làm gì?– Nhưng Ái Thu muốn biết tác giả nét khắc này. Là bạn thân của Từ My, biết đâu Ái Thu có thể giúp đỡ gì chăng? – Ái Thu nói thật nhỏ với Phước, cô không muốn Từ My nghe thấy.– Đã muộn rồi.– Chẳng lẽ Từ My đã có người yêu rồi sao?Phước lắc đầu không đáp.Ái Thu hỏi dồn:– Vậy là Phước biết anh chàng ấy phải không?– Có lẽ.– Ái Thu muốn gặp mặt anh chàng.– Để làm gì?– Làm một cử chỉ đẹp.Phước buông thong:– Hãy để cho anh chàng tiếp tục sống trong mộng cho hết thời cắp sách.– Hôm nay Phước làm sao vậy?– Ê! Còn sớm, bọn mình đi ăn gì đi các bạn.Hoàng “phì”, Thúy Nga, Anh Huyền đã vào đến trường và đề nghị.– Nhưng ăn gì bây giờ?– Ta ăn bún bò Huế đi. My cũng đang đói đây.– Phước thấy thế nào? Có cùng một bụng với nàng không?– Còn lại một mình, tớ đâu dám có ý kiến.– Vậy là biết điều đấy.Thế là cả bọn kéo nhau ra trước cổng trường. Ổn định chỗ ngồi xong, Phước hỏi:– Lúc nãy các bạn đến, không ai thấy Hùng và Tiến Duy đâu à?– Bọn mình không gặp. – Thúy Nga nói.– Chắc chúng nó đến trễ.– Ăn gì đây các cô cậu?– Dạ, vẫn như thường lệ: Bún bò Huế – Hoàng “phì” bắt chước giọng Hà Nội để trêu bà chủ quán quen thuộc.– Có cần làm một tô đặc biệt không? – Biết bà chủ quán đang chọc mình vì thói hay… ăn nhiều, Hoàng Phi đỏ mặt.– Mai mốt có người yên con đến đây, “má” đừng hỏi thế nhé. Cứ lẳng lặng mà làm một tô… bự, như là sự ngẫu nhiên ấy.Các bạn cô không ai nhịn được cười trước sự bộc trực của nàng.– Ủa! Mi có người yêu bao giờ vẫy Hoàng Phi?Cô bé không trả lời trực tiếp câu nói của bạn mà lại nhăn nhó:– Hôm nay sao ta nghe cái tên mình nó làm sao ấy.– Có người yêu rồi không muốn bọn ta gọi là Hoàng “phì” nữa phải không?Cô nàng gật đầu nói, giọng ông già:– Chính thế.– Nếu muốn thế phải có một điều kiện. – Phước đưa ý kiến.– Đúng rồi, phải có điều kiện mới được.– Nhưng điều kiện gì cơ?Nhỏ Thúy Nga nói gần như ra lệnh:– Mang anh chàng đến đây.– Ói! Để bọn mi làm thịt anh ta à? – Hoàng Phi kêu lên.– Ai lại làm chuyện khiêm nhã vậy. Chỉ hỏi vài câu thử trình độ thôi mà.Hoàng Phi đổi giọng ngâm thơ rất tếu:– Khổ nỗi anh ta thì: “Vẫn chật vật với những bài số học. Thơ viết cho ta phải… viết nháp mấy lần”.– Dù anh ta trình độ kém như thế, nhưng mi thì không thể nào “Làm sao giết được người trong mộng”, phải không? – Ái Thu đế thêm.– Đúng thế. – Hoàng Phi kiêu hãnh thú nhận.– Thế trước khi về với nhau, mi phải ra công dạy anh chàng một khóa bổ túc văn hóa à?– Nào! Bây giờ có chịu cho anh chàng diện kiến với bọn ta không thì nói? – Ái Thu vờ nghiêm giọng.Hoàng Phi than:– Thôi, bọn mi hãy cho ta một ân huệ cuối cùng là chọn điều kiện khác đi.– Chịu thua rồi, phải không?– Vậy thì bọn ta sẽ miễn cưỡng nhường chầu bún bò Huế hôm nay cho mi thanh toán, rồi thì tên mi sẽ không còn dấu huyền nữa.– Hoan hô!Hoàng Phi ngước lên trần nhà than như bọng:– Chúa ơi! Chúng nó thay quyền cả cha mà sửa cả tên của con kìa.Cả bọn được phen cười thả cửa. Chờ cho các cô cậu thôi cười bà chủ quán vui tính nói:– Mai mốt các con thôi học ở đây, chắc người buồn nhất sẽ là má. Má hứa sẽ đãi các con một chầu tùy ý sau khi thi xong đại học.– Hoan hô!– Cảm ơn má. – Các cô nàng lí lắc nhảy ra khỏi bàn, đến ôm hôn tới tấp vào mặt bà chủ quán tốt bụng.– Các bạn! Mẹ Tiến Duy mất rồi.Không hẹn mà mọi người đều nhìn về phía phát ra tiếng nói. Hùng như thanh gỗ đứng dớ từ bao giờ. Đúng rồi! Có lẽ vì thế mà hai hôm nay Tiến Duy rất buồn. Bọn Từ My hỏi mãi, bạn ấy mới nói là mẹ mình đang trở bệnh.– Thế bây giờ chúng phải làm sao đây Phước? – Từ My lo lắng hỏi.– Có lẽ bọn mình sẽ xin thầy nghỉ học buổi sáng nay để đến với Tiến Duy ngay.– Nhưng chắc gì thầy đã đồng ý.– Ngày mai, ta sẽ học bù cả ngày.– Ý kiến hay đấy! Vậy bọn mình đi gặp thầy đi.– Ai cho Hùng biết tin này vậy? – Phước hỏi bạn.– Thì sáng nào mình cũng đến chờ Tiến Duy đi học. Nhưng hôm nay vừa đến cổng là mình biết ngay, nên chạy đến cho các bạn hay nè.– Tội nghiệp Tiến Duy quá.– Thầy kìa! – Ái Thu thông báo.Sau khi nghe các cô cậu học trò trình bày, thầy Nam ái ngại hỏi:– Như vậy liệu Tiến Duy có tiếp tục học được không?– Chúng em sẽ tìm mọi cách giúp đỡ bạn ấy, thầy đừng lo. – Phước hứa.Thầy Nam gật đầu, cười độ lượng:– Thôi, các em hãy đến với bạn đi.Không ai bảo ai, các cô cậu học trò đều tỏ ra hết sức thông cảm với người bạn có số phận cay nghiệt này. Phước nói với các bạn nữ:– Các bạn lo giùm phần nhang đèn và trái cây nha.Chẳng bao lâu, bọn Từ My đã đứng trước một căn nhà khá cổ kính, chung quanh có hàng rào dây leo chằng chịt càng làm tăng vẻ hoang vu lạnh lẽo.Các cô cậu học trò bình thường là thế, nụ cười lúc nào cũng sẵn sàng nở trên môi. Nhưng giờ đây đứng trước bất hạnh lớn nhất của người bạn, họ đã bùi ngùi xúc động xem đó như là nỗi mất mát của chính mình.Tiến Duy trong bộ đồ tang trắng, đôi mắt đỏ hoe đang phủ phục trước linh cửu người mẹ. Có lẽ người hiểu và thông cảm nhất đối với Tiến Duy lúc này là Từ My, cô bé đã một lần đau khổ tưởng không thể nào gượng dậy được trước cái chết bất ngờ của người cha yêu quý.Tiến Duy đứng dậy ngạc nhiên trước sự có mặt bất ngờ của các bạn. Bây giờ Từ My mới có dịp nhìn kỹ, đôi mắt Tiến Duy trũng sâu, thầm quầng. Vẫn bộ đồ ấy, chiếc áo sơ mi trắng đã ngả màu mà ngày ngày Tiến Duy mặc đến lớp. Giờ đây cũng chiếc áo ấy lại phủ màu tang tóc.Tiến Duy vừa rót nước ra ly mời bạn, vừa sụt sịt nói:– Vì Tiến Duy mà các bạn phải nghỉ học sáng nay.– Bạn đừng lo, bọn mình được thầy cho phép đến đây. Ngày mai sẽ học bù. – Phước nói cho bạn yên tâm.Từ My đứng lên rót nước thay cho Tiến Duy, cô nói:– Bọn mình đến chia buồn cùng bạn và mong rằng Tiến Duy không vắng mặt trong những ngày học tới.Tiến Duy gục mặt trong đôi bàn tay, hai vai run lên theo từng tiếng nấc:– Có lẽ Tiến Duy không học tiếp tục được đâu.Các cô bé nghe như nước mắt chực trào ra để chia sẻ đau khổ cùng người bạn trước mặt. Chợt Tiến Duy buông tay xuống và nắm lấy cánh tay Hùng và Phước:– Tiến Duy chỉ còn có các bạn thôi.– Đừng nói thế, mọi người vẫn đang ở cạnh Tiến Duy mà. – Hùng an ủi.– Bọn mình sẽ ở lại đây với Tiến Duy đêm nay. – Phước nói thêm.Tiến Duy ngồi phịch xuống ghế, hai tay buông thong:– Mình không muốn làm phiền các bạn nữa.Hiểu được tâm trạng bạn lúc này, không ai nỡ hở môi hỏi về cái chết của mẹ Tiến Duy. Các cô cậu chỉ thay nhau an ủi bạn.Khách vào thăm mỗi lúc một đông. Thấy hơi bất tiện, Phước gợi ý:– Các bạn nữ có thể về trước, Hùng và Phước sẽ ở lại với Tiến Duy.Các cô bé ra về sau khi đốt cho người quá cố một nén nhang với tất cả tấm lòng thành.