Dịch giả : Lê Kim
Chương 36
Đầu 1947 Nguyễn Bình vào đảng
Vũ Huy Xứng nạp anh Ba






























Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Cuối 1946 Tây đánh mạnh chiến khu D, phong toả các đường tiếp tế, Bộ chi huy Khu 7 phải dời về Đức Hoà Thành ở rìa Đồng Tháp Mười. Đánh dấu ngày này, Tám Nghệ làm bài thơ “Rừng nhớ người đi” đầy tình cảm thân thương:
Từ độ Anh đi vung kiếm thép
Mịt mù khói lửa khuất binh nhung
Rừng xanh thương nhớ như chinh phụ
Hồi hộp nghe từ tin chiến công
Chòi cũ còn đây mái xác xơ
Tro tàn bếp lạnh nhờ người xưa
Còn đâu những sáng tưng bừng nắng
Lời quốc ca vang động bóng cờ
Còn đây mái suối chiếc cầu con
Bên đá chân anh bước đã mòn
Chim lắng, nước ngừng không hát nữa
Bãi hoang, dấu ngựa cỏ rêu phong
Sân hoa đâu nữa nơi múa kiếm
Thề với trăng khuya rửa sạch thù
Ai kẻ đề thơ trên lá thắm
Gởi dòng suối Ngọc nhắn kinh đô?
Ngày đi có bướm, hoa đưa tiễn
Cành xanh bịn rịn vuốt yên cương
Từ biệt Lạc An về Đồng Tháp
Thổn thức rừng ca khúc đoạn trường.
Từ đó, Lạc An mang nhớ thương
Sầu đông, rừng rụng lá muôn vàn
Bốn phương khói lửa phun mờ mịt
Rừng vẫn trông theo cánh phượng hoàng.
Tháng 2-1947 là một thời điểm lịch sử trong đời anh Ba Bình. Văn phòng Bộ chỉ huy Khu đóng ở Giồng Lức. Đây là một bưng lớn ở rìa Đồng Tháp Mười. Kế bên có Giồng Lớn, rồi tới Quéo Ba, nơi bộ đội thường tới đóng quân. Trong Phòng tham mưu có các nhân vật Tạ Nhất Tứ, Bùi Thanh Khiết, Vũ Huy Xứng, Phan Trọng Bình, Nhuận, Thơm, Thanh cạn được gọi là Thanh kiếng. Thơm là thư ký của Nguyễn Đình Thâu sau làm thư ký cho anh Ba, Thanh kiếng là thư ký đánh nháy. Tạ Nhất Tú nguyên là thanh tra chính trị miền Đông, trước Cách mạng tháng Tám từng là quận trưởng Gò Vấp.
Nhưng xin giới thiệu nhiều về Vũ Huy Xứng.
Xứng quê Gia Lâm, ra Hải Phòng từ năm tuổi, học trường Kỹ Nghệ tới năm thứ hai thì bị đuổi. Xứng làm thợ trong nhà máy kẽm. Nhờ có trình độ văn hoá và tài tháo vát, Xứng được chủ Tây cất nhắc nắm toàn bộ nhà máy. Các phu mỏ gọi Xứng là chủ nhì, chỉ đứng sau chủ nhất là Tày chủ mỏ. Xứng được cấp nhà ở như nhà Tây, cho lãnh lương cao, 68 đồng trong khi chủ chỉ lãnh có hai cắc tám. Đó là năm 1939. Dù được biệt đãi như vậy Xứng vẫn không quên nhiệm vụ của mình là tranh đấu cho quyền lợi anh em công nhân. Anh được anh Đào Văn Trường kết nạp vào Đảng năm 1939. Trong một năm, Xứng xui anh em thợ đòi lên lương bốn lần. Năm 1940 công nhân Hòn Gai bị đàn áp, công nhân các mỏ Quảng Yên, Uông Bí, Hải Phòng hoạt động mạnh để hỗ trợ.
Chính trong đợt đó Xứng bị bắt. Lúcc đó anh là bí thư chi bộ nhà máy kẽm Quảng Yên. Vừa được tự do năm 1941 anh vào Nam cùng với hai anh em Phan Trọng Thái và Phan Trọng Bình. Tại Sài Gòn, hai anh Xứng và Bình hoạt động trong giới công nhân, thanh niên, tổ chức được năm nghiệp đoàn. Ngày 9-1-1946 trên đường công tác, Xứng và Bình bị Tây bắt và đưa về bót Catinat tra tấn 17 ngày trước khi đưa qua Khám Lớn. Sau thoả hiệp án, Tây đưa Xứng ra toà xử chín tháng tù. Nhưng anh đã ở tù quá bản án một tháng nên chúng thả ra. Lập tức Xứng nhảy ra bưng.
Trong bộ chỉ huy của Khu 7 cuối 1946 chưa có chi bộ. Xứng đề nghị lập chi bộ. Muốn mọi việc dễ dàng, phải tranh thủ sự đồng tình của Khu trưởng. Vũ Huy Xứng hỏi thăm những người từng ở gần Nguyễn Bình để tìm hiểu xu hướng chính trị của anh Ba. Người biết rõ anh Ba hơn ai hết là ông Trần Xuân Độ, nguyên là chánh trì bộ chủ nhiệm Khu 7. Qua ông Độ, Xứng biết anh Ba Bình đã là đảng viên Quốc Dân Đảng từ năm 1929-1930, nhưng ra đảo thì chuyển hướng và bị thanh trừng vì tội phản Đảng. Con mắt bên trái như là dấu tích kỷ niệm khó quên đó. Xứng nghĩ thầm: “Khó đấy”! Chim bị tên sợ cây cong. Nói thế nào cho “ông tướng” nghe đây? Sau mấy ngày nghiền ngẫm. Xứng đã tìm được bí quyết: Nguyễn Bình chỉ kính phục có một người trên đòi. Người đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đang làm tư lệnh chiến khu Đông Triều cũng là Đệ Tứ quân khu mà Nguyễn Bình bỏ hết, để vào Nam chỉ với cương vị phái viên của Trung ương thì biết anh Ba kính trọng và tin tưởng Bác Hồ như thế nào. Bây giờ chỉ cần nói mời anh Ba vào Đảng của Bác là xong ngay.
Đúng như Vũ Huy Xứng nghĩ, anh Ba Bình không bác lời gợi ý của Xứng. Anh Bình chỉ nói:
- Chọn lựa bao giờ cũng đi đôi với mất mát. Hễ chọn cái này thì phải bỏ cái kia. Nhưng đến một lúc nào đó thì cũng phải chọn. Để tôi suy nghĩ thêm đã.
Vài ngày sau, anh Ba nói với Xứng:
- Tôi biết có nhiều người nói sau lưng tôi đủ thứ chuyện. Họ nói tôi là Quốc dân Đảng Họ nói đúng có một nửa. Đó là những năm tôi và Trần Huy Liệu hoạt động cho Quốc Dân Đáng và bị đày ra Côn Đảo. Nhưng từ năm 1935 tôi đã ra khỏi Đảng với cái kỷ niệm xốn xang nhức nhối này đây - Anh Ba đưa tay chỉ còn mắt trái và thở dài nói tiếp - Tôi chúa ghét đầu óc bè phái. Nói tới đảng này phái kia là mặc nhiên thừa nhậu có một sự chia rẽ nào đó. Trong lúc này cần đoàn kết, nhất trí mới thắng được giặc. Bác Hồ đã nêu khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” thật chí lý. Nếu toàn dân ta trên dưới một lòng chung sức đánh Tây thì cuộc kháng chiến sẽ mau tới thắng lợi.
Xứng im lặng để nghe anh Ba nói hết ý. Anh Ba tiếp tục:
- Rất tiếc là trên thực tế có nhiều Đảng phái đang tranh nhau quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ngoài Đảng Cộng Sản của Bác Hồ còn có Việt Nam Quốc Dân đảng của Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, đảng Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội, gọi tắt là Việt Quốc, Việt Cách. Hai đảng này theo Tàu chống phá công cuộc kháng chiến của Việt Minh. Những người rỉ tai bảo Nguyễn Bình là Quốc Dân đảng là có ý đồ lên án tôi là tay phản động chui vào phá hoại Việt Minh. Đó là thủ đoạn cực kỳ nguy hiểm, có thể là một đòn ly gián của địch. Để đối phó chiến dịch rỉ tai này, chi có một cách hay nhất: Nguyễn Bình phải gia nhập Đảng Cộng Sản.
Vỗ vào cánh tay Vũ Huy Xứng, anh Ba Bình nói:
- Anh Xứng gợi ý rất đúng lúc. Tôi phải vào Đảng thôi. Để cho cuộc kháng chiến lược thuận lợi hơn. Anh Xứng coi ngày nào tốt thì tiến hành lễ kết nạp đi!
Vào một ngày đẹp trời tháng 2-1947, Vũ Huy Xứng làm lễ kết nạp trung tướng Nguyễn Bình tại Giồng Lức. Cùng ngày ấy có hai người cũng được kết nạp. Đó là Bùi Thanh Khiết và Nguyễn Văn Nhuận. (Có người quả quyết Nguyễn Bình và Phạm Thiều được kết nạp cùng lúc do Hà Huy Giáp và Nguyễn Đức Thuận chủ trì).
Vũ Huy Xứng thấy rõ từ ngày vô Đảng, anh Ba Bình cố phấn đấu bản thân để giữ đúng kỷ luật Đảng với hai nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số và hạ cấp phải phục tùng thượng cấp. Nguyên tắc thứ hai thì không đụng tới anh Ba bởi vì không ai cao cấp hơn ông trung tướng. Nhưng còn nguyên tắc thứ nhất thì có đôi lúc anh Ba khó chịu vì phải tôn trọng ý của số đông dưới quyền mình. Có một lần anh Thơm là thư ký của anh Ba phê bình anh Ba khá gay gắt trong một cuộc họp tổ Đảng về việc anh Ba nuông chiếu Hoàng Thọ, để Hoàng Thọ xem thường mọi người kể cả ông chánh uỷ Khu là Hai Trí. Rõ ràng là anh Ba bực mình ghê gớm nhưng anh cố giằn xuống nhận sự phê bình của đồng chí. Sau phiên họp, với tư cách là tổ trưởng, anh Xứng phải “tốp” bớt Thơm:
- Mày vừa vừa thôi nghe Thơm. Tao thấy đêm rối anh Ba bực mấy lắm đó.
Thơm nói tỉnh bơ:
- Phê tự phê là võ khí tu dưỡng đảng viên mà. Sao anh không cho tôi phê bình xây dựng anh Ba!
Xứng nhấn mạnh:
- Đồng ý rối. Nhưng phê bình cũng tuỳ đối tượng, phải chọn lời lẽ. Với ông tướng mà mày nói xáng xả như đêm qua sao được!
- Tướng thì tướng chớ, đã cùng một tổ Đảng thì bình đẳng như nhau.
- Thôi thôi! Chớ có đòi dân chủ quá trớn. Trong Đảng cũng phải có tôn ti trật tự chớ. Tao thất anh Ba giằn lắm vì mấy phê bình anh trong tổ Đảng. Chớ bên ngoài thì coi chừng à...
Thơm cười rất hóm:
- Bên ngoài cha tôi cũng khỏng dám phê ổng như vậy!
Trung tướng Nguyễn Bình đã chánh thức vào Đảng rồi mà chung quanh hãy còn không ít kẻ tung tin đồn tai hại như Nguyễn Bình là Nguyễn Phương Thảo, là đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng. Trước tình trạng này, anh Ba bình tâm bình với anh em trong tổ Đảng:
- Rõ ràng đây là chủ trương của Phòng Nhì. Tây gọi là “jeter le doute” tức là gieo sự nghi ngờ dễ bề chia rẽ. Về hai đảng Việt Quốc và Việt Cách thì khi tướng Lư Hán kéo bọn Tàu Tưởng từ Hoa Nam xuống miền Bắc nước ta để giải giới quân Nhật theo quyết nghị của Đồng Minh, hai đảng này cũng kéo bọn thổ phỉ theo nhũng nhiễu dân mình. Tôi đã từng diệt bọn nầy trong nhiều trận ở Tiên Yên và Móng Cáy. Có trận đánh thẳng vô bọn Tàu, không thèm đánh các cánh Việt Quốc hay Việt Cách. Có một trận tôi diệt gần ba trăm tên. Diệt một cách im lặng không ồn ào. Bọn Quốc Dân Đảng nghe tên Nguyễn Bình là khiếp vía kinh hổn. Nhỏ không ồn ào mà không xảy ra vụ Lư Hán làm ầm ĩ như vụ Chèm. Dù vậy Bác Hồ vốn thấy xa trông rộng nên đưa tôi vào Nam để tránh rắc rối về sau. Một người đã diệt cả trăm thổ phỉ Việt Quốc Việt Cách ở miền Bắc mà vô Nam lại bị chụp mũ Quốc Dân Đảng thì thật là chuyện trớ trêu đến buồn cười. Cho nên tôi khẳng định: Đây là chủ trương của địch. Hễ nghe ai rỉ tai nói bậy thì các đồng chí bắt ngay cho tôi.
Vũ Huy Xứng cũng đồng ý với anh Ba.