Trong căn hầm ẩm mốc đó, nước từ lòng đất rỉ ra đọng lại như một cái giếng nhỏ. Mặt đất lạnh dù bên ngoài trời rất nóng. Bóng mấy tù nhân, người dính đầy bùn, chậm chạp xích ra nhường chỗ cho tôi. Khi tôi đã xuống hầm xong xuôi, tên giám thị kéo chiếc thang lên và đóng cửa hầm lại. Từ trong bóng tối, tiếng một đứa bé khóc òa. Tiếng một người đàn bà rầu rĩ van xin. Giọng nói của bà ta dội đi dội lại trong vách hầm rồi tắt lịm đi. Khi mắt đã quen với bóng tối, tôi lờ mờ nhận ra chừng khoảng hơn hai chục người tù đang ngồi ôm nhau. Trong suốt cuộc đời, tôi chưa bao giờ cảm thấy chán chường tuyệt vọng đến như vậy.Thình lình nóc hầm mở ra và tôi nghe tiếng máy nổ. Mọi người đều sợ hãi đứng dậy. Dù chẳng biết cái tiếng động đó báo hiệu việc gì, tôi cũng cảm thấy phập phồng khiếp đảm.Hai cái ống lớn xuất hiện ở miệng hầm chỉa xuống chúng tôi. Tôi chưa kịp chuẩn bị thì giòng nước lạnh như cắt tuôn xối xả lên tất cả mọi người trong hầm. Trẻ con la khóc, nép sát vào các bà mẹ để tìm sự che chở. Ngưới lớn đứng tựa vào vách hầm, gồng người lên chống đỡ. Dù kinh hoảng, tôi cũng nhận ra là nước lạnh đã giúp tôi tỉnh táo lại, làm miệng tôi bớt đắng và thân thể tôi bớt khô.Vòi nước tiếp tục phun vài tiếng đồng hồ nữa. Nước trong hầm ngập lên đến lưng quần tôi. Đáy hầm nhảo ra và trơn rợt. Cuối cùng, tiếng máy ngưng nổ và ống nước được kéo đi. Bóng tối lại phủ lấy căn hầm.Tôi không còn biết giờ giấc gì nữa. Trong bóng tối, ngày đêm có khác gì nhau. Tôi áp mặt vào tường, hít lấy cái mùi vách ẩm để tránh hít lấy hơi người hôi nồng bốc ra từ mấy chục tù nhân. Ruồi bọ bám đầy người tôi, có con còn bám vào hai cánh mũi nhưng tôi cũng chẳng buồn xua đuổi. Lạ thay, nhờ không chú ý đến chúng mà tâm trí tôi giữ được tỉnh táo..Phía trước tôi chừng vài bước, một người đàn bà đang đứng đó, ngực áo mở tung. Bà đang ôm một đứa bé chừng sáu bảy tuổi áp sát vào ngực. Đầu đứa bé gục lên khoảng vai gầy ốm của bà tạ Đôi môi bà run rẩy, mấp máy, thều thào một điều gì đó không nghe rõ.Tôi tiến lại gần:"Dạ, thím nói gì?"Người đàn bà vén mấy sợi tóc ướt rớt trên mặt, rồi dùng bàn tay đó đỡ đầu đứa bé. Bà chớp mắt mấy cái. Tôi không nghe rõ được những âm thanh thoát ra từ miệng bà."Dạ, con không hiểu thím nói gì."Bà đưa đứa bé ra trước mặt tôi. Trong bóng tối, tôi vẫn nhận ra thân thể đứa bé được quấn trong một chiếc mền len. "Bồng nó dùm.". Người mẹ nói, lần này rõ ràng hơn.Tôi đưa tay nhận đứa bé khá nặng. Đầu nó thòng xuống như một con búp bê hự Tấm mền che mặt đứa bé rớt ra, những ngón tay tôi chạm lên làn da lạnh ngắt, nhăn nheo, nham nhám như một miếng da thuộc của nó. Cặp môi đứa bé phồng lên như hai con đỉa trên một khuôn mặt nhỏ xíu, không sinh khí.Tôi trả vội cái xác cho người mẹ, miệng hét lên, đầu óc quay cuồng. Người đàn bà lại ôm sát đứa con vào khoảng ngực trần. Khuôn mặt bà trơ trợ Tôi đẩy mọi người lách mình đi, miệng vẫn kêu thét lên cho đến khi trợt chân té nhào vào vũng nước cáu bẩn.°Khi những tiếng khóc lóc, van xin, rên rĩ lắng dần xuống thì sự hành hạ của cơn đói, của cái lạnh thấu xương và nỗi tuyệt vọng lại nổi lên. Không suy nghĩ gì cả, tôi cứ để mặc cho đầu óc mình chai cứng lại. Tôi nằm im lìm trong trạng thái vô thức đó mãi cho đến khi cửa hầm lại mở ra. Tôi đã bị chôn dưới cái hầm này bao lâu rồi. Tôi không biết.Ánh sáng lùa vào làm chúng tôi chóa mắt. Giọng tên giám thị rền lên từ phía trên đầu, báo cho chúng tôi biết là giai đoạn trừng trị cứng rắn đã chấm dứt. Rồi một cái thang được thòng xuống.Chúng tôi lần lượt bò lên như những cái xác từ đáy mộ. Hai chân tôi tê cứng, đầy những vết lở loét mung mũ như không còn muốn nghe theo lệnh của bộ Óc. Chúng tôi níu lấy nhau đứng xếp thành hàng một. Máy phát điện lại nổ và mấy ống nước quen thuộc lại xịt xối xả lên người chúng tôi để rửa bùn đất. Sau đó, chúng tôi được phát quần áo tù: hai cái quần ka ki đen đã bạc màu cùng một cỡ, và một chiếc áo thun cũng màu đen.Trước mặt chúng tôi, tên giám thị bắt đầu giảng giải. Mớ tóc rễ tre của ông ta ánh lên dưới sức nóng mặt trời trông bờm sờm nở lớn quá so với cái đầu nhỏ xíu. Ông ta rán đọc những điều đã viết sẵn trên một tờ giấy nhăn nheo qua làn kính đen, nhưng sau khi thử vài lần không được, ông ta ném tờ giấy qua một bên."Các người vừa mới ra khỏi hang tử thần." Ông ta nói. "Chắc có người đang bệnh, không chừng có người đã chết, nhưng tôi chắc chắn là không một ai điếc cả, cho nên nghe cho rõ đây. Đây là trại PK 34, trại quản lý tù vượt biển của ba tỉnh Nha Trang, Cam Ranh và Tuy Hòa. Một khi đã vào đây thì phải tuân theo những quy định ở đây. Trại này dành riêng cho đàn bà và trẻ con. Tât cả mọi người sẽ ăn uống sinh hoạt thành một toán. Mỗi ngày có ba bữa ăn, và không được mang thức ăn về phòng ngủ. Không ai được đi riêng lẽ, trừ trẻ con và người bệnh, mà phải đi chung thành hàng một. Đàn bà sẽ làm việc từ sáu giờ rưỡi sáng cho đến 4 giờ chiều trong rẫy trồng khoai lang phía bên kia đồi. Mỗi tháng các người được phép viết một lá thư về cho gia đình. Tôi không đảm bảo là thư sẽ được chuyển tới nơi, nhưng ai thấy cần viết thì cứ viết. Cho đến giờ phút này thì thân nhân các người có lẽ đã được thông báo, cho nên có lẽ một số sẽ được thăm nuôi vào tháng tới. Ai không tuân theo nội quy hoặc dự tính trốn trại sẽ bị nhốt vào hầm tử thần. Nghe rõ chưa?"Không một ai trả lời. Tên giám thị nhún vai. "Tốt. Theo vệ binh về trại."Chúng tôi nối đuôi nhau đi qua khoảng sân, tiến về phía dãy nhà giam. Tôi đi sau cùng. Người đàn bà có đứa con chết đi phía trước tôi chừng vài bước. Bà ta đong đưa xác con trong tay vừa hát ru nho nhỏ.Thình lình, từ phía sau lưng, một giọng nói quen thuộc gọi tên tôi vang lên từ phía bên kia hai dãy rào kẻm gai. Người tôi như có luồng điện chạy ngang. Tôi quay lại. Một người đàn ông đứng tựa vào hàng rào phía bên kia trại tù. Hai tay ông ta bấu chặt vào sợi giây kẻm gai. Tôi không nhận ra ông ta, nhưng giọng nói thì quen thuộc lắm."Ê, Kiên, mày đó hả?" Ông ta nhe răng cười, tay vẩy vẩy. "Dượng Lâm đây, không nhớ hả?"Một vệ binh đến túm lấy tay ông ta lôi đi, nụ cười gian ác trên môi ông ta vẫn chưa kịp tắt.Tôi muốn bỏ chạy nhưng hai đầu gối run lẩy bẩy. Tôi muốn nói nhưng lời nghẻn trong cổ họng. Mọi vật chung quanh tôi như muốn biến thành một màu đen. Tôi rán giữ cho mình tỉnh táo, và ngạc nhiên không hiểu sao ông Lâm vẫn còn nhận ra tôi sau sáu năm dài.