Dịch giả: Nguyễn Cao Nguyên
Chương 4

28 tháng 4, 1975
Sau khi ông Lâm bỏ đi, mẹ tôi ngồi im lặng mấy giờ liền, nét mặt không hề thay đổi. Vú Loan ôm chúng tôi ngồi trên sàn xe. Tôi lặng lẽ nhìn đêm xuống trên thành phố trong tiếng lửa cháy, tiếng bom nổ, tiếng than khóc tiếp tục vang lên. Ngồi trên sàn xe, hai tay bịt chặt tai, tôi có cảm tưởng mọi việc dường như biến mất đi, những sự việc đang diễn ra chung quanh tôi hình như không còn là thực nữa; có vẻ như tôi đang ở trong một cuốn phim câm với một hậu cảnh toàn một màu đen trắng. Sự im lặng khô cứng ấy bám lấy tôi cho đến khi mẹ tôi lên tiếng cho biết chúng tôi phải trở về lại nhà.
Đêm xuống dường như làm cho thành phố bớt vẻ khủng khiếp. Trên đường dắt díu nhau về nhà, nỗi sợ hãi lo âu trong lòng chúng tôi giảm dần xuống. Hầu hết đèn đường đều bị vỡ nát, số còn tốt thì lại không xài được vì tình trạng thiếu điện. Chung quanh chúng tôi nhiều bóng đen âm thầm chuyển động. Chúng tôi không biết rõ là họ đang lục tìm xác thân nhân hay chỉ là những người đi hôi của như những con cho sói đi tìm mồi. Thỉnh thoảng, một tia sáng lóe lên trên bầu trời theo sau là những tiếng nổ kinh hồn của bom, của lựu đạn, của súng liên thanh gây hoang mang lo lắng cho toàn khu vực.
Từ chỗ chiếc xe bỏ lại cách nhà chúng tôi không xa lắm nhưng phải mất hơn hai tiếng đồng hồ len lỏi qua những con đường kẹt cứng chúng tôi mới về đến nhà. Xe du lịch, xe vận tải chồng chất lên nhau như những đống sắt phế thải chặn cứng các ngả đường. Ông bà ngoại tôi vẫn còn trốn dưới hầm. Qua khung cửa tò vò, họ nhận ra chúng tôi ngay và vội vàng lên tầng trên mở cửa cho chúng tôi vào. Chỉ mới trong mấy giờ đồng hồ mà ông bà ngoại tôi như đã già thêm hàng chục tuổi như không còn một chút sinh lực nào.
"Ông Lâm đâu?" Là câu hỏi đầu tiên họ hỏi chúng tôi.
Mẹ tôi nhún vai:
"Con không biết. Tụi con cãi nhau trên xe rồi hắn bỏ đi. Về hướng phi trường."
"Quân khốn nạn!" Ngoại tôi lầm bầm.
"Con tính làm sao bây giờ?" Ngoại tôi hỏi.
"Con không biết." Mẹ tôi lắc đầu. "Con nghĩ là chúng ta cứ ở đây chờ xem."
Ông nhìn mẹ tôi. Ông nói, đắn đo từng chữ như không muốn làm cho tôi và em tôi hoảng sợ. "Ba nghe radio nói là Sài Gòn sẽ đầu hàng. Quân đội gần như đã tan hàng. Phía bên kia quá mạnh; có vẻ như không ai, không có cái gì có thể ngăn chận họ được nữa. Con quyết định làm gì thì nên làm ngay bây giờ. Chỉ còn một ngày mai nữa thôi. Ông tướng ra lệnh là mọi người nên cẩn thận vì trong các ngày sắp tới tình hình có thể hổn loạn không lường được."
"Sau khi con đi thì bà Đặng có gọi lại." Bà ngoại tôi nói, tay vẫn lần chuỗi hạt bồ đề. "Bà ấy hỏi con. Con nên gọi lại cho bà ấy coi sao."
Mẹ tôi gật đầu:
"Được, con gọi ngaỵ"
Mẹ tôi nhắc ống điện thoại lắng nghe một lúc rồi ném mạnh xuống với vẻ chán nản.
"Đường giây bị cắt cha nó rồi." Mẹ tôi nói một cách giận dữ. Quay sang bà tôi, mẹ tôi hỏi: "Chị ấy có nhắn gì với mẹ không?"
"Có, bà ấy nói chờ máy bay trực thăng gì đó. Bà ta cũng hỏi giấy xuất cảnh của má, nhưng má nói con mang theo cả rồi. Rồi bà ấy cúp máy. Cũng khoảng bốn năm giờ rồi."
Mẹ tôi dòm ra ngoài đường phố vắng lặng. Bà cắn môi ra vẻ suy nghĩ. Bàn tay xoa xoa lớp vải lụa trên bụng trong khi tất cả chúng tôi cùng nhìn bà chờ đợi. Một lúc lâu sau, mẹ tôi đi đến một quyết định. Mẹ tôi đẩy chúng tôi về phía ông bà ngoại và nói:
" Ba má trông chừng giùm các cháu. Con sang nhà chị Đặng một lát sẽ về ngaỵ"
"Con không nên đị" Bà ngoại tôi khóc.
"Con không nên đi, bên ngoài nguy hiểm lắm. Con không thể bỏ tụi nhỏ ở đây với ba má được." Ông ngoại tôi nói thêm vào.
Từ góc hầm, khuôn mặt chìm khuất vào bóng tối, vú Loan lên tiếng. Giọng chị nhỏ như thường lệ, nhưng rõ ràng.
"Thưa bà Khuôn, tôi vẫn còn là người ở của bà. Bà cần gì xin cứ sai bảo. Nếu bà cho phép tôi sẽ sang nhà bà Đặng thay cho bà. Tôi sẽ nhắn bất cứ điều gì bà cần nhắn cho bạn bà."
Mẹ tôi ngó thẳng vào vú Loan. Một thoáng ngạc nhiên hiện trên khuôn mặt bà tuồng như đó là lần đầu tiên bà trông thấy người tớ gái trong nhà. Bà tiến về phía Loan. Bà đưa tay xoa mặt Loan nhưng chỉ những đầu móng tay của bà là chạm da thịt Loan. Vú Loan co rúm người lại, vẻ hoảng sợ.
"Chắc không?" Mẹ tôi hỏi.
Vú Loan gật đầu
"Chắc. Thưa bà."
"Vậy thì đi ngay đị" Mẹ tôi nói. "Nhớ cẩn thận và cố gắng về sớm."
Cô gái tiến về phía cửa hầm, rồi dừng lại. Vú từ từ quay lại đứng đối diện với mẹ tôi. Với vẻ khó khăn và lúng túng, chị vừa cắn móng tay vừa nói, nhưng lời lẽ rõ ràng, minh bạch:
"Nếu con không trở lại trong vòng nửa giờ, thì có lẽ con gặp phải một bất trắc gì đó. Trường hợp đó xin bà đừng chờ nữa, mà nên nghĩ đến biện pháp khác. Thưa bà Khuôn, có một việc con định thưa với bà từ lâu nhưng chưa có dịp, xin bà cho con nói một lần cho nhẹ lòng trước khi con đi. Con muốn xin lỗi bà từ lâu về chuyện xảy ra giữa con và ông Lâm." Trong khi vú Loan tiếp tục nói, mẹ tôi đứng nhấp nhổm không yên. "Con thật không muốn bà chứng kiến việc ấy trong đêm bà bước vào phòng con ở Nha Trang. Nhưng con không có cách nào khác. Con không kháng cự lại được. Ông ấy mạnh quá, ông ấy làm dữ, dọa đuổi con ra khỏi nhà nếu con không chiều ông tạ Thưa bà, suốt đời con, bao lâu con còn ở dưới mái nhà bà, con không bao giờ muốn làm bà đau lòng. Xin bà tha thứ cho con trước khi con đị" Vú Loan bắt đầu khóc sụt sùi.
"Đừng bận tâm về chuyện đó nữa." Mẹ tôi lắc đầu. "Mọi chuyện đã qua rồi. Ông ta đã bỏ đi. Không còn vấn đề gì nữa cả. Cô chỉ nên cẩn thận. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho cộ Nhớ về sớm."
"Thưa bà vâng." Vú Loan trả lời trước khi biến mất vào trong bóng đêm âm u bên ngoài.
°
Khoảng một tiếng đồng hồ sau, vú Loan trở về như đã hứa với chúng tôi. Vú đem theo một người giúp việc của bà Đặng. Cả hai đều thở hổn hển sau khi chạy băng ngang qua đường phố. Nét sợ hãi vẫn còn phảng phất trên khuôn mặt họ.
Ngay sau khi họ bước vào nhà, mẹ tôi hỏi ngay:
"Chuyện gì xảy rả Họ đã đi rồi à? Cô có gặp được ông bà Đặng không? Cô biết họ đang ở đâu không?"
"Con đã gặp bà Đặng." Loan vừa thở hổn hển vừa nói. "Bà ấy vẫn còn đang chờ tại nhà. Bà ấy gởi cho bà chủ cái này." Vú Loan lấy bức thư trong túi áo ra giao cho mẹ tôi. Mẹ tôi giật vội lấy và đọc lớn cho cả nhà nghe.
"Chị Khuôn,
Tôi không biết là nên vui hay buồn khi nghe những tin tức về gia đình chị. Khi tôi gọi điện thoại đến nhà chị nói chuyện với bác hồi chiều, lúc đó tôi có cảm tưởng là giờ này chị đang trên đường đi đến Thái Lan. Rồi con Loan đến mang theo lá thư của chị. Hiển nhiên là chị đã trể chuyến bay cuối cùng rời khỏi Sài Gòn. Tôi nghe đầy đủ tin tức báo cáo về những việc đã xảy ra chiều hôm ấy. Tôi không biết là mình nên vui hay buồn. Một mặt, tôi cảm thấy an tâm, và vui mừng là còn có chị Ở đây để chia xẻ với tôi những khó khăn; mặt khác tôi thật buồn vì hoàn cảnh không may của chị. Chị đã phải trải qua bao nhiêu đau khổ bất hạnh chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Nhưng, dù sao thì chúng ta trở lại sum họp như trước. Để tôi kể cho chị nghe những việc đã xảy ra cho chúng tôi kể từ lần cuối cùng chúng ta gặp nhau vào hai ngày trước.
Như chị đã biết, ông nhà tôi từ trước đã cố gắng tìm mọi cách để có được giấy thông hành cho tôi và hai thằng con trai. Nhưng không may cho tôi, chỉ riêng có hồ sơ của tôi là bị thất lạc qua đường bưu điện. Dù tôi đang rối ruột lắm nhưng tôi cũng không thể trách nhà tôi được; anh ấy đã làm hết sức để có thể mang tôi ra khỏi cái quê hương khốn khổ này. Chiều hôm qua, sau khi các con tôi nhận được giấy thông hành, thì một dịp may hiếm có đã xảy ra. Nhà tôi và các con được phép rời Sài Gòn trên chuyến trực thăng cuối cùng với mấy nhân viên ngoại giao Mỹ, trong đó có một người là bạn thân của nhà tôi từ nhiêu năm trước. Người bạn thân của chồng tôi khuyên rằng tôi không nên tháp tùng theo gia đình vì tôi không có giấy tờ hợp lệ, sẽ gây nhiều rắc rối, trở ngại cho mọi người khi đến phi trường Băng Cốc. Họ toàn là những nhân viên ngoại giao quan trọng, nên rất thận trọng không muốn bất cứ việc gì có thể gây nguy hiểm cho bản thân họ. Thế là tôi phải đứng một mình trên nóc tòa đại sự chứng kiến cảnh chiếc máy bay chở những người thân trong gia đình tôi biến mất trong bầu trời mà lòng tự hỏi không biết đến bao giờ mới cơ hội gặp lại họ. Chị cũng là một bà mẹ, chắc chị biết là tôi đau khổ biết chừng nào sau cái biến cố đã xảy ra ngày hôm qua.
Xin báo chị một tin vui là nhà tôi và các cháu đã đến Băng Cốc không có gì trở ngại, họ đang ở trại tạm trú chờ chuyến bay đi California. Trước khi đường giây bị cắt, nhà tôi có gọi điện thoại cho tôi. Nhà tôi hứa là trong ít ngày tới sẽ cùng với chiếc trực thăng hôm trước trở lại đón tôi. Tôi biết nhà tôi là người tháo vát, xông xáo, chuyện gì cũng có thể làm được nên tôi tin là nhà tôi sẽ trở lại. Vì vậy mà tôi chờ, chưa mất hết hy vọng.
Tôi viết thư này cho chị với một đề nghị mà tôi nghĩ là chị sẽ không từ chối vì, hơn ai hết, tôi biết tình cảnh không còn chọn lựa nào khác của chị. Thực ra đây là ý kiến của nhà tôi, và cũng chỉ là một chuyện trao đổi đơn giản. Chị thì cần đi và tôi cần giấy thông hành, chúng ta có thể hợp tác trao đổi. Chị có thể cho tôi mượn giấy thông hành và vé máy bay của bác. Bác nói với tôi hồi chiều là hai bác không có ý định đi đâu cả, cho nên tôi đoán là bác chưa cần tới giấy thông hành lúc này. Khi anh Đặng trở lại với chiếc trực thăng, mà tôi tin chắc là nhà tôi sẽ trở lại, gia đình chị có thể tháp tùng tôi sang Băng Cốc. Tới đó rồi thì tôi vẫn sẽ tiếp đụng đóng vai là một thân nhân của gia đình chị cho đến khi nào chúng ta đến California. Khi sang tới Mỹ rồi thì tùy ý chị muốn ra riêng hay ở chung với chúng tôi bao lâu cũng được. Trong trường hợp nào thì chúng tôi cũng xin hứa sẽ là những người bạn đồng hành tốt nhất của gia đình chị. Xin chị nhớ cho là chúng ta phải hành động ngay vì không còn thì giờ nữa. Tôi sai một người giúp việc khỏe nhất qua để giúp đưa chị và các cháu sang nhà tôi. Khi chị đến đây thì chúng ta sẽ đi ngay đến tòa đại sứ. Tôi có cách để lọt vào trong. Xin chị rán giúp để tôi có thể gặp lại các con tôi. Chị là hy vọng cuối cùng của tôi đấy.
Nguyện xin Bồ Tát phù hộ chúng ta.
Thân mến,
Nguyễn Đặng."
Sau khi đọc xong lá thư, mẹ tôi nhướng mắt nhìn ông bà ngoại tôi hỏi ý kiến. Không ai nói lời nào. Cuối cùng mẹ tôi lên tiếng phá tan sự im lặng ngột ngạt:
"Ba nghĩ thế nào?"
"Theo như bà ấy nói trong thư thì con không còn cách nào khác, trừ trường hợp con muốn giữ mấy đứa nhỏ ở lại đây, mà điều đó thì ba nghĩ là con không bao giờ muốn. Cho nên nếu ba là con thì ba sẽ đi ngay đến đó."
Ánh mắt của ngoại tôi chùng xuống theo từng lời ông nói.
Bà ngoại tôi cũng đồng ý với chồng:
"Con rán thử lần nữa coi sao. Còn nước còn tát. Cứ lấy giấy thông hành của má mà đi đị"
"Còn vú Loan thì sao?" Tôi hỏi, nghe giọng mình vang lên lạ lùng như trái banh dội đi dội lại trong phòng.
"Con Loan sẽ ở lại đây chăm sóc cho ông bà, phải vậy không Loan?" Ông tôi nói thay cho vú Loan. Ông nhìn thẳng vào mặt chị, cái nhìn của ông diễn tả nhiều hơn những lời ông nói.
"Thưa bác, vâng." Vú Loan trả lời. Nét mặt chị không buồn không vui. Chị cúi mặt nhìn xuống đất, không nói gì thêm mãi cho đến khi chúng tôi rời nhà.
Chúng tôi lặng lẽ từ giả mọi người rồi theo người dẫn đường của bà Đặng bước ra ngoài trời đêm. Bên kia đường, chuông đồng hồ trên nóc nhà thờ Đức Bà điểm ba tiếng. Nhà bà Đặng cách nhà chúng tôi chừng mấy block đường, chỉ mất chừng năm phút, qua một vài khúc quẹo là chúng tôi đến trước của nhà, không khó khăn gì mấy.
Bà Đặng đón chúng tôi bằng một giọng nói nhỏ nhẹ nhẩn nhục, khác với thói quen nói năng rổn rảng ồn ào thường ngày. Mắt bà ta đỏ và sưng húp lên. Trong tay bà, một chiếc khăn giấy đã bị vò nát. Tóc bà rối bù như một cái ổ chim, chỉa lởm chởm trên đầu. Một vết lấm màu nâu sậm dính trên ngực áo bà trông như một bàn tay phù thủy mò mẫm bà mỗi khi bà cử động.
Bà Đặng nắm chặt lấy tay mẹ tôi và cảm ơn liên hồi. Chúng tôi vào nhà ngồi trên chiếc trường kỷ trong phòng khách. Bà Đặng sôi nổi với niềm khích động mới mẻ:
"Tôi biết thế nào chị cũng tới." Bà ta nói. "Chị là tia hy vọng cuối cùng của tôi. Tôi cầu nguyện suốt đêm. Ngày hôm qua khi hay tin chị đi rồi, tôi điếng ruột điếng gan, không biết phải làm gì nữa. May sao con nhỏ ở của chị tới, tôi mới thấy còn chút hy vọng. Cảm ơn Trời Phật."
Bà hỷ mũi sột sột rồi cẩn thận chùi vào chiếc khăn giấy nhàu nát. Khi bà ngẩng lên nhìn mẹ tôi, mắt bà đầy lệ. "Chị Khuôn ơi, chồng tôi, con tôi đi mất hết rồi." Bà rên rỉ thảm thương.
"Tôi biết." Mẹ tôi nói. "Xin chia buồn cùng chị."
Bà Đặng cố nén tiếng khóc:
"Tôi có mặt ở đó.Tôi không làm sao có thể quên được." Bà nói. " Trên nóc tòa Đại Sứ với mấy đứa con. Thằng út Tuấn vẫn còn cầm chiếc cà rem sút cù là. Nó cố nhảy vào trong mình tôi. Ba nó và mấy người khác phải kéo nó ra. Thằng bé mới ba tuổi, nhưng chị biết không, nó biết chuyện gì đang xảy ra. Nó níu áo tôi gào lên "mẹ Ơi, mẹ Ơi." Nghe tiếng nó khóc mà tôi tan nát ruột gan. Bàn tay nó dính đầy sô cô la còn dính trên ngực áo tôi đây." Bà ta cúi nhìn xuống những vết kem hình một bàn tay nhỏ phía trên ngực và nở một nụ cười buồn bả. "Họ mang con tôi đi rồi. Tôi quỵ xuống khóc thảm thiết, tôi khóc lóc như mưa trong khi họ mang con tôi đi mất. Tôi chỉ muốn chết. Chị Khuôn ơi, tại sao lại xảy ra những chuyện như vầy? Chừng nào thì những chuyện kinh khủng này mới chấm dứt hả chị?"
"Cũng sắp rồi. Chị nên giữ mình, chỉ còn vài ngày nữa chị sẽ gặp lại chồng con." Mẹ tôi nói.
"Chúng ta phải đi ngay bây giờ. Tôi không muốn nhà tôi trở lại mà không thấy tôi."
Bà ta đứng dậy, bước vội vả băng ngang căn phòng. "Chị sẳn sàng chưa. Chị muốn mang gì theo thì chuẩn bị ngay đi. Chúng ta đi ngay bây giờ. Xin lỗi phải gấp rút như vầy, nhưng tôi không thể chờ được nữa." Bà vổ tay, hò hét một cách giận dữ với những người giúp việc đang chạy tới chạy lui thu dọn đồ đạc. "Nhanh lên! Nhanh lên!"
°
Tòa Đại Sứ nằm ngay phía bên kia công viên. Như đã tiên liệu trước, chúng tôi đụng ngay một đám đông dân chúng đang giận dữ bu quanh trước cổng. Họ kêu gào năn nỉ không một chút kết quả trước những người lính gác người Việt trang bị đầy đủ súng ống, đứng thản nhiên phía sau chiếc cổng sắt. Chúng tôi níu chặt lấy nhau để khỏi bị làn sóng người đẩy lạc ra xạ Bà Đặng hét lên với anh dẫn đường, cũng là người đàn ông đã sang nhà tôi mấy giờ trước đây, trao cho anh ta một thẻ căn cước màu vàng có hình của bà ta.
"Tìm ông David. Chú có gặp ông ta rồi, nhớ không? Cái ông cao cao tóc vàng đứng ở góc đàng kia kìa. Cái ông duy nhất mặc thường phục đó. Chú không thấy mặt ông ta được đâu vì ông ta đang mang mặt nạ chống hơi độc. Thấy chưa? Tốt. Đưa cho ông ta cái này. Nói với ông ta bằng tiếng Mỹ, đừng nói tiếng Việt, bảo ông ta cho chúng tôi vào. Nhớ đưa cho ông coi thẻ này. Chúng tôi chờ ở đây. Đi nhanh lên trước khi ông ta lại trở vào trong." Anh dẫn đường cầm lấy chiếc thẻ rồi không một chút chậm trể, lấn ngay vào đám đông. Chúng tôi lui ra xa một chút đứng nhìn anh ta tả xông hữu đột tiến lại gần chiếc cổng. Mắt mọi người đều đỏ hoe và sưng lên vì hơi caỵ Anh dẫn đường gây được sự chú ý của người đàn ông Mỹ nhờ quơ quơ chiếc thẻ trước mặt ông ta.
David thò tay qua khung cổng sắt đón lấy chiếc thẻ rồi đảo mắt nhìn quanh tìm bà Đặng. Cách một con đường, chúng tôi nhảy choi choi, quơ tay trong không khí để ông David có thể nhìn thấy, đồng thời kêu lớn tên ông. Nhưng trước khi ông ta có thể mở cổng cho chúng tôi vào, những người lính lại xịt hơi cay vào đám đông. Mọi người ngã lăn ra đất, vừa há miệng ra để thở, vừa ói mửa.
Những người quân cảnh vội vàng mở cánh cổng sắt, dùng nòng súng đấy đám đông ra xạ David và ba người quân cảnh khác xông về phía chúng tôi. Ông ta ôm ngang hông bà Đặng kéo bà băng ngang đường. Bà giảy dụa chỉ về hướng chúng tôi, vừa la lên bằng một thứ tiếng Anh bập bẹ: "Cho họ theo với. Họ là bạn tôi. Hai đứa con trai và một bà. David giỏi lắm. Cảm ơn, cảm ơn. Họ đi với tôi, bằng trực thăng. Xin làm ơn."
Chỉ một thoáng, David hiểu ra ngay những điều bà muốn nói. Ông ta ra dấu cho mấy người lính. Một người bồng thằng em tôi, một người nữa vác tôi lên vai. Người cuối cùng bồng mẹ tôi trong đôi tay đầy lông lá của mình. Tôi há miệng ra thở, phổi chứa đầy hơi cay như muốn nổ tung. Tôi không lên tiếng được, không thở được, cũng không thấy gì khi bị vác đi ngang đám đông như một bao gạo. Nhưng tôi cảm nhận được những bàn tay giận dữ cào cấu, níu kéo lấy tôi từ mọi phía. Tôi nhắm mắt và thầm mong rằng mình chết đi cho thoát nợ.
Cuối cùng tôi được đặt nằm trên một nền xi măng láng bóng. Một người nào đó phủ lên mặt tôi một chiếc khăn ướt, tạm thời làm giảm những cơn nhức nhối. Phổi tôi bắt đầu giản ra và tôi hít một hơi dài. Dưỡng khí tràn vào, xua đi những cơn đau đớn. Tôi cố gắng quan sát chung quanh. Dù hơi cay vẫn còn đầy trong không khí, tôi cũng nhận ra là mình đang ở bên trong tòa Đại Sứ. Thằng em trai tôi đang nằm bên cạnh, khóc thút thít, tiếng khóc của nó yếu ớt nghe như tiếng một con mèo con đang đói bụng. Tôi nghe tiếng mẹ tôi đang dỗ cho nó nín. Một tia nắng mặt trời chiếu xuyên qua khung cửa sổ trên cao nhảy múa trên người tôi. Hơi ấm của tia nắng như vỗ vào tóc tôi, thì thầm bên tai tôi rằng bình minh đã đến.