Đêm đó, sau bữa cơm chiều, tôi giúp mẹ rửa chén ngoài giếng. Gia đình dì tôi tụ họp lại trong phòng Ánh Nguyệt với ông bác sĩ. Bên cạnh chúng tôi, cây đèn cầy nhỏ những giọt nước mắt sáp xuống cái dĩa đồng đặt trên mặt đất. Chút ánh sáng leo lét của nó như chìm vào bóng đêm dày đặc chỉ vừa đủ để mẹ tôi thấy được những việc đang làm. Cơn mưa đã chấm dứt và nước giếng đen như mực. Mỗi lần thọc gầu xuống giếng, chiếc thùng va vào mặt nước phát ra một tiếng kêu sền sệt. Và khi quay cần trục kéo cái thùng lên, tiếng kêu cót két của trục quay nghe như một tiếng than dài. Đổ đầy nước vào chậu rửa chén xong, tôi ngồi xuống cạnh mẹ:"Mẹ, con hỏi mẹ một việc được không?""Dĩ nhiên là được." Bà đáp."Mẹ có nhớ gì về ba con không?"Bà dừng tay lại, mái tóc dài phủ xuống che hết những phản ứng trên mặt. "Mẹ chỉ nhớ một ít." Bà lại tiếp tục rửa chén."Ổng như thế nào?"Mẹ tôi chùi tay vào miếng giẻ đặt bên cạnh rồi ngước nhìn lên. Trong bóng tối nhờ nhợ, đôi mắt mẹ tôi tối đen và âm u như đáy giếng. "Đã nhiều năm qua rồi." Bà nói. "Nhưng tại sao bây giờ con lại muốn biết?""Con cũng không biết." Tôi nhún vai. "Chỉ tò mò vậy thôi. Ai cũng phải có chạ Con muốn biết ba con có mặt trên cõi đời này hay không vậy thôi.""Ổng khỏe, đang ở đâu đó trên xứ Mỹ.""Ổng biết con không mẹ?""Biết. Lúc ổng trở về Mỹ thì con đã ba tháng rồi.""Mẹ à, mẹ gặp ổng như thế nào?"Mẹ tôi duỗi thẳng tay lên cao và rên nho nhỏ, than đau ở thắt lưng. Trong bóng đêm, mọi việc chung quanh chúng tôi có vẻ êm đềm. Đêm trở lạnh. Bằng một giọng nói nhẹ, thì thầm như đang nói với chính mình, mẹ tôi kể cho tôi nghe câu chuyện của bà."Đáng lý mẹ phải lấy con trai của bạn ông ngoại con. Thời đó, không có chuyện lấy nhau vì yêu, mà là do gia đình xếp đặt trước. Đêm trước ngày đám cưới, nhờ cậu con dàn xếp, mẹ lén ra nhìn mặt chàng rễ. Hai chị em núp sau bụi tre trước nhà anh ta hai tiếng đồng hồ mẹ mới được thấy mặt anh ta lần đầu tiên. Trời ơi, anh ta xấu ơi là xấu! Mẹ khóc như cha chết. Nghĩ tới cảnh phải sống với người đàn ông như vậy cho đến mãn đời, mẹ chán nản quá. Cho nên, cũng trong đêm đó, cậu con, khoảng bằng tuổi con bây giờ, đưa mẹ ra bến xe để mẹ đi Sài Gòn.""Mẹ không sợ à?""Sợ? Mẹ chết khiếp, nhưng lòng mẹ đã quyết. Ông ngoại con điên tiết, đánh cậu con một trận tơi bời rồi lên Sài Gòn tìm mẹ. Khi ngoại con lên tới nơi thì mẹ đã tìm được công việc làm người mẫu trong một tiệm kim hoàn. Mẹ từ chối không chịu về nên ông ngoại phải xin lỗi họ nhà trai và xin hủy bỏ hôn sự. Vụ đó gây xôn xao dữ lắm và cũng may là ngoại không từ mẹ. Vài tháng sau đó, người Mỹ sang Việt Nam, mọi người đổ xô đi học tiếng Mỹ để có thể vào làm việc cho người ngoại quốc và được trà lương bằng đô là thay vì tiền Việt Nam. Mẹ thích nền văn hóa phong phú của họ nên ghi danh lớp đêm để học tiếng Anh. Mẹ gặp ba con ở Sài Gòn nhờ một quảng cáo tìm việc trên báo. Ba con muốn tìm một thông dịch viên, mẹ đến xin việc và cuối cùng ở đêm lại. Ổng to con, cao lớn, đẹp trai như tài tử. Ổng làm mẹ điên đảo. Phần còn lại thì con biết rồi. Mẹ trở về Nha Trang rồi có thai, năm sau đó sanh ra con."Trước mặt chúng tôi, chén dĩa đã được rửa sạch sẽ, xếp ngay ngắn vào giỏ. Mẹ tôi tiếp tục, giọng buồn rầu: "Con sanh ra được ba tháng thì ổng về Mỹ. Ba con rất bực mình vì phải để con ở lại. Đúng ra, ba con đề nghị mang con đi nhưng mẹ không chịu. Kiên, con cũng có một người cha tốt, như bao nhiêu người khác. Và trong thời gian ngắn ngủi ở với nhau, ba con rất thương con.""Ổng tên gì?"Mẹ tôi hít một hơi dài: "Mẹ không nhớ.""Làm sao như vậy được. Mẹ Ở với ổng mà.""Ổng là xếp của mẹ." Bà giải thích. "Mẹ kêu ổng bằng họ giống như mọi người khác trong công tỵ Ông Russo thế này, ông Russo thế kia. Mà con không biết là đã bao nhiêu năm qua rồi sao. Mẹ bị bắt buột phải quên hết những chuyện như vậy.""Con cá là ba con nhớ tên mẹ." Tôi nói một cách mỉa mai.Mẹ tôi bật cười. "Mẹ nghi lắm. Ổng không biết tên thật của mẹ. Ổng thường gọi mẹ là Nancy Kwan. Hồi thập niên 60 đó, tên họ chẳng quan trọng gì.""Mẹ có tin là ổng thỉnh thoảng vẫn còn nghĩ đến chúng ta không?" Tôi hỏi."Dĩ nhiên là có.""Ổng vẫn còn muốn nhận con không?"Mẹ tôi nhíu mày. "Mẹ không biết, con à. Nhưng nếu mẹ là ổng, mẹ chắc chắn sẽ nhận. Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng sẽ hãnh diện về con. Kiên, con là đứa con ngoan."Tôi đứng dậy, tay chạm nhẹ vào tóc bà."Cảm ơn mẹ."°Đêm đó, sau khi mọi người đã đi ngủ, tôi thức dậy chăm thêm dầu vào cây đèn. Trên cái giường mới được làm bằng những chiếc bao gạo phế thải mà Tín lượm ở công ty về, tôi thảo một bức thư gởi cho ba tôi. Dù có cuốn tự điển Việt Anh trợ lực, và với cái khả năng văn phạm hạn chế tôi học được ở trường, cái món tiếng ngoại quốc này khó nuốt hơn tôi tưởng. Dưới ngọn đèn tù mù, tôi vất vả diễn tả những điều tôi muốn ông ta biết, mà lòng phân vân không biết ổng có hiểu được không.Thưa ông Russo,Con là con trai của ba ở Việt Nam. Ba chưa biết mặt con. Con tên là Kiên Nguyễn, năm nay mười bốn tuổi. Con sanh ngày 12 tháng 5 năm 1967. Ba rời Việt Nam tháng 8 cùng năm.Hồi sáng này lúc tìm được địa chỉ của ba con mừng lắm. Con đã tìm ba từ nhiều năm trước. Ngày nào con cũng nghĩ đến ba và muốn gặp ba.Xin ba hãy đưa con qua Mỹ. Ở Việt Nam con không biết sống để làm gì, lúc nào cũng đói khát, lúc nào cũng khổ cực. Con không có áo quần mới, không có mền. Con ngủ trên hai chiếc bao gạo vì không có giường. Hễ trời mưa thì muỗi đầy chung quanh và ban đêm trời lạnh lắm. Việc đó chắc ba cũng nhớ được vì ba đã từng sống ở đây.Xin ba viết thư cho con. Con muốn biết tin bạ Con không thể gời hình cho ba vì chưa có tấm nào. Nancy Kwan gởi lời thăm bạ Mẹ con nói ba thương con, sẽ lo lắng cho con. Con rất mong những lời mẹ con nói là đúng sự thật.Con,Kiên Nguyễn.Tôi đọc đi đọc lại bức thư, rán sửa những lỗi lầm được chừng nào hay chừng đó trước khi bỏ vào bì. Rồi tay ôm lá thư trước ngực, tôi rơi vào giấc ngủ, lòng tràn trề hy vọng.Sáng hôm sau tôi thức dậy sớm, nhảy ra khỏi giường định qua cho Ánh Nguyệt đọc bức thư, nhưng mẹ tôi chận lại ở nhà bếp. Mẹ tôi đang cầm đôi đủa trên tay, sau lưng bà, chảo cơm chiên đang kêu xèo xèo trên lò lửa. Từ trong nhà của dì tôi, ai đó gỏ ba tiếng chuông, âm thanh ngân nga trong không khí. Mấy nhà sư áo vàng xuất hiện trước nhà dì, giữa những khóm hồng."Con đi đâu đó?" Mẹ tôi hỏi."Con sang gặp Ánh Nguyệt.""Ở nhà, đừng đị" Mẹ tôi buồn bả nói. "Ánh Nguyệt mất hồi hôm. Đừng làm phiền gia đình nó."Tôi lảo đảo ngồi xuống, người tê dại với cái tin đó. Bên ngoài, mây trắng và mặt trời buổi sáng đẹp đẻ hiện ra sau cơn mưa. Ánh nắng mặt trời lấp lánh trên mặt đất còn sũng nước như báo hiệu mùa hè đã đến.Một lát sau, tôi đứng dậy bước ra khỏi nhà bếp. Nơi bàn ăn trong nhà dì tôi, ngoại tôi đang ngồi trầm tư bất động, trước mặt ông, ly trà vẫn còn nguyên. Trước sân nhà, dượng tôi với sự phụ giúp của mấy nhà sư đang mở lồng thả hàng trăm con chim bay đi. Những cánh chim đập rộn ràng dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ trước khi biến mất vào khoàng không. Bên ngoài phòng của Ánh Nguyệt, dì tôi rũ người xuống, đập đầu vào bậc thềm xi măng trong nỗi đau đớn thất vọng. Tiếng than khóc của bà nghe đau đớn như xé ruột xé gan; bên cạnh, mấy cô con gái đang xúm xít lại với nhau. Khi trông thấy mặt tôi, dì ngừng khóc, nhào đến."Nó nói gì với mày hồi hôm?" Dì hỏi"Ai?" Tôi chối. "Cháu không biết dì nói cái gì.""Con gái tao, Ánh Nguyệt." Dì gằn giọng. "Nó nói chuyện gì với mày tối hôm quả""Cháu không thể nói cho dì biết được." Tôi lắp bắp. "Đây là chuyện riêng.""Tại sao không được?" Dì khóc ré lên. "Tao là mẹ nó mà. Nói đị""Cháu không nói được. Cháu đã hứa với chị ấy rồi. Vả lại, chuyện cũng không còn quan trọng nữa."Mắt dì lại long lên giận dữ, và Hồng vội vàng kéo dì ra. "Không quan trọng?" Dì tôi kêu khóc. "Mày dám nói là không quan trọng? Nó rán kéo dài nhiều tuần lễ chờ mày về để nói chuyện gì đó. Mày dám không nói cho tao biết con gái tao nó nói gì với mày hả?"Tôi lắc đầu bỏ chạy.°Ra tới ngoài sân tôi đụng đầu với ông Quy Bá đang đi về hướng nhà bếp của dì tôi."Chúc mừng cậu đã trở về." Ông ta nói."Vâng, thưa ông.""Tốt. Tôi có một tin vui cho cậu. Hôm trước tôi có nói chuyện với ông hiệu trưởng của cậu. Ổng muốn tôi nói lại với cậu là cứ nghỉ cho hết mùa hè. Sang niên khóa mới cậu có thể đi học trở lại. Sau khi nhà trường xét học bạ thì quyết định không trừng phạt gì cả.""Cảm ơn ông." Tôi nhìn vào mặt ông tạ"Tôi có phải nói với mẹ tôi đến cảm ơn ông thay tôi không?"Nụ cười trên môi ông ta biến mất. "Mày, cái thằng lai vô ơn." Ông ta nạt. "Mẹ mày là cái gì. Mày nghĩ mẹ mày là ai, là bà hoàng hả? Còn mày nữa, tránh xa con gái tao. Đừng kéo nó vào bè với mày. Mày là thằng thông minh... Đừng để tao trở thành kẻ thù của mày.""Nếu không có mẹ tôi, liệu ông có chịu giúp tôi không?"Ông ta khoát tay: "Cút đi. Tao mệt với mày quá."Tôi bước qua mặt ông ta, xuôi về hướng bưu điện để gởi bức thư cho ba tôi.°Ba tháng sau, vào một sáng thứ bảy, người đưa thư đến tìm tôi. Ông ta trao cho tôi một bức thư mà mới nhìn thoáng qua tôi đã nhận ra ngaỵ Lá thư bị trả về còn nguyên chưa xé, sau khi đi một vòng quanh thế giới. Một con dấu đỏ đóng ngang trên địa chỉ của ba tôi với hàng chữ: "Trả về cho người gởi. Địa chỉ không biết."